Ứng dụng PLC CPM1E lập trình điều khiển máy tiện T6M12

33 1.5K 11
Ứng dụng PLC CPM1E lập trình điều khiển máy tiện T6M12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ năm 2000, theo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa. Sau hơn nửa chặng đường phấn đấu, ngành công nghiệp nước ta đã có những thay đổi đáng kể cho sự phát triển. Trong đó đóng góp của ngành điện là rất quan trọng. Song song với ngành điện là ngành cơ khí chế tạo với nhiệm vụ sản xuất ra những máy công nghiệp hiện đại. Sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo đã đóng góp rất nhiều cho việc giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm công nghiệp. Trong số các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo không thể không nhắc đến máy tiện, với đại diện là máy tiện T6M12. Từ khi có mặt trên thị trường thì máy tiện vạn năng T6M12 đã được rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp rồi các cơ sở tư nhân sử dụng.

LỜI NÓI ĐẦU Từ năm 2000, theo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa. Sau hơn nửa chặng đường phấn đấu, ngành công nghiệp nước ta đã có những thay đổi đáng kể cho sự phát triển. Trong đó đóng góp của ngành điện là rất quan trọng. Song song với ngành điện là ngành cơ khí chế tạo với nhiệm vụ sản xuất ra những máy công nghiệp hiện đại. Sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo đã đóng góp rất nhiều cho việc giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm công nghiệp. Trong số các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo không thể không nhắc đến máy tiện, với đại diện là máy tiện T6M12. Từ khi có mặt trên thị trường thì máy tiện vạn năng T6M12 đã được rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp rồi các cơ sở tư nhân sử dụng. 1. Lý do chọn đề tài. Để theo kịp xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa một cách bền vững và an toàn nhất, tiện lợi cho việc vận hành, sửa chữa khi hỏng hóc và đảm bảo chất lượng sản phẩm tiện nằm trong phạm vi cho phép. Hơn nữa thuận tiện cho việc mở rộng và phát triển trong tương lai. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, với kiến thức đã được học tại trường là một sinh viên ngành điện, thông qua việc thiết kế đồ án giúp em bước đầu có những kinh nghiệm về lập trình, thiết kế trong thực tế. Chính vì vậy, chúng em đã nhận đề tài: ứng dụng PLC CPM1E lập trình điều khiển máy tiện T6M12. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài. - Nghiên cứu, viết chương trình điều khiển cho máy tiện T6M12. - Thực nghiệm và hoàn thiện mô hình. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: • Nghiên cứu tài liệu về máy tiện nói chung và máy tiện T6M12 nói riêng. • Nghiên cứu tài liệu về PLC nói chung và PLC CPM1E nói riêng. • Nghiên cứu các đề tài, công trình khoa học về máy tiện để có hướng phát triển đề tài. • Nghiên cứu cách thiết kế, lắp đặt mô hình máy tiện T6M12. - Phương pháp thực nghiệm: • Lắp đặt thực nghiệm và kiểm tra hiệu chỉnh hoạt động của mô hình. • Vận hành và theo dõi hoạt động của mô hình. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu tổng quan về máy tiện nói chung và máy tiện T6M12 nói riêng. - Nghiên cứu tổng quan về PLC nói chung và PLC CPM1E nói riêng. - Ứng dụng PLC CPM1E lập trình điều khiển máy tiện T6M12. - Mô phỏng và lắp đặt mạch điện T6M12. 5. Cấu trúc đề tài. Đề tài gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan về máy tiện T6M12. Chương II: Tổng quan về PLC CPM1E. Chương III: Lập trình, điều khiển máy tiện T6M12. Chương IV: Mô phỏng và lắp đặt mạch điện máy tiện T6M12. Trong thời gian làm đồ án vừa qua, với sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn – cô Trần Thị Điệp, em đã hoàn thành xong bản thiết kế của mình. Tuy nhiên do lượng kiến thức còn hạn chế nên bản đồ án khó tránh được các khiếm khuyết. Em mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để bản thiết kế của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chí Linh, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Bùi Khắc Công Chương I: Tổng quan về máy tiện T6M12 1.1. Tổng quan về máy tiện. Máy tiện là máy công cụ được sử dụng chủ yếu trong việc gia công các sản phẩm đồ kim loại có mặt tròn xoay như: mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công lỗ ren, mặt đầu cắt đứt. Có thể khoan, khoét, doa, cắt ren bằng tarô bàn ren trên máy. Nếu có đồ gá có thể gia công các mặt không tròn xoay, hình nhiều cạnh, ellip, cam. Hoạt động của máy tiện dựa trên nguyên lý chuyển động tròn xoay quanh tâm của phôi, tạo ra tốc độ cắt nhất định giúp cắt được những sản phẩm có độ tinh xảo như ý muốn. Chuyển động của lưỡi dao là chuyển động tịnh tiến gồm chạy dọc và chạy ngang. Máy tiện có nhiều loại, mỗi loại đều có kích thước và cấu tạo khác nhau. Các bộ phận và chi tiết chủ yếu có thay đổi nhưng nói chung về tên gọi và tác dụng là cơ bản giống nhau. 1.2. Cấu tạo của máy tiện. Máy tiện bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: thân máy, đầu máy( ụ đứng), hộp bước tiến, hộp xe dao, bàn dao và ụ động. Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như: bộ phận truyền chuyển động( đai truyền, cơ cấu đảo chiều, bánh răng thay thế…), thiết bị điện, thiết bị bơm nước, thiết bị làm nguội, trục trơn và trục vít me. Hình 1.1: Hình dáng của máy tiện 1- Thân máy 2- Ụ trước 3- Bàn dao 4- Ụ sau 1.2.1. Thân máy. a. Công dụng: Để đỡ ụ đứng, ụ động, bàn dao, đồng thời để ụ động và bàn dao di chuyển và trượt trên băng máy. b. Cấu tạo: Do hai khối dọc và gân hợp thành để tăng độ cứng, vững cho thân máy. Trên thân máy có những đường gờ hình tam giác gọi là băng máy( đường dẫn trượt). Băng máy được chế tạo rất chính xác và có độ nhẵn cao, cần đảm bảo độ thẳng, độ phẳng, độ song song vì nó ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của chi tiết gia công. 1.2.2. Đầu máy( ụ đứng). a. Công dụng: Để đỡ trục chính và hộp tốc độ, gá chi tiết gia công nhờ mâm cặp và truyền chuyển động quay cho chi tiết gia công, thay đổi số vòng quay của vật và truyền chuyển động quay cho hộp số tiến. b. Cấu tạo: Hộp rỗng bằng gang đúc, bên trong có hệ thống trục, cơ cấu ly hợp, cơ cấu đảo chiều và bánh răng ăn khớp… Bên ngoài có các tay gạt để thay đổi tốc độ, chiều quay. Trong hộp, trục chính là chi tiết chủ yếu và quan trọng nhất trong đầu máy, nó được chế tạo bằng thép vì cần có độ chính xác cao, độ cứng vững và độ chịu tải lớn, khi làm việc không được di chuyển theo hướng dọc và ngang. Trục chính truyền chuyển động quay cho vật gia công. Trục chính có lỗ thông suốt để lọt thanh thép dài, lắp và tháo mũi chống tâm khi cần thiết. Trên trục chính có lắp các bánh răng ăn khớp với các các bánh răng trục khác và nhận chuyển động quay từ động cơ. Hai đầu trục chính được lắp các vòng bi đỡ, chặn. Tâm trục chính song song với băng máy. Nhờ các bánh răng ăn khớp mà có thể thay đổi được tốc độ quay của trục chính nên người ta gọi ụ đứng là hộp tốc độ. Trong một số máy, hộp tốc độ được đặt trong bệ máy dưới thân máy. 1.2.3. Hộp bước tiến. a. Công dụng: Nhận chuyển động quay từ trục chính truyền đến. Truyền chuyển động cho trục trơn và trục vít me. Thay đổi tốc độ quay của trục trơn và trục vít me( tức là thay đổi trị số bước tiến của dao cắt khi chạy tự động, nếu máy không có hộp bước tiến thì thay đổi bước tiến của dao bằng cách thay đổi bánh răng thay thế a, b, c, d trên trạc đầu ngựa). b. Cấu tạo: Vỏ hộp làm bằng gang đúc, lắp trên thân máy tiện, sát dưới ụ đứng. Bên ngoài có các cơ cấu điều khiển và bảng chỉ dẫn xác định bước tiến khi tiện trơn, tiện ren ở các hệ ren khác nhau( ren anh, ren hệ mét, ren modul…). Bên trong có hệ thống trục, bánh răng, cơ cấu ly hợp và một số càng gạt để thay đổi trị số bước tiến ngang dọc. 1.2.4. Hộp xe dao. Bên trong có hệ thống trục, bánh răng, trục vít, ly hợp, cơ cấu đai ốc hai nửa, cơ cấu bảo hiểm khi quá tải, trục trơn và trục vit me. a. Công dụng: Nhận chuyển động quay từ hộp bước tiến qua trục trơn và trục vit me biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của bàn dao khi tiện trơn, tiện ren và chuyển động tịnh tiến ngang khi tiện tự động ngang( để khỏa mặt đầu hoặc cắt đứt…). Giúp người thợ điều khiển cho dao tiến dọc, ngang bằng tay hoặc tự động. Thông qua cơ cấu an toàn có thể tự động ngắt các chuyển động của bàn dao khi quá tải. b. Cấu tạo: Hộp xe dao lắp ở phía dưới bàn dao gồm: vỏ hộp bằng gang, bên ngoài có các tay gạt, tay quay điều khiển bàn dao tiến dọc, tiến ngang tự động và tiến dọc, tiến ngang bằng tay, tay gạt điều chỉnh để tiện ren. 1.2.5. Bàn dao. a. Công dụng: Dùng để gá dao tiện, thực hiện chuyển động tịnh tiến của dao cắt theo các hướng để cắt gọt vật gia công. b. Cấu tạo: Bàn dao được đặt trên băng máy gồm 4 phần: - Bàn dao dọc: thực hiện chuyển động tịnh tiến dọc, tự động, bằng tay( di chuyển trên băng máy). Nhờ đó dao có dịch chuyển song song với băng máy( tịnh tiến dọc của dao cắt). Phía dưới được gá hộp xe dao, phía trên có mặt trượt hình đuôi én, chế tạo có hướng vuông góc với băng máy. - Bàn trượt ngang: thực hiện chuyển động tịnh tiến ngang tự động hoặc bằng tay. Dao nhận được chuyển động có phương vuông góc với băng máy( tâm trục chính). Bàn trượt ngang được đặt trên bàn trượt dọc và dịch chuyển dọc trong mộng đuôi én nhờ có vít me và đai ốc bàn dao ngang. Vít quay tại chỗ, đai ốc ăn khớp với vít me( đai ốc được lắp chặt với bàn trượt ngang) di chuyển kéo theo bàn trượt ngang di chuyển. Để điều chỉnh độ rơ giữa hai mặt trượt đuôi én ta dùng thanh nêm điều chỉnh. Phía trên bàn trượt ngang gia công rãnh tròn hình chữ T gá mâm quay, trên mặt còn khắc độ từ - về hai phía. - Bàn trượt dọc phụ: được gá trên bàn trượt ngang nhờ có hai bu lông lắp vào rãnh chữ T. Chúng di chuyển với nhau trong rãnh mang cá( rãnh đuôi én) nhờ trục vít và đai ốc bàn trượt dọc phụ. Thanh nêm cũng được dùng để điều chỉnh độ rơ giữa hai mặt trượt của rãnh đuôi én. - Giá bắt dao: dùng để gá dao cắt. 1.2.6. Ụ động. a. Công dụng: dùng để đỡ vật gia công dài và nặng. Gá lắp một số dụng cụ cắt thông qua bạc côn, đồ gá phụ như: mũi khoan, mũi khoét, taro, bàn ren… b. Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính: - Đế ụ động: có thể di chuyển dọc trên băng máy hoặc cố định trên băng máy nhờ cơ cấu kẹp lệch tâm( hoặc bu lông, đai ốc và cơ cấu đòn bẩy) thông qua tấm kẹp. - Thân ụ động: lắp trên đế ụ động, có thể di chuyển ngang hoặc cố định trên đế. Bên trong lắp nòng ụ động, trục vít me đai ốc, tay quay nòng ụ động. - Nòng ụ động: chế tạo bằng thép, bên ngoài là hình trụ, được lắp và có thể di chuyển trong lỗ của thân ụ động. Nòng được chế tạo rãnh then phía dưới( chống xoay) và rãnh giữ dầu bôi trơn phía trên. - Bên trong nòng ụ động: đầu ngoài là lỗ côn để gá mũi nhọn hoặc các đồ gá và dụng cụ cắt. Phần giữa là lỗ hình trụ, phía sau lắp đai ốc ăn khớp với trục vít ren vuông, tay quay nòng ụ động mang nòng ụ động chuyển động dọc ụ động. c. Nguyên lý làm việc và cách điều chỉnh: Sau khi nới tay hãm nòng ụ động ta quay tay quay làm cho vít quay tại chỗ, đai ốc ăn khớp với vít, kéo theo nòng ụ động tịnh tiến ra vào, khi muốn cố định nòng ụ động ta chỉ việc xiết tay hãm lại. Muốn tháo mũi nhọn, dụng cụ cắt, đồ gá ra khỏi lòng ụ động ta quay cho nòng ụ động lùi vào, đầu trục vít sẽ đẩy mũi nhọn hoặc dụng cụ cắt ra khỏi nòng. Xê dịch ngang ụ động bằng cách nới tay hãm ụ động, dùng cờ lê lục giác vặn vào vít ngang ở thân sau, thân ụ động sẽ dịch ngang khi tiện côn, còn khi tiện trụ thì điều chỉnh cho vạch trên thân trùng với vạch không trên đế có nghĩa là tâm ụ động trùng với tâm máy. d. Cách bảo quản: Sau mỗi ca làm việc phải lau chùi máy sạch sẽ, tra dầu vào các bộ phận chuyển động, không dùng các vật nặng gõ vào các tay gạt. 1.2.7. Hộp bánh răng thay thế. a. Công dụng: Dùng để thay thế các bánh răng phục vụ trong quá trình tiện các loại ren khác nhau( ren hệ anh, ren hệ modul, ren hệ met…). Đồng thời khi thay các loại bánh răng khác nhau thì ta có thể thay đổi được bước tiến của dao. b. Cấu tạo: Vỏ hộp bằng kim loại có tác dụng bảo vệ hệ thống bánh răng bên trong hộp. Bên trong hộp là hệ thống các bánh răng thay thế được chế tạo bằng thép dụng cụ. 1.3. Phân loại. Máy tiện rất đa dạng, gồm các máy tiện đơn giản, revolver, máy tiện vạn năng, máy tiện chuyên dùng, máy tiện cụt, máy tiện đứng. Trên máy tiện có thể thực hiện nhiều công nghệ tiện khác nhau: tiện trụ ngoài, tiện trụ trong, tiện mặt đầu, tiện côn, tiện địa hình… Trên máy tiện có thể thự hiện được doa, khoan và tiện ren bằng các dao cắt, dao doa, taro ren. Kích thước gia công trên máy tiện có thể từ vài milimét đến hàng chục mét( máy tiện đứng). Chuyển động chính của máy tiện làm việc ở chế độ dài hạn, đó là chuyển động quay của mâm cặp, chuyển động tịnh tiến liên tục của bàn dao. Các chuyển động phụ gồm chuyển động phanh cầu dao và ụ sau, kéo phôi, bơm nước, nâng hạ, kẹp và nới xà… Ở các máy cỡ nhỏ, người ta thường dùng động cơ lồng sóc để kéo các chuyển động cơ bản. Loại động cơ này có ưu điểm về mặt kinh tế, đơn giản và đặc tính cơ cứng. Điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp cơ khí trong phạm vi không rộng lắm. Khi máy yêu cầu phạm vi tốc độ rộng thường sử dụng động cơ roto lồng sóc hai hay nhiều cấp tốc độ. Một trong những đặc điểm của máy tiện cỡ nặng là yêu cầu điều chỉnh tốc độ động cơ trong phạm vi rộng. Vì vậy, người ta dùng động cơ một chiều với tốc độ 3 – 4 cấp. Điều chỉnh tốc độ động cơ được thực hiện bằng cách thay đổi từ thông động cơ hoặc bằng phương pháp điều chỉnh 2 vùng. • Máy tiện vạn năng: có 2 nhóm máy: máy tiện trơn và máy tiện ren vít. Loại máy tiện này được chế tạo thành nhiều cỡ khác nhau: cỡ nhẹ 500kg; cỡ trung 4 tấn; cỡ to 15 tấn; cỡ nặng 400 tấn. Hình 1.2: Máy tiện vạn năng • Máy tiện chép hình: chuyên gia công những chi tiếp có hình dáng đặc biệt. Loại máy này truyền động chỉ có trục trơn. Hình 1.3: Máy tiện chép hình • Máy tiện chuyên dùng: chỉ để gia công một vài chi tiếp nhất định như: máy tiện ren chính xác, máy tiện hớt lưng, máy tiện trục khuỷu… Hình 1.4: Máy tiện chuyên dùng • Máy tiện cụt: chỉ để gia công các chi tiết nặng. Hình 1.5: Máy tiện cụt • Máy tiện đứng( có trục chính thẳng đứng): gia công các chi tiết nặng, có độ phức tạp cao. Hình 1.6: Máy tiện đứng • Máy tiện nhiều dao: là loại máy tiện có nhiều dao chuyển động độc lập để có thể gia công nhiều chi tiết cùng một lúc với nhiều dao cắt. Hình 1.7: Máy tiện nhiều dao • Máy tiện Revolve: gia công hàng loạt những chi tiết tròn xoay với nhiều nguyên công khác nhau. Toàn bộ dao cắt cần thiết được lắp trên một bàn dao đặc biệt gọi là đầu revolver, có trục quay đứng hoặc nằm ngang. Hình 1.8: Máy tiện Revolve Trong các loại máy tiện trên, thông dụng nhất là máy tiện ren vít vạn năng: có thể tiện trơn và tiện ren. Truyền động cho bàn dao thường dùng hai trục: trục trơn để tiện trụ trơn, trục vít me để tiện ren. Máy tiện được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất kim loại. Ngày nay, nó còn được tích hợp thêm nhiều chức năng khác liên quan nhằm mang lại hiệu quả cao khi sử dụng. Điển hình là máy tiện, phay tích hợp và máy tiện, khoan tích hợp. Những loại máy này góp phần làm đa dạng hệ thống các loại máy công cụ ứng dụng trong gia công các sản phẩm hiện đại, tiện ích cho người sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. 1.4. Công dụng và phạm vi ứng dụng. 1.4.1. Công dụng. Máy tiện là máy cắt, gọt kim loại được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành cơ khí. Chiếm khoảng 40 – 50% máy kim loại trong các phân xưởng cơ khí. Công việc chủ yếu được thực hiện đó là gia công các mặt tròn xoay ngoài và trong, cắt răng, gia công các mặt không tròn xoay với các đồ gá phụ trợ. Đặc trưng kỹ thuật và độ cứng vững của máy cho phép dùng được dao tiện thép gió và hợp kim cững vững để [...]... → tiếp điểm rơle nhiệt RN → pha B c Điều khiển động cơ bơm nước ĐB Khi quá trình cắt gọt kim loại xảy ra, nếu muốn dùng nước làm mát, người ta bật công tắc xoay 2CX Chương II: Tổng quan về PLC CPM1E Chương III: Ứng dụng PLC CPM1E lập trình, điều khiển máy tiện T6M12 3.1 Một vài nét về gói phần mềm CX – ONE CX-ONE là 1 bộ phần mềm được tích hợp chặt chẽ nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong... Máy tiện ngày nay đã được hiện đại hóa, độ chính xác có thể đạt đến cấp độ chính xác 6 – 7, đạt được độ bằng Ra = 0.63(µm) 1.4.2 Phạm vi ứng dụng Máy tiện được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp nặng nước ta Đặc biệt các ngành chế tạo máy tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người như: các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy, các máy công cụ… 1.5 Máy tiện T6M12 1.5.1 Cấu tạo Hình 1.9: Máy tiện. .. nối với PLC, sau đó sử dụng các nút trên thanh công cụ để thay đổi chế độ chạy của PLC Khi đang online với PLC, các nút này cũng trực tiếp phản ánh chế độ làm việc hiện hành của PLC • Nạp chương trình vào PLC: Việc nạp chương tình vào PLC cũng sẽ xóa nội dung hiện đang có trong PLC Vì thế cần thận trọng xác nhận việc này trước khi tiếp tục • Chuyển PLC sang chế độ Monitor mode: Để chạy chương trình. .. kiểm tra và xóa các lỗi đang có trong PLC bằng cách bấm đúp vào Error Log • Thay đổi chương trình trực tiếp Online: CX-Programmer cho phép sửa chương trình ngay cả khi PLC đang ở chế độ chạy bằng cách dùng tính năng On-Line edit Sau khi thực hiện các thay đổi trên CX-Programmer, cần phải lưu các thay đổi này vào bộ nhớ PLC 3.4 Viết chương trình điều khiển máy tiện T6M12 Yêu cầu công nghệ: - Bấm nút M... chương trình: Việc biên dịch chương trình để nhằm phát hiện các lỗi do sai cú pháp, thiếu/thừa các phần tử, trong chương trình Kết quả biên dịch được hiển thị trong tab compile của cửa sổ Ouput Bước tiếp theo chúng ta sẽ nạp chương trình đã viết vừa qua vào PLC Về nguyên tắc, PLC cần chuyển sang Program Mode trước khi cho phép thay đổi nội dung chương trình PLC Tuy vậy, ta có thể nạp chương trình vào PLC. .. ngôn ngữ G-Code cho các bộ điều khiển chuyển động loại CS1-MC series của OMRON trở nên dễ dàng và rất trực quan Cx-Position trợ giúp đặt thông số, theo dõi và lập trình bằng ngôn ngữ G-Code cho các bộ điều khiển chuyển động loại CJ1/CS1NC series của OMRON Cx-Simulatior là phần mềm mô phỏng các loại PLC CS1/CJ1 Series của OMRON Nó cho phép mô phỏng hoạt động của PLC ngay trên máy tính mà không cần phải... Đ1 Cây đèn 1 1K,2K Khởi động từ chạy K2WD trái và phải 1 BT Biến thế đèn 1 BTAT 50 1.5.5 Sơ đồ nguyên lý mạch máy tiện T6M12 A B C 1CX BA K Ð 1CC KT 2CC KT1 KN3 KT2 KN1 KN KT3 2CX KN2 RN ÐB ÐC RN D KT KN Hình 1.10: Sơ đồ nguyên lý máy tiện T6M12 1.5.6 Trang bị điện của mạch điện máy tiện T6M12 • • • • • • • • • • 1CX, 2CX: công tắc xoay 3 pha 1CC, 2CC: cầu chì ĐC: động cơ trục chính ĐB: động cơ bơm... Omron như bộ điều khiển nhiệt độ 3.2 Phần mềm mô phỏng CX – Programmer CX-Programmer là phần mềm trung tâm của gói phần mềm trên Không chỉ dùng để lập trình cho PLC, CX-Programmer còn là công cụ để các kỹ sư quản lý 1 dự án tự động hóa với PLC làm bộ não hệ thống Các chức năng chính của CX-Programmer bao gồm: - Tạo và quản lý các dự án (project) tự động hóa (tức các chương trình) - Kết nối với PLC qua nhiều... băng máy phía cuối bên tay phải Ụ động dùng để định tâm những chi tiết dài 1.5.2 Phạm vi sử dụng Dùng để gia công các chi tiết tròn xoay dạng đối xứng như trục bánh đai, bánh đà, phôi bánh răng…ngoài ra còn thực hiện các công việc cắt ren, khoan khoét, doa, đánh bóng Nếu sử dụng đồ gá có thể mài và thực hiện công việc khác Máy được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí, đặc biệt là cơ khí chế tạo máy Máy... động cho PLC - Cấu hình đường truyền mạng - Hỗ trợ nhiều chương trình, nhiều PLC trong 1 cùng project & nhiều section trong 1 chương trình CX-Programmer hiện có 3 phiên bản chính: - Bản Junior 2.1: Bản này chỉ hỗ trợ các loại PLC micro của OMRON như CPMx, SRM1 Hiện tại phiên bản này được cung cấp miễn phí cho các khách hàng mua PLC OMRON tại Việt nam - Bản Junior: Bản này chỉ hỗ trợ các loại PLC micro . cứu tổng quan về máy tiện nói chung và máy tiện T6M12 nói riêng. - Nghiên cứu tổng quan về PLC nói chung và PLC CPM1E nói riêng. - Ứng dụng PLC CPM1E lập trình điều khiển máy tiện T6M12. - Mô phỏng. revolver, máy tiện vạn năng, máy tiện chuyên dùng, máy tiện cụt, máy tiện ứng. Trên máy tiện có thể thực hiện nhiều công nghệ tiện khác nhau: tiện trụ ngoài, tiện trụ trong, tiện mặt đầu, tiện côn, tiện. đặt mạch điện T6M12. 5. Cấu trúc đề tài. Đề tài gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan về máy tiện T6M12. Chương II: Tổng quan về PLC CPM1E. Chương III: Lập trình, điều khiển máy tiện T6M12. Chương

Ngày đăng: 10/05/2015, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan