Tiểu sử của một số sứ thần nước ta
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu về đề tài
Ngoại giao là một vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi một quốc gia, ngay
từ buổi đầu dựng nước vấn đề đối ngoại đã được ông cha ta quan tâm đặc biệt
Mục đích của chính sách đối ngoại này là duy trì độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh
thổ, chính vì vậy trong các bộ sử xa các nhà sử học đã giành rất nhiều trang viết
để ghi lại những sự kiện ấy Trong những trang viết về ngoại giao đó chúng ta
thấy nổi lên vai trò vô cùng to lớn của các sứ thần, họ là những ngời đại diện
cho một quốc gia, quyết định vận mệnh của một đất nước, một triều đại, là cầu
nối giữa nứơc ta với các nước khác Bởi vậy mà cũng có rất nhiều nhà sử gia đã
thống kê về sứ thần Việt Nam qua các triều đại như:
- Tác giả Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3
- Tác giả Lê Tắc: An Nam chí lược
Với thời gian và trình độ có hạn, ở đây người viết giới hạn lại trong việc
thống kê các sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê trên cơ sở bộ Đại Việt sử ký
toàn thư
Mục đích của em khi nghiên cứu đề tài này là hiểu thêm về sứ thần Đại
Việt thời Lý - Trần - Lê, qua đó cũng hiểu thêm về quan hệ ngoại giao của các
triều đại ấy, và bước đầu rút ra một vài nhận xét
Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã tận tình giúp đỡ em,
tạo điều kiện và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này
Trang 2
NHẬN XÉT CHUNG
Ngoại giao là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi lẽ khi nói đến một quốc
gia không thể không nói đến đường lối đối nội và đối ngoại của quốc gia đó, nó
quy định đến sự tồn suy, thịnh vong của mỗi quốc gia Với lịch sử dựng nước
hàng nghìn năm, Đại Việt là một nước nhỏ tiếp giáp với những nước láng giềng
khác nhau, có những nước lớn như: Trung Hoa hùng mạnh và một số nước khác,
dù lớn hay nhỏ thì các nước đó đều có tham vọng bành trướng Trong bối cảnh
địa lí chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối chính trị
thích hợp đó là: giữ vững độc lập chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước
hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực Nhà sử học Phan
Huy Chú đã nêu rõ sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Đại Việt đối với quan hệ
láng giềng: “Trong việc trị nước, hoà hiếu với nước láng giềng là việc lớn mà
những khi ứng thù lại rất quan hệ không thể xem thường cho nên nghĩa tu hiếu
(sửa việc giao hiếu), đạo giao lân (giao thiệp với nước láng giềng) chép ở hiền
truyền (sách Mạnh Tử) chính là đem lòng thực mà kết giao, người có quyền trị
nước phải nên cẩn thận”1 Để duy trì mối quan hệ ngoại giao ấy thì vai trò của
các sứ thần rất quan trọng Sứ thần Đại Việt chính là cầu nối ngoại giao giữa Đại
Việt với các nước
1 Tìm hiểu về tiểu sử của một số sứ thần Việt Nam tiêu biểu
Theo bảng thống kê ta có: Ở thời Lý có 34 sứ thần, với 37 lượt đi Ở thời
Trần có 48 sứ thần với 48 lượt đi Ở thời Lê có 296 người, với hơn 321 lượt đi
Như vậy có thể nói có những sứ thần không chỉ đi sứ một lần mà còn nhiều lần
hơn nữa như: Lê Tái Nghiêm đi sứ 2 lần , Hà Lật nhà Lê đi sứ
3 lần, Hà Phủ đi sứ 3 lần, Đào Công Soạn đi 3 lần, Nguyễn Thiên Tích đi
3 lần, Đinh Lan 3 lần, thậm chí có những người đi sứ 5 lần như Nguyễn Đình
Mỹ…
Có thể nói số lượng đi sứ có sự khác nhau giữa các sứ thần và giữa các
triều đại Chúng tôi tạm tin cậy vào những ghi chép trong bộ chính sử này trong
1
Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Tập III, Viện Sử học, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992
Trang 3khi chưa có đIều kiện đối sách với các nguồn sử liệu khác Có những sứ thần có
thể đi rất nhiều lần bởi lẽ họ là những người được vua rất tin cậy, đồng thời đã
có nhiều kinh nghiệm đi sứ, có sức khoẻ tốt…Còn mức độ đi sứ của các triều đại
có sự khác nhau nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: chính sách ngoại giao , điều kiện
kinh tế và chính trị, thời gian tồn tại của các triều đại…nếu như ở triều đại nào
có điều kiện kinh tế tốt thì triềuđại đó càng có điều kiện để quan tâm đến chính
sách ngoại giao, đồng thời thời gian tồn tại của triều đại đó càng nhiều thì càng
có khả năng thực hiện ngoại giao nhiều hơn.Ta có thể lấy ví dụ nhà Lê là một
triều đại phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam, có thời gian tồn tại lâu nên
có điều kiện để thực hiện một chính sách ngoại giao tốt, vì vậy nên Đại Việt sử
ký toàn thư có ghi lai rất nhiều sứ thần ở thời kỳ này
Có thể nói hầu hết ở triều đại Lý – Trần – Lê, những người được cử đi sứ
đều là những người tin cậy của vua, là những người có chức tước, có học vấn
Đã có nhiều sứ thần được nhà sử học Phan Huy Chú ghi lại tiểu sử và ông đã
phân chia như sau: Thời Lý - Trần – Lê đã có rất nhiều sứ thần là những người
phò tá có công lao, tài đức như : Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Tông Mại, Nguyễn
Thiên Tích, Nguyễn Như Đổ, Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm, Nguyễn
Cư Đạo, Bùi Xương Trạch (nhà Trần), Phùng Khắc Khoan, Bùi Bỉnh Uyên, Ngô
Trí Hoà, Nguyễn Danh Thế (nhà Lê),…
“Nguyễn Trung Ngạn: người làng Thổ-hoàng huyện Thiên Thi (Hưng
Yên) Thời Anh - Tông năm Giáp Thìn (1304) ông đỗ hoàng giáp, bấy giờ 16
tuổi Khi Minh Tông lên ngôi ông cùng Phạm Ngộ sang Nguyên báo tin và dâng
cống Năm Đại Khánh thứ 8(1321) ông làm chức thị ngự sử ở đài ngự sử Sau
trái ý vua ông bị đổi ra làm thông phán ở Châu Anh – làng Năm thứ 3(1326) lại
đổi làm an phủ sứ Thanh- hoa Năm thứ 6 (1329) Hiến Tông lên ngôi, thượng
hoàng đi đánh Ngưu-hống, ông đi theo hộ giá Năm Khai Hựu thứ tư (1332)
được phong nội phó sự viện Nội mật, được cất lên coi việc ở viện…Ông chết
thọ hơn 80 tuổi”.1
Hay Nguyễn Cư Đạo:
Trang 4
“Ông người làng Đông Khôi, huyện Gia Định (Bắc Ninh) đỗ đồng tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3 (1422) Thời Lê Thái Tông buổi đầu ông
làm ngự tiền học sinh Năm Thái- Hoà Kỷ Tỵ (1449) được đổi làm giám sát ngự
sử, rồi vì tâu việc các viên tham nghị ở viện chính sự, bị giáng làm trực giảng
Quốc Tử Giám Năm Diên- Minh Bính Tý (1456) ông sung phó xứ đi cống
Năm Đinh Hợi (1467) ông lại được thăng đô ngự sử, thượng thư bộ Hộ”2
Ngoài ra các sứ thần còn là những nhà Nho có đức nghiệp như: Trình
Thanh, Nguyễn Bá Kỷ, Đặng Minh Khiêm, Trần Văn Bảo, Nguyễn Đăng,…
“Trình Thanh ông có tên tự là Trực Khanh, vốn là họ Hoàng, người làng
Lương Xá huyện chương Đức (Hà Đông) làm nhà ở xã Trung Thanh Oai, về
huyện Trung Oai Năm 19 tuổi, ông đỗ khoa hoành từ năm Thuận Thiên thứ 4
(1431) Mới đầu được sung vào làm ngự tiền học sinh Năm Thiệu Bình, Giáp
Dần (1434) làm chính chưởng ở viện Nội mật, sung phó sứ sang Minh tạ ơn về
việc vua được sắc phong Mùa xuân Đinh Mão (1447) ông được thăng thị độc
viện Hàn lâm, coi cục ngự tiền học sinh…”3
Hay Nguyễn Bá Ký : “Người làng Vân Nội, huyện Chương Đức đỗ hoàng
giáp khoa Mậu Thìn (1448) , năm Thái Hoà thứ 6 đời Nhân Tông Lúc đầu ông
làm tu chế cao viện Hàn lâm, trải lên trực học sĩ Mùa đông Nhâm Thân (1425)
làm phó sứ sang Minh mừng việc lập thái tử Khi về thăng lên chức tả tư toà
Trung thư, hầu giảng ở toà Kinh duyên, kiêm chức thượng ky đô uý, cai quản
các cục cận thị chi hậu”1
Những sứ thần này còn là những bề tôi tiết nghĩa như: Nguyễn Biểu, Lê
Tuấn Mậu, Đàm Thận Huy, Đỗ Nhân, Phạm Thịnh, Lê Hiếu Trung, Thiều Quy
Linh,…
Như Lê Tuấn Mậu: “Người làng Xuân Lôi, huyện Yên Phong (Bắc Ninh)
đỗ đồng tiến sĩ khoa Canh Tuất(1490), đời Hồng Đức Năm Mậu Ngọ đời Cảnh
Thống (1498) ông sang Minh, làm quan đến đô ngự sử”2
2
Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 246
3 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 370
1 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 371
2 Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Tập I -Viện sử học - Nxb KHXH, Hà Nội 1992, tr 371
Trang 5Từ những thế kỷ trước, trong giao tiếp với các quan lại Trung Quốc và
các sứ thần nước khác, các sứ giả Đại việt đều được trọng nể về tài năng và học
vấn Như trạng nguyên Phùng Khắc Khoan làm thơ xướng hoạ với các sứ thần
nước khác, đặc biệt với sứ thần Triều Tiên, lại làm ba mươi bài thơ mừng thọ
vua Minh
Như vậy thông qua tiểu sử của một số sứ thần, chúng ta thấy rằng, những
người được cử đi làm sứ thần là những người thân cận của vua, là những người
có tài, có học vấn, là những bề tôi tiết nghĩa, những nhà Nho có đức nghiệp,
những người phò tá có công lao, có tài đức Bởi lẽ đi sứ là một công việc vô
cùng quan trọng, khó khăn và đôi khi hết sức nguy hiểm, chính vì vậy yêu cầu
đặt ra là phải chọn những người hiền tài mới có thể đủ sức để đảm đương nhiệm
vụ, làm cầu nối ngoại giao được Các sứ giả Đại Việt không chỉ làm ngoại giao
mà còn quảng bá học thuật và văn chương Việt Nam với người Trung Quốc và
những người nước khác Ngày nay những người hoạt động trong lĩnh vực chính
trị ngoại giao cũng vậy: họ cũng đều là những người có tài năng, thông minh,
nhanh nhậy, là những con người cầm cán cân cho sự hoà bình, phát triển của dân
tộc
2 Mục đích đi sứ của các sứ thần
Đối với mỗi một triều đại khi lên cầm quyền đều mong muốn duy trì mối
quan hệ hoà hiếu với các nước Đối với Đại Việt chủ yếu là mối quan hệ Đai
Việt – Trung Quốc Bên cạnh đó còn có mối quan hệ với các nước: Chiêm
Thành, Ai Lao, Chân Lạp, Xiêm,… Chính vì vậy mục đích chung của các triều
đại khi cử các sứ thần đi sứ là duy trì mối quan hệ hoà hiếu giữa các nước
Đối với Đại Việt và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi sông
liền sông, nhưng một bên là nước lớn luôn luôn thực hiện chính sách bành
trướng với một bên là nước nhỏ phải thuần phục Nói như vậy không có nghĩa
là chúng ta luôn luôn phải thuần phục mà trong quan hệ ấy chúng ta luôn nhún
nhường, nhưng luôn giữ vững độc lập tự chủ của mình Khi chúng xâm phạm
đến quyền độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của ta thì ta sẵn sàng đấu tranh:
chính vì vậy trong lịch sử hai nước đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xung đột
Trang 6xảy ra (cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, 3 lần kháng chiến chống Mông
Nguyên thời Trần…) đây là nhân tố quyết định mối quan hệ hai mặt giữa hai
nước
Theo bản thống kê có : 8 lần sứ thần sang với mục đích kết hảo và thông
hiếu ( nhà Lý 4 lần, nhà Trần 4 lần), 7 lần sang đáp lễ (nhà Lý 4 lần, nhà Trần 3
lần), 40 lần nhà Lê sang nộp cống, 11 lần sang xin sách phong, 21 lần sang tạ
ơn, 10 lần sang chúc mừng ( 2 lần nhà Trần, 8 lần nhà Lê), 31 lần sang tâu việc,
16 lần sang với các mục đích khác Có thể nói theo từng tình hình, từng hoàn
cảnh cụ thể mà mục đích đi sứ cũng có sự khác nhau
Trong trường hợp khi mà các triều đại của nước Đại Việt mới lên ngôi
muốn duy trì mối quan hệ hoà bình với các triều đại Trung Quốc thì lúc đó sứ
thần sang với mục đích kết hảo, nối lại sợi dây đã bị đứt
Ví dụ như:” Năm Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010) Lý Công
Uẩn sai viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống
để kết hảo.”1
Hay cũng có thể có sứ thần sang với mục đích cầu phong và khi được
sách phong thì các sứ thần có nhiệm vụ sang để tạ ơn Đây là một mục đích cũng
như là một việc làm rất quan trọng của các sứ thần Bởi lẽ sách phong là một
việc làm thường có ở nước Đại Việt, có nghĩa là một nước chư hầu phải được
thiên tử phong tước cho mới được công nhận Tước phong có thể là tước Vương,
có thể là tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam….Được phong là biểu hiện sự phục tùng
của chư hầu
Ví dụ : “Đinh Tỵ (Thiệu Bình) năm thứ 4 (1437) Minh chính thống năm
thứ 2 Tháng giêng ngày 13 nhà Minh sai chánh sứ là binh bộ thượng thư Lý Ức,
phó sứ là Thông Chính mang chiếu sắc và ấn vàng sang phong vua làm An Nam
quốc vương Ngày 17 lấy Quản lĩnh quân Hùng tiệp là Thái Sĩ Minh làm chánh
sứ, Đồng tri thẩm hình viện Hà Phủ và lĩnh viện đại phu Nguyễn Nhật Thăng
làm phó sứ sang tạ ơn nhà Minh.”2
1 Ngô Sĩ Liên-Đại Việt sử ký toàn thư- Tập I-Nxb KHXH - Hà Nội -tr 289
2 Ngô Sĩ Liên-Đại Việt sử ký toàn thư- Tập I I-Nxb KHXH - Hà Nội -tr 306
Trang 7Một mục đích nữa khi đi sứ của các sứ thần là cống nạp Bởi lẽ đối với
một nước chư hầu nhỏ như Đại Việt thì triều cống chính là việc buộc phải làm
với nước lớn như Trung Quốc Triều cống chính là việc chư hầu dâng hiến vàng
bạc, châu báu, sản vật quý cho thiên tử Bên cạnh cống còn có sính Sính nghĩa
là thăm hỏi nhau, một hình thức cử sứ giả thăm viếng nhau nhưng cũng có quà
tặng nhau, trong trường hợp hai nước thông hiếu và có quan hệ bang giao với
nhau Sính không định kỳ còn cống là dưới dâng hiến bề trên, cống mang tính
chất bắt buộc và theo quy định của thiên triều và có kỳ hạn nhất định, có loại
cống hàng năm, có loại cống 3 năm, 6 năm một lần
Ví dụ :” Bính Tý (Diên Ninh) năm thứ 3 (1456) Minh Cảnh Thái năm thứ
7 Tháng 10, ngày 25 sai các bồi thần Lê Văn Lão, Nguyễn Đình Mỹ, Nguyễn
Cư Đạo, Đặng Huệ Hạt sang nhà Minh nộp cống hàng năm và tạ ơn ban áo
mũ.”1
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng mục đích chung của việc đi sứ là giữ
mối quan hệ bang giao hoà hiếu, nhưng trong mục đích chung ấy nó được chia
làm nhiều mục khác nhau: từ việc thông hiếu, thăm hỏi, thông báo chúc mừng
hay đến việc tạ ơn, cầu phong, cống nạp,… Qua đó cho chúng ta thấy được sự
đa dạng và tính phức tạp của mối quan hệ ngoại giao, nó đòi hỏi các triều đại
phong kiến phải có những kế sách và biện pháp đúng đắn để duy trì mối quan hệ
1078 5 con voi thuần
1118 2 con tê giác trắng, đen và 3 con voi nhà
Trang 8
1122 Voi
1126 10 con voi thuần, vàng bạc, sừng tê, sừng bin
1161 Voi thuần
1386 Giống các cây rau, vải, mít, nhãn
1404 2 con voi đen và trắng
1427 Ngựa, đồ uống rượu bằng pha lê màu xanh trắng,
2 pho tượng người bằng vàng, 1 chiếc lư hương bạc, 1 đôi bình hoa bạc, 300 tấm lụa thổ, 14 đôi ngà voi, 20 lọ hương xông áo, 2 vạn nén hương,
24 khối trầm hương và tốc hương,…
1429 Vàng bạc và sản vật địa phương
1435 Phương vật
1488 Hương liệu
Một điều không thể thiếu được khi đi sứ của các sứ thần phong kiến đó là
lễ sính Lễ cống vật được quy định rõ ràng, còn sính không được quy định Nó
bao gồm vàng bạc, châu báu, sản vật quý hiếm cho thiên tử (tê giác, sừng hươu,
ngà voi….), ngoài ra nó còn là những sản vật đặc trưng của địa phương như hạt
giống rau, củ, quả…,
Ví dụ: “Mậu Tuất (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 9 (1118) Tống Trùng
Hoà năm thứ 1 Mùa đông tháng 11, sai viên ngoại lang là Nguyễn Bá Độ và Lý
Bảo Thần đem biếu nhà Tống 2 con tê giác trắng, đen, và 3 con voi nhà”1
Hay: “Mùa đông, tháng 11, ngày 20 sai thâm hình viện phó sứ Nguyễn
Văn Huyến và Ngự sử trung thừa Nguyễn Tông Chí đi theo bọn Xưởng sang nhà
Minh tạ ơn và nộp 5 vạn lạng vàng tuế cống”22
Theo sử sách ghi chép rằng Trung Quốc bắt ta cống tượng người nó liên
quan tớ sự kiện ta giết Liễu Thăng nên bắt ta cống tượng để đền người.Đây là
1 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư - Tập II- Nxb KHXH - Hà Nội, 1998, tr 383
2 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư - Tập II- Nxb KHXH - Hà Nội, 1998, tr 241
Trang 9quy định bắt buộc mà nhà Lê phải theo, vì vậy năm 1427 trong lễ cống nạp có 2
pho tượng người
Như vậy ta có thể nhận thấy rằng những lễ vật này có số lượng nhỏ mang
tính chất tượng trưng cho mối quan hệ giữa hai nước, nó thể hiện sự tôn trọng
của Đại Việt đối với các nước nhất là với Trung Quốc Nó là lễ vật tượng trưng
cho sự yêu chuộng hoà bình của nước ta
4 Quan hệ ngoại giao Đại Việt thời Lý – Trần – Lê
Thông qua bản thống kê trên chúng ta cũng thấy được mối quan hệ ngoại
giao của Đại Việt qua các thời đại Đó là mối quan hệ vô cùng phức tạp, đa
dạng, nó phụ thuộc và được quy định trong từng thời kì lịch sử Nói ngoại giao
của một quốc gia là nói quan hệ của nước đó đối với cộng đồng quốc gia xung
quanh, và quan hệ đó xuất phát từ nhu cầu tạo môi trường quốc tế thuận lợi để
đất nước sinh tồn và phát triển Nước Đại Việt nằm trên bán đảo Đông Dương,
phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Ai Lao, phía
Nam giáp Chiêm Thành và Chân Lạp Ngoại giao của Đại Việt chủ yếu là với
các nước láng giềng trong khu vực, nhất là với Trung Quốc
Mối quan hệ ngoại giao của Đại Việt có sự góp công không nhỏ của các
sứ thần Các sứ giả Đại Việt là đại diện của quốc vương và Nhà nước Đại Việt,
phải gánh vác nhiệm vụ ngoại giao nặng nề, quyết định sự suy tồn của các triều
đại Nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt là giữ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ đối với Trung Quốc, họ phải giữ được quan hệ hữu nghị với các nước
láng giềng khác trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
nhau
Quan hệ Đại Việt – Trung Quốc không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn
trong cả quan hệ buôn bán Nhiều các sử thần của ta sang đó vừa có mục đích
chính trị vừa để giao lưu buôn bán, học hỏi các nghề thủ công của họ Đó là mối
quan hệ giữa một nước lớn với một nước nhỏ, luôn luôn thi hành chính sách
bành trướng, chính vì vậy trong mối quan hệ ấy chúng ta luôn phải nhún nhường
nhung vẫn luôn giữ vững độc lập tự chủ của mình.Đường lối đó nhằm bảo vệ
độc lập, chủ quyền, lãnh thổ Đại Việt tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của
Trang 10các nước nhưng đòi các nước khác cũng phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh
thổ của mình Khi đất nước mình bị xâm phạm thì nhân dân Đại Việt triệu người
như một quyết chiến đấu bằng mọi phương tiện quân sự, chính trị, ngoại giao để
bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, sẵn
sàng cùng đối phương thương lượng tìm cách giải quyết vấn đề nhưng không
bao giờ xa rời lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền Theo nguyên
tắc đó, vận dụng chiến lược, chiến thuật linh hoạt, dân tộc Việt Nam đã đánh
thắng tất cả các cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh và sau mỗi
cuộc chiến đấu đó đều giữ được độc lập chủ quyền, lãnh thổ của mình và hoà
hiếu với nước láng giềng phương Bắc
Thời Lý mối quan hệ Đại Việt-Trung Quốc không phức tạp cho lắm, do
vậy mà số lượng sứ thần sang là không nhiều, Từ Thái Tổ đến Thái Tông, các
vua đều được phong tước Vương (hoặc Nam Bình Vương, hoặc Nam Việt
Vương) Còn đến thời Trần và thời Lê, thì quan hệ mới trở nên phức tạp hơn vì
tình hình Trung Quốc phát triển cũng khá phức tạp Bởi vậy nên có rất nhiều
những cuộc xung đột xảy ra, dẫn tới nhiều cuộc xâm lược của các triều đại
phong kiến Trung Quốc với nước Đại Việt như : Ba lần xâm lược của quân
Nguyên, và sự xâm lược của nhà Minh Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng
mức độ, cường độ đi xứ của các sứ thần thời Trần-Lê cũng tương đối nhiều đặc
biệt là nhà Lê, Điều này nó không chỉ là việc thể hiện sự phục tùng của nước
nhỏ đối với một nước lớn mà nó còn thể hiện chính sách ngoại giao của các triều
đại Như thời Lê sơ, là thời kỳ phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam, chính
vì vậy có điều kiện hơn để thúc đẩy mối quan hệ bang giao giữa 2 nước nhằm
duy trì sự hoà bình cho dân tộc
Ngoài ra, Đại Việt thời Lý-Trần-Lê còn có quan hệ ngoại giao với nhiều
nước khác: Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp, Xiêm Đây là mối quan hệ hữu
nghị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt bao
giờ cũng kiên trì ngoại giao hoà bình nhưng kiên quyết phản đối ngoại giao phục
vụ chiến tranh xâm lược, sẵn sàng giáng trả những đòn đích đáng đối với kẻ xâm
phạm chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam Thế kỷ XV, để trả đũa việc vua
Trang 11Chiêm Thành Trà Toàn đem trăm nghìn quân đánh Hoá Châu, vua Lê Thánh
Tông đem ba trăm nghìn quân đến kinh đô Chiêm Thành bắt sống vua Trà Toàn
Chính sách đối ngoại hoà bình của nước Đại Viẹt khác hẳn chính sách đối ngoại
của các nước láng giềng thời bấy giờ Các nước này dù lớn hay nhỏ đều có xu
hướng bành trướng lãnh thổ, tranh giành ảnh hưởng Chiêm Thành 3 lần đánh
Giao Châu nứoc Đại Việt thông hiếu với Chiêm Thành thì vua Chiêm Thành đã
bắt giữ các sứ giả đó và nhiều lần Chiêm Thành đánh ra Đại Việt….Như vậy ở
vào một vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng và tế nhị, nước Đại Viẹt đòi hỏi
giải quyết thoả đáng vấn đề nguyen tắc và vấn đề sách lược trong đường lối đối
ngoại, trước hết là với đế chế Trung Hoa, nước láng giềng khổng lồ
Như vậy mối quan hệ ngoại giao của Đại Việt là phức tạp, thăng trầm và
đầy biến cố Và trong mối quan hệ ngoại giao ấy, chúng ta luôn luôn phải đối
mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc Đó là mối
quan hệ 2 mặt, và chúng ta luôn luôn cố gắng giữ được mối quan hệ hoà hiếu
giữa 2 nước Với một nền ngoại giao có nguyên tắc đã đạt được nhiều thành
công, thu được nhièu kinh nghiệm trong các thế kỷ trước là cơ sở vững chắc và
truyền thống tốt đẹp cho nền ngoại giao hiện đại của nước Việt Nam
Trang 12KẾT LUẬN
Như vậy với bảng thống kê sứ thần Đại Việt qua triều đại Lý- Trần- Lê
phần nào giúp chúng ta hình dung được vấn đề ngoại giao của các triều đại, giúp
ta hiểu thêm hoạt động của các sứ thần đồng thời cũng thấy được tài năng và vai
trò to lớn của họ
Ngày nay khi đất nước đã thống nhất và bước vào công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, thì vấn đề ngoại giao vẫn luôn là vấn đề mà Đảng và Nhà
nước ta quan tâm Trong mối quan hệ ngoại giao với nhiêù nước như vậy nó
càng trở nên phức tạp hơn, nó đòi hỏi nước ta phải có những chính sách và biện
pháp thích hợp Chủ trương của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các nước
trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau Đối với
Trung Quốc chúng ta duy trì mối quan hệ: láng giềng thân thiện, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai Nhưng trong mối quan hệ ngoại giao
này đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù
Trách nhiệm này thuộc về những nhà ngoại giao, là những sứ thần của hiện tại
ngày hôm nay Nếu như ở thời kỳ phong kiến, các sứ thần Việt Nam luôn được
đánh giá cao về học vấn, tài năng và trí thông minh, thì ngày nay các nhà ngoại
giao của chúng ta đang kế thừa và phát huy khả năng ngoại giao vào công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước
Trang 13PHẦN NỘI DUNG 2.1 NHÀ LÝ
Năm Niên đại Tên sứ thần Mục đích đi
(K)
TĐ
TĐ
1012
(Nhâm
Tý)
Thuận Thiên năm thứ 3,
(Tống Đại Trung Tường
Phù năm thứ 5)
Đào Thạc Phụ, Ngô Nhưỡng
Kết hảo với Tống
(K)
TĐ
1014
(Giáp
Dần)
Thuận Thiên năm thứ 5,
(Tống Đại Trung Tường
TĐ
(K)
TĐ
Trang 14Đáp lễ Tống (Đ)
TĐ
Biếu Tống (B)
Con thú 1 sừng
TĐ
TĐ
1039
(Kỷ
Mão)
Thông Thuỵ năm thứ 6,
(Tống Bảo Nguyên năm
thứ 2 )
Sư Dụng Hoà, Đỗ Hưng
Tiếp tục việc thông hiếu
cũ với Tống (K)
TĐ
Biếu Tống (B)
TĐ
1094
(Giáp
Tuất)
Hội Phong năm thứ 3,
(Tống Nguyên Hựu năm
thứ 8)
cống Chiêm Thành (I)
TĐ
Biếu Tống (B)
2 con tê giác trắng, đen và 3 con voi nhà
TĐ
Đ
Trang 15Biếu Tống
để tạ ơn (B)
10 con voi thuần,vàng bạc, sừng tê, sừng bin
TĐ
1130
(Canh
Tuất)
Thiên Thuận năm thứ 3,
(Tống Kiến Viên năm
thứ 4)
Lý Phụng Ân1, Doãn Anh Khái1
Đáp lễ Tống (Đ)
TĐ
1132
(Nhâm
Tuất)
Thiên Thuận năm thứ 5,
(Tống Thiệu Hưng năm
thứ 2)
Lý Phụng Ân2, Doãn Anh Khái2
Đáp lễ Tống (Đ)
TĐ
2.2 NHÀ TRẦN
1258
(Mậu
Ngọ)
Nguyên Phong năm thứ 8, (Tống
Bảo Hựu năm thứ 6)
Lê Phụ Trần, Chu Bác Lãm
Thông hiếu với Nguyên (K)
Thông hiếu với Nguyên (K)
1266
(Bính
Dần)
Thiệu Long năm thứ 9, (Tống
Hàm Thuần năm thứ 2, Nguyên
chí Nguyên năm thứ 3)
Dương An Dưỡng, Vũ Hoàn
Đáp lễ Nguyên (Đ)
Trang 161269
(Kỷ
Tỵ)
Thiệu Long năm thứ 12, (Tống
Hàm Thuần năm thứ 5, Nguyên
Thiệu Long năm thứ 15, (Tống
Hàm Thuần năm thứ 8, Nguyên
Chí Nguyên năm thứ 9)
thông hiếu (K)
1275,
(Ất
Hợi)
Bảo Phù năm thứ 3, (Tống Cung
Đế Hiền Đức Hựu năm thứ 1,
Nguyên Chí Nguyên năm thứ 12)
Lê Khắc Phục, Lê Tuý Kim
Sang Nguyên thông hiếu (K)