1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆU ỨNG TRUNG CHUYỂN TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TRONG THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

19 374 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 514,18 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH BẢO HIỂM ………… o0o………… TIỂU LUẬN HIỆU ỨNG TRUNG CHUYỂN TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TRONG THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI GV hướng dẫn :ThS Đinh Thị Thu Hồng Nhóm thực hiện :Nhóm 7 Thành phố HCM, ngày 24 tháng 09 năm 2014 1 Mục lục Tóm tắt Bài nghiên cứu này đo lường mức độ ảnh hưởng của ERPT đến giá cả của 12 thị trường mới nổi ở châu Á, châu Mỹ Latin, khu vực Trung và Đông Âu. Kết quả của bài nghiên cứu này dựa trên 3 mô hình thay thế véc tơ tự hồi quy, phần nào thay đổi quan điểm cho rằng ERPT giá nhập khẩu và giá cả tiêu dùng ở các nước mới nổi luôn cao hơn các nước phát triển. Đối với những thị trường mới nổi với lạm phát chỉ ở mức một con số (điển hình là các quốc gia châu Á), Hiệu ứng trung chuyển tới giá nhập khẩu và giá cả tiêu dùng thường ở mức thấp và mức độ không giống các quốc gia phát triển. Bài nghiên cứu đồng thời xác định mức độ liên hệ giữa chỉ số ERPT và lạm phát, phù hợp với lý thuyết của Taylor đối với hai quốc gia Argentina và Thổ Nhĩ Kì cùng được đưa vào phân tích. Cuối cùng là mối liên hệ tích cực khác với lý thuyết truyền thống giữa nhập khẩu và ERPT. 2 Tóm lược phi kỹ thuật. Hiểu được ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá lên giá cả là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách tài khóa tới sự biến động của thị trường hiện tại. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ giá và giá cả không biến động cùng chiều trong ngắn – trung hạn.Trải qua ba thập kỉ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều lời giải thích cho nguyên nhân của sự tác động ERPT tới giá nhập khẩu và giá cả tiêu dùng nhưng chưa hoàn thiện. Phân tích thực nghiệm đã đưa ra bằng chứng về sự khác biệt đáng kể của ERPT giữa các quốc gia.Một lập luận quan trọng được đưa ra bởi Taylor (2000), ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng vai trò của sự biến động trong giá cả ảnh hưởng tới tỷ giá thông qua mức độ lạm phát. Bài nghiên cứu này đo lường mức độ ảnh hưởng của ERPT tới giá cả ở 12 thị trường mới nổi tại châu Á, châu Mỹ La- tinh, khu vực Trung và Đông Âu. Chúng tôi sử dụng mô hình chiến lược được áp dụng cho các nước phát triển bởi McCarthy (2000) và được áp dụng bởi Hahn(2003) cho khu vực đồng Euro. Chúng tôi đánh giá mô hình vec-tơ tự hồi quy bao gồm các yếu tố:giá xuất khẩu, tỷ giá,giá nhập khẩu, giá cả tiêu dùng, lãi suất ngắn hạn và giá dầu mỏ. Mô hình này có biến nội sinh là các biến lãi suất. Những cú shock về tỷ giá được xác định do sự đầu cơ về lãi suất. Với mục đích so sánh, chúng tôi đo lường sự khác nhau trong mô hình phát triển của khu vực Euro, Mỹ và Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng ERPT không tác động trực tiếp tới sự biến động của giá cả, ERPT ảnh hưởng tới giá nhập khẩu nhiều hơn so với giá cả tiêu dùng. Cũng có bằng chứng cho thấy ERPT ở mức thấp tại các nước phát triển, điển hình là Mỹ và trong giá tiêu dùng của Nhật Bản. Theo kết quả của những nghiên cứu trước đây, ERPT cao hơn ở khu vực EU so với Mỹ ở cả giá tiêu dùng và giá trị nhập khẩu. Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng ERPT ở các quốc gia mới nổi luôn cao hơn các quốc gia phát triển.Với các quốc gia mới nổi có chỉ số lạm phát ở mức một con số (tiêu biểu là các quốc gia châu Á), ERPT ở mức thấp và mức độ không giống mức hiện hành ở các nước phát triển.Một cách khái quát, bài nghiên cứu xác định mối quan hệ cùng chiều giữa ERPT và lạm phát phù hợp với lý thuyết của Taylor. Kết quả này chỉ có thể rõ ràng sau khi loại trừ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, với những khó khăn trầm trọng từ kinh tế vĩ mô kém ổn định ở 2 quốc gia. Cuối cùng là sự hiện diện của mối liên hệ tích cức giữa ERPT và nhập khẩu mở khác với lý thuyết trước đây. 3 1. Giới thiệu. Trải qua 2 thập kỉ những lý thuyết kinh tế về ERPT được phát triển mạnh mẽ.Khổi đầu từ những quan điểm bản lề khác nhau, các lý thuyết thực nghiệm xem xét vai trò của ERPT trong 2 mô hình kinh tế lớn-nhỏ.Đối với trường hợp các quốc gia phát triển có những nghiên cứu của Anderton (2003), Campa and Goldberg (2004), Campa và cộng sự. (2005), Gagnon and Ihrig (2004), Hahn (2003), Ihrig và cộng sự. (2006) và McCarthy (2000). Đối với các nước mới nổi có những nghiên cứu so sánh xuyên quốc gia của Choudhri và Hakura (2006), Frankel (2005) và Mihaljek và cộng sự (2000). Kinh tế có nguồn gốc đơn giản từ việc trao đổi hàng hóa ngang giá trị, xuyên quốc gia, đó là vấn đề ngang giá sức mua (PPP). Tuy nhiên, sự trao đổi đó hình thành trong điều kiện nhiều khó khăn với sự hạn chế của hàng hóa trao đổi và chỉ tồn tại trong trung và ngắn hạn.Với thực tế đó, những lý thuyết kinh tế được phát triển trong 2 thế kỉ qua cung cấp những lý giải khác nhau về sự không hoàn hảo của ERPT. Trong nghiên cứu của mình, Dornbusch (1987) đưa ra nguyên nhân về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và những cú shock tỷ giá. Burstein và cộng sự (2003) lại cho rằng đó là do nền kinh tế đóng và mạng lưới phân phối của hàng hóa truyền thống. Burstein và cộng sự (2005) tập trung đo lường những vấn đề trong CPI, nhân tố ngăn cản sự điều chỉnh chất lượng của hàng hóa truyền thống khi tỷ giá biến động. Một quan điểm khác nhấn mạnh hơn vai trò của chính sách tiền tệ và tài chính trong sự bù đắp của tỷ giá vào giá cả (Gagnon và Ihrig, 2004). Devereux and Engel (2001), Bacchetta và van Wincoop (2003) nghiên cứu vai trò của chính sách định giá nội tệ nhằm giảm mức độ ảnh hưởng của ERPT. Để chứng minh cho các lý thuyết nói trên, lý thuyết thực nghiệm đối với cả thị trường các quốc gia mới nổi và phát triển đã tìm ra bằng chứng cho sự không hoàn hảo của ERPT. Những nghiên cứu này cũng tìm bằng chứng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia, với mục tiêu tìm ra những nhân tố quyết định cơ bản của Hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá . Taylor (2000) đưa ra lý thuyết: vai trò của giá tới tỷ giá phụ thuộc vào lạm phát. Lý giải cho điều này là mối tương quan giữa mức độ và thời gian xảy ra lạm phát, song hành với mối quan hệ giữa khoảng thời gian diễn ra lạm phát và Hiệu ứng trung chuyển . Các mối liên hệ này có thể được hiểu như sau: thời gian diễn ra lạm phát càng dài thì thay đổi tỷ giá nhất thời càng khó nhận diện và sự điều chỉnh giá diễn ra càng mạnh mẽ. Một cách tổng quát, bằng chứng của các nghiên cứu độc lập đều ủng hộ lý thuyết của Taylor. Mối quan hệ tích cực giữa mức độ của Hiệu ứng trung chuyển và lạm phát bộc lộ càng mạnh mẽ, tuy nhiên trường hợp đó chỉ đúng khi các thị trường nổi được nghiên cứu trong những khoảng thời gian giống nhau vì lập luận của Taylor càng có ý nghĩa hơn khi tỷ lệ lạm phát càng cao hơn. Một điều kiện quan trọng khác của ERPT là mức độ mở cửa thị trường của quốc gia. Hai nhân tố này quan hệ thuận chiều với nhau: sự mở cửa thị trường càng lớn thì sự biến động trong tỷ giá thông qua giá nhập khẩu tới CPI càng cao. Tuy nhiên, điều này càng trở nên phức tạp một khi chúng ta đề cập tới mối liên hệ tiêu cực giữa độ mở thị trường và lạm phát như thực nghiệm của Romer (1993). Điều này làm nổi lên một kênh gián tiếp giữa độ mở của thị trường và lạm phát tác động tới lý thuyết của Taylor – mức độ củaHiệu ứng trung chuyển . Các kênh liên hệ trực tiếp và gián tiếp phát triển theo hướng ngược nhau và mối quan hệ tổng quan giữa Hiệu ứng trung chuyển và độ mở của thị trường cũng có thể vì thế mà trở nên tích cực hoặc tiêu cực. Bài nghiên cứu này trình bày kết quả từ lý thuyết, từ những nghiên cứu về mức độ của ERPT giữa nhiều quốc gia thông qua mô hình véc-tơ tự hồi quy cho các thị trường mới nổi và những quốc gia công nghiệp đứng đầu thế giới như: khu vực EU, Mỹ và Nhật Bản. Một hệ phương trình gần đúng được sử dụng với mối liên hệ cao giữa các biến lãi suất. Mô hình được chọn hiệu quả vì nó cho phép một biến tránh được ảnh hưởng của các biến còn lại khi có sự biến động lớn qua thời gian. Lý thuyết trước đây cho phép ước lượng mô hình hồi quy đơn phương trình hoặc mô hình hồi quy đa phương trình cho một quốc gia nhất định, hoặc thiết lập mô hình hồi quy đơn phương trình cho một tập hợp lớn các quốc gia (Choudhri và Hakura, 2006, and Mihaljek và cộng sự., 2000). Thay vào đó, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng mô hình gần đúng của mình cho một tập lớn các quốc gia trong 3 khu vực thị trường mới nổi chính là châu Á, châu Mỹ La-tinh và khu vực Trung + Đông Âu. Cùng lúc đó chúng tôi cũng sử dụng mô hình tương tự đối với 3 khu vực các quốc gia công nghiệp lớn để đảm bảo kết quả so sánh khách quan giữa các quốc gia. Bằng cách hồi quy từng quốc gia qua một chu kì thời gian dài nhất có thể, chúng tôi hướng tới sự chính xác cao nhất của Hiệu ứng trung chuyển cho từng quốc gia. Với mục tiêu này, tập hợp dự liệu trong phân tích đã được tạo ra với sự phù hợp và đảm bảo tính so sánh cho từng quốc gia theo từng quý. Theo đó, chúng tôi có thể đáp ứng yêu cầu của một mô hình gần đúng dựa trên mối liên hệ cao giữa các biến. Bước tiếp theo chúng tôi sử dụng kết quả phân tích để đánh giá quan điểm: ERPT ở các nước mới nổi cao hơn các quốc gia công nghiệp phát triển, đồng thời điều tra các mô hình tỷ giá Hiệu ứng trung chuyển đối với các quốc gia này theo lý thuyết của McCarthy (2000) và Choudhri and Hakura (2006). Cho dù ERPT có cao hơn hay không thì vấn đề ở các quốc gia mới nổi vẫn là cải thiện cán cân thanh toán và một chính sách tỷ giá hợp lý. Mối liên hệ giữa độ lớn của Hiệu ứng trung chuyển đối với các quốc gia phát triển cũng được trích dẫn như là nhân tố căn bản trong chính sách chống giao động tỷ giá. Hiệu ứng trung chuyển tỷ giá mức thấp ở các quốc gia mới nổi có thể được hiểu như sức mạnh thị trường của các công ty ngày càng tăng giống như toàn cầu hóa vậy. Tuy nhiên, ở các quốc gia mới nổi, những đặc trưng quan trọng ở thời điểm hiện tại tạo ra sự khó khăn trong việc đánh giá mức độ tin cậy đối với ERPT.Một số quốc gia châu Á thường xuyên thay đổi các chinh sách nhằm kiểm soát tỷ giá. Các quốc gia Đông và Trung Âu đã trải qua giai đoạn cải cách triệt để nền kinh tế trong thập kỉ 90. Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Mỹ - Latinh từng trải qua hậu quả của sự bất ổn kinh tế vĩ mô do lạm phát quá cao và/hoặc sự biến động mạnh trong tỉ giá và lãi suất. Kết quả bài nghiên cứu này phần nào bổ sung cho quan điểm: ERPT ở các quốc gia mới nổi cao hơn so với các quốc gia phát triển. Một cách cụ thể, chúng tôi nhận thấy rằng ở những nền kinh tế mới nổi có mức lạm phát thấp (đặc biệt là các quốc gia ở châu Á) ảnh hưởng của Hiệu ứng trung chuyển tới giá cả tiêu dùng khá nhỏ. Do đó, bài nghiên cứu này ủng hộ 4 lý thuyết của Taylor trong việc tìm hiểu mức độ liên hệ giữa Hiệu ứng trung chuyển và lạm phát đối với các thị trường mới nổi. Bố cục của bài nghiên cứu này như sau: chương 2+3 trình bày phương pháp và dữ liệu của các quốc gia. Chương 4+5 giới thiệu kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Chương 6 là phần kết luận. 2. Phương pháp luận. Phân tích dựa trên mô hình tự hồi quy chuẩn VAR theo công thức: Y t là véc-tơ của các biến dừng, c là hằng số, Φ i là ma trận hệ số tự hồi quy và là véc-tơ của quá trình nhiễu trắng. Cơ sở phân tích dựa trên mô hình Var 6 biến được phát triển bởi McCarthy (2002) và Hahn (2003). Mô hình Var áp dụng cho các quốc gia khác nhau dựa trên các biến: chỉ số giá dầu mỏ, , giá trị đầu ra , tỷ giá , chỉ số giá nhập khẩu , chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất ngắn hạn . Tỷ giá và hai biến giá cả là 3 biến quan trọng nhất trong phân tích này.và giá dầu mỏ dùng để xác định ảnh hưởng thực tế trong nền kinh tế. Sự có mặt của lãi suất đại diện cho thị trường tiền tệ với ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tạo ra mối liên hệ chặt chẽ của hiệu ứng trung chuyển tỷ giá. Phương trình hồi quy xác định sự tồn tại tác động của các biến tới mô hình, đồng thời thứ tự các biến được ở giai đoạn trước không ảnh hưởng gì tới các biến ở giai đoạn sau.Trong trường hợp này, chúng tôi đặt giá dầu mỏ lên đầu tiên vì những cú shock trong giá dầu mỏ sẽ ảnh hưởng tới tất cả các biến còn lại trong mô hình đồng thời giá dầu mỏ không chịu ảnh hưởng của những cú shock của các biến còn lại trong mô hình. Biến tiếp theo trong mô hình là biến đầu ra và tỷ giá. Với sự sắp đặt này chúng tôi ngầm giả định ảnh hưởng của những cú shock trong nhu cầu đối với tỷ giá đồng thời có thể áp đặt một khoảng thời gian nhất định ảnh hưởng của tỷ giá đối với biến đầu ra. Biến giá cả được liệt kê ở vị trí tiếp theo nhằm đo lường sự tác động của những biến được liệt kê trước đó tới giá cả. Kế tiếp biến giá cả là biến giá nhập khẩu nhằm đo lường tác động của những cú shock trong giá nhập khẩu đối với giá tiêu dùng nhưng không có trường hợp ngược lại. Lãi suất được liệt kê cuối cùng tạo điều kiện đo lường mức độ chịu ảnh hưởng của thị trường tiền tệ - một cách khái quát là chính sách tiền tệ đối với những biến động của tất cả những biến còn lại trong mô hình. 3. Mô tả dữ liệu. Trong phần này,chúng ta sẽ tập trung phân tích các quốc gia từ 3 khu vực rộng lớn trên thế giới : Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc , Singapore ,Đài Loan và Hồng Kong ); Trung và tây Âu ( Công Hòa Séc ,Hungary và Ba Lan) thêm Thổ Nhỹ Kỳ và khu vực Mỹ latin ( Argentina; Mexico và Chile) -Những quốc gia chủ lực trong nền kinh tế mới nổi ở từng khu vực. Mỗi quốc gia trên cần thu thập số liệu hằng quý mỗi năm, lấy số liệu càng về sau càng tốt. Giá dầu thì được định giá bằng chỉ số giá dầu thô được quy đổi thành đôla Mỹ,GDP vẫn là biến đầu ra được ưa dùng cho dù trong một vài trường hợp chúng ta dùng sản lượng công nghiệp để có được khoảng thời gian dài hơn. Chúng tôi sử dụng các chuỗi tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng đối với tất cả các nước. Thêm vào đó, thông tin về giá nhập khẩu nội địa và giá tiêu dùng của các nước được đề cập ,ngoại trừ Trung Quốc là trường hợp chúng tôi không thể phân tích giá tiêu dùng vì không có chuỗi thông tin về giá nhập khẩu . Cuối cùng, những công cụ chính sách tiền tệ được giới thiệu thông qua lãi suất ngắn hạn. Theo như giai đoạn mẫu được xác định bởi các dữ liệu có sẵn, các công cụ pháp lý này thường là khác nhau ở các nước (xem bảng phụ lục cho mô tả dữ liệu của nguồn và dòng đầu tiên trong bảng 1 và 2 cho quãng thời gian được thu thập). Một bản tóm tắt của các điều kiện kinh tế vĩ mô trung bình tại các thị trường mới nổi trong khoảng thời gian mẫu mà dữ liệu có sẵn đưa ra trong Bảng 1. Lạm phát trung bình tương đối thấp ở những quốc gia châu Á. Đặc biệt là 2 quốc gia Đài Loan và Singapore.Gần đây nhất, 2 quốc gia này tăng trưởng GDP rất cao, lạm phát thấp và quản lý tỷ giá hiệu quả, ổn định. Cả 2 quốc gia đều ít xảy ra biến động và tăng trưởng tốt.Các quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âutăng trưởng vào khoảng 2-3% nhưng lại đau đầu với tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt là giảm phát lại xuất hiện khá sớm ở Cộng hòa Séc,cho dù hoàn cảnh hiện tại là tác động suy thoái vẫn dai dẳng suốt nhiều năm từ sau cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng năm 1997. Trong khoảng thời gian được đề cậpcũng là lúc chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan phụ thuộc vào một quá trình khá đáng kể của sự gia tăng tỉ giá thực, một phần liên quan đến hiệu ứng Balassa-Samuelson nhằm đánh giá lại giai đoạn đầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu được xem xét. Hai quốc gia nổi bật nhất trong nhóm trên: điều kiện kinh tế vĩ mô không chắc chắn ở Argentina, nơi trải qua nhiều giai đoạn trì trệ kéo dài của nền kinh tế trong lịch sử đất nước,và điều này dẫn đến lạm phát leo thang. Sức ép lạm phát cao và sự thay đổi đột ngột của tỷ giá hối đoái là tình trạng hiện tại ở Thổ Nhỹ Kỳ, với hệ thống tài chính yếu kém càng dễ thổi bùng lên tình trạng lạm phát.Mexico cũng là nước đã từng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ như vậy. Mexico trải qua những giai đoạn thị trường biến động lớn thể hiện qua sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa , Chile quản lý việc giữ mức lạm phát mục tiêu ở mức thấp vào khoảng 13% từ những năm 1980. Cuối cùng, nhiều quốc gia mới nổi trong bài nghiên cứu này có thể xem như có một nền kinh tế mở bằng kết cấu thông thương buôn bán của các quốc gia đó. Coi tiêu chuẩn nhập khẩu như là một phần của GDP, chúng ta thấy độ mở của thị trường trong mẫu của chúng tôi theo thứ tự giảm dần: Hồng Kông, Singapore tiếp theo là 5 Cộng hòa Séc và Hungary. Những nền kinh tế lớn:Trung Quốc, Argentina có mối tương quan chặt chẽ với nền kinh tế mới nổi này. Bảng 2 tổng hợp về các điều kiện vĩ mô trung bình ở 3 nền kinh tế phát triển gồm:khu vực EU, Mỹ và Nhật bản tạo nên những tiêu chuẩn so sánh. Những nền kinh tế này có mức lạm phát trung bình càng thấp thì điều kiện kinh tế vĩ mô càng tốt hơn so với những quốc gia mới nổi. Dựa trên cơ sở số liệu lạm phát, có thể tìm một trong các quốc gia mới nổi có mức “pass-through” thấp nhất ở Châu Á và cao nhất ở khu vực Mỹ Latin, trừ trường hợp của Chile.Thị trường càng mở, dù có thể góp phần làm giảm ảnh hưởng của ERPT tới CPI đặc trưng bởi các nước châu Mỹ La tinh, nhưng tạo ra ảnh hưởng tích cực đặc biệt trong trường hợp của Hồng Kong và Singapore – 2 quốc gia thông thoáng nhất trong thương mại. Mức độ ERPT ở mỗi nước được ước tính bằng việc đo lường một đặc điểm kỹ thuật của mô hình (1) vector được chọn của các biến nội sinh lấy một phần trong chuỗi thời gian của dữ liệu. Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các biến trong các nước được nghiên cứu là hằng số (chỉ có mức lãi suất đã được tìm thấy là thay đổi trong một số trường hợp), trong bảng khảo sát hội nhập tổng thể Jonhasencung cấp bằng chứng kém thuyết phục để có thể cân bằng các mối quan hệ dài hạn giữa các biến ở một số nước. Trái ngược với VAR là Vector Error Correction ,có thể dẫn đến misspecification nếu vấn đề hội nhập được diễn ra Tuy nhiên, xem xét việc chọn lựa phân tích: (i) tập trung vào các động lực ngắn hạn như trái ngược với mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến, và (ii) bị hạn chế bởi thời gian ngắn mẫu có sẵn cho một số các nền kinh tế thị trường mới nổi Một sự lựa chọn luân phiên có thể là mẫu VAR trong biến số. Tuy vậy,giá trị có thể là dự toán trong chừng mực hoặc thông số VECM được miễn trừ trong vài tình huống (xem, e.g., Favero, 2001). Trong vấn đề xác nhập, phương pháp cũ sẽ được xác định lại và mất hiệu quả. Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) có thể mang lại ước tính không phù hợp nếu vector đồng liên kết tồn tại sai đối với mô hình. Đặc biệt hơn,các mẫu VAR trong sự khác biệt ban đầu của cá biến số thì bao gồm như: Δoilt , t Δy , t Δe , t Δpimp , Δcpi và cuối cùng là phụ thuộc vào đơn vị kiểm tra gốc hoặc i hoặc t Δi .Tất cả các mẫu được ước tính theo một hằng số và khuôn mẫu. Thời gian trễ chiều dài của VAR cho mỗi quốc gia được xác định bằng cách xem xét các tiêu chí thông tin khác nhau giống như một số các bài kiểm tra đặc điểm kỹ thuật. Tiêu chí thông tin được sử dụng để xác định được độ trễ tối ưu độ dài, nhưng quyết định cuối cùng dựa trên các bài kiểm tra đặc điểm kỹ thuật áp dụng cho các ứng cử viên thay thế các mô hình. Trong hai phần tiếp theo, chúng tôi lần đầu tiên thảo luận các kết quả của ERPT đến giá cả nội địa đối với thị trường các quốc gia mới nổi và so sánh chúng với nguồn từ nhóm các quốc gia phát triển. Sau đó chúng tôi cố gắng thiết lập một mối liên hệ giữa mức độ ERPT giữa các quốc gia và một số có thể có yếu tố quyết định bởi mối tương quan tính toán hệ số. Cuối cùng chúng tôi điều tra các kết quả này bằng cách áp dụng hai mô hình nhận dạng thay thế. 4. Kết quả thực nghiệm. Những ước lượng tác động của ERPT tới giá nhập khẩu và giá tiêu dùng cho tất cả các nước mới nổi trong mẫu của chúng tôi được tóm tắt trong Bảng 3 và 4 cho hai khoảng thời gian,cụ thể là sau 4 hoặc 8 quý. Đối với hầu hết các quốc gia, kết quả của chúng tôi nói chung khá chính xác về chỉ số giá tiêu dùng và giá nhập khẩu.ERPT tạo ra ảnh hướng lớn hơn tới giá nhập khẩu so với giá tiêu dùng. Về cơ bản, một năm sau cú sốc ERPT tới giá nhập khẩu, các thống kê không khác nhau trong các trường hợp của Argentina, Chile, Hung-ga-ri, Mexico, Balan và Thổ Nhi Kỳ;nthấp hơn một chút tại Cộng hòa Séc và Hàn Quốc, và khá thấp ở hầu hết các nước châu Á khác. ERPT tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao nhất ở Hungary và Mexico.Ở khu vực châu Á, ERPT tới CPI được xác định là đều thấp sau 4 và 8 quý. Tiếp theo chúng tôi áp dụng phương pháp tương tự cho khu vực đồng Euro, Mỹ và Nhật Bản để đánh giá, cho dù mức độ cao hơn hẳn so với các quốc gia ở thị trường mới nổi. Bảng 5 cho thấy rằng bằng chứng cho khu vực đồng tiền chung châu Âu là rất phù hợp với kết quả được tìm thấy bởi các nghiên cứu trước đây của Hahn (2003) hoặc các phương pháp thay thế (ví dụ Anderton, 2003, và Campa etal, năm 2005, với giá nhập khẩu). Ước lượng đối với trường hợp của Mỹ phù hợp với lý thuyết chung cho rằng ERPT là rất thấp ở các nước phát triển, cả về giá nhập khẩu và giá tiêu dùng (xem Gagnon và Ihrig, năm 2004). Tại Nhật Bản, ERPT tới CPI là rất nhỏ sau bốn và tám quý. Đối với giá nhập khẩu, ước lượng cho thấy Nhật Bản cao hơn so với khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ, và thống kê phù hợp trong quãng thời gian một năm. So sánh kết quả ước lượng giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi, kết quả của chúng tôi phần nào trái ngược với lý thuyết thông thường cho rằng mức độ của ERPT là luôn luôn cao hơn tại các thị trường mới nổi hơn so với ở các nước phát triển. Cụ thể hơn, chúng ta thấy rằng lạm phát thấp trong nền kinh tế mới nổi (đặc biệt là các nền kinh tế châu Á) thì hiệu ứng trung chuyển tới giá tiêu dùng cũng thấp tương ứng. Bước tiếp theo trong phân tích của chúng tôi nhằm có được một số hiểu biết về các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định của ERPT. Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu dựa trên giả thuyết của Taylor là có bằng chứng của một mối tương quan thuận chiều giữa sự pass-through với lạm phát. Để minh họa cho mối tương quan này, chúng tôi phân tích mối quan hệ giữa mức độ ERPT và lạm phát sau một năm cho các thị trường mới nổi (xem hình 1.1). Hình 1: Giá tiêu dùng Pass-through ngược chiều với lạm phát trung bình ở thị trường mới nổi. (Trục y: Phản ứng lũy kế của giá tiêu với sự thay đổi 1% TGHĐ sau một năm. Trục x: lạm phát trung bình trong khoảng thời gian ước lượng). 6 Dựa vào bảng 1 chúng ta có thể xác định hai nhóm quốc gia. Nhóm quốc gia đầu tiên: lạm phát hàng năm trung bình ít hơn 10% thường có ERPT thấp (thường ít hơn 10%). Đến nhóm thứ 2;trong đó lạm phát trung bình rõ ràng cao hơn - tức là từ 10 đến 20% tương ứng với mức độ cao hơn của ERPT tới giá tiêu dùng (khoảng 40%). Khuynh hướng tồn tại ở những quốc gia này dường như là ửng hộ lý thuyết của Taylor - Argentina và Thổ Nhỹ Kỳ là điển hình cho kết luận này cụ thể là sự tồn tại song song giữa tỷ lệ lạm phát trung bình rất cao (trên 60%) và giá tiêu dùng Pass-throuth thấp. Sử dụng phương pháp VAR có thể phản ánh không đầy đủ cho các quốc gia có nền kinh tế vĩ mô không ổn định mà có xảy ra siêu lạm phát trong quá khứ. Ấn tượng đầu tiên nhận thấy của mối tương quan tích cực giữa sự trượt dài và lạm phát được xác nhận bởi 2 biện pháp tiêu chuẩn của mối tương quan Pearson “product-moment” và hệ số tương quan Spearman thứ hạn giữa các hệ số trưỡt giá và một số yếu quyết định khác Kết quả được trình bày ở bảng 6.Những biện pháp này xác nhận rằng có một mối tương quan tích cực giữa sự trượt dài và lạm phát ở cả hai thời gian quý bốn và tám.Hệ số tương quan đáng kể cả trong trường hợp của Pearson và hệ số tương quan Spearman ở cả hai khoảng thời gian quý 4 và 8 đều ở mức ý nghĩa 1%.Các biện pháp khác của sự bất ổn kinh tế vĩ mô cũng tương quan tích cực với ERPT, mặc dù mức độ có ý nghĩa nói chung là hơi nhỏ.Tương tự như Choudhri và Hakura (2006) và McCarthy (2000), chúng ta thấy rất ít bằng chứng của một mối quan hệ tích cực giữa ERPT với chỉ số giá tiêu dùng và openness Phát hiện này có thể được xem là đáng ngạc nhiên tích cựctrong dự kiến về sự liên kết trực tiếp giữa các biến này, giống như kết quả từ các kênh truyền dẫn từ nhập khẩu giá của người tiêu dùng. 5. Liên hệ thực tiễn. Trong phần này, chúng tôi đánh giá mức độ kết quả điều tra ban đầu của chúng tôi là nhạy cảm với sự lựa chọn của mô hình định sẵn và một số thay đổi trong các biến số. Chúng tôi đánh giá lại mô hình với hai mô hình định sẵn, dựa trên hai biến thay thế trong sự thoái biến Cholesky . Ở bước đầu tiên, chúng tôi thay thế các biến (mô hình thay thế 1), oil t ,i t , y t , e t , pimp t , cpi t , đặc biệt là lãi suất sẽ biến động trước tỷ giá hối đoái, như ví dụ được đề xuất bởi Choudhri và các cộng sự của ông vào năm 2002. Điều này cho phép một sự phản hồi cùng thời điểm của tỷ giá hối đoái lên các thay đổi trong công cụ chính sách tiền tệ. Điều này được lý giải trên cơ sở xem xét những tiêu chuẩn của cán cân thương mại, theo đó lãi suất cao hơn làm cho những thứ quy đổi được ra tiền tệ trở nên hấp dẫn hơn bằng cách khai thác sự chênh lệch của lãi suất (tỷ giá). Ước tính là sự trung chuyển theo mô hình thay thế biến tương tự như những phần thảo luận trước (xem bảng 7 và bảng 8). Có một ngoại lệ là Hungary dự toán trung chuyển tỷ giá hối đoái của cả giá nhập khẩu và CPI sụt giảm một cách đáng kể. Về giá nhập khẩu, một năm trước sau cú sốc hệ số trung chuyển được tìm thấy là cao và không có sự khác biệt giữa các nước Argentina, Mexico và Ba Lan. Trong trường hợp của Chi-lê, một năm sau sau cú sốc, hệ số nhập khẩu trung chuyển được tìm thấy phần nào thấp hơn và gần hơn với các mức độ của Cộng hòa Séc và Hàn Quốc (trong khu vực giữa 0.7 và 0.8). Một năm sau khi sốc, mức độ của giá nhập khẩu trung chuyển vẫn còn rất thấp ở các nước như Singapo, Đài Loan, mặc dù, trong những trường hợp trước đó, sẽ tăng lên đáng kể trong 2 năm sau cú sốc. Đối với chỉ số giá CPI, hệ số trung chuyển vẫn như trước đây, hầu như luôn nhỏ hơn giá trị nhập khẩu quy đổi. Hệ số được tìm thấy cao nhất một năm sau cú sốc là tại Cộng hòa Séc, Mexico và Ba Lan. Ở châu Á, trung chuyển tỷ giá hối đoái (ERPT) đến giá cả của người tiêu dùng là một trong nhiều trường hợp có mức độ thấp.Một lần nữa, trong trường hợp của Singapo, điểm ước tính được tìm thấy gần như bằng 0. Theo kết quả tìm hiểu thì các nước có mức lạm phát trung bình ít hơn 10% thì vẫn giữ được mức độ ước tính ERPT vừa phải.Trong khi Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ lại có mức chỉ số giá tiêu dùng rất thấp. Loại trừ 2 quốc gia này, mối tương quan giữa trung chuyển và lạm phát vẫn là khá tốt sau bốn và tám quý, mặc dù mức độ thực tế là thấp hơn so với khảo sát trước đó của chúng tôi (xem bảng 9). Các biện pháp trong nền kinh tế vĩ mô không ổn định có sự tương quan tích cực với mức độ ERPT ở các cấp trong năm thứ nhất và thứ hai. Một lần nữa chúng tôi không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tích cực, có ý nghĩa thống kê giữa ERPT và sự cởi mở, thậm chí sau khi kiểm soát lạm phát. 7 Được coi là mô hình thay thế thứ hai (mô hình thay thế thứ 2) cho trường hợp ban đầu của chúng tôi bao gồm cả sửa đổi biến số và thay thế các thoái biến Cholesky . Trong các mô hình trước đó, chúng tôi đã đề cập việc biến giá dầu được giải thích không chỉ bởi các phí phát sinh bên ngoài,và điều này giúp chúng ta không bị khó hiểu về các hiệu ứng tỷ giá hối đoái phát sinh từ chi phí phát sinh bên ngoài. Một lập luận tương tự để phát triển giá trong nước. Do đó, chúng tôi thay thế biến giá dầu sản xuất trong nước là giá ppi t, cũng sẽ tìm ra được sự cần thiết một mô hình tiết kiệm. Một biến thay thế có thể sử dụng cho mục đích này có thể là tiền lương.Tuy nhiên, biến này không phải là có sẵn cho một số lượng đủ lớn của các nước được xem xét. Về sự thay đổi cách đặt các biến trong phương án 2, chúng ta có được một điểm nổi bật khá rõ của lý thuyết được giả định rằng tỷ giá hối đoái không đồng thời bị ảnh hưởng bởi những cú sốc bất kỳ của các biến khác trong hệ thống, tức là đầu tiên phải đặt các biến: e t , pimp t , y t , ppi i , cpi t , i t,. Đó là một sự thảo luận về ERPT trên cơ sở của các mô hình có cấu trúc khác nhau để đưa ra những kết luận khác nhau liên quan đến việc xác đinh tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào những giả định của mô hình bên dưới (xem ví dụ Marston năm 1990 và Devereux và cộng sự năm 2006). Trong các mô hình này, một vai trò đặc biệt quan trọng là giả định cho dù các công ty định giá bằng đồng nội tệ, nơi họ bán sản phẩm hoặc bằng đồng tiền của công ty sẵn có. Trong khi các mô hình cung cấp những khái niệm rõ rang của ERPT phụ thuộc vào tính giả định của mô hình, họ thường có xu hướng đi đến kết luận chắc chắn về việc có 1 sự gắn kết giữa tỷ giá hối đoái và các khái niệm cơ bản trên. Tất cả các tài liệu này đều chỉ ra rằng, sự thay đổi nền kinh tế vĩ mô sẽ ít có khả năng giải thích cho tỷ giá hối đoái trong ngắn và trung hạn. Đặc biệt là, rất khó để phát hiện ra giá trị tỷ giá hối đoái thực ban đầu- biến động là được thúc đẩy bới tỷ giá hối đoái danh nghĩa mà không có 1lý giải trước đó. Liên quan đến điều này, mô hình thay thế thứ 2 cho phép tỷ giá hối đoái chịu tác động bởi những cú sốc khác nhưng với một độ trễ, ngầm giả định rằng cùng thời gian này các nhân tố khác (như là “tiếng ồn trong kinh doanh” hoặc việc xem xét thông tin không hoàn hảo – cả hai đều quan trọng trong bối cảnh thị trường mới nổi) có xu hướng chiếm ưu thế. Mặc dù, mô hình này tương đối khác, nhưng kết quả mà chúng tôi nhân được là những chú ý giống như những gì đã được thảo luận trong phần trước (bảng 10 và 11). Trung chuyển giá nhập khẩu được tìm thấy gần bằng , sau 1 đến 2 năm, như ở Argentina, Chi-lê, Hungary, Ba Lan, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó là ước tính thấp hơn nhiều ở các nước châu Á và Cộng hòa Séc. Trung chuyển giá tiêu dùng thuownghf được tìm thấy là thấp hơn so với trung chuyển giá nhập khẩu ở tất cả các quốc gia và trong trường hợp của một số quốc gia châu Á là gần như bằng 0 sau cả 1 đến 2 năm. Lặp đi lặp lại các phân tích tương quan, chúng tôi luôn tìm thấy bằng chứng của mối quan hệ tích cực giữa trung chuyển tỷ số giá tiêu dùng và lạm phát (ở mức 1%) sau khi đã loại trừ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi mẫu (xem Bảng 12). Hệ số tương quan giữa trung chuyển tỷ số giá tiêu dùng và các thước đo còn lại của một nền kinh tế vĩ mô bất ổn cũng tích cực và hầu như luôn luôn có ý nghĩa thống kê cho tất cả các lần xem xét. Mối liên quan giữa trung chuyển tỷ số giá tiêu dùng và sự cởi mở lại một lần nữa tích cực, sau khi kiểm soát được lạm phát, nhưng không có ý nghĩa thống kê. 6. Kết luận chung. Bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về những mô hình của ERPT tới giá nội địa dựa trên mô hình vec-tơ tự hồi quy để so sánh một lượng lớn các quốc gia trên thế giới, gồm một số lượng lớn các quốc gia mới nổi từ ba khu vực kinh tế mới nổi trên thế giới và nhóm các quốc gia công nghiệp dẫn đầu. Ở tất cả các quốc gia, kết quả nghiên cứu đều phủ nhận ERPT tới chuỗi giá cả.Phân tích của chúng tôi phần nào thay đổi quan điểm cho rằng ERPT luoon được coi là cao hơn ở những thị trường mới nổi so với các quốc gia phát triển. Đối với những quốc gia mới nổi với lạm phát ở mức một con số (điển hình là các quốc gia châu Á) ERPT ở mức thấp và không giống với mức độ ERPT ở các quốc gia phát triển. Một cách tổng quát, chúng tôi thấy rằng mối liên hệ giữa Pass-through và lạm phát có ý nghĩa thống kê đáng kể khi có mặt hai quốc gia Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa Pass-through và độ mở cửa thị trường yếu hơn mối liên hệ giữa Pass-through và lạm phát dù có sự khác nhau trong mức độ lạm phát. 8 7. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam. Cho đến nay, nghiên cứu định lượng về ERPT đến giá cả, lạm phát ở Việt Nam không nhiều, có một vài nghiên cứu chuyên sâu như: “Exchange Rate Pass-Through and Its Implications For Inflation in Vietnam” (2009) của tác giả Vo Van Minh; “Estimating the Exchange Rate Pass-Through into Inflation in Vietnam” của nhóm tác giả Tran Mai Anh và Nguyen Dinh Minh Anh. Trong đó, bài viết của tác giả Vo Van Minh được công bố toàn bộ trên Internet, nên sẽ được giới thiệu chi tiết hơn. Biểu đồ 5: Mối quan hệ giữa của lạm phát quán tính và ERPT Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa độ biến động của lạm phát và ERPT Bài viết nghiên cứu lượng hóa ERPT, đánh giá tác động của tỉ giá đối với lạm phát, từ đó, có những khuyến nghị chính sách thích hợp. Lưu ý rằng, tác giả định nghĩa ERPT theo nghĩa hẹp, theo đó, ERPT là phần trăm thay đổi giá nhập khẩu khi tỉ giá tiền tệ giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu thay đổi 1%. ERPT được gọi là toàn phần khi những thay đổi của tỉ giá được trung chuyển toàn bộ sang giá nhập khẩu; trong khi đó, ERPT được gọi là không toàn phần khi toàn bộ những thay đổi của tỉ giá không được trung chuyển sang giá nhập khẩu. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận VAR để nghiên cứu ERPT (Đây cũng là phương pháp mà McCarthy đã sử dụng trong nghiên cứu ERPT của các nước phát triển). Dữ liệu tháng được sử dụng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007 với 73 quan sát. Tỉ giá hiệu lực danh nghĩa 9 (NEER) được sử dụng vì nó phản ảnh tốt hơn tỉ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền các đối tác thương mại, được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Do đó, một sự gia tăng của NEER có nghĩa là VND giảm giá và ngược lại. Kết quả ước lượng các hệ số trung chuyển được nêu ở bảng 5 dưới đây: Hệ số ERPT đến giá nhập khẩu (IMP) và giá tiêu dùng (CPI) Giai đoạn IMP CPI Thời kì IMP CPI 1 -0,37 -0.1 13 0.24 0.11 2 0.77 -0.05 14 0.07 0.06 3 0.1 -0.09 15 0.13 0.03 4 0.95 -0.11 16 -0.01 0 5 1.32 0.03 17 -0.08 -0.03 6 1.04 0.13 18 -0.06 -0.06 7 1.03 0.15 19 -0.09 -0.08 8 0.48 0.2 20 -0.12 -0.09 9 0.92 0.2 21 -0.18 -0.11 10 0.48 0.21 22 -0.19 -0.13 11 0.36 0.21 23 -0.19 -0.14 12 0.21 0.13 24 -0.21 -0.15 Bình quân 0.61 0.08 -0.06 -0.05 Như bảng 5 cho thấy, hệ số ERPT, theo định nghĩa của tác giả, nằm ở cột IMP (thực chất cũng là độ co dãn của giá nhập khẩu), còn sự trung chuyển tác động tỉ giá đến lạm phát (theo chúng tôi, cũng là ERPT và đây mới chính là ERPT cần quan tâm trong điều hành chính sách tiền tệ và tỉ giá) nằm ở cột CPI. Hiệu ứng trung chuyển cơn sốc tỉ giá đến giá cả mạnh hơn ở năm thứ nhất và đảo chiều ở năm tiếp theo. Độ co dãn của giá nhập khẩu trong năm thứ nhất bình quân bằng 0,61; nghĩa là 61% thay đổi của tỉ giá được trung chuyển sang giá nhập khẩu. Đặc biệt, các giai đoạn từ 5 đến 7 cho thấy sự trung chuyển còn hơn cả toàn phần. Điều này là hợp lí, bởi vì phần lớn các hợp đồng nhập khẩu dựa trên cơ sở giao hàng trong tương lai. Khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu phát hiện cơn sốc tỉ giá vào thời điểm kí hợp đồng, họ sẽ đưa những thay đổi này vào hợp đồng được giao hàng trong các tháng sau. Tác động của tỉ giá đến giá nhập khẩu được loại bỏ hoàn toàn vào tháng thứ 15 sau các cơn sốc tỉ giá. Trong 15 tháng này, độ co giãn giá nhập khẩu dao động trong khoảng 0.07 và 1.32, hay bình quân là 0.61. So với độ co dãn giá nhập khẩu, ERPT là nhỏ và chậm hơn. Một cơn sốc dương của tỉ giá dẫn đến một cơn sốc dương của CPI từ giai đoạn thứ 5 đến giai đoạn thứ 15. Phản ứng cao nhất của CPI nằm ở giai đoạn thứ 10 và 11 sau cơn sốc tỉ giá và chỉ số CPI tăng 0.21% khi nội tệ giảm giá 1%. Mặc dù vậy, ERPT bình quân trong năm thứ nhất là 0.08, thấp hơn kết quả đo lường của IMF năm 2003 là 0.25 trong năm thứ nhất. Có một số nguyên nhân giải thích cho những thay đổi này. Thứ nhất, chỉ số CPI bình quân trong giai đoạn 1995 – 2003 được sử dụng trong nghiên cứu của IMF là 5.9%, cao hơn mức 4.9% trong giai đoạn 2001 – 2007. Giả thiết Taylor (2000) cho rằng môi trường lạm phát thấp hơn, nhìn chung, sẽ làm giảm ERPT. Do đó, lạm phát thấp hơn ở giai đoạn 2001- 2007 so với giai đoạn 1995-2003 có thể giai thích hiện tượng này. Thứ hai, tình trạng đô la hóa thấp hơn trong giai đoạn 2001-2007 có thể là nhân tố khác giải thích sự sụt giảm ERPT. Thứ ba, việc tự do hóa lãi suất từ năm 2000 có thể làm giảm ERPT. Trong nghiên cứu của Tran Mai Anh và Nguyen Dinh Minh Anh, bằng công cụ VAR, cho kết quả ERPT bình quân đến giá nhập khẩu và giá tiêu dùng lần lượt là 0.13 và 0.065 trong 6 tháng đầu. Như vậy, cả hai kết quả định lượng ERPT trên đều thấp một cách bất thường so với các kết quả nghiên cứu ERPT tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Trong khi đó, về mặt lí thuyết và thực tiễn, Việt Nam có đủ các nhân tố để có một mức ERPT cao hơn: lạm phát, tỉ lệ nhập khẩu/GDP cao; đồng nội tệ kém ổn định; năng lực cạnh tranh nền kinh tế kém; mức độ đô la hóa nền kinh tế còn cao. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lượng hóa ERPT là điều nên làm, nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ , tỉ giá và nâng cao năng lực dự báo cũng như kiểm soát lạm phát. 10 [...]... Spearman được dựa trên những số lượng của Spearman’s rho trong Conover (1999) Trong trường hợp mối tương quan với sựmở rộng được kiểm soát bởi lạm phát, chúng tôi sử dụng các thặng dư từ các phương trình liên quan của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến chỉ số giá tiêu dùng v của nhập khẩu / GDP đến lạm phát Bảng 7 Phản ứng lũy kế khi tỷ giá thay đổi 1% Trung Quốc quý 4 quý 8 Hong Kong Nhật... bài kiểm tra một phía của sự tương quan tích cực Kiểm tra có ý nghĩa cho các mối tương quan Spearman được dựa trên những số lượng của Spearman’s rho trong Conover (1999) Trong trường hợp mối tương quan với sựmở rộng được kiểm soát bởi lạm phát, chúng tôi sử dụng các thặng dư từ các phương trình liên quan của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến chỉ số giá tiêu dùng v của nhập khẩu / GDP đến... thay thế 1 Lũy kế phản ứng của giá tiêu dùng (theo %) Đài Loan Cộng Hòa Hungary Balan 14 quý 4 quý 8 0.07 0.76 0.15 0.41 0.12 0.01 -0.17 -0.09 0.03 0.02 Séc 0.55 0.72 0.07 0.06 0.3 0.53 0.08 0.1 0.02 0.39 0.11 -0.05 0.6 1.11 Lưu ý: Xem văn bản mô tả chính của mô hình thay thế 1 Cỡ mẫu như trong dòng đầu tiên của bảng 1 Bảng 9 Sự tương quan của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến CPI với các... mô tả chính của mô hình cơ bản Cỡ mẫu như trong dòng đầu tiên của bảng 2 Bảng 6 Sự tương quan của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến CPI với các biến số lựa chọn Mô hình cơ bản Tương quan Preason T=4 0.78*** 0.61** 0.7** 0.62** -0.31 0.04 TGHĐ: Tỉ giá hối đoái Lưu ý: * / ** / *** là mối tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 10/5/1% bằng cách sử dụng một bài kiểm tra một phía của sự tương... 0.31 0.25 0.72 1.32 Lưu ý: Xem văn bản mô tả chính mô hình thay thế 2 Cỡ mẫu như trong dòng đầu tiên của bảng 1 Bảng 12 Sự tương quan của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến CPI với các biến số lựa chọn Lạm phát trung bình TGHD danh nghĩa hiệu dụng khấu hao TB Độ lệch chuẩn lạm phát Độ lệch chuẩn TGHD danh nghĩa hiệu dụng thay đổi Nhập Khẩu /GDP Kiểm soát lạm phát Mô hình thay thế 2 Tương quan... hình cơ bản Lũy kế phản ứng của giá tiêu dùng (theo %) Cộng Hòa Đài Loan Hungary Balan Séc 0.01 0.61 0.48 0.31 0.01 0.77 0.91 0.56 Lưu ý: Xem văn bản mô tả chính của mô hình cơ bản Cỡ mẫu như trong dòng đầu tiên của bảng 1 Bảng 5 Phản ứng lũy kế khi tỷ giá thay đổi 1% quý 4 Mô hình cơ bản Lũy kế phản ứng của giá nhập khẩu (theo %) Khu vực đồng Mỹ Nhật Euro 0.24 1.14 0.6 Lũy kế phản ứng theo CPI (theo %)... Spearman’s rho trong Conover (1999) Trong trường hợp mối tương quan với sựmở rộng được kiểm soát bởi lạm phát, chúng tôi sử dụng các thặng dư từ các phương trình liên quan của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến chỉ số giá tiêu dùng v của nhập khẩu / GDP đến lạm phát 16 Tài liệu nước ngoài tham khảo European Central Bank Working Paper Series For a complete list of Working Papers published by the... cao nhất ở khu vực Mỹ Latin, trừ trường hợp của Chile .Thị trường càng mở, dù có thể góp phần làm giảm ảnh hưởng của ERPT tới CPI đặc trưng bởi các nước châu Mỹ La tinh, nhưng tạo ra ảnh hưởng tích cực đặc biệt trong trường hợp của Hồng Kong và Singapore – 2 quốc gia thông thoáng nhất trong thương mại Bảng 3 Phản ứng lũy kế khi tỷ giá thay đổi 1% Trung Quốc quý 4 quý 8 Hong Kong Nhật Bản Singapore -... kế phản ứng của giá nhập khẩu (theo %) Cộng Hòa Đài Loan Hungary Balan Séc 0.12 0.72 1.26 0.86 -0.12 0.48 1.77 1.3 Thổ Nhy Kỳ Agentina Chile Mexico 0.91 1.76 0.87 1.23 1 0.82 1.54 1.99 Thổ Nhy Kỳ Agentina Chile Mexico 0.09 0.12 0.02 0.04 0.35 0.35 0.76 1.39 Lưu ý: Xem văn bản mô tả chính của mô hình cơ bản Cỡ mẫu như trong dòng đầu tiên của bảng 1 Bảng 4 Phản ứng lũy kế khi tỷ giá thay đổi 1% Trung Quốc... thay thế 1 Lũy kế phản ứng của giá nhập khẩu (theo %) Cộng Hòa Đài Loan Hungary Balan Séc 0.19 0.73 0.75 0.91 -0.11 0.59 0.74 1.21 Thổ Nhy Kỳ Agentina Chile Mexico 0.36 0.85 0.86 1.3 0.77 0.39 1.44 1.81 Thổ Nhy Kỳ Agentina Chile Mexico Lưu ý: Xem văn bản mô tả chính của mô hình thay thế.Cỡ mẫu như trong dòng đầu tiên của bảng 1 Bảng 8 Lũy kế phản ứng đến một cú sốc tỷ giá hối đoái Trung Quốc Hong Kong . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH BẢO HIỂM ………… o0o………… TIỂU LUẬN HIỆU ỨNG TRUNG CHUYỂN TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TRONG THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI GV hướng. thị trường và lạm phát như thực nghiệm của Romer (1993). Điều này làm nổi lên một kênh gián tiếp giữa độ mở của thị trường và lạm phát tác động tới lý thuyết của Taylor – mức độ củaHiệu ứng trung. tỷ giá hợp lý. Mối liên hệ giữa độ lớn của Hiệu ứng trung chuyển đối với các quốc gia phát triển cũng được trích dẫn như là nhân tố căn bản trong chính sách chống giao động tỷ giá. Hiệu ứng trung

Ngày đăng: 09/05/2015, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w