báo cáo tốt nghiệp rủi ro tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân xã bảo khê để có thể đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho quỹ

22 449 0
báo cáo tốt nghiệp rủi ro tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân xã bảo khê để có thể đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho quỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh MỤC LỤC SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh Hiện nay tình hình nợ xấu là một trong những chủ đề nóng của thực trạng tài chính tại các tổ chức tín dụng Việt Nam. Trong thời gian thực tập của mình tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê, em thấy được rủi ro tín dụng không chỉ có mỗi nợ xấu mà còn rất nhiều nguyên nhân khác và là vấn đề rất khó giải quyết mà nếu tổ chức tín dụng nào gặp phải sẽ gây ra nhiều hậu quả. Vì vậy nên em muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng hay cụ thể hơn là rủi ro tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê để có thể đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho Quỹ. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ BẢO KHÊ 1.1. Lịch sử hình thành Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước năm 1975, phong trào hợp tác xã tín dụng (HTXTD) được phát triển mạnh hơn ở các tỉnh phía Nam và trên cả nước. Sau nhiều năm thực hiện thì HTXTD đã có vai trò đóng góp tích cực trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội và hoạt động tiền tệ, tín dụng nông thôn. Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời vì vậy nông nghiệp nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước ta. Trong điều kiện đổi mới kinh tế đòi hỏi lượng vốn đầu tư ngày càng lớn mà trong khi đó các yêu cầu về vốn càng trở nên bức bách thì hoạt động của hệ thống HTXTD cũ bị đình trệ. Qua tham khảo mô hình QTDND ở một số nước thì NHNN Việt Nam đã nhận thấy QTDND là loại hình tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu bức bách đặt ra nói trên. Ngày 27/07/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 390/TTg cho phép triển khai thực hiện đề án thí điểm thành lập QTDND bao gồm 3 loại hình là QTDND cơ sở, QTDND khu vực, QTDND trung ương. Và trong năm 1995 thành lập được 388 QTDND cơ sở, năm 1996 thành lập được 280 QTDND cơ sở, năm 1997 thành lập được 93 QTDND cơ sở, 6 tháng đầu năm 1998 thành lập được 35 QTDND cơ sở. Trong giai đoạn này cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng đơn vị QTDND cơ sở được thành lập, QTDND cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng thành viên, tổng nguồn vốn hoạt động, số vốn điều lệ, số vốn huy động và dư nợ cho vay. Xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên gồm có 5 thôn: Tiền Thắng, Đoàn Thượng, Cao Thôn, Triều Tiên, Vạn Tường. Với 1745 hộ dân lên tới 6640 khẩu SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 1 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh trên diện tích tự nhiên là 397,82 ha. Trước đây cũng là một xã thuần nông, nhân dân trong xã trước kia chủ yếu là trồng lúa nước và vì gần bờ đê sông Hồng nên nhân dân trong xã còn làm một số vụ hoa màu như: ngô, lạc… cùng với nghề truyền thống là làm hương nổi tiếng…người dân cần lượng vốn để trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề truyền thống. Trong khi đó một số ngân hàng lại ở xa không tiện trong việc cho người dân đến vay vốn, việc vay vốn còn gặp nhiều khó khăn. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó cùng với sự phát triển của hệ thống tín dụng trên khắp đất nước thì ngày 01/03/1996 Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê ra đời với vai trò chủ yếu là giúp đỡ nhân dân trong vùng tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn vì mục đích chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân là hỗ trợ các thành viên, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên giúp cải thiện đời sống nhân dân, phát triển xã phù hợp với mục tiêu chung của xã hội. Quỹ tín dụng nhân dân thành lập với: Tên gọi đầy đủ: Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê Tên gọi tắt: Quỹ tín dụng Bảo Khê Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng chung của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thể hiện sức mạnh của hệ thống: Biểu tượng có 3 chữ QTD lồng lên nhau và biểu tượng bông lúa. Trụ sở làm việc: xã Bảo Khê - thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên Số điện thoại: 03213.824.020 Địa bàn hoạt động: Trong phạm vi địa giới hành chính xã Bảo Khê - thành phố Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên Thời gian hoạt động: 50 năm Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc cho vay hộ nghèo thực hiện theo Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cho vay những khách hàng có gửi tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành. SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 2 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh 1.2. Quá trình phát triển Sau 17 năm hoạt động (từ 01/03/1996) đến nay thì Quỹ tín dụng Bảo Khê đã có sự phát triển thấy rõ. Ban đầu khi mới thành lập chỉ với 13 thành viên với số vốn ban đầu còn hạn chế. Sau một thời gian hoạt động thì QTDND Bảo Khê có những bước phát triển vượt bậc về cả số lượng thành viên và số vốn điều lệ, một số quỹ. Sự phát triển đó được thể hiện qua số liệu của một số năm gần đây: Bảng 1.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số thành viên 800 800 830 Vốn điều lệ 834 834 835,5 ( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh QTDND Bảo Khê năm 2010, 2011, 2012) Qua bảng số liệu ta nhận thấy được sự tăng trưởng của QTDND Bảo Khê từ năm 2010 đến năm 2012. Khi mới thành lập chỉ có 13 thành viên, sau 14 năm hoạt động từ 03/1996 đến năm 2010 thì số thành viên đã lên tới 800 thành viên và đến năm 2012 lên tới 830 thành viên. Điều này khẳng định được sự uy tín của QTDND Bảo Khê đã tạo được niềm tin của nhân dân trong xã. Số vốn điều lệ của quỹ cũng tăng qua các năm. Số vốn điều lệ tăng từ 834 triệu đồng năm 2010 lên tới 835,5 triệu đồng năm 2012. Ngoài ra QTDND Bảo Khê còn có cơ sở vật chất lên tới tỷ đồng. Khi mới thành lập QTDND Bảo Khê mượn một phòng của UBND xã Bảo Khê làm trụ sở. Đến năm 2003 Quỹ đã xây dựng trụ sở riêng là nhà mái bằng. Đến năm 2008 trụ sở đã được xây dựng sửa sang rất khang trang lên thành 2 tầng gồm nhiều phòng giao dịch, phòng giám đốc, nhân viên riêng, giúp cho cán bộ của QTDND Bảo Khê có thể tập trung hoàn thành tốt công việc của mình kèm theo tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân trong xã và góp phần vào sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng. 1.3. Cơ cấu tổ chức SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 3 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê * Đại hội thành viên Đại hội thành viên là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của QTDND. Đại hội thành viên có những nhiệm vụ quyền hạn như sau: Đại hội thành viên thường kì mỗi năm họp 1 lần, do Hội đồng quản trị (HĐQT) triệu tập trong vòng 3 tháng kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm. Đại hội thành viên có trách nhiệm thảo luận và quyết định các vấn đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, báo cáo hoạt động của HĐQT và ban kiểm soát, báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có), phương hướng hoạt động kinh doanh năm tới, tăng giảm vốn điều lệ, mức vốn góp của thành viên, bầu ra cơ quan: HĐQT, Ban kiểm soát, bầu chủ tịch HĐQT, bầu trưởng ban kiểm soát. * Hội đồng quản trị (HĐQT) HĐQT có chức năng quản trị QTDND theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và trước pháp luật về các quyết định của mình. Các quyết định về bổ nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, chuẩn bị báo cáo về kế hoạch hoạt động kinh doanh và phân phối lãi của QTDND, báo cáo hoạt động của HĐQT trình đại hội thành viên. Số lượng thành viên HĐQT của mỗi nhiệm kỳ ( 5năm) có 3 thành viên: Chủ tịch HĐQT, phó Chủ tịch SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 Hội đồng quản trị Đại hội thành viên Ban kiểm soát Bộ máy điều hành (GĐ,PGĐ) Bộ phận tín dụng Bộ phận ngân quỹ Bộ phận kế toán 4 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh HĐQT, ủy viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT cùng HĐQT có trách nhiệm điều hành và lãnh đạo QTDND Bảo Khê. Người đứng đầu là chủ tịch HĐQT và cũng là người đại diện cho QTDND Bảo Khê trước pháp luật. Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ và quyền hạn: + Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của HĐQT. * Ban kiểm soát Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp theo phương thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát QTDND Bảo Khê gồm 03 người trong đó có 01 người là Trưởng ban kiểm soát trực tiếp, thường xuyên kiểm soát tại Quỹ, 02 người là kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kì của HĐQT, các thành viên của Ban kiểm soát có thể bầu lại. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban kiểm soát: - Kiểm tra, giám sát QTDND hoạt động theo pháp luật. - Kiểm tra việc chấp hành điều lệ QTDND, nghị quyết đại hội thành viên, nghị quyết HĐQT; giám sát hoạt động của HĐQT, giám đốc và thành viên QTDND theo đúng pháp luật và điều lệ QTDND. - Kiểm tra về hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ… - Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của QTDND; giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và điều lệ QTDND. - Yêu cầu người có liên quan trong QTDND cung cấp tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác. * Bộ máy điều hành + Giám đốc Giám đốc QTDND Bảo Khê là người lãnh đạo bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành vác công việc hàng ngày của QTDND, lập chương trình kế hoạch hoạt động của HĐQT và phân công nhiệm vụ cho các thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công các chức danh QTDND, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của đại hội thành viên và HĐQT, trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 5 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh lên HĐQT. Khi vắng mặt, giám đốc uỷ quyền cho một phó giám đốc điều hành công việc của QTDND. + Phó giám đốc Phó giám đốc QTDND là thành viên của QTDND, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc. Là người phụ giúp giám đốc tổ chức sắp xếp, lãnh đạo bộ máy điều hành. * Bộ phận thủ quỹ Thủ quỹ chịu sự phân công của giám đốc , có trách nhiệm bảo quản tiền mặt chính xác theo sổ sách kế toán. Thu, chi đúng theo các phiếu thu, phiếu chi. Không được tự ý xuất tiền mặt khỏi quỹ mà không có chứng từ hợp lệ. Trước khi kết thúc công việc trong ngày phải kiểm tra tiền mặt đúng theo sổ sách kế toán và sổ quỹ. Cùng bộ phận kế toán, kiểm soát trưởng, giám đốc hoặc phó giám đốc kiểm tra quỹ tiền mặt tồn quỹ. Tiền mặt phải được cất giữ trong tủ sắt, cài khóa cẩn thận, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi khóa cửa kho quỹ và niêm phong. Chìa khóa kho quỹ phải được cất giữ cẩn thận. Mã số khóa tủ sắt tuyệt đối không được tiết lộ cho người khác biết. Nếu để xảy ra sai sót thì nhân viên thủ quỹ phải chịu mọi trách nhiệm. * Bộ phận kế toán Tổ chức ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán theo quy định hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản cho khách hàng . * Bộ phận tín dụng - Đăng ký lập danh sách những thành viên có nhu cầu vay vốn, với đầy đủ thông tin cần thiết. - Trình giám đốc hoặc HĐQT duyệt cho vay với các nội dung sau: + Mục đích vay vốn cụ thể làm gì. + Tài sản đảm bảo nợ vay có hợp pháp hay không, xem xét tính chất pháp lý của các giấy tờ kèm theo (nếu có). + Khả năng tài chính và điều kiện thanh toán trả gốc, lãi của người vay. + Sau khi HĐQT, giám đốc duyệt cho vay thì cán bộ tín dụng mới làm thủ tục và hướng dẫn thành viên làm hồ sơ phải đầy đủ nội dung và tính chất trên các giấy tờ SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 6 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh như: Giấy đề nghị vay vốn , Báo cáo thẩm định, Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản. - Sau khi cho vay phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, diễn biến của vốn vay có gì thuận lợi, khó khăn để có biện pháp thu hồi. - Thường xuyên đôn đốc người vay trả nợ gốc và lãi đúng như cam kết không để nợ quá hạn phát sinh vượt quá quy định cho phép. - Tiếp nhận đơn xin gia hạn nợ thành viên có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, xác minh và có ý kiến cụ thể ghi rõ vào đơn xin gia hạn để trình giám đốc phê duyệt. - Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm đầu tiên về các món duyệt cho vay theo như nội dung báo cáo của mình. 1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê Từ khi được thành lập tới nay Quỹ tín dụng Bảo Khê đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Bảo Khê. Thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm cung cấp vốn cho các thành viên để phục vụ sản xuất nông nghiệp chăn nuôi, phát triển nghành nghề, cải thiện sinh hoạt và đời sống, góp phần giúp nông nghiệp phát triển, giúp xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, hình thành quan hệ sản xuất mới ở địa phương; bước đầu khôi phục niềm tin của quần chúng nhân dân với khu vực kinh tế tập thể. Quỹ tín dụng có nhiệm vụ huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết của các thành viên và làm các dịch vụ khác theo nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động do ngân hàng nhà nước và Quỹ tín dụng trung ương cho phép. Đó chính là chức năng và nhiệm vụ chủ yếu mà nhà nước đề ra cho quỹ tín dụng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng trong cả nước, giúp người dân yên tâm về tài chính, phát triển sản xuất kinh doanh, đưa đất nước tiến lên. SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 7 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ BẢO KHÊ 2.1. Sản phẩm của Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê * Tiền gửi Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê cung cấp nhiều loại tiền gửi với các kỳ hạn huy động khác nhau cho khách hàng là các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác. Tiền gửi Tiết kiệm không kỳ hạn sẽ giúp khách hàng thực hiện mục đích tiết kiệm, bảo đảm tài sản và linh động trong việc rút tiền bất kỳ lúc nào. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn khác nhau và các hình thức thanh toán lãi suất trước, lãi trả cuối kỳ, lãi trả hàng tháng, lãi trả hàng quý với nhiều kỳ hạn đa dạng giúp khách hàng dể dàng lựa chọn. Tiền gửi bậc thang và tiết kiệm bậc thang: bao gồm các loại tiền gửi bằng VND. Khách hàng có số dư tiền gửi càng nhiều thì sẽ hưỡng mức lãi sất càng cao. *Cho vay Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê cho vay đối với khách hàng là người dân trong địa bàn xã Bảo Khê với các thể loại như cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: tài trợ vốn đối với khách hàng là cá nhân và các thành phần hoạt động trong các lĩnh vực tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh…trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu hợp pháp khác của khách hàng. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: tài trợ vốn cho khách hàng có số dư tài khoản, số tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trung ương nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp. Cho vay nông nghiệp: tài trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các nghành nghề, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Thời hạn cho vay đa dạng phù hợp với mục đích, khả năng trả nợ của khách hàng: Cho vay ngắn hạn: từ 1 đến 12 tháng Cho vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng Phương thức vay linh hoạt. Tài sản thế chấp đa dạng: động sản, bất động sản, giấy tờ có giá… SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 8 Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Đỗ Hoài Linh 2.2. Kết quả kinh doanh tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của QTDND Bảo Khê năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị: Triệu đồng ( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh QTDND Bảo Khê năm 2010, 2011, 2012) Qua phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Quỹ thì ta thấy được sự phát triển của Quỹ, sự tăng trưởng của Quỹ trong những năm gần đây. Nhìn thấy rõ nhất là kết quả kinh doanh của Quỹ. Năm 2010 kết quả kinh doanh tức lợi nhuận Quỹ đạt được là 195 triệu đồng và tăng đến năm 2011 là 196 triệu đồng, năm 2012 là 231,7 triệu đồng. Đây là những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của QTDND Bảo Khê. Đạt được những thành quả như vậy là do nhiều yếu tố tạo nên. Do sự uy tín, trách nhiệm làm việc của HĐQT, của Ban giám đốc. Sự chu đáo, nhiệt tình, hoà nhã, thân thiện của đội ngũ nhân viên. Vì vậy đã tạo được uy tín đối với dân cư trong địa bàn xã cũng như uy tín đối với NHNN. Bên cạnh đó ta nhận thấy kết quả kinh doanh của Quỹ luôn tăng trưởng đều đặn qua các năm. Qua chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận thì ta nhận thấy hoạt động của Quỹ đạt kết quả với mức lợi nhuận năm 2012 là 231,7 triệu đồng đối với một Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tương đối ổn định, xong so về hoạt động của một tổ chức tín dụng thì mức lợi nhuận như vậy không có sự khác biệt rõ rệt giữa năm 2010 với năm 2011. Quỹ cần có những biện pháp thay đổi nhằm tăng lợi nhuận của Quỹ như: tìm hiểu khách hàng, thay đổi chiến lược kinh doanh, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên để hoạt động kinh doanh thu được hiệu quả cao hơn. 2.2.1. Tình hình huy động vốn SVTH: Vũ Thị Phương Anh Lớp: NH12B.08 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn điều lệ 834 834 835,5 Các quỹ 525 598 694 Cho vay 23515 24950 26785 Tiền gửi tiết kiệm 13570 14815 15930 Vay QTW 500 612,5 950 Gửi QTW 2280 2790 973 Thu nhập 2500,5 2550 2707,5 Chi phí 2305,5 2354 2475,8 Lợi nhuận 195 196 231,7 9 [...]... dụng của QTDND Bảo Khê Ta thấy được cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ thì cũng có sự gia tăng của một số loại rủi ro tín dụng tại Quỹ Vì vậy Quỹ cần có một số biện pháp khắc phục tình trạng trên PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ BẢO KHÊ 3.1 Phương hướng hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê sau năm 2012 đã đạt được những kết quả đáng mừng: Đó là sự quyết tâm lớn lao của. .. thành phần kinh tế, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ và tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng 2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê được thể hiện dưới các dạng: Nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ giãn và nợ khoanh Bức tranh phản ánh các loại rủi ro tín dụng tại QTDND Bảo Khê được thấy rõ qua bảng số liệu và biểu đồ dưới đây:... 165 -10 132 -12,5 ( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh QTDND Bảo Khê năm 2010, 2011, 2012) Qua bảng các dạng rủi ro tín dụng của QTDND Bảo Khê ta có biểu đồ về tình hình và thực trạng các dạng rủi ro của QTDND Bảo Khê trong một số năm gần đây: Biểu 1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại QTDND Bảo Khê năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị: Triệu đồng ( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh QTDND Bảo Khê năm 2010, 2011, 2012)... quốc doanh Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này tuy nhiên ta có thể đưa ra một số nguyên nhân sau: Do nguồn vốn chủ yếu của Quỹ là nguồn vốn huy động Mặt khác, đặc điểm của tín dụng trung dài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng dài, vòng quay vốn chậm, do vậy nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được Trong khi đó tín dụng ngắn hạn cho phép tính thanh khoản của Quỹ được đảm bảo, phù hợp... tín dụng ngoài quốc doanh chưa có tỷ trọng trong quỹ là điều tất yếu Trong 3 năm qua vòng quay của vốn tín dụng liên tục tăng điều đó cho ta thấy chất lượng của hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao, hoạt động của Quỹ ngày càng có hiệu quả trong việc thu hồi các khoản nợ vay Để đạt được kết quả như trên, trong năm 2012 QTDND Bảo Khê đã tích cực thu hút thêm khách hàng của các thành phần kinh tế,... quá hạn tăng lên tới 855 triệu đồng trong khi đó số nợ quá hạn năm 2011 chỉ là 235 triệu đồng, số nợ quá hạn đã tăng lên 620 triệu đồng tương đương với mức tăng của rủi ro về nợ quá hạn lên tới 263,8% Đây là con số tăng đáng sợ Quỹ tín dụng cần có những biện pháp phân tích, tìm hiểu để giảm thiểu mức nợ quá hạn xuống mức nhỏ nhất có thể Qua đây ta thấy được một cách tổng quát nhất tình hình rủi ro tín. .. động hiện nay để QTDND có thể kịp thời đưa ra các chính sách nhằm tăng cường giao dịch, phù hợp với xu thế thị trường hiện nay và để có thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong khu vực 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn Vốn được xem là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các khách hàng Việc sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất kinh doanh của khách hàng... trong một số năm trở lại đây có xu hướng giảm, tuy nhiên lại tăng đột biến vào năm 2012 Tình hình nợ quá hạn cho ta biết được thực trạng rủi ro của Quỹ đang ở mức độ nào để tìm cách khắc phục, đồng thời đưa ra các hoạch định mới cho hoạt động kinh doanh của Quỹ Vì thế nên ta sẽ xét riêng chỉ tiêu nợ quá hạn chiếm trong tổng dư nợ của QTDND Bảo Khê qua bảng sau: Bảng 2.5 Nợ quá hạn năm 2010, 2011, 2012... mô tín dụng hiện thời của Quỹ thu được hiệu quả sử dụng vốn Các hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, ngoài ra, Quỹ còn cung cấp các hình thức tín dụng hộ sản xuất, cho vay sản xuất theo hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động còn thiếu của khách hàng Do vậy đặc điểm của khoản vay này phần lớn là ngắn hạn Các khách hàng vay tiền chủ yếu là người địa phương, ít có doanh nghiệp nên tín dụng. .. giúp cho Quỹ bù đắp được thiếu hụt trong thanh toán, gia tăng nguồn vốn kinh doanh thông qua huy động vốn Quỹ nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng đối với Quỹ tín dụng Nếu như giai đoạn trước đây, nguồn vốn chính của Quỹ là lấy từ ngân sách nhà nước, chỉ có một phần nhỏ là của các tổ chức kinh tế, những khách hàng quen thuộc, thì trong những năm gần đây theo pháp lệnh được . vực rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng hay cụ thể hơn là rủi ro tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê để có thể đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho Quỹ. PHẦN. KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ BẢO KHÊ 2.1. Sản phẩm của Quỹ tín dụng nhân dân xã Bảo Khê * Tiền gửi Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê cung cấp nhiều loại tiền gửi với các kỳ hạn huy động. chung của xã hội. Quỹ tín dụng nhân dân thành lập với: Tên gọi đầy đủ: Quỹ tín dụng nhân dân Bảo Khê Tên gọi tắt: Quỹ tín dụng Bảo Khê Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng chung của hệ thống Quỹ tín dụng

Ngày đăng: 09/05/2015, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan