1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an lsu lop 4

5 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trường: Đại học Thủ Dầu Một. Lớp: GDTHK9C. GVHD: Đặng Thị Thu Hòa. Người soạn: Lê Thị Thương – Hà Thị Anh Thơ. Ngày dạy: Môn: lịch sử và địa lý 4 Kế hoạch bài dạy Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII A-Mục tiêu: 1-Kiến thức: • Ở thế kỉ XVI – XVII nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. • Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. 2-Kĩ năng: • Xác định được vị trí của ba thành thị trên bản đồ. 3-Thái độ: • Biết tôn trọng và bảo vệ các di sản có từ lâu đời, nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện. B-Chuẩn bị: 1-Giáo viên: • Bảng thống kê về tên và đặc điểm các thành thị. • Bản đồ Việt Nam. • Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVII. • Phiếu học tập của học sinh. • Sách giáo khoa lịch sử và địa lí lớp 4. 2-Học sinh: • Sách giáo khoa lịch sử và địa lí lớp 4. C-Hoạt động dạy – học: 1-Ổn định lớp: 1-2phút • Gv cho cả lớp hát 1 bài, kiểm tra sĩ số. 2-Kiểm tra bài cũ: 4-5phút • Gv gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào? • Hs trả lời. Gọi hs khác nhận xét. • Gv nhận xét và ghi điểm. • Gv hỏi: “Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì? • Gọi hs trả lời. • Gv cho hs nhận xét và gv chốt lại, ghi điểm. 3-Các hoạt động dạy – học: + Giới thiệu bài:(1-2phút) Ở thế kỉ XVI-XVII nước ta có rất nhiều thành thị nổi lên. Nổi tiếng nhất là 3 thành thị: Thăng Long-Phố Hiến ở Đàng Ngoài, cảng Hội An ở Đàng Trong, những thành thị này nổi bật về hoạt động buôn bán tấp nập, dân cư thì đông đúc. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về 3 thành thị trên. Gv nêu tên bài. Hs nhắc lại. Tên hoạt động Thời gian Mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú: Phương pháp và đồ dùng dạy học. + Hoạt động 1: Thăng Long-Phố Hiến-Hội An 3 thành thị lớn ở thế kỉ XVI - XVII. Thời gian:11-13 phút. Mục tiêu: -Học sinh biết khái niệm thành thị. -Học sinh biết xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ. -Học sinh biết đặc điểm của các thành thị lớn nhất VN thế kỉ XVI-XVII: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An về các mặt, dân cư, quy mô, hoạt động buôn bán. - Gv hỏi hs: “Theo các em hiểu thì thành thị là nơi như thế nào? -Gv nhận xét và trình bày khái niệm thành thị: “Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Cho hs đọc lại. -Gv treo bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII và yêu cầu hs xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ. -Gv cho hs nhận xét và dùng thước chỉ lại vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ. Gv cho hs đọc nội dung trong sgk từ đầu cho đến “nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán”. -Gv treo bảng phụ có kẻ sẵn khung để ghi các nội dung. Gv hướng dẫn hs cách điền nội dung sao cho đúng. -Gv gọi vài hs lên điền nội dung vào bảng thống kê cho thích hợp. -Cho hs ở dưới nhận xét sau khi hs ghi xong. -Gv nhận xét và nhắc lại cho hs nhớ. * Gv cho hs thảo luận nhóm đôi trong 3 phút. -Gv nói: bây giờ nhóm nào có thể dựa vào bảng thống kê và những nội dung trong sgk để mô tả lại các thành 3 học sinh trả lời. Hs lắng nghe. Hs đọc lại khái niệm. Hs quan sát và lên bảng xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Hs nhận xét và quan sát. Hs đọc. Hs quan sát và nghe hướng dẫn. Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs nghe. Hs nghe. Làm việc cá nhân. Bảng phụ ghi khái niệm thành thị. Bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI-XVII. Cả lớp quan sát. Bảng thống kê về đặc điểm của 3 thành thị. Hs làm việc cặp đôi. thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An cho cô và các bạn cùng nghe? -Các em có thể chuẩn bị bằng lời nói, bài viết hoặc tranh vẽ. Thời gian cho các em chuẩn bị là 2 phút. -Gọi vài hs lên trình bày phần mô tả của mình. Cho hs khác nhận xét chọn bạn mô tả hay nhất. -Gv nhận xét và tuyên dương. Gv nói: các em biết không vào ngày 5/12/1999 phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Gv hỏi: Vào ngày 10/10/2010 thì ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay) có sự kiện lớn gì xảy ra? -Gv nhận xét và nói:Sự kiện ngàn năm Thăng Long (Hà Nội) 10/10/1010 – 10/10/2010. -Gv hỏi hs vậy em nào cho cô biết ở thế kỉ XVI-XVII có những thành thị nào phát triển nổi bật? -Gv đưa ra kết luận. Hs chuẩn bị trong 2 phút. Hs trình bày. Hs khác nhận xét. Hs nghe Hs trả lời. Hs trả lời. Đại diện nhóm lên trình bày. Làm việc cá nhân. Kết luận: Vào thế kỉ XVI-XVII, một số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh. +Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVII. Thời gian:10-12 phút. Mục tiêu: -Giúp cho hs biết được tình hình kinh tế nước ta vào thế kỉ XVI-XVII. -Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm theo tổ. Trong thời gian là 3 phút. Mỗi nhóm sẽ thảo luận với phiếu thảo luận có 2 câu hỏi: + “Các em hãy nhận xét về dân cư, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII”. + “Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào?” Hs nghe gv nêu yêu cầu. Làm việc nhóm theo tổ. Phiếu thảo luận. Phát phiếu thảo luận. -Gv cho hs đọc yêu cầu trong phiếu thảo luận. Gv tổ chức cho hs thảo luận. -Cho hs nhóm 1 và 3 trình bày kết quả thảo luận. -Hs nhóm 2 và 4 nhận xét bổ sung. -Gv nhận xét và đi đến kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp. -Gv giới thiệu thêm là: “vào thế kỉ thứ XVI-XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển, tạo ra nhiều nông sản. Bên cạnh đó các ngành tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường, rèn sắt, làm giấy…cũng rất phát triển. Sự phát triển của công nghiệp và thủ công nghiệp với chính sách mở cửa của chúa Nguyễn và chúa Trịnh tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào nước ta buôn bán đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển, thành thị lớn hình thành. -Gv hỏi hs qua những gì đã tìm hiểu em nào cho cô biết những thành thị nào lúc đó phản ánh sự phát triển của nền kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVII? -Gv đưa ra kết luận. Hs đọc yêu cầu. Hs tiến hành thảo luận. Hs trình bày kết quả. Hs nhận xét. Hs nghe. Hs nghe. Hs trả lời. Đại diện nhóm lên trình bày và nhận xét bài làm của nhóm khác. Cả lớp nghe. Cá nhân trả lời. Bảng phụ ghi nội dung kết luận. Kết luận: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng thời đó. 4. Củng cố - giáo dục tư tưởng tình cảm: -Gv cho hs làm phiếu củng cố: Câu 1: Nước ta ở thế kỉ XVI-XVII có những thành thị nổi bật nào? Hs trả lời: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Câu 2: Sự phát triển của các thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của: a. Công nghiệp, nông nghiệp. b. Thủ công nghiệp, nông nghiệp. c. Công nghiệp, thủ công nghiệp. d. Thủ công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp. -Hs trả lời. -Gv nhận xét. -Gv nói: “Hôm nay chúng ta đã học về những thành thị ở thế kỉ XVI-XVII, các em đã biết những đặc điểm của các thành thị đó, và cả sự phát triển của những thành thị đó nữa. Cô hi vọng rằng sau khi học bài này các em sẽ biết trân trọng và bảo vệ những giá trị mà ông cha ta đã để lại, biết trân trọng những địa danh có từ rất lâu đời.” 5. Nhận xét-dặn dò: -Gv nói: “Hôm nay cô thấy các em học tập rất tích cực và tiếp thu bài tốt. Cô tuyên dương cả lớp”. -Hs nghe. -Gv dặn hs về nhà nhớ học bài và chuẩn bị bài sau là bài: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”. (Năm 1986). . lời. Hs lắng nghe. Hs đọc lại khái niệm. Hs quan sát và lên bảng xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Hs nhận xét và quan sát. Hs đọc. Hs quan sát và nghe hướng dẫn. Hs lên bảng làm. Hs. gian Mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú: Phương pháp và đồ dùng dạy học. + Hoạt động 1: Thăng Long-Phố Hiến-Hội An 3 thành thị lớn ở thế kỉ XVI - XVII. Thời gian:11-13. và địa lí lớp 4. 2-Học sinh: • Sách giáo khoa lịch sử và địa lí lớp 4. C-Hoạt động dạy – học: 1-Ổn định lớp: 1-2phút • Gv cho cả lớp hát 1 bài, kiểm tra sĩ số. 2-Kiểm tra bài cũ: 4- 5phút • Gv

Ngày đăng: 09/05/2015, 06:00

Xem thêm: giao an lsu lop 4

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w