1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải Phẫu Gan Và Đường Mật

11 4,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 156,82 KB

Nội dung

Giải Phẫu Gan Và Đường Mật Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả được hình thể ngoài, các dây chằng, các phương tiện cố định gan 2. Mô tả được mạch máu của gan. 3. Mô tả được phân thùy gan theo đường mật. 4. Mô tả được đường mật ngoài gan. Gan là tạng to nhất trong cơ thể, vừa là một tuyến nội tiết và ngoại tiết. Gan màu nâu đỏ trơn bóng, mật độ chắc nhưng dễ vỡ khi chấn thương, ở người chết gan nặng khoảng 1500g, ở người sống nặng khoảng 2300g do chứa nhiều máu. Gan có bề ngang dài khoảng 28cm, bề trước sau khoảng 18cm và bề cao khoảng 8cm. Gan ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang trong ô dưới hoành phải, nhưng lấn sang ä thượng vị và ä dæåïi hoaình traïi hoành trái. Đối chiếu gan trên thành ngực thì giới hạn trên của gan ở khoảng gian sườn IV đường trung đòn phải, bờ dưới gan chạy dọc theo bờ dưới sườn phải. I. Hình thể ngoài và liên quan Gan có hình dạng quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải theo một bình diện nhìn lên trên ra trước và sang phải. Gan có 2 mặt: mặt hoành lồi áp sát vào cơ hoành và mặt tạng, gan chỉ có duy nháút một bờ laì båì dưới. 1. Mặt hoành: Gồm có 4 phần: Hình 5. 11. Mặt hoành của gan 1. Cơ hoành 2. Dây chằng tam giác phải 3. Thùy phải 4. Bờ dưới 5. Túi mật 6. Dây chằng tròn gan 7. Thùy trái 8. Dây chằng liềm 9. Dây chằng tam giác trái 10. Dây chằng vành - Phần trên: lồi, trơn láng, nằm dưới cơ hoành phải có dấu ấn của tim, qua cơ hoành liên quan với đáy phổi phải, màng tim và đáy phổi trái. - Phần trước tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước, pháön trãn vaì pháön træåïc được chia đôi bởi dây chằng liềm. - Phần phải liên tiếp với phần trên và phần trước của mặt hoành là vùng đối diện với các cung sườn thứ VII đến XI bên phải. - Phần sau hình tam giaïc, coï vuìng tráön là vùng gan không có phúc mạc che phủ, có thùy đuôi. Bên phải của thùy đuôi có rãnh tĩnh mạch chủ dưới, bên trái có khe dây chằng tĩnh mạch. Mặt hoành của gan qua cơ hoành liên quan với phổi, màng phổi, tim, màng tim, do đó một áp xe gan khi vỡ có thể lan lên phổi, màng tim. 2. Mặt tạng Hình 5. 12. Mặt tạng của gan 1. Dây chằng tam giác trái 2. Ấn dạ dày 3. Dây chằng liềm 4. Dây chằng tròn 5. Thuỳ vuông 6. Túi mật 7. Thuỳ đuôi 8. Lá dưới dây chằng vành 9. Vùng trần 10. Dây chằng tam giác phải 11. Ấn thận Là mặt gan nhìn xuống dưới và sau. Mặt tạng không đều do các vết của các tạng trong ổ bụng ấn vào. Có 2 rãnh dọc và 1 rãnh ngang có hình chữ H chia mặt tạng và phần sau của mặt hoành thành 4 thùy. Thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi. - Rãnh dọc phải tạo bởi phía trước là hố túi mật, phía sau là rãnh tĩnh mạch chủ dưới, giữa hai rãnh có mõm đuôi của thùy đuôi. - Rãnh dọc trái hẹp và sâu, cách rãnh phải 6cm, phía trước là khe dây chằng tròn, dáy chàòng troìn là di tích của tĩnh mạch rốn bị tắc. Phía sau là khe dây chằng tĩnh mạch, dáy chàòng ténh maûch là di tích của ống tĩnh mạch, nối tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch chủ dưới lúc phôi thai. - Rãnh ngang là cửa gan dài khoảng 6cm chạy từ phải sang trái. Mạch máu, thần kinh và ống dẫn mật từ ngoài chạy vào hay từ trong chạy ra đều qua cửa gan. Mặt tạng của thùy phải có 3 ấn: ấn kết tràng ở trước, ấn thận phải ở phía sau và ấn tá tràng ở phía trong. + Mặt tạng ở thùy trái có một lõm lớn và ấn dạ dày. + Mặt tạng ở thùy vuông úp lên dạ dày, män vị và tá tràng. + Thùy đuôi ở sau có một phần thuộc về phần sau của mặt hoành. 3. Bờ Gan chỉ có một bờ là bờ dưới, bờ này rõ và sắc chạy từ phải sang trái, giữa phần trước của mặt hoành và mặt tạng. Bờ dæåïi có 2 khuyết: khuyết dây chằng tròn và khuyết túi mật. 4. Liên quan với phúc mạc Gan hầu hết được phúc mạc che phủ, trừ một phần sau của mặt hoành, không có phúc mạc che phủ gọi là vùng trần. II. Các dây chằng và các phương tiện cố định gan Gan được cố định bởi: 1. Tĩnh mạch chủ dưới 2. Dây chằng hoành gan Gồm nhiều thớ sợi nối vùng trần của gan với cơ hoành. 3. Dây chằng vành Đi từ phần sau của mặt hoành tới cơ hoành, dây chằng vành được tạo bởi sự quặt ngược của lá trước và lá sau của phúc mạc che phủ gan lên cơ hoành. Dây chằng vành rất rộng đi từ đầu phải đến đầu trái của gan. 4. Dây chằng tam giác phải và trái Ở hai đầu phải và trái của dây chằng vành, chằng ở hai đầu của phần sau gan vào cơ hoành tạo thành 2 dây chằng tam giác phải và trái: mỗi dây chằng có 3 cạnh, 1 cạnh dính vào cơ hoành, 1 cạnh vào gan và 1 cạnh tự do ở phía ngoài. 5. Dây chằng liềm Là một nếp phúc mạc treo mặt hoành của gan vào mặt dưới cơ hoành và thành bụng trước, 1 bờ dính vào mặt hoành của gan và 1 bờ tự do căng từ rốn đến bờ dưới gan. Giữa 2 lá của bờ tự do có dây chằng tròn gan. 6. Mạc nối nhỏ Là nếp phúc mạc nối gan với bờ cong vị nhỏ. 7. Dây chằng tròn Là thừng sợi do sự thoái hoá của tĩnh mạch rốn thời kỳ phôi thai, đi từ rốn đến mặt tạng của gan tạo nên khe dây chằng tròn và tận cùng ở nhánh trái của tĩnh mạch cửa. 8. Dây chằng tĩnh mạch Là do sự thoái hoá của ống tĩnh mạch. Dây chằng tĩnh mạch tạo nên khe dây chằng tĩnh mạch đi từ tĩnh mạch cæía trái đến tĩnh mạch chủ dưới. III. Cấu tạo và hình thể trong Gan được cấu tạo bởi: mô gan, mạch máu và đường mật trong gan. 1. Bao gan Gan được bao bởi 2 bao: bao thanh mạc ở ngoài và bao xơ ở trong. - Bao thanh mạc là lá tạng của phúc mạc bọc bên ngoài gan. Sau khi lật trên hay xuống dưới tạo nên các dây chằng treo gan. - Bao xơ là bao riêng của gan, bao dính chặt vào bao thanh mạc ở ngoài và tổ chức gan ở trong. 2. Mô gan Tạo nên bởi tế bào gan, mạch máu và đường mật trong gan. IV. Sự phân thùy của gan Có 2 cách phân chia phân thuỳ gan theo hình thể ngoài và theo đường mạch, mật. 1. Phân chia gan theo hình thể ngoài Gan có 4 thùy giới hạn như sau: - Ở mặt hoành ta thấy được thùy gan phải và thùy gan trái, ngăn cách nhau bởi dây chằng liềm. - Ở mặt tạng 2 rãnh dọc và một rãnh ngang chia gan thành 4 thùy: Thùy phải ở bên phải rãnh dọc phải, thùy trái ở bên trái rãnh dọc trái; giữa hai rãnh dọc, trước rãnh ngang là thùy vuông, sau rãnh ngang là thùy đuôi. Như vậy thùy phải và thùy trái đều thấy được mặt hoành và mặt tạng, thùy vuông chỉ thấy được ở mặt tạng, thùy đuôi thấy được ở mặt tạng và một phần ở phía sau của mặt hoành. 2. Phân chia gan theo đường mạch mật Dựa vào đường mạch mật trong gan, GS. Tôn Thất Tùng chia gan thành 5 thùy và 8 hạ phân thùy. 2.1. Phân thùy bên Ở bên trái khe liên thùy trái, khe này được xác định ở mặt hoành của gan là dây chằng liềm; phân thùy bên được chia làm 2 hạ phân thùy II và III. 2.2. Phân thùy giữa Ở bên phải khe liên thùy trái và ở bên trái khe giữa. Khe giữa được xác định tại mặt hoành của gan bởi một đường từ bờ trái tĩnh mạch chủ dưới đến khuyết túi mật. Tương ứng hạ phân thùy IV. 2.3. Phân thùy trước Ở bên phải khe giữa và bên trái khe phải. Khe này được xác định ở mặt hoành của gan bởi một đường vạch từ bờ phải của tĩnh mạch chủ dưới; theo lá trên của dây chằng vành rồi vòng xuống song song với bờ phải của gan và cách bờ này 3 khoát ngón tay. Phân thùy trước được chia thành hai hạ phân thùy V và VIII. 2.4. Phân thùy sau Ở bên phải khe phải, được chia thành 2 phân thùy VI và VII. 2.5. Phân thùy đuôi Nằm ở mặt tạng của gan sau cửa gan còn gọi là hạ phân thùy I Hình 5. 13. Phân chia gan theo đường mạch mật V. Mạch và thần kinh 1. Động mạch Máu nuôi dưỡng cho gan là động mạch gan riêng, là nhánh của động mạch gan chung. Động mạch gan chung khi tới bờ trái của tĩnh mạch cửa gan thì chia làm 2 nhánh: - Động mạch vị tá tràng - Động mạch gan riêng Động mạch gan riêng chạy ngược lên trước tĩnh mạch cửa giữa 2 lá của mạc nối nhỏ, đến cửa gan chia làm 2 ngành cùng. Ngành phải to chạy vào gan phải chia các nhánh bên là: động mạch túi mật, động mạch thuỳ đuôi, động mạch phân thùy trước và động mạch phân thùy sau, ngành trái chạy vào gan trái phân nhánh cho phân thùy bên, phân thùy giữa và thùy đuôi. 2. Tĩnh mạch cửa Hình 5. 14. Sơ đồ mạch máu và đường mật trong gan 1. TM chủ dưới 2. ĐM gan riêng 3. TM cửa 4. Ống mật chủ 5. Túi mật Là một tĩnh mạch chức phận đưa về gan các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc ở ống tiêu hoá để gan chọn lọc lưu trữ, chế biến và điều hoà. Tĩnh mạch cửa được hợp bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Ngoài ra tĩnh mạch cửa còn nhận các nhánh: - Tĩnh mạch túi mật. - Tĩnh mạch vị trái. - Tĩnh mạch vị phải. - Tĩnh mạch trước môn vị. - Tĩnh mạch cạnh rốn. Tĩnh mạch cửa chạy sang phải và ra trước để vào mạc nối nhỏ cùng với động mạch gan riêng và ống mật, tạo nên cuống gan; ở cuống gan có động mạch gan riêng bên trái, ống mật chủ bên phải, ở sau là tĩnh mạch cửa. Ở cửa gan tĩnh mạch cửa chia làm 2 ngành phải và trái để chạy vào gan phải và gan trái. Ngành trái còn nhận thêm 2 tĩnh mạch: + Tĩnh mạch rốn: đã tắc thành dây chằng tròn. + Ống tĩnh mạch đã tắc thành dây tĩnh mạch. Vòng nối: tĩnh mạch cửa thông với hệ tĩnh mạch chủ bởi các vòng nối: + Vòng nối thực quản. + Vòng nối trực tràng. + Vòng nối quanh rốn. + Vòng nối qua phúc mạc nối các tĩnh mạch ruột với các tĩnh mạch chủ dưới. 3. Tĩnh mạch gan Có 3 tĩnh mạch lớn dẫn máu ở các thùy gan về tĩnh mạch chủ dưới: - Tĩnh mạch gan phải. - Tĩnh mạch gan giữa. - Tĩnh mạch gan trái. 4. Thần kinh Gồm 2 nguồn. - Thần kinh X trái qua mạc nối nhỏ vào cửa gan. - Từ đám rối tạng chạy dọc theo động mạch gan riêng và tĩnh mạch cửa vào rốn gan. VI. Đường mật ngoài gan Mật từ tế bào gan đôt vào các tiểu quản mật sau đó dẫn lưu về các ống mật nỏ hơn, từ các ống mật tiểu thùy, hạ phân thùy và thùy (đường mật trong gan), sau đó đổ về hai ống gan phải và gan trái thuộc đường mặt ngoài gan. Đường mặt ngoài gan gồm có ống gan, ống mật chủ, túi mật và ống túi mật. Hình 5. 15. Đường mật ngoài gan 1. Đáy túi mật 2. Thân túi mật 3. Cổ túi mật 4. Ống gan phải 5. Ống gan trái 6. Ống gan chung 7. Ống túi mật 8. Ống mật chủ 9. Ống tuỵ chính 10. Bóng gan tụy 1. Ống gan [...]... có 2 ống gan phải và gan trái, ở cửa gan hai ống này hợp lại thành ống gan chung dài 3cm, đường kính 5mm Ống gan chung khi đến bờ trên tá tràng cùng với ống túi mật hợp thành ống mật chủ 2 Ống mật chủ Đi từ bờ trên tá tràng, nơi gặp nhau giữa ống gan chung và ống túi mật rồi chạy sau tụy và đổ vào nhú tá lớn ở đoạn 2 tá tràng Trước khi đổ vào nhú tá lớn, ống mật chủ cùng với ống tụy chính đổ vào một... bóng gan tụy Ống mật chủ có 4 đoạn: + Trên tá tràng + Sau tá tràng + Sau tụy + Trong thành tá tràng 3 Túi mật Nằm trong hồ túi mật, có hình quả lê, dài khoảng 8cm, chỗ rộng nhất 3cm, có 3 phần: - Đáy túi mật: nằm trong khuyết túi mật của bờ dưới gan - Thân túi mật: chạy chếch lên trên và sang trái - Cổ túi mật: phình ra ở giữa thành 1 bể con, hai đầu cổ túi hẹp, đầu trên gấp vào thân đầu dưới gấp vào... mật: phình ra ở giữa thành 1 bể con, hai đầu cổ túi hẹp, đầu trên gấp vào thân đầu dưới gấp vào ống túi mật 4 Ống túi mật Ở dưới cổ túi mật, dẫn mật từ túi đến ống mật chủ, dài 3cm, đường kính 3mm, niêm mạc ống túi mật có các nếp xoắn hình xoắn ốc - See more at: http://yhvn.vn/tai-lieu/giai-phau -gan- va-duongmat#sthash.BeOFg6MG.dpuf . ống mật tiểu thùy, hạ phân thùy và thùy (đường mật trong gan) , sau đó đổ về hai ống gan phải và gan trái thuộc đường mặt ngoài gan. Đường mặt ngoài gan gồm có ống gan, ống mật chủ, túi mật và. vào cửa gan. - Từ đám rối tạng chạy dọc theo động mạch gan riêng và tĩnh mạch cửa vào rốn gan. VI. Đường mật ngoài gan Mật từ tế bào gan đôt vào các tiểu quản mật sau đó dẫn lưu về các ống mật. túi mật. Hình 5. 15. Đường mật ngoài gan 1. Đáy túi mật 2. Thân túi mật 3. Cổ túi mật 4. Ống gan phải 5. Ống gan trái 6. Ống gan chung 7. Ống túi mật 8. Ống mật chủ 9. Ống tuỵ chính 10. Bóng gan

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w