1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN NGỮ VĂN( lớp 6,7,8,9)THCS ( Tác giả , tác phẩm- Bình luân..)

451 11,5K 151

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 451
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

nguyÔn träng hoµn nhµ xuÊt b¶n ®¹i häc s ph¹m _____________________________________________________________ lời nói đầu Thực hiện Chơng trình Trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-BGD&ĐT ngày 24-1-2002 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), phơng pháp dạy học môn Ngữ văn đợc đổi mới theo hớng tích hợp trong đó trọng tâm của yêu cầu dạy học phần Văn là Đọc - hiểu văn bản (các trích đoạn hoặc tác phẩm văn học trọn vẹn, các văn bản nhật dụng). Đây là yêu cầu lần đầu tiên đợc gọi tên một cách chính thức trong sách giáo khoa Ngữ văn, xác định những nội hàm cụ thể để học sinh thực hiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, hớng tới hiệu quả hành dụng và kết nối kiến thức với các phần Tiếng Việt, Tập làm văn. Nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh về lĩnh vực này, chúng tôi biên soạn bộ sách Đọc - hiểu văn bản (gồm bốn cuốn, theo sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8, 9). Vì đây là một lĩnh vực lí thú và có liên quan tới nhiều bình diện của hoạt động đọc - hiểu, nên trong mỗi cuốn sách, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề có tính khái quát có liên quan đến việc thực hành đọc - hiểu văn bản Ngữ văn ở lớp đó. Cuốn Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 6 gồm: - Phần một: Về quan niệm và giải pháp đọc - hiểu văn bản Ngữ văn , nhận thức b- ớc đầu về lí thuyết đọc - hiểu trớc nhu cầu đổi mới phơng pháp dạy học Ngữ văn ở trờng Trung học cơ sở. - Phần hai: Thực hành đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 6, ứng dụng quan điểm và giải pháp đọc - hiểu trong những bài cụ thể, mỗi bài đợc cấu tạo theo ba mục: I - Gợi ý II - Giá trị tác phẩm III - Liên hệ Nội dung mục Gợi ý của mỗi bài học là công việc chuẩn bị tâm thế, cung cấp những kiến thức công cụ để chiếm lĩnh mục tiêu của bài đọc - hiểu, đó là các yếu tố đặc trng thể loại, các thông tin chọn lọc về tác giả, tác phẩm, đại ý, tóm tắt bài học và xác định lời kể hoặc cách thức đọc văn bản. Nội dung mục Giá trị tác phẩm đợc hình thành trên cơ sở lí giải những giá trị chủ 2 yếu (theo thứ tự hoặc tổng hợp) từ các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản của sách giáo khoa, thể nghiệm một lô gích tiếp cận văn bản (từ cấu trúc đến nội dung và ý nghĩa). Nội dung mục Liên hệ có kết cấu mở, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng: có thể giới thiệu một văn bản tơng đơng hoặc gần gũi với bài học để tạo điều kiện cho ngời đọc có điều kiện so sánh; có thể cung cấp một số nhận định tiêu biểu để tham khảo khi đánh giá về tác giả, tác phẩm; cũng có thể cung cấp một bài văn, bài thơ viết về bài học đó nhằm giới thiệu một cách hiểu hoặc mở rộng trờng liên tởng. Chúng tôi nghĩ rằng: Phơng thức đọc - hiểu văn bản Ngữ văn chắc chắn không chỉ là điều quan tâm của một cá nhân. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn học sinh trong quá trình sử dụng cuốn sách này góp cho những ý kiến quý báu để chúng tôi có dịp bổ khuyết. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, 2002 - 2003 nguyễn trọng hoàn 3 con rồng cháu tiên (Truyền thuyết) I - Gợi ý 1. Thể loại: Đọc kĩ Chú thích có dấu sao () trong sách giáo khoa (SGK) và ghi nhớ một số ý chính: a) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Tuy vậy, truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng chứ không phải lịch sử nên nó thờng có yếu tố tởng tợng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đợc kể. b) Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đờng, kì ảo vốn là đặc trng của thần thoại cũng thờng xuyên đợc sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ng- ỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại đợc "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ nh truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian. Về vấn đề này, tác giả Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phơng theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trơng, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố h ảo, thần kì nh cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thờng phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tởng tợng và bằng trí tởng tợng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam , NXB Khoa học xã hội, H., 1971). c) Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vơng - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam 4 (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) nh: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nớc, giữ nớc dới thời các vua Hùng. 2. Đại ý: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên giải thích nguồn gốc cao đẹp của đất nớc Việt Nam, niềm tự hào và tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc khác nhau trên khắp mọi miền Tổ quốc. 3. Tóm tắt: Ngày xa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phơng Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc trong có một trăm trứng; trăm trứng lại nở ra một trăm ngời con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai ngời đã chia nhau mỗi ngời mang theo năm mơi ngời con, ngời lên rừng, kẻ xuống biển. Ngời con trởng theo Âu Cơ đợc tôn lên làm vua, xng là Hùng Vơng, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nớc là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con tr- ởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mời mấy đời, đều lấy hiệu là Hùng V- ơng. Do tích này mà về sau ngời Việt Nam luôn tự hào là con cháu các vua Hùng, có nguồn gốc cao quý "Con Rồng cháu Tiên". II - Giá trị tác phẩm 1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trớc hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thờng ở dới n- ớc), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thờng giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. 2. Mặt khác, về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dới nớc kết duyên cùng một ngời thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thờng. Nàng 5 sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm ngời con đẹp đẽ lạ thờng. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên nh thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh nh thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mơi ngời theo cha xuống biển, năm mơi ngời theo mẹ lên núi. Chia nh vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. Theo truyện này thì ngời Việt là con cháu các vua Hùng, thuộc dòng dõi Rồng Tiên. 3. Chi tiết tởng tợng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đờng, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tởng tợng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc cha thể giải thích theo cách thông thờng hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngỡng mộ, tôn sùng. Trong truyện Con Rồng cháu Tiên , những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), sự kiện Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng chứng tỏ ngời Việt có nguồn gốc khác thờng, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ ngời đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Đồng thời, các chi tiết tởng tợng, kì ảo cũng có tác dụng làm tăng sức hấp dẫn, vẻ đẹp kì ảo của câu chuyện. Những chi tiết tởng tợng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tởng tợng phi thờng của ngời Lạc Việt. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có pha trộn nhiều yếu tố tởng tợng, kì ảo nhng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nớc ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xa của cộng đồng ngời Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong nam hay ngoài bắc, ngời Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thơng yêu, đùm bọc lẫn nhau. Bánh chng, bánh giầy (Truyền thuyết) 6 I - Gợi ý 1. Đại ý: Truyền thuyết Bánh chng, bánh giầy đề cao lòng tôn kính đối với Trời, Đất và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên; đồng thời ca ngợi tài năng sáng tạo của con ngời. 2. Tóm tắt: Vua Hùng Vơng thứ sáu muốn tìm trong số hai mơi ngời con trai một ngời thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vơng sẽ đợc truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vơng. Lang Liêu, ngời con trai thứ mời tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ nh những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, đợc một vị thần mách nớc, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện đợc ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vơng, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của ngời Việt Nam. II - Giá trị tác phẩm 1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nớc, đã truyền đợc sáu đời" lời nói của vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn ngời nối ngôi trong hoàn cảnh đất nớc thanh bình và nhà vua đã già. ý định của vua trong việc chọn ngời nối ngôi tức phải nối đợc chí của vua, không nhất thiết là con trởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vơng, ai làm vừa ý vua sẽ đợc truyền ngôi). 2. Trong số các ngời con của vua, chỉ có Lang Liêu đợc thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trớc kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là ngời thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" sống cuộc sống nh dân thờng. Đồng thời, chàng là ngời hiểu đợc ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện đợc ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vơng. 3. Hai thứ bánh của Lang Liêu đợc vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vơng và 7 Lang Liêu đợc chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con ngời làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tợng hình Trời, bánh vuông tợng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tợng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con ngời với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của ngời Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những ngời dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ. Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng ngời vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân. 4. Truyền thuyết Bánh chng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chng, bánh giầy hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của ngời Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của ngời lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn ngời nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng và giàu ý nghĩa của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Thánh gióng (Truyền thuyết) I - Gợi ý 1. Đại ý: Truyền thuyết Thánh Gióng ca ngợi ngời anh hùng làng Gióng đã có công diệt giặc Ân cứu nớc thời vua Hùng Vơng thứ sáu. Truyện đã thể hiện sức mạnh của dân tộc ta, đồng thời phản ánh mơ ớc, khát vọng có sức mạnh vô địch để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ đất nớc của nhân dân ta thời xa. 2. Tóm tắt: Vào đời vua Hùng Vơng thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm 8 chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng - ớm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mời hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cời. Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin đợc đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vơn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đờng đánh tan quân giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xa. II - Giá trị tác phẩm 1. Trong truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả ) nhng nhân vật chính là Thánh Gióng . Nhân vật này đợc xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tởng tợng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thờng (bà mẹ chỉ ớm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mời hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cời; khi giặc đến thì bỗng dng biết nói và lớn nhanh nh thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời. 2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc . Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ ngời già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nớc. Đây là một chi tiết thần kì: cha hề biết nói, biết cời, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nớc. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi nh những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé . Gióng là đứa con của nhân dân, đợc nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ t, Gióng lớn nhanh nh thổi, vơn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những ngời lao động rất bình thờng, nhng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thờng, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đờng đánh giặc . Gậy 9 sắt là vũ khí của ngời anh hùng. Nhng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Đặc biệt là hình tợng cây tre. Cây tre bình dị, rắn chắc, đã tham gia vào công cuộc đánh đuổi quân thù từ ngày xa, thời các vua Hùng dựng nớc cho đến mãi sau này, khi phải đối đầu với những thứ vũ khí tối tân của giặc Pháp, giặc Mĩ, cây tre vẫn có những đóng góp lớn lao, lập nên những chiến công vang dội khiến quân thù phải khiếp sợ. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng nh nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nớc, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi đợc khen thởng hay ban cho danh lợi. 3. ý nghĩa của hình tợng Thánh Gióng . Nghe lời hiệu triệu của sứ giả, một cậu bé lên ba đang không biết nói biết cời bỗng nhiên lớn bổng thành tráng sĩ và đòi ra trận, dũng mãnh chiến thắng kẻ thù - đó là ớc mơ, khát vọng, là sự kết tinh truyền thống dựng nớc, giữ nớc của dân tộc Việt Nam. Có thể nói: Thánh Gióng là hình tợng tiêu biểu của ngời anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng đợc sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nớc, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tợng trng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con ngời và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại. Từ truyền thống đánh giặc cứu nớc, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tợng trng cho lòng yêu nớc, sức mạnh quật khởi của dân tộc. 4. Sự thật lịch sử đợc phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng V- ơng. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nớc đã khá phát triển, ngời dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phơng Bắc để bảo vệ đất nớc. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nớc, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phơng tiện để đánh giặc. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Truyền thuyết) 10 . chuẩn bị tâm th , cung cấp những kiến thức công cụ để chiếm lĩnh mục tiêu của bài đọc - hiểu, đó là các yếu tố đặc trng thể loại, các thông tin chọn lọc về tác gi , tác phẩm, đại , tóm tắt bài. Nữ (thờng ở dới n- ớc ), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông ( trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép l , thờng giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn. (ngời mồ côi, con riêng, ngời em út, ngời có hình dạng xấu x , ), nhân vật có tài năng kì l , nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt

Ngày đăng: 08/05/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w