1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việt Nam được và mất gì khi tham gia Hội nghị Geneva

26 672 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

Việt Nam được và mất gì khi tham gia Hội nghị Geneva

MỤC LỤC MỤC LỤC .1 LỜI MỞ ĐẦU 2 KẾT LUẬN .23 LỜI MỞ ĐẦU Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Dương Trung Quốc đã nói “ Nếu nhận thức rằng lịch sử là cái tất yếu được định vị bằng thời gian của cái đã qua ngoại giao là cái tất yếu phản ánh tương quan lợi ích của những bên tham gia, thì không thể đánh giá sự kiện Geneva 1954 cách đây nửa thế kỷ bằng tâm thức của ngày hôm nay. Không thể đòi hỏi một nền ngoại giao của một quốc gia từ trong rừng sâu của chiến khu lần đầu tiên đến một nghị quốc tế với sự tham dự của những cường quốc lớn nhất của hai khối chính trị đối địch nhau giữa thời chiến tranh lạnh, lại có ngay được một tư thế hoàn toàn độc lập, tự chủ trong mọi quyết định trên bàn đàm phán” . Ý nghĩa to lớn những bài học quý báu của hiệp định Geneva sẽ trường tồn cùng thế giới, được nhân lên phát huy hơn nữa trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. E. Smith Gravel đã tuyên bố: “ Hiệp định Geneva là một kết quả tốt nhất mà chúng ta có thể đạt được. Nên nhớ rằng rất hiếm có trường hợp mà ngoại giao có thể giành được trên bàn hội nghị những không thể giành được hoặc giữ được trên chiến trường.”. Hội nghị Geneva là một điểm sáng trong suốt tiến trình cách mạng của nhân dân ta, tạo tiền đề cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục cuộc đấu tranh đi tới thống nhất đất nước năm 1975 sau này. Hội nghị là sự kiện quốc tế quan trọng có ảnh hưởng to lớn đối với quan hệ quốc tế, được các nước thế giới quan tâm. Mặc dù với những ý nghĩa, những thắng lợi to lớn vĩ đại không thể phủ nhận nhưng vẫn còn những quan điểm cho rằng thắng lợi đạt đượcGeneva chưa trọn vẹn, ta có thể đạt được nhiều hơn”. Các bên đến hội nghị Geneva với những quan điểm mục tiêu khác nhau nhưng cuối cùng đạt tới hiệp định là do các bên tìm được mẫu số lợi ích chung, cùng nhau thỏa hiệp, mỗi bên có được cái tối thiểu cần đạt được. Như vậy, hiệp định Geneva có thật thỏa đáng không? Có phản ánh đúng thắng lợi của ta trên chiến trường so sánh lực lượng lúc đó không? Bài tiểu luận “Việt Nam được mất khi tham gia Hội nghị Geneva” sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh bàn về những vấn đề xung quanh hội nghị này. Bài tiểu luận của chúng tôi được chia thành 4 phần. Bao gồm: 2 1. Bối cảnh quốc tế diễn ra hội nghị Geneva 2. Mục tiêu của Việt Nam trong hội nghị Geneva 3. Thành công hạn chế của Việt Nam trong hội nghị Geneva 4. Những quan điểm xung quanh hội nghị Geneva Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phú Tân Hương đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này! Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2010 3 I. Bối cảnh quốc tế của Hội nghị Geneva Cuối năm 1953, đầu năm 1954, khi chiến tranh lạnh đã đi đến đỉnh cao thì xuất hiện xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn. Về phía Liên Xô, sau khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Xtalin mất vào tháng 3 năm 1953, ban lãnh đạo mới của Liên Xô điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế nhằm củng cố thực lực trong nước, thực hiện thi đua với Mỹ để giành ưu thế trên tất cả các lĩnh vực. Đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thực hiện năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất nhằm đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; đẩy mạnh chính sách cùng tồn tại hòa bình, trước hết với các nước châu Á, nhằm phá thế bao vây cấm vận của Mỹ áp đặt để chống Trung Quốc từ năm 1951. Như vậy, hai đồng minh trụ cột của ta lúc bấy giờ là Liên Xô Trung Quốc đều muốn hòa hoãn với Mỹ phương Tây, làm dịu tình hình thế giới để tranh thủ phục hồi phát triển đất nước. Kết quả lớn nhất của xu thế hòa hoãn này là các nước lớn: Mỹ, Anh, Pháp Liên Xô đi đến triệu tập Hội nghị Berlin bàn về giải pháp chấm dứt căng thẳng ở Đức, Áo. Đây là cuộc gặp đầu tiên của các nước lớn từ năm 1949. Hội nghị Berlin cũng đi đến thỏa thuận triêu tập tại Geneva hội nghị bốn nước lớn chính phủ các bên hữu quan, có sự tham gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để bàn về chấm dứt tình hình căng thẳng ở Triều Tiên việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Đông Dương. Tình hình thế giới như vậy đã mở ra một con đường mới cho khả năng kết thúc chiến tranh Việt Nam thông qua biện pháp thương lượng hòa bình. Tiền lệ từ cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng thúc đẩy việc giải quyết tình hình Đông Dương nói chung Việt Nam nói riêng bằng phương pháp đàm phán hòa bình. Cuộc đàm phán về chiến tranh Triêu Tiên đã dẫn đến việc ký Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên trên cơ sở giữ nguyên trạng hai miền Triều Tiên. Kết cục của chiến tranh Triều Tiên thúc đẩy xu hướng giải quyết xung đột vũ trang ở Viễn Đông bằng thương lượng hòa bình khởi động quá trình các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua một giải pháp quốc tế. 4 Tình hình Đông Dương 1953-1954 đang ở thế có lợi cho Việt Nam khi bước vào vòng đàm phán của hội nghị Geneva.Tình hình chính trị của Pháp rất rối ren do những thất bại quân sự to lớn trên chiến trường Đông Dương chính sách lệ thuộc vào Mỹ của giới cầm quyền Pháp. Phong trào chống chiến tranh, đòi quân đội rút về nước ngày một lan rộng trong các tầng lớp xã hội khác nhau ở Pháp. Quốc hội Pháp bị phân liệt trong vấn đề Đông Dương các nước đồng minh phương Tây cũng không thực tâm giúp Pháp. Tình hình trong nước đang ở thế có lợi cho ta để tiếp tục bước vào hội nghị Geneva. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, cố gắng chiến tranh cao nhất cũng là nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp can thiệp của Mỹ. Tác động trực tiếp sâu sắc nhất của chiến trường toàn Đông Dương chiến dịch Điện Biên Phủ làm rung chuyển nội bộ xã hội dân tình nước Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới Pháp, thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng chủ hòa trong chính giới, đặc biệt trong Quốc hội Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thất bại âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh phá hoại Hội nghị Geneva của Mỹ. Chiến thắng cũng tăng thêm sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên phủ tạo thế vững vàng cho đoàn đàm phán Việt Nam. Đoàn ta đã bước vào Hội nghị Geneva với thế thắng, thế mạnh nhờ có thắng lợi quân sự khắp chiến trường Việt Nam. II. Mục tiêu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi tham gia hội nghị Geneva Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trình bày lập trường đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cơ sở: Hòa bình, độc lập, thống nhất dân chủ đồng thời đề ra giải pháp 8 điểm cho việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam Đông Dương. 1. Về chính trị kinh tế  Pháp công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào Campuchia 5  Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong ba nước nhằm lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp những điều kiện gia nhập đó. Các chính phủ Campuchia Lào cũng ra những tuyên bố tương tự  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Campuchia, Lào thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của nước Pháp trong ba nước. sau khi các chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế văn hóa được giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. 2. Về quân sự  Ký một hiệp định về rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Campuchia, Lào trong thời hạn các bên tham gia tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi rút quân của lực lượng Pháp hay Việt nam trong một số khu vực hạn chế  Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh  Trao trả tù binh  Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự. Pháp ba nước Đông Dương ký hiệp đình về từng nước trên cơ sở dưới đây: o Ngừng bắn trên toàn Đông Dương đồng thời với việc điều chỉnh các lãnh thổ khu vực mà các bên chiếm giữ o Ngừng việc đưa quân đội mới, vũ khí đạn dược vào Đông Dương o Thiết lập một hệ thống kiểm soát các uỷ ban liên hiệp gồm đại diện của các bên tham chiến. III. Thành công hạn chế của Việt Nam trong Hội nghị Geneva 1. Thành công 6 Sau hai tháng rưỡi đàm phán, Hội nghị đã kết thúc thành công, nhân dân ta đã giành được những kết quả quan trọng. Các bản hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết. Các nước tham gia Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố chung, thừa nhận: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia quy định quân đội Pháp phải rút khỏi các nước Đông Dương ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Cũng trong lời kêu gọi ngày 22 tháng 7 năm 1954 của Hồ Chủ Tịch nêu rõ “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi …Chúng ta giành được thắng lợi to lớn là do nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta ” Với hội nghị Geneva, chúng ta đã có những thành công nhất định cả về mặt chính trị, quân sự ngoại giao góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc hòa bình thế giới. 1.1. Về thời hạn tổng tuyển cử ở Việt nam Cùng với việc ấn định vĩ tuyến phân vùng, vấn đề định thời hạn tổng tuyển cử là sự thỏa thuận cuối cùng giữa ta địch. Thời hạn định cho việc tổng tuyển cử để thống nhất việt nam là hai năm sau khi ngừng bắn (20/7/1956). Đó là mức cuối cùng của ba đoàn Liên Xô, Trung quốc, Việt nam thống nhất ở Gieneva,và đưa ra với đối phương ngày 29/7/1954. Phương án này so với sự thỏa thuận giữa nước ta Trung quốc tại hội nghị Liễn Châu ( tuyển cử trong vòng 6 tháng đến 1 năm) thì thấp. So với điều kiện thỏa hiệp của Măng det Pho răng (15 tháng sau khi ký hiệp định) dự kiến của chuyên gia trong phái đoàn của Bido trước đó (18 tháng) thì mức đó cũng thấp. Về địch, chúng buộc phải nhận thời hạn tổng tuyển cử là một thất bại của chúng vì về cơ bản chúng không muốn bàn về vấn đề chính trị âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Chúng dùng vấn đề này để ép ta phải nhân nhượng chúng về vấn đề phân vùng. Chiều 17/7, 3 ngày trước khi ký kết hiệp định Măng det Pho răng vẫn không chịu định thời hạn tổng tuyển cử. 7 Về ta, cả Liên xô Trung quốc đều không nhấn mạnh thời hạn tổng tuyển cử ở Việt nam, họ đều cho rằng vấn đề thời hạn tổng tuyển cử có thể thỏa thuận được nhưng trong một thời gian nhất định không thể thực hiện được. Buộc địch phải định rõ thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất Việt nam trong hiệp định Gieneva là một thắng lợi. Thời hạn đạt được từ 1 đến 2 năm không quan trọng nhưng sớm vẫn tốt hơn. 1.2. Lập lại hòa bình ở Đông Dương giải phóng hoàn toàn Miền Bắc Đánh giá một cách toàn diện khách quan về Hiệp nghị Geneva 1954, trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng Nhà nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tháng 11 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy quân sự Trung ương kết luận: “với Hiệp nghị Geneva, tuy ta chưa hoàn thành việc giải phóng cả nước nhưng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: đánh bại đế quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc chuẩn bị điều kiện tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ sau này. Đây là một thắng lợi vĩ đại của một nước nhỏ đánh thắng một đế quốc to, thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên ở nước ta do Đảng lãnh đạo.” Với hiệp định Geneva, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân ba nước Lào, Việt, Campuchia không tham gia liên minh quân sự với bên ngoài. Điều đó đã góp phần quan trọng, chẳng những tạo lập được môi trường hòa bình ổn định cho Đông Dương sau chiến tranh mà còn đưa đến thay đổi tương quan lực lượng cục diện Đông Dương Đông Nam Á có lợi cho xu hướng chống ách thống trị lệ thuộc Phương Tây, chống các liên minh quân sự của nước ngoài, vì độc lập tự do hòa bình của mình. Pháp cùng các nước lớn công nhận các quyền độc lập, chủ quyền của Việt Nam điều mà 9 năm về trước, tại hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Pháp không chịu công nhận, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng gắn liền với hệ thống XHCN để xây dựng một nhà nước hoàn chỉnh, làm cơ sở cho công cuộc tiếp tục đấu tranh thống nhất đât nước, trở thành căn cứ địa vững chắc cho cuộc đấu tranh hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam, đồng thời là hậu phương quan trọng để làm nhiệm vụ quốc tế đối với sự nghiệp chống áp đặt ách thống 8 trị của các cường quốc thực dân phương Tây đối với Lào Campuchia. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, sau Điện Biên Phủ Geneva có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, đặc biệt là trong phong trào giải phóng dân tộc. Việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, hòan toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước ta là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đồng thời là thắng lợi của phe XHCN, hòa bình dân chủ trên toàn thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương trên thế giới lúc bấy giờ là một thắng lợi của hòa bình, hòa dịu, hạ nhiệt phần nào không khí chiến tranh lạnh 1.3. Một số thành công khác Bên cạnh đó, Đảng nhân dân ta cũng đã đạt được một số thành công khác qua Hội nghị này. Đó là Hiệp định Gieneva – một văn bản có tính pháp lý quốc tế cho một giải pháp đồng bộ về quân sự chính trị nhằm kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã vượt ra ngoài ý đồ ban đầu của các nước lớn, giới hạn cuộc thảo luận tại Geneva về Đông Dương trong khuôn khổ một hiệp nghị ngừng bắn đơn thuần. Nó tuyệt đối không phải là một thỏa thuận chỉ giới hạn trong việc ngừng bắn của các bên tham chiến. đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, các nước lớn phương Tây phải công nhận bằng văn bản pháp lý quốc tế chủ quyền quốc gia sự thống nhất quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta. Hiệp định về cơ bản đã thể hiện được phương hướng, lập trường mục tiêu cơ bản của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) khi bước vào cuộc thương lượng như trong báo cáo của Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng trước quốc hội 10/4/1953 “hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ” Thực tiễn lịch sử đã xác nhận những sự kiện lớn đáng ghi nhận như việc hình thành cương lĩnh mặt trận DT giải phóng Miền Nam Việt Nam đấu tranh vì một miền Nam độc lập, hòa bình, trung lập đường lối trung lập tích cực chống đế quốc Mỹ của vương quốc Lào Campuchia. Hơn thế nữa, hiệp định đã trở thành cơ sở quan trọng cho việc ký kết hiệp định Geneva về Lào 1962 là một trong những tiêu chí hàng đầu về chính trị, pháp 9 lý cho cuộc đấu tranh gay gắt trong cuộc đàm phán tại Paris giữa ta với Hoa Kỳ (1968- 1973) Thành tựu đối ngoại nổi bật trong giai đoạn đầu là đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn chiến đấu trong vòng vây khi các liên hệ từ thủ đô kháng chiến với thế giới hết sức hạn chế, thiếu thông tin tài liệu để nghiên cứu quốc tế, không có ngoại tệ nhưng đã chủ động, nỗ lực to lớn để phá vòng vây qua hướng Tây Nam, mở các cơ quan đại diện ở Bangkok, Ranggun, tạo được đầu mối ở ngoài nước để hoạt động quốc tế. Hơn nữa, thắng lợi của hiệp định đã góp phần vào phong trào cách mạng Lào, Campuchia, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu cho phong trào sụp đổ của Chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. Tuy vậy hội nghị chỉ là một bước tạm ngừng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để ta củng cố thắng lợi đã giành được, chuẩn bị bước sang giai đoạn mới, giai đoạn chống Mỹ cứu nước , giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Ta ký hiệp định Geneva như vậy là đúng lúc, kết thúc kháng chiến chống Pháp như thế là phù hợp, phản ánh đúng so sánh lực lượng của ta địch trên chiến trường hoàn cảnh quốc tế lúc đó. Vì lúc này, về phía địch, thực dân Pháp tuy thất bại lớn nhưng vẫn còn lực lượng còn đằng sau Pháp, đế quốc Mỹ đang có mưu đồ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Còn ta lúc đó thắng to , nhưng cũng có những khó khăn mới, chưa đủ điều kiện tiếp tục chiến tranh để giải phóng cả nước. Trên trường quốc tế, các nước anh em trong đó có Liên Xô Trung Quốc đều muốn có hòa bình để xây dựng đất nước đều muốn cuộc chiến tranh ở Đông Dương đi tới một giải pháp. Sau 55 năm nhìn lại, vẫn nguyên giá trị những ý nghĩa lịch sử của bản Hiệp định Giơ-ne- va. Hiệp định đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp mà quan trọng nhất là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được các nước, kể cả nước Pháp, cam kết tôn trọng. Đó chính là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh tiếp theo chống đế quốc Mỹ xâm lược nước ta. Đó cũng là kết quả của một đường lối đúng đắn - đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo 10 [...]... học đàm phán, ký kết Ngoại giao đầu tiên làm tiền đề cơ bản kinh nghiệm quý báu cho đàm phán trong hội nghị Paris sau này Cho đến nay, hội nghị Geneva vẫn còn giữ mãi giá trị thời sự sâu sắc, ý nghĩa thời sự nóng hổi đối với việc xây dựng bảo vệ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng bài tiểu luận “ Việt Nam được mất trong hội nghị Geneva năm 1954?” không nhằm... dõi Hội nghị nhằm chuẩn bị cho kế hoạch phá hiệp định nhảy vào miền Nam Việt Nam. Sau này, Mỹ ủng hộ lập trường của Pháp là chỉ giải quyết riêng vấn đề quân sự, không giải quyết vấn đề chính trị tách rời vấn đề Lào, Campuchia ra khỏi vấn đề 17 Việt Nam Mỹ còn có nhiều biểu hiện tẩy chay, phá hoại khi n hội nghị đi vào bế tắc về chương trình nghị sự Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ, Bedell Smith, đã được. .. an ninh Trung Quốc ở phía Nam do cuộc chíên của thực dân Pháp ở Việt Nam gây ra Trong thời gian diễn ra hội nghị Gieneva, Trung Quốc liên tục tiến hành gặp gỡ quan chức Pháp Anh với nội dung không có lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán của Việt Nam Sau lưng Việt Nam, Trung Quốc đã thảo một dự thảo hiệp định mà chi tiết cuối cùng được hoàn tất tại Bec-nơ đặt Việt Nam vào sự đã rồi Một vấn đề... quanh hội nghị Geneva thế hệ trẻ chúng tôi luôn trân trọng những nỗ lực cố gắng của Đảng Nhà nước ta trong việc thống nhất đất nước 23 Do thời gian có hạn kiến thức còn hạn hẹp, chúng tôi chỉ nêu lên những điểm tiêu biểu về thành công hạn chế của Việt Nam cũng như nguyên nhân gây ra hạn chế đó, các quan điểm xung quanh hội nghị Geneva để giúp giải quyết những thắc mắc xung quanh vấn đề Hội nghị. .. nghị Geneva Bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót cần được sửa chữa, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô các bạn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Ngoại Giao, Hiệp định Geneva – 50 năm nhìn lại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 2 Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại Giao Việt Nam, Phương sách Nghệ thuật đàm phán, nxb Chính trị Quốc gia, 2006 24 3 Bộ Ngoại Giao,... điểm xung quanh hội nghị Geneva Hơn năm mươi năm sau, khi chúng ta nhìn lại những diễn biến nội dung đạt được trong Hội nghị Geneva có rất nhiều ý kiến khác nhau trong đó có cả ý kiến đặt dấu 19 hỏi: “ Hiệp định Geneva có thực là một thắng lợi ngoại giao to lớn hay chỉ là kết quả của một sự thỏa hiệp giữa các nước lớn trên lợi ích của nhân dân Việt Nam? ”1 Liệu chúng ta có thể đạt được một lợi ích... đến hội nghị mưu tìm một hiệp định đình chiến để cứu nguy cho quân đội viễn chinh Pháp khỏi bị tiêu diệt duy trì được quyền lợi của Pháp ở Đông Dương Đối với Pháp, hội nghị Gieneva là một diễn đàn đa phương để Pháp rút lui khỏi Việt Nam trong danh dự, tránh phải đàm phán trực tiếp với VNDCCH Ngay từ trước khi Hội nghị bắt đầu, Pháp đã đề nghị mời “ ba quốc gia liên kết” (Vương quốc Lào, Campuchia và. .. định Geneva – 50 năm nhìn lại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 4 Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Geneva, Nxb Công an nhân dân 5 Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 6 Sự thật về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB sự thật, HNội, 1979 7 Tạp chí cộng sản số 63-2004 8 Nguyễn Phúc Luân , Ngoại giao... tộc thuộc địa trên thế giới 50 năm đã qua nhưng hiệp định Geneva vẫn in đậm dấu ấn trong tâm trí của các thế hệ người dân Việt Nam loài người tiến bộ Mặc dù vẫn còn rất nhiều quan điểm cho rằng Việt Nam chưa đạt được những xứng đáng thuộc về chúng ta nếu Việt Nam tiếp tục đánh chắc chắn sẽ giành độc lập thống nhất đất nước, hai miền Nam Bắc không bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 Tuy nhiên, theo... nhượng Nhưng đấu tranh ngoại giao là thế Việt Nam từ rừng núi đi thẳng tới Giơne-vơ, rất thiếu kinh nghiệm, mất quyền chủ động"4 Ông kết luận: "Đấu tranh ngoại giao là nghệ thuật của cái có thể giúp ta bài học để tìm cách khắc phục"5 Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng Hiệp định Geneva vẫn được coi là một thắng lợi to lớn của Việt Nam lần đầu tiên một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn 3 . lợi của ta trên chiến trường và so sánh lực lượng lúc đó không? Bài tiểu luận Việt Nam được và mất gì khi tham gia Hội nghị Geneva sẽ đưa ra bức tranh. của Việt Nam trong hội nghị Geneva 3. Thành công và hạn chế của Việt Nam trong hội nghị Geneva 4. Những quan điểm xung quanh hội nghị Geneva Chúng tôi xin

Ngày đăng: 06/04/2013, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w