1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

huygiav9 tuần 23,24cktkn

24 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung TUẦN 23 TIẾT 106,107 Ngày soạn: 14-01-2011 Ngày dạy: 17-01-2011 Văn bản CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN ( Trích ) Hi–pô–lít-Ten A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật. B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1/ Kiến thức: - Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. - Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2/ Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. 3/Thái độ:Trân trọng những thành quả lao động nghệ thuật của tác giả, có cái nhìn đúng đắn về việc nghiên cứu khoa học và nghệ thuật. C/ PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, phân tích, thuyết trình. D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3…………… 2/ Kiểm tra:Nêu những vấn đề chính mà tác giả nói đến trong bài Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới? (2 học sinh ) 3/ Bài mới:Trong phản ánh, biểu hiện, nghiên cứu cuộc sống hiện thực , văn chương nghệ thuật có điểm gì khác với khoa học tự nhiên, xã hội? Việc nghị luận nghiên cứu một bài thơ ngụ ngôn của La Phông – ten nổi tiếng của nhà nghiên cứu H. Ten sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG HS: đọc phần ghi chú về tác giả và rút ra những điểm chính rồi ghi vào vở. GV: Đây là bài nghị luận văn học : Nghiên cứu một bài thơ ngụ ngôn của La Phông – ten nổi tiếng của nhà khoa học Buy – phông cũng viết về đối tượng chó sói và cừu để rút ra đặc trưng riêng của văn học nghệ thuật trong phản ánh và biểu hiện cuộc sống, là mục đích chính của bài I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1.Tác giả: SGK. H. Ten là một triết gia người Pháp thế kỉ XIX , tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng : La Phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông. -Văn bản Chó sói và cừu non được trích từ công trình ấy. 2.Tác phẩm: Nghị luận văn học. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 1 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG nghị luận này. HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN GV : Hướng dẫn hs đọc bài. Chú ý giọng đọc trích thơ ngụ ngôn của La Phông – ten , dẫn đoạn nghiên cứu của Buy- phông , lời luận chứng của tác giả H. Ten. HS : Cùng giáo viên đọc bài. HS : Xác định bố cục của bài: 3 phần -Từ đầu đến tốt bụng như thế : hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La Phông- ten và Buy- phông. -Còn lại… GV : Dưới con mắt của nhà khoa học Buy- phông , Cừu là con vật như thế nào? HS : Tự bộc lộ. GV : Trong cái nhìn của nhà thơ, Cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không? Vì sao? -Ngoài đặc tính như Buy-phông tả, Cừu của L.Phông-ten có đặc tính gì khác? HS : Thảo luận và báo cáo. GV: Sắp bị sói ăn thịt mà vẫn dịu dàng đáp lời Sói. Thể hiện tình mẫu tử cao đẹp. HẾT TIẾT 1. HOẠT ĐỘNG 3: Hình tượng chó sói GV : Hình tượng chó sói trong cái nhìn của nhà khoa học? HS : Tự bộc lộ. GV : Theo L. Phông- ten, chó sói có hoàn toàn là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét hay không? vì sao? HS : Thảo luận bàn và trả lời. GV : Chó sói là tên trôm cướp những bất hạnh , độc ác mà khổ sở , là nhân vật chính để L. Phôn –ten làm nên hài kịch về sự ngu ngốc. Ý kiến của em thế nào? HS : Thảo luận bàn, báo cáo. GV : Theo em, nhà khoa học tả hai con vật bằng phương pháp nào? Nhằm mục 1.Đọc, tìm hiểu từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục: 2 đoạn. b. Phân tích b1.Hình tượng con cừu. + Theo Buy- phông. + Theo La Phông- ten. - Là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh nguy hiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện , cứ ỳ ra, bất chấp hoàn cảnh bên ngoài (dưới mưa, tuyết) - Ngoài ngững đặc tính trên, cừu là con vật dịu dàng , tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm, tuy sợ sệt nhưng cừu không đần độn , bất chấp hiểm nguy vì con (tình mẫu tử cao đẹp) -Rút ra bài học ngụ ngôn đối với con người. HẾT TIẾT 1 b2.Hình tượng chó sói. + Theo Buy-phông + Theo L.Phông- ten. -Là tên bạo chúa khát máu , đáng ghét…sống gây hại, chết vô dụng, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng. -Tính cách phức tạp : độc ác mà khổ sở , trộm cướp mà bất hạnh, vụng về, gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét, đáng thương. - Chó sói độc ác, gian xảo muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp , nhưng những lí do đưa ra đều vụng về, sơ hở, bị cừu non vạch trần . Cuối cùng đành ăn thịt cừu non bất chấp lí do…. ->Chó sói vừa là bi kịch độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc. b3.Nhận xét về sự sáng tạo và cách lập luận của nhà thơ và tác giả. Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 2 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG đích gì? HS : Tự bộc lộ. GV : Nhà nghệ sỹ lại tả hai con vật ấy bằng phương pháp nào? Nhằm mục đích gì khác? HS : Tự bộc lộ. GV : Nghệ thuật lập luận của tác giả có gì đáng chú ý? HS : Trao đổi thảo luận và báo cáo. HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết -Đọc ghi nhớ SGK. HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn tự học - Sáng tạo của nghệ sĩ NL của H. Ten. -Quan sát tinh tế, nhạy cảm, tưởng tượng phong phú . -Viết về hai con vật nhưng lại giúp người đọc hiểu thêm về đaọ lí -Tả chính xác, khách quan , dựa trên sự quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật . -Phân tích, so sánh chứng minh-> nổi bật luận điểm sống động, thuyết phục. -Bố cục chặt chẽ. 3/ Tổng kết. *Ghi nhớ SGK. a. Nghệ thuật b. Nội dung III. Hướng dẫn tự học - Ôn lại những đặc trưng cơ bản của một bài nghị luận văn chương. - Tập đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương. - Học ghi nhớ và đọc lại bài để học tập cách lập luận của tác giả . - Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………… *********************************** Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 3 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung TUẦN 23 TIẾT 108 Ngày soạn: 16-01-2011 Ngày dạy:20-01-2011 Tập làm văn NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1/ Kiến thức: - Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2/ Kĩ năng: - Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 3/ Thái độ:Học bài,soạn bài chu đáo ở nhà. C/ PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận. D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3…………………. 2/ Kiểm tra: Em hãy nêu những vấn đề chính trong nghị luận về một sự việc, hiện tượng? Lấy một ví dụ minh hoạ? (2 học sinh ). 3/ Bài mới:Ngoài những sự việc, hiện tượng. Liên quan đến con người mà em đã thấy rất nhiều tình huống, chúng ta còn có biết bao những tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. Các tư tưởng, đạo lí đó được đúc kết từ những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Vậy theo em những tư tưởng, đạo lí đó, ta có thể dưa ra để bàn bạc, đánh giá không? Chúng ta sẽ học bài này để tìm hiểu nhé. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG HS: Đọc bài rồi suy nghĩ để trả lời câu hỏi. GV: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau? HS: Thảo luận cặp và trả lời. GV: Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài? Ý I. TÌM HIỂU CHUNG 1.XÁC ĐỊNH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ . *Ví dụ: SGK. - Vấn đề: Giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người tri thức Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 4 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG nghĩa? HS : Thảo luận bàn và báo cáo -Nhà khoa học…. -Sau này Lê-nin…được sức mạnh. -Tri thức đúng là sức mạnh. - Rõ ràng…làm nổi. -Tri thức cũng - Tri thức có…tri thức. -Họ không biết rằng…lĩnh vực. ->Diễn đạt rõ ràng ý kiến người nói: Tri thức là sức mạnh; vai trò to lớn của trí thức trong mọi lĩnh vực của đời sống. GV : Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu? Lập luận ấy có thuyết phục không? HS : Lập luận chứng minh là chủ yếu . Nó có tính thuyết phục cao vì đã giúp người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người trí thức đối với sự tiến bộ của xã hội. GV : Bài về một tư tưởng, đạo lí khác với bài NLVMS,HT ở điểm nào? HS : Thảo luận nhóm và báo caó. -Loại nghị luận 1: xuất phát từ thực tế sời sống ( sự việc, hiện tượng. ) để khái quát thành vấn đề tư tưởng, đạo lí . -Loại nghị luận 2: bắt đầu từ một tư tưởng, đạo lí sau đó dùng lập luận giải thích, chứng minh, phân tích để thuyết phục người đọc nhận thức đúng về tư tưởng, đạo lí đó. GV : Thế nào là một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Yêu cầu gì về lập luận , lời văn, bố cục? HS : Tự bộc lộ. Sau đó đọc ghi nhớ SGK. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP GV : Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ?VB đề cập tới vấn đề gì? Chỉ ra phép luận luận chủ yếu? Ý nghĩa tác dụng. HS : Thảo luận và giải quyết vấn đề đặt ra. HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC trong sự phát triển xã hội. * Bố cục: 3 phần. -MB: Nêu vấn đề cần bàn luận. -TB: +Tri thức là sức mạnh. + Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. - KB: Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng chỗ. * Mối quan hệ: Nêu vấn đề-> lập luận chứng minh vấn đề-> mở rộng vấn đề để bàn luận. 2.Kết luận: Ghi nhớ : SGK. II/ LUYỆN TẬP. *Vấn đề : Bàn luận về giá trị của thời gian. ->Vấn đề tư tưởng, đạo lí. *Luận điểm: -Thời gian là sự sống. -Thời gian là thắng lợi. -Thời gian là tiền. -Thời gian là tri thức. *Cách lập luận : chủ yếu là phân tích và chứng minh. -Cách lập luận thuyết phục, giản dị, dễ hiểu. III. Hướng dẫn tự học. - Học thuộc, học kỹ phần ghi nhớ SGK. - Viết một đoạn văn nghị luận bàn Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 5 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG về một vấn đề tư tưởng, đạo lí . - Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn . E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… … ******************************* Tuần 23 Tiết 109 Ngày soạn: 16-01-2011 Ngày dạy: 20-01-2011 Tập làm văn LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép lien kết câu và liên kết đoạn văn. B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1/ Kiến thức: - Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. - Một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. 2/ Kĩ năng: - Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản - Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản. 3/Thái độ: Nói năng rành mạch, lưu loát thuyết phục người nghe, có hiệu quả cao trong giao tiếp. C/ PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận, vấn đáp D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9a3……………… 2/ Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn bài ở nhà của học sinh . 3/ Bài mới: Trong khi nói và viết, để có hiệu quả cao, người ta thường sử dụng những phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn . Điều quan trọng là sử dụng thế nào là hợp lí? Bài học hôm nay sẽ phần nào củng cố lại những kĩ năng mà các em đã được học đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung HS : Đọc ví dụ SGK. GV : Đoạn văn trong SGK bàn về vấn đề gì? Chủ đề I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm liên kết *Ví dụ: SGK. Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 6 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? HS : Bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sỹ. ( Thông qua những tình cảm , suy nghĩ của cá nhân người nghệ sĩ. Giữa chủ đề đoạn văn có quan hệ với chủ đề tác phẩm là bộ phân- toàn bộ. GV: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Chúng có quan hệ thế nào với chủ đề đoạn văn? Nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? HS: Thảo luận theo bàn và báo cáo. Câu 1: TP nghệ thuật phản ánh thực tại. Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên điều gì đó mới mẻ. Câu 3:Cái mới mẻ ấy là thái độ , tình cảm và lời nhắm nhủ của người nghệ sĩ. -Nội dung các câu hướng vào chủ đề của đoạn văn. - Các câu sắp xếp hợp lí: +TP nghệ thuật làm gì? + Phản ánh thực tại như thế nào? + Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? GV : Những phương tiện nào tạo sự chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn, giữa câu với câu? HD : Tự bộc lộ. GV : Từ ví dụ chúng ta tìm hiểu ở trên, em có suy nghĩ gì về yêu cầu, hiệu quả của các câu, mối quan hệ của chúng trong văn bản ? HS : Dựa vào ghi nhớ để trả lời. HS : Đọc ghi nhớ SGK. (2 hs). HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập GV : 1. Chủ đề đoạn văn là gì?Nội dung các câu trong đoạn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? 2. Các câu được liên kết với nhau nhờ những phương tiện liên kết nào? HS : Thảo luận nhóm, rồi báo cáo, nhận xét. Câu 1: nhóm 1, 2. Câu 2: nhóm 2,3. -Chủ đề của đoạn văn : Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. -Trình tự sắp xếp câu: Phản ánh thực tại -> tái hiện và sáng tạo -> nhắn gửi một điều gì đó. -Phương tiện liên kết: +Lặp từ vựng: Tác phẩm. + Phép thế: nghệ sĩ – anh; cái đã có rồi – những vật liệu được mượn ở thực tại + Phép nối: quan hệ từ nhưng. + Từ ngữ dùng cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ, tác giả, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ. 2.Kết luận: ghi nhớ SGK. II/ LUYỆN TẬP * Chủ đề: khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực, trí tuệ người VN. * Trình tự câu: -Khẳng định điểm mạnh hiển nhiên của người VN. -Tính ưu việt của nhưngz điểm mạnh trong sự phát triển chung. -Những điểm yếu. - Phân tích những biểu hiện cụ thể cái yếu kém, bất cập. - Nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục cái lỗ hổng. * Các phép liên kết: Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 7 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học - Phép thế: bản chất trời phú ấy ( đồng nghĩa) -Phép nối: Quan hệ từ nhưng, ấy là. - Phép lặp từ ngữ:lỗ hổng III. Hướng dẫn tự học - Nhớ được các biểu hiện của liên kết câu và lien kết đoạn văn. - Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn văn - Học thuộc lòng phần ghi nhớ sgk. - Soạn bài: Luyện tập E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………… TUẦN 23 TIẾT 110 Ngày soạn:18-01-2011 Ngày dạy:22-01-2011 Tập làm văn LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1/ Kiến thức: - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản. 2/ Kĩ năng: - Nhận biết được phép liên kết câu, lien kết đoạn trong văn bản. - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. 3/ Thái độ: Nói năng rành mạch, lưu loát thuyết phục người nghe, có hiệu quả cao trong giao tiếp C/ PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận. D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 8 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3………………. 2/ Kiểm tra:Có yêu cầu gì về nội dung và hình thức khi liên kết các câu, đoạn trong văn bản? 3/ Bài mới:Liên kết là sự kết nối ý nghĩa giữa các câu với câu , đoạn với đoạn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết . Bốn phép liên kết chủ yếu là phép lặp, phép dùng từ ngữ đồng nghĩa , trái nghĩa hoặc liên tưởng, phép thế, phép nối. Các em chú ý để làm bài thực hành trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: Lí thuyết. GV: Tại sao phải liên kết câu, liên kết đoạn văn ? HS : Vì phải liên kết giữa các câu trong đoạn thì ta mới có đoạn văn hoàn chỉnh. Các đoạn văn phải liên kết thì ta mới có một văn bản hoàn chỉnh. GV : Có mấy loại liên kết và dấu hiệu để nhận biết các lọai liên kết đó? HS : Dựa vào ghi nhớ bài trước để trả lời được 2 khía cạnh: liên kết nội dung và liên kết hình thức. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP Bài 1: GV : Gọi 4 học sinh lên bảng làm từng phần sau đó nhận xét, giáo viên tổng kết. HS : Lên bảng làm bài tập và nhận xét bài bạn làm. Bài 2: GV : Gọi cá nhân làm tại chỗ theo kiểu chỉ định nhanh. HS : Làm bài tập theo hướng dẫn. Bài 3: GV : Tổ chức cho học sinh thảo luận thảo 2 nhóm sau đó từng nhóm báo cáo và nhận xét. Giáo viên tổng kết và ghi bảng. HS : Thảo luận nhóm 7 phút và báo I/ LÍ THUYẾT. -Tác dụng của liên kết câu, liên kết đoạn văn . - Hình thức và dấu hiệu liên kết . II/ LUYỆN TẬP. BÀI 1: a/ Liên kết câu, liên kết đoạn văn . -Trường học- trường học.( lặp; liên kết câu) -Như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trước ( thế; liên kết đoạn) b/ Liên kết câu, liên kết đoạn văn . - Văn nghệ – văn nghệ (lặp; liên kết câu) - Sự sống – sự sống; Văn nghệ – văn nghệ (lặp; liên kết đoạn văn. c/ Phép liên kết câu . -Thời gian- Thời gian- Thời gian-; Con người- con người- con người.( lặp) d/ Liên kết câu. Yếu đuối - mạnh; hiền lành - ác. Bài 2: Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề. -( Thời gian) vật lí – (Thời gian) tâm lí. -Vô hình - hữu hình. - Giá lạnh - nóng bỏng. - Thẳng tắp - hình tròn. - Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm. Bài 3: a/ Lỗi về liên kết nội dung : các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. Chữa: thêm môt số từ ngữ để liên kết chủ đề giữa các câu: “ Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 9 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG cáo. Bài 4: GV : Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm và báo cáo. HS : Thảo luận và báo cáo. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. b/ Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lí. Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu (2) để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện. -Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật… Bài 4: Lỗi về liên kết hình thức: a/ Lỗi: Dùng từ ở câu (2) và câu (3) không thống nhất. -Cách sửa: Thay đại từ nó bằng chúng. b/ Lỗi: Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. -Cách sửa: Thay từ hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng. III. Hướng dẫn tự học - Viết đoạn văn, chỉ ra được lien kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy. - Học lại phần lí thuyết ở ghi nhớ tiết 109 - Soạn bài : Con cò. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… TUẦN 24 TIẾT 111,112 Ngày soạn: 20-01-2011 Ngày dạy: 24-01-2011 Văn bản CON CÒ ( Chế Lan Viên) A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của vb. B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1/ Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 10 [...]... bài: Cách làm bài văn NL về một tư tưỏng đạo lí E RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………… TUẦN 24 TIẾT 112 Ngày soạn:21-01-2011 Ngày dạy:24-01-2011 Giáo án Ngữ Văn 9 13 Năm học 2010-2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 1 Mức độ cần đạt - Củng cố lại kĩ năng làm... …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………… Giáo án Ngữ Văn 9 15 Năm học 2010-2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung TUẦN 24 TIẾT 113 Ngày soạn:06-02-2011 Ngày dạy:10-02-2011 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí... RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………… Giáo án Ngữ Văn 9 17 Năm học 2010-2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung TUẦN 24 TIẾT 114 Ngày soạn:07-02-2011 Ngày dạy:10-02-2011 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (tt) A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí... KINH NGHIỆM: Giáo án Ngữ Văn 9 19 Năm học 2010-2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… TUẦN 25 TIẾT 115,116 Ngày soạn:11-02-2011 Ngày dạy:12,14-02-2011 Văn bản MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp . TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung TUẦN 23 TIẾT 106,107 Ngày soạn: 14-01-2011 Ngày dạy: 17-01-2011 Văn bản CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ. *********************************** Giáo án Ngữ Văn 9 Năm học 2010-2011 3 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG GV: Nguyễn Thị Nhung TUẦN 23 TIẾT 108 Ngày soạn: 16-01-2011 Ngày dạy:20-01-2011 Tập làm văn NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ. NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… … ******************************* Tuần 23 Tiết 109 Ngày soạn: 16-01-2011 Ngày dạy: 20-01-2011 Tập làm văn LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT

Ngày đăng: 08/05/2015, 02:00

w