1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tự nhiên và Xã hội - Lớp 1

34 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 512 KB

Nội dung

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ KHỞI ĐỘNG: (4’) Trò chơi : Mũi, cằm, tai -MT:Gây hứng thú giờ học .Gíới thiệu bài mới. -PP:Trò chơi Hoạt động cả lớp -GV nêu tên trò chơi: Mũi, cằm, tai -Hướng dẫn HS cách chơi- HS chơi thử -Cả lớp cùng chơi - Nhận xét, đánh giá *GV: Giới thiệu chủ đề: Con người và sức khoẻ Giới thiệu bài: Cơ thể chúng ta HOẠT ĐỘNG 1: ( 7’) Quan sát tranh -MT: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể -ĐD:Tranh ở trang 4 SGK -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc :Quan sát tranh , chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể -HS làm việc –GV theo dõi -HS trình bày. Nhận xét, đánh giá -Chuyển tiếp: THƯ GIẢN : Trò chơi : Đổi nhóm HOẠT ĐỘNG 2: (10’) Quan sát tranh -MT: Nhận ra cơ thể chúng ta gồm 3 phần là : đầu , mình và chân , tay. Nhận biết được đâu là bên phải, bên trái mình (Dành cho HS khá, giỏi). -ĐD: Tranh ở trang 5 SGK phóng to. -PP: Quan sát, đàm thoại … Hoạt động nhóm 6 -Giao việc : Quan sát các hình ở trang 5 SGK, hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ? Em hãy thực hiện như các bạn trong tranh. -Các nhóm thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét Hoạt động cả lớp *Thảo luận: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Đâu là bên phải, bên trái mình? -HS trình bày- Lớp nhận xét -GV kết luận :Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu, mình, tay và chân . Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn . HOẠT ĐỘNG 3: (7’) Tập thể dục -MT: Gây hứng thú rèn luyện thân thể -ĐD: Bài hát bổ trợ cho hoạt động thể dục: Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Em tập thế này Là hết mệt mỏi -PP: Thực hành . Hoạt động cả lớp -Hướng dẫn HS học bài hát. -GV làm mẫu từng động tác , vừa làm vừa hát. -HS làm theo GV. -Một vài HS lên tập trước lớp. -Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát. -KL: Muốn cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hằng ngày. -Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 4: ( 5’) Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng -MT: Củng cố hiểu biết về cơ thể chúng ta -ĐD: Tranh ở vở bài tập phóng to -PP: Trò chơi Hoạt động nhóm GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng -Hướng dẫn chơi -HS thi gỡ tên các bộ phận cơ thể. -Nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG 5: (2’) Tổng kết - Dặn dò: *Nhận xét giờ học. *Dặn HS tập thể dục đều đặn để có cơ thể khoẻ. Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra hiểu biết về cơ thể chúng ta. -PP: Hỏi, đáp… Hoạt động nhóm (?) Kể các bộ phận ở cơ thể chúng ta. Hoạt động lớp -2 HS trình bày. -Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp: KHỞI ĐỘNG: (3’) Trò chơi: Vật tay -GV nêu tên trò chơi: Vật tay -Hướng dẫn cách chơi- HS chơi. *Chuyển tiếp: Giới thiệu bài: Chúng ta đang lớn. HOẠT ĐỘNG 2: ( 13’) Làm việc với SGK -MT: Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân. -ĐD: Tranh ở trang 6 SGK phóng to và SGK. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc :Quan sát các hình trang 6 SGK nói với nhau về những gì em quan sát được trong từng hình? *Câu hỏi để HS tập hỏi và lời nhau: +Hình nào cho biết sự lớn lên của em bé? +Chỉ hình 2 em cân đo, cho biết hai bạn đang làm gì? Các bạn muốn biết điều gì? +Hình 2 cho biết em bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc mới tập đi em bé biết thêm điều gì? -HS làm việc –GV theo dõi -HS trình bày. Nhận xét, đánh giá -Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động (biết lẫy, biết bò, biết đi ) và sự hiểu biết (biết lạ, biết quen, biết đi, ). Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn -Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 3: (10’) Thực hành theo nhóm nhỏ -MT: Nêu được ví dụ cụ thể về sự thay đổi của bản thân về số đo, chiều cao cân nặng và sự hiểu biết (Dành cho HS khá, giỏi). -ĐD: Tranh ở trang 7 SGK phóng to. -PP: Quan sát, đàm thoại … Hoạt động nhóm 4 -Giao việc: Mỗi nhóm 4 HS chia thành 2 cặp đứng áp lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau, cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn, các em đo xem tay ai dài hơn, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn; ai béo, ai gầy? -HS thực hành đo lẫn nhau. -HS cho ví dụ về sự lớn lên của bản thân mình về số do, chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết… -HS hỏi những băn khoăn của các em về sự lớn lên của bản thân *Kết luận: Sự lớn lên của các em có thể giống hoặc khác nhau. Các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ sẽ chóng lớn hơn. -Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 4: (4’) Tổng kết - Dặn dò: Hoạt động cả lớp *Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt. *Dặn HS ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ để chóng lớn. Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra hiểu biết về sự lớn lên của bản thân. -PP: Hỏi, đáp… Hoạt động nhóm (?) Kể các bộ phận ở cơ thể chúng ta. Hoạt động lớp -2 HS trình bày. -Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp: KHỞI ĐỘNG: (3’) Trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh -GV nêu tên trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh. - GV Hướng dẫn cách chơi. -HS chơi. HOẠT ĐỘNG 2: ( 8’) Quan sát -MT: Mô tả được một số vật xung quanh. -ĐD: Tranh ở trang 8 SGK phóng to và SGK. Vật thực: quả bóng, nước đá, quả mướp, cà, -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc: Quan sát các hình trang 8 SGK nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi của các vật xung quanh (ở tranh và ở vật thực). -HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật có trong hình hoặc các vật do các em mang tới. -Một số HS chỉ và nói về từng vật trước lớp (màu sắc, hình dáng và một số đặc điểm như nóng, lạnh, nhẵn, sần sùi, mùi vị , HS khác bổ sung. -Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 3: (15’) Thảo luận -MT: HS hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da)là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh. HS khá, giỏi nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng. -ĐD: Tranh ở trang 9 SGK phóng to. -PP: Quan sát, đàm thoại … Hoạt động nhóm 4 -Giao việc: Thảo luận: +N1: Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật? +N2:Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật? +N3: Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật? +N4: Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn? +N5: Nhờ đâu bạn biết được vật là cứng, mềm; sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn; nóng lạnh;…? +N6: Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa? -Các nhóm thảo luận- Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét, bổ sung. *Thảo luận: +Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng? +Điều gì xảy ra nếu tai chúng ta bị hỏng? +Điều gì xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mất hết cảm giác? -KL: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi và da mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể. HOẠT ĐỘNG 4: (4’) Tổng kết - Dặn dò: *Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt. *Dặn HS bảo vệ và giữ gìn an toàn các giác quan. TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 BÀI 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra hiểu biết về nhận biết các vật xung quanh. -PP: Hỏi, đáp… Hoạt động lớp (?)Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật? Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật? Nhờ đâu bạn biết được mùi vị của thức ăn? Nhờ đâu bạn biết được một vật cứng hay mềm …? (?)Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 giác quan của bạn bị hỏng? -HS trình bày. -Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp: KHỞI ĐỘNG: (3’) Hát tập thể -Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo -Chuyển tiếp: Giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: ( 12’) Làm việc với SGK -MT: HS nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt. HS khá giỏi đưa ra được một số cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt. Ví dụ: Bụi bay vào mắt -ĐD: Tranh ở trang 10 SGK phóng to. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc: Quan sát các hình trang 10 SGK tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cho từng hình. *Ví dụ: +Khi có ánh sáng chiếu vào mắt, bạn nhỏ lấy tay che mắt, đúng hay sai? +Bạn nhỏ được mẹ dẫn đi khám mắt ở bác sĩ, đúng hay sai? +Bạn nhỏ đọc sách nơi có ánh sáng, đúng hay sai? +Bạn nhỏ ngồi sát ti vi xem phim, đúng hay sai? -HS từng cặp quan sát hỏi và trả lời câu hỏi -Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. *Thảo luận: Nếu có bụi bay vào mắt, em sẽ làm thế nào? -HS trình bày - Nhận xét – Kết luận: -Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 3: ( 12’) Làm việc với SGK -MT: HS nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai. HS khá giỏi đưa ra được một số cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho tai. Ví dụ: Kiến bò vào tai -ĐD: Tranh ở trang 11 SGK phóng to. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc: Quan sát các hình trang 11 SGK tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cho từng hình. *Ví dụ: +Hai bạn gái đang làm gì? Việc làm đó đúng hay sai? Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau hoặc không nên lấy vật nhọn chọc vào tai nhau? +Bạn gái trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì? +Các bạn đang làm gì? Việc làm nào đúng? Việc làm nào sai? Tại sao? Nếu bạn ngồi học gần đấy, bạn sẽ nói gì với người nghe nhạc quá to? -HS từng cặp quan sát hỏi và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. -Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. *Thảo luận:Nếu bị kiến bò vào tai, em sẽ làm thế nào? -HS trình bày - Nhận xét – Kết luận: -Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 4: (3’) Tổng kết - Dặn dò: *Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt. *Dặn HS bảo vệ và giữ gìn an toàn cho mắt và tai. TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 BÀI 5: VỆ SINH THÂN THỂ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra hiểu biết về bảo vệ mắt và tai. -PP: Hỏi, đáp… Hoạt động lớp (?)+Em sẽ xử lí thế nào nếu thấy 2 em nhỏ đang chơi kiếm bằng hai chiếc que nhọn? +Hãy nói các việc nên làm để bảo vệ mắt? +Hãy nói các việc nên làm để bảo vệ tai? -HS trình bày. -Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp: KHỞI ĐỘNG: (3’) Hát tập thể -Cả lớp hát bài: Khám tay -Chuyển tiếp: Giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: ( 5’) Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp -MT: HS tự liên hệ về những việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân. -PP: Động não, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc: Hãy nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ sạch thân thể, quần áo, Sau đó nói với bạn bên cạnh. -Từng HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. -Một số HS xung phong nói trước lớp về việc làm của mình để giữ vệ sinh thân thể. Các HS khác bổ sung. HOẠT ĐỘNG 3: ( 10’) Làm việc với SGK -MT: HS nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. HS khá giỏi nêu được cảm giác khi bị mẫn ngứa, ghẻ, chấy rận, đau mắt, mụn nhọt. -ĐD: Tranh ở trang 12, 13 SGK phóng to. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc: +Quan sát các hình trang 12, 13 SGK hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình. +Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao? -HS từng cặp quan sát tranh ở SGK hỏi và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. -Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. (?)+Em nào đã từng bị mẫn ngứa, ghẻ, chấy rận? +Cảm giác khi bị mẫn, ngứa, ghẻ, chấy, rận thế nào? -KL: Các việc nên làm: Tắm gội bằng nước sạch và xà phòng; thay quần áo nhất là quần áo lót; rửa chân, rửa tay, cắt móng tay, móng chân… Những việc không nên làm: Tắm ở ao, bơi ở chỗ nước không sạch,… HOẠT ĐỘNG 4: ( 8’) Làm việc với SGK -MT: Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ. HS khá giỏi biết cách đề phòng các bệnh về da -ĐD: Tranh ở trang 12, 13 SGK phóng to. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 5 -Giao việc: +Nêu các việc cần làm khi tắm? +Nên rửa tay khi nào? Rửa chân khi nào? -Các nhóm thảo luận – Trình bày – Nhận xét. -KL: GV nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh hằng ngày. HOẠT ĐỘNG 5: (3’) Tổng kết - Dặn dò: *Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt. *Dặn HS Vệ sinh thân thể. TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 BÀI 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra hiểu biết về vệ sinh thân thể. -PP: Hỏi, đáp… Hoạt động lớp (?) Em nên và không nên làm gì để giữ vệ sinh thân thể? -HS trình bày. -Lớp nhận xét, đánh giá. KHỞI ĐỘNG: (3’) Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo -GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh, ai khéo -Hướng dẫn và phổ biến quy tắc chơi -HS chơi. -Chuyển tiếp: G. thiệu bài: Chăm sóc và bảo vệ răng HOẠT ĐỘNG 2: ( 7’) Làm việc theo cặp -MT: HS biết thế nào là răng khoẻ, đẹp, thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh. HS khá, giỏi nhận ra sự cần thiết phải vệ sinh răng miệng. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc: + 2HS quay mặt vào nhau, lần lượt từng người quan sát hàm răng của nhau. + Nhận xét xem răng của bạn em thế nào (trắng, đẹp hay bị sún, bị sâu)? -HS thực hiện theo nhóm 2. -Một số nhóm trình bày trước lớp về kết quả làm việc của nhóm mình : Răng của bạn em có bị sún, bị sâu không? -KL: GV vừa nói vừa cho cả lớp quan sát mô hình hàm răng giới thiệu hàm răng trẻ em….Việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng miệng là rất cần thiết và rất quan trọng. HOẠT ĐỘNG 3: ( 15’) Làm việc với SGK -MT: HS biết cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng. HS khá, giỏi nêu được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng. -ĐD: Tranh ở trang 14, 15 SGK phóng to. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 2 -Giao việc: +Quan sát các hình trang 14, 14 SGK hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình. +Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao? -HS từng cặp quan sát tranh ở SGK hỏi và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. -Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. (?)+Trong từng hình, các bạn đang làm gì? + Việc làm nào là đúng, việc làm nào là sai? Vì sao là đúng, vì sao là sai? -Một số HS trả lời câu hỏi – HS khác bổ sung *Thảo luận: + Nên đánh răng , súc miệng và lúc nào? + Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt? + Phải làm gì khi răng bị đau hoặc lung lay? -KL: GVnhắc nhở HS về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng của mình. HOẠT ĐỘNG 4: (5’) Tổng kết - Dặn dò: *Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt. *Dặn HS Chăm sóc và bảo vệ răng. BÀI 7: THỰC HÀNH : ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ KHỞI ĐỘNG: (2’) Trò chơi: Cô bảo -GV nêu tên trò chơi: Cô bảo Hướng dẫn cách chơi- HS chơi HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra về việc chăm sóc và bảo vệ răng. -PP: Hỏi, đáp… Hoạt động cả lớp (?) Em làm gì để phòng sâu răng? Hằng ngày em đánh răng súc miệng mấy lần? Vào những lúc nào? -2 HS trình bày -Lớp nhận xét, đánh giá *Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 2: (10’) Thực hành đánh răng -MT: HS biết đánh răng đúng cách. -ĐDDH: Mỗi HS có cốc, bàn chải GV: 4 mô hình hàm răng, bàn chải. -PP: Đàm thoại, thực hành… *Bước 1: Hoạt động nhóm 6 -Giao việc: +Chỉ vào mô hình hàm răng cho biết đâu là: Mặt trong của răng; mặt ngoài của răng; mặt nhai của răng? +Hằng ngày em quen chải răng như thế nào? - Các nhóm thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét -KL: GV làm mẫu lại các động tác đánh răng với mô hình hàm răng, vừa làm vừa nói các bước: +Chuẩn bị cốc và nước sạch +Lấy kem vào bàn chải. +Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. +Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong,mặt nhai của răng. +Súc miệng kĩ rồi nhổ ra, vài lần. +Rửa sạch, cất bàn chảivào đúng chỗ sau khi đánh răng (cắm ngược bàn chải). *Bước 2: Hoạt động cá nhân -HS thực hành đánh răng theo chỉ dẫn trên của GV -GV đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. HOẠT ĐỘNG 3: (12’) Thực hành rửa mặt -MT: HS biết rửa mặt đúng cách. -ĐDDH: HS có khăn mặt . Nước sạch,… -PP: Đàm thoại, thực hành… *Bước1: Hoạt động cả nhóm 6 -Giao việc: Cho biết rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất? Nói rõ vì sao? - Các nhóm thảo luận- Trình diễn động tác rửa mặt - Lớp nhận xét -KL: GV hướng dẫn thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh +Chuẩn bị khăn sạch và nước sạch. +Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi rửa mặt. +Dùng hai bàn tay đã sạch , hứng nước sạch để rửa mặt (làm vài lần như vậy) +Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác. + Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ. +Giặt khăn mặt sạch và phơi ra nắng. *Bước 2: Hoạt động cá nhân -HS thực hành rửa mặt theo chỉ dẫn trên của GV -GV đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. HOẠT ĐỘNG 4: (2’) Tổng kết - Dặn dò -Nhận xét giờ học. -GV nhắc nhở HS thực hiện đánh răng, rửa mặt ở nhà cho hợp vệ sinh. BÀI 8: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ KHỞI ĐỘNG: (3’) Trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang. -MT: Gây hưng phấn trước khi vào bài và giới thiệu bài. -PP: Trò chơi … Hoạt động cả lớp -GV nêu tên trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống, vào hang. -Hướng dẫn cách chơi: vừa nói, vừa làm các động tác. -H.dẫn luật chơi: Làm theo cô nói, không làm theo cô làm. -HS chơi. -Chuyển tiếp: Giới thiệu bài mới: Ăn uống hằng ngày. HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra về việc chăm sóc và bảo vệ răng. -PP: Hỏi, đáp… Hoạt động cả lớp (?) Em làm gì để phòng sâu răng? Hằng ngày em đánh răng, súc miệng mấy lần? Vào những lúc nào? -2 HS trình bày -Lớp nhận xét, đánh giá *Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 2: (7’) Động não -MT: Nhận biết và kể tên các thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn và uống hằng ngày. -ĐDDH: Tranh ở SGK trang 18 phóng to. -PP: Đàm thoại, trực quan… Hoạt động cả lớp *Bước 1: Giao việc: Hãy kể tên các thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hằng ngày? - HS suy nghĩ và lần lượt từng em kể tên một vài thức ăn, đồ uống mà các em vẫn dùng hằng ngày. -GV viết lên bảng tên những thức ăn, đồ uống mà HS nêu. *Bước 2: HS quan sát các hình ở trang 18 SGK.Chỉ và nói tên từng loại thức ăn, đồ uống có trong mỗi hình. (?)Em thích ăn loại thức ăn, đồ uống nào trong số đó? Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc chưa biết ăn? -KL: Nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ. HOẠT ĐỘNG 3: (8’) Làm việc với SGK -MT: HS biết được cần phải ăn, uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh. -ĐDDH: Các hình ở SGK trang 19 phóng to. -PP: Trực quan, đàm thoại, … Hoạt động cả nhóm 6 -Giao việc: Quan sát từng nhóm hình và trả lời câu hỏi: +Nhóm1: Các hình nào cho biết các bạn đang ăn,uống? +Nhóm2, 3: Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể? +Nhóm4: Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt? +Nhóm5: Các hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt? -Các nhóm thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét (?)Tại sao chúng ta phải ăn, uống hằng ngày? KL: (SGV) HOẠT ĐỘNG 4: (6’) Thảo luận -MT: Biết được ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. *HS khá, giỏi biết tại sao không nên ăn quà vặt, ăn đồ ngọt trước bữa ăn. -PP: Thảo luận… Hoạt động cả lớp (?)Khi nào chúng ta cần ăn và uống? Hằng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào? -HS suy nghĩ- Trình bày *Tình huống: Sắp đến bữa ăn, có người cho em gói kẹo mà em rất thích, em có ăn ngay không? Tại sao? -GV kết luận (Theo SGV). HOẠT ĐỘNG 5: (4’) Củng cố- Dặn dò -MT: Củng cố hiểu biết về ăn, uống hằng ngày. -ĐD:Giỏ đi chợ và hình tượng trưng cho thức ăn, đồ uống. -PP: Trò chơi Hoạt động nhóm -GV nêu tên trò chơi: Đi chợ giúp mẹ. -Hướng dẫn cách chơi. -HS chơi - Nhận xét, đánh giá *Nhận xét giờ học. *Dặn HS thực hiện ăn uống hằng ngày theo bài học. Bài 9: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI. Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra kiến thức về ăn, uống hằng ngày. -PP: Hỏi đáp Hoạt động cả lớp (?)Tại sao em phải ăn, uống bằng ngày? Tại sao không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính? -HS trình bày. -Nhận xét , đánh giá. *Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 2: (3’) Khởi động -MT: Gây hứng thú giờ học. -PP: Trò chơi. Hoạt động cả lớp -GV nêu tên trò chơi: Hướng dẫn giao thông (Đèn xanh, đèn đỏ) -Hướng dẫn chơi và làm mẫu - HS chơi. *Chuyển tiếp: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG 3: (8’) Thảo luận theo cặp -MT:Kể được các hoạt động và trò chơi mà em thích. -PP: Đàm thoại… Hoạt động nhóm đôi -Giao việc: Hãy nói với bạn tên các hoạt động và trò chơi mà em chơi hằng ngày. -HS trao đổi theo nhóm đôi -Một số HS xung phong kể lại cho cả lớp nghe tên các trò chơi và hoạt động của nhóm mình. -KL: GV kể tên một số hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ và nhắc HS giữ an toàn trong khi chơi. HOẠT ĐỘNG 4: (6’) Làm việc với SGK -MT: HS kể được các hoạt động và trò chơi ở trong SGK. *HS khá, giỏi nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ ở SGK. -ĐD: Các hình ở trang 20, 21 SGK phóng to. -PP: Trực quan, đàm thoại… Hoạt động nhóm 6 -Giao việc: Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình. Nêu rõ hình nào vẽ cảnh vui chơi, hình nào vẽ cảnh luyện tập thể dục, thể thao, hình nào vẽ cảnh nghỉ ngơi, thư giãn. +HS khá, giỏi nêu tác dụng của từng hình -HS thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung. -GV kết luận : Các hoạt động, trò chơi trong từng hình. Tác dụng của các hoạt động đó. *Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 5: (10’) Quan sát -MT: HS biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ. -ĐD: Các hình vẽ tư thế ngồi học, đi, đứng ở SGK trang 21 phóng to. -PP: Quan sát, trực quan, đàm thoại. Hoạt động nhóm 6 -Giao việc: +Quan sát các tư thế: đi, đứng, ngồi trong các hình ở trang 21 SGK phóng to. +Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế? -HS trao đổi theo nhóm. -Đại điện nhóm phát biểu, diễn lại tư thế đi, đứng, ngồi đúng tư thế. -Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. -HS đóng vai nói cảm giác của bản thân sau khi thực hiện động tác. -Kết luận: +Chú ý nên thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hằng ngày. +Nhắc những HS thường có sai lệch về tư thế ngồi học hoặc dáng đi gù, vẹo cần chú ý khắc phục. HOẠT ĐỘNG 6: (3’) Tổng kết- Dặn dò *Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. *Dặn HS thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hằng ngày. Bài 10: ÔN TẬP: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra các hiểu biết về hoạt động và nghỉ ngơi. -PP: Hỏi đáp, thực hành… Hoạt động cá nhân -Giao việc: Kể các hoạt động và trò chơi mà em thích? Thực hiện ngồi học đúng tư thế. -HS trình bày -Nhận xét, đánh giá *Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 2: (5’) Khởi động -MT: Gây hứng thú giờ học. -PP: Trò chơi. Hoạt động cả lớp -GV nêu tên trò chơi: Chi chi, chành chành -Hướng dẫn chơi và làm mẫu -HS chơi. *Chuyển tiếp: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG 3: (15’) Thảo luận -MT:Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể người và các giác quan. -PP: Hỏi đáp, đàm thoại… Hoạt động cả lớp -Giao việc: +Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. +Cơ thể người gồm có mấy phần? +Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bôn phận nào của cơ thể? +Nhờ đâu mà em nhận biết được màu sắc? +Nhờ đâu mà em nhận biết được hình dáng của vật? +Em nhận biết được mùi vị, sự nóng lạnh bằng bộ phận nào? +…… -HS xung phong trả lời từng câu hỏi- HS khác bổ sung. -GV bổ sung (nếu các em trả lời sai). *Chuyển tiếp: HOẠT ĐỘNG 4: (12’) Nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong một ngày. -MT: HS có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày. -HS khá, giỏi nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như: +Buổi sáng: Đánh răng, rửa mặt. +Buổi trưa: Ngủ trưa, chiều tắm gội… +Buổi tối: Đánh răng. -PP: Đàm thoại… Hoạt động cả lớp (?)Em hãy nhớ và kể lại trong một ngày (từ sáng đến khi đi ngủ), mình đã làm những gì? -Dành vài phút để HS nhớ lại. -HS kể. -HS khác bổ sung. -Gọi một số HS lên trả lời câu hỏi: +Buổi sáng em thức dậy mấy giờ? Em có đánh răng, tập thể dục không? +Buổi trưa em thường làm gì? +Em có đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ không? +Mỗi ngày em đánh răng, súc miệng mấy lần? Vào những lúc nào? -KL: GV nhắc các việc vệ sinh cá nhân nên làm hằng ngày để HS khắc sâu và có ý thức thực hiện. HOẠT ĐỘNG 5: (3’) Tổng kết- Dặn dò Hoạt động cả lớp *Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. *Dặn HS tập thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày. BÀI 11: GIA ĐÌNH Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị [...]... Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: Cây gỗ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Hoạt động lớp Bài cũ -Giao việc: -MT: Kiểm tra hiểu biết về cây +Giới thiệu cây hoa và nói tên các bộ phận của nó? hoa +Kể tên các loài hoa mà em biết? -PP: Hỏi đáp, quan sát, -3 HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung -GV nhận xét, đánh giá-Chuyển tiếp:... trong lớp về các hoạt động ở lớp BÀI 16 : Lê Hồ Quý Linh HOẠT ĐỘNG Ở LỚP Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Hoạt động cả lớp Bài cũ -Giao việc: Hãy giới thiệu về lớp học của em -MT :Kiểm tra hiểu biết về -Hai HS trình bày lớp học của mình - Lớp nhận xét, bổ sung -PP: Đàm thoại, thuyết -Chuyển... Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: CÂY HOA CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra hiểu biết về bài cây rau -PP: Hỏi đáp, quan sát, HOẠT ĐỘNG 2: ( 10 ’) Quan sát cây hoa -MT: Kể được tên và nêu các bộ phận của cây rau, phân biệt loại hoa này với loại hoa khác - D: Một số cây hoa mà HS mang đến lớp -PP: Thực hành, quan... lớp học của mình luôn sạch, đẹp? Em cần làm gì để tránh các tai nạn giao thông? -HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung -Tuyên dương các em thực hiện tốt theo bài học và nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt Hoạt động cả lớp -Nhận xét giờ học -Dặn mỗi em chuẩn bị một cây rau TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1. .. ghi tên -Lớp nhận xét bộ phận -PP: Trò chơi học tập Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 HOẠT ĐỘNG 5: (3’) -Nhận xét giờ học Tổng kết- Dặn dò -GV nhắc về ích lợi của cây gỗ, dặn HS nên bảo vệ cây TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: BÀI 25: CON CÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (2’) Hoạt động cả lớp Khởi động -Cho HS hát bài -MT: Gây... học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 HOẠT ĐỘNG 6: (2’) -GV nhận xét tiết học.Tuyên dương những bạn học tốt Tổng kết- Dặn dò -Dặn HS về nhà quan sát con gà TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: CON GÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Trò chơi chuyền hoa -MT: Gây hứng thú giờ học và kiểm tra hiểu biết về con cá - D: Phiếu học tập ghi câu hỏi bài cũ và 1 bông hoa -PP: Ca hát,... nhóm -Giao việc: Tô màu tranh vẽ con mèo -Hướng dẫn cách chơi- Luật chơi -Các nhóm tô màu- Trình bày- Nhận xét, đánh giá Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 HOẠT ĐỘNG 6: (2’) *Nhận xét giờ học Tuyên dương HS học tốt Tổng kết- Dặn dò *Dặn HS thực hiện theo bài học TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: CON MUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: (3’) Giới thiệu bài -MT;HS... trình bày -Lớp và GV theo dõi nhận xét, bổ sung -GV kết luận Hoạt động lớp, nhóm -GV phát đồ dùng cho các nhóm -Yêu cầu các nhóm thả bọ gậy vào chậu thuỷ tinh có cá và nước và nêu nhận xét xem điều gì có thể xảy ra - Nhắc HS thực hiện thả cá vào bể nước Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 -PP: Thực hành, quan sát,… HOẠT ĐỘNG 4: (2’) -Nhận xét... thức giữ cho lớp học sạch , đẹp TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 BÀI 18 : CUỘC SỐNG XUNG QUANH CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT:Kiểm tra về việc giữ gìn lớp học sạch đẹp -PP: -Hỏi đáp HOẠT ĐỘNG 2: (5’) Hướng dẫn tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường -MT: Định hướng... bộ trên đường -PP: Trò chơi học tập HOẠT ĐỘNG 5: (5’) Hoạt động cả lớp Tổng kết- Dặn dò -Nhận xét giờ học.Tuyên dương học sinh học tốt -Dặn HS thực hiện tốt an toàn trên đường đi học TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 Ôn tập : Xã hội CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm tra . ý thức giữ cho lớp học sạch , đẹp . TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 BÀI 18 : CUỘC SỐNG XUNG. Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT: Kiểm. Trung- Triệu Phong- Quảng Trị Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ -MT:

Ngày đăng: 07/05/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w