Tiểu luận PHƯƠNG THỨC đối tác CÔNG – tư (PPP)

29 3K 31
Tiểu luận PHƯƠNG THỨC đối tác CÔNG – tư (PPP)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ĐỀ TÀI PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG – TƯ (PPP): KHUÔN KHỔ THỂ CHẾ TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng Lớp: Tài chính doanh nghiệp 01 – K23 Nhóm thực hiện: Nhóm 6 1. Lê Thị Huyền Anh 2. Lê Văn Hiển 3. Thái Thị Cẩm Hợp 4. Huỳnh Thanh Nhân 5. Hoàng Xuân Quý 6. Nguyễn Thanh Phúc 7. Nguyễn Hoàng Trí TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng Mục lục Lời mở đầu 1 1.Tổng quan về phương thức đối tác công – tư (PPP) 2 1.1.1Khái niệm 2 1.1.2Những đặc điểm cơ bản của PPP 3 1.3.1Hợp đồng dịch vụ/ quản lý 5 1.3.2Nhượng quyền khai thác (Franchise)/ cho thuê (Leasing) 5 1.3.3Thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO: Design - Build - Finance - Operate) 5 1.3.4Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Build - Operate - Transfer) 5 1.3.5Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO: Build - Transfer - Operate) 6 1.3.6Xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO: Build - Own - Operate) 6 2.Môi trường thể chế về PPP và việc áp dụng PPP tại Việt Nam 7 2.1.1Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh PPP 7 2.1.2Đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh PPP. .8 2.1.3Đánh giá môi trường thể chế về PPP ở Việt Nam dưới góc độ các nhà đầu tư 11 2.2.1Trước khi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành 12 2.2.2Từ khi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành 16 2.3.1Những vấn đề trong cơ chế quản lý, điều phối vĩ mô về PPP 20 2.3.2Những vấn đề trong triển khai các dự án PPP 21 2.3.3Những vấn đề trong xây dựng cơ chế hợp tác, xác định trách nhiệm, phân chia lợi ích/ rủi ro giữa các bên, ưu đãi trong các dự án PPP 22 3.Khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ thể chế PPP tại Việt Nam 23 Kết luận 25 Tài liệu tham khảo 26 Nhóm 6 – TC01 – K23 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng Nhóm 6 – TC01 – K23 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng Lời mở đầu Trong ba thập kỷ vừa qua, công cuộc đổi mới đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần quan trọng vào đó là đường lối chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, tăng cường đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng và động lực cho tăng trưởng, nỗ lực xây dựng thể chế, cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công. Trong bối cảnh ngân sách quốc gia của các nước đang phát triển tương đối eo hẹp, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sụt giảm, việc huy động sự tham gia của khu vực tư nhân (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) vào các dự án kết cấu hạ tầng là rất cần thiết, mà phương thức đối tác công - tư (Public - Private Partnership, PPP) là một hình thức thích hợp, đã có lịch sử phát triển lâu dài ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, phương thức hợp tác công - tư với các hình thức như BOT, BTO,… đã sớm được áp dụng triển khai ở nhiều dự án hạ tầng, nhưng phải đến Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), phương thức này mới được nhìn nhận và xem xét một cách cơ bản. Kể từ đó tới nay, thực tiễn thí điểm triển khai các dự án theo hình thức PPP đã đạt được một số kết quả nhất định, song cũng còn không ít trở ngại, khó khăn cả về nhận thức, khuôn khổ thể chế và thực tiễn quá trình triển khai. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phải thiết kế thể chế PPP như thế nào nhằm thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian tới, trong môi trường pháp lý và năng lực cụ thể tại Việt Nam, nhóm đã chọn đề tài: “Phương thức đối tác công – tư (PPP): Khuôn khổ thể chế tại Việt Nam” Nghiên cứu này được thực hiện gồm ba nội dung chính: giới thiệu bản chất, đặc điểm của mô hình hợp tác công - tư; đánh giá môi trường thể chế PPP và việc áp dụng PPP ở Việt Nam, đặc biệt là những bất cập và những nội dung cần sửa đổi trong Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT, và Quyết định 71 nêu trên; trên cơ sở đó, khuyến nghị những vấn đề cần lưu ý để hoàn thiện khuôn khổ thể chế PPP cho Việt Nam. Nhóm 6 – TC01 – K23 1 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng 1. Tổng quan về phương thức đối tác công – tư (PPP) 1.1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của PPP 1.1.1 Khái niệm Phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – PPP) được định nghĩa dưới nhiều khía cạnh và có nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo bối cảnh của các quốc gia hoặc tổ chức nghiên cứu. Cụ thể: Theo cuốn sách “PPP: Hướng dẫn cho chính quyền địa phương” xuất bản tháng 5/1999, Chính quyền bang British Columbia, Canada coi Đối tác công tư là “sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân nhằm mục đích cung cấp cơ sở hạ tầng công, các tiện nghi cho cộng đồng và các dịch vụ liên quan” (Ministry of Municipal Affair, 1999). Trong khi đó, Sổ tay hướng dẫn về PPP do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phát hành năm 2008 coi thuật ngữ “mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác” (ADB, 2008). Trong nghiên cứu “Khai thác lợi thế của PPP: Vai trò của chiến lược hỗ trợ tài chính trong phát triển bền vững”, Colverson và Perera coi PPP “là một hình thức được áp dụng trong một số dạng hợp đồng giữa nhà nước và khu vực tư nhân nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng” (Colverson và Perera, 2012). Một số tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực PPP như Hội đồng PPP của Canada (Canadian Council for Public Private Partnership), Hội đồng quốc gia về PPP của Mỹ (National Council for Public Private Partnership) cũng đưa ra những khái niệm riêng của mình về PPP. Chẳng hạn như “PPP là một liên doanh hợp tác giữa khu vực công và tư, dựa trên lợi thế của mỗi bên nhằm xác định nhu cầu của cộng đồng thông qua việc phân bố hợp lý nguồn lực, rủi ro và lợi ích”. Có thể nhận thấy, mặc dù tồn tại dưới những dạng khác nhau trong thuật ngữ hoặc cách diễn giải, song về bản chất, PPP là một hình thức hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, nhằm tích hợp được những điểm mạnh/ lợi thế nhất của cả hai khu vực này trong việc thực hiện một dự án nào đó. Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, lĩnh Nhóm 6 – TC01 – K23 2 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng vực truyền thống của PPP là phát triển cơ sở hạ tầng song hiện tại được mở rộng hơn sang các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục… Phân tích sâu sắc hơn bản chất của sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân cho thấy, trong mối quan hệ này, Nhà nước có thể đóng vai trò như “bên cấp vốn” (tức là hỗ trợ về vốn, tài sản… cho khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công trên cơ sở ký hoặc không ký hợp đồng giữa hai bên). Nhà nước cũng có thể đóng vai trò là “bên mua dịch vụ” (do tư nhân cung cấp) một cách lâu dài; hoặc “nhà điều phối” tạo ra những diễn đàn để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của PPP Chia sẻ rủi ro (và lợi ích): Forward và Aldis (2009), Kappeler và Nemoz (2010), Quium (2011) và Planning Commission (2004) đều thống nhất cho rằng việc chia sẻ rủi ro là vấn đề trung tâm và là đặc điểm nổi bật nhất của mô hình PPP. Bao gồm: • Rủi ro trong quá trình xây dựng do những lý do như sự vỡ nợ của nhà thầu, môi trường bị tàn phá. • Rủi ro về thị trường do những nguyên nhân cầu không tương xứng, mức thuế sử dụng dịch vụ không thực tế. • Rủi ro về tài chính do sự thay đổi về tỷ giá, lãi suất, thuế tăng lên, do lạm phát… • Rủi ro trong quá trình vận hành và bảo trì do hợp đồng bị ngừng lại, những rủi ro về mặt công nghệ hoặc lao động. • Rủi ro về mặt pháp lý do những thay đổi trong hệ thống luật pháp, do tình trạng vỡ nợ của nhà cung cấp dịch vụ. Chủ thể tham gia PPP: • Đối tác công có thể là các bộ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước. • Đối tác tư nhân có thể là các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài. Nhóm 6 – TC01 – K23 3 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng Một số đặc điểm khác của phương thức PPP được Kappeler và Nemoz (2010) mô tả bao gồm: • Mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa đối tác công và tư. • Các nội dung chính của dự án PPP bao gồm “thiết kế, xây dựng, vận hành hoặc/ và bảo trì”, gắn liền với nguồn tài chính từ đối tác tư nhân. • Đối tác công trả công cho đối tác tư trong suốt vòng đời của dự án PPP, căn cứ vào chất lượng dịch vụ cung cấp. 1.2. Mục tiêu chính của phương thức PPP Cải thiện đáng kể việc cung cấp các dịch vụ công bằng việc góp phần vào sự gia tăng chất lượng và số lượng đầu tư. Tăng cường tiềm năng của tài sản khu vực công, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, và do đó cung cấp giá trị cho người nộp thuế và lợi ích rộng lớn hơn cho nền kinh tế. Cho phép các bên liên quan nhận được sự chia sẻ lợi nhuận công bằng trong PPP. Nhóm 6 – TC01 – K23 4 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng 1.3. Các phương thức thực hiện của PPP 1.3.1 Hợp đồng dịch vụ/ quản lý Hợp đồng dịch vụ: là hợp đồng thoả thuận giữa một cơ quan/ đơn vị thuộc khu vực công (sau đây gọi là cơ quan nhà nước) có thẩm quyền với một đơn vị/ công ty tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước thuê đơn vị tư nhân thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, dịch vụ cụ thể trong một thời gian nhất định. Hợp đồng quản lý: là hợp đồng giữa cơ quan nhà nước (khuvực công) với đối tác tư nhân, trong đó thoả thuận cho khu vực tư nhân được quản lý một tiện ích hay dịch vụ công. 1.3.2 Nhượng quyền khai thác (Franchise)/ cho thuê (Leasing) Phương thức nhượng quyền khai thác, theo nghĩa rộng, là một hình thức tổ chức thực hiện PPP, trong đó khu vực nhà nước dựa trên các tài sản/ cơ sở hạ tầng do nhà nước xây dựng và sở hữu (sau đây gọi là tài sản/ cơ sở hạ tầng sẵn có), nhượng lại quyền khai thác, kinh doanh cho khu vực tư nhân. Trong mô hình này, đối tác tư nhân được lựa chọn sẽ được dành quyền vận hành và duy trì dịch vụ công. Có hai hình thức cụ thể đối với phương thức này, đó là: Nhượng quyền khai thác (Franchise) và cho thuê (Leasing). 1.3.3 Thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO: Design - Build - Finance - Operate) DBFO là một phương thức PPP, trong đó đối tác tư nhân thực hiện tất cả các giai đoạn của một dự án để cung cấp dịch vụ công, bao gồm: thiết kế (D), xây dựng (B), tài trợ (F) và vận hành dự án (O) thông qua một hợp đồng dài hạn. 1.3.4 Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Build - Operate - Transfer) BOT là một phương thức PPP trong đó khu vực nhà nước và đối tác tư nhân thoả thuận cho phép đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng (bao gồm: xây mới, nâng cấp, phát triển) công trình cơ sở hạ tầng và được phép kinh doanh (vận hành, khai thác) công trình cơ sở hạ tầng đó trong một thời hạn nhất định nhằm thu lại chi phí đã bỏ ra và thu một khoản lợi nhuận. Kết thúc thời hạn hợp đồng, đối tác tư nhân phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạ tầng cho khu vực nhà nước. Nhóm 6 – TC01 – K23 5 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng 1.3.5 Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO: Build - Transfer - Operate) Hợp đồng BTO là một hình thức hợp đồng PPP, được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân, trong đó đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, sau khi xây dựng xong công trình, đối tác tư nhân chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho nhà nước, ngược lại, nhà nước dành cho đối tác tư nhân quyền khai thác, sử dụng công trình đó trong một thời hạn nhất định. 1.3.6 Xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO: Build - Own - Operate) Phương thức BOO là phương thức trong đó khu vực nhà nước và đối tác tư nhân thoả thuận: đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng tài sản/cơ sở hạ tầng dịch vụ công và được phép khai thác, vận hành tài sản/cơ sở hạ tầng. Đối tác tư nhân có quyền sở hữu tài sản trong suốt vòng đời của nó. Nhóm 6 – TC01 – K23 6 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng 2. Môi trường thể chế về PPP và việc áp dụng PPP tại Việt Nam 2.1. Môi trường thể chế PPP tại Việt Nam 2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh PPP Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng giữa các bên tham gia hợp đồng PPP, khung pháp lý cần phải thiết kế đủ rộng để giúp các nhà đầu tư tư nhân tránh các rủi ro. Hiện nay, hai văn bản có tính pháp lý cao nhất là Luật Đấu Thầu và Luật Đầu Tư. Luật Đấu Thầu quy định về quy trình, thủ tục, các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hóa và xây lắp với các gói thầu của các dự án. Lĩnh vực đấu thầu ở Việt Nam nói chung đang bị chia nhỏ và quản lý không tập trung, các quy định về đấu thầu nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây nên tình trạng chồng chéo và gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện về các phương diện: Đấu thầu lựa chọn nhà thầu; thực hiện hợp đồng BOT, BTO và BT; Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác – công tư; Đấu thầu theo phương thức mua sắm tập trung. Thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu Tư (hiệu lực từ ngày 01/07/2006) quy định việc quản lý hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh theo hướng không còn những quy định mang tính phân biệt đối xử bất hợp lý hoặc áp đặt có lợi cho chủ nhà. Quy định về ưu đãi, hỗ trợ và đảm bảo đầu tư cũng như các quy định về quyền tự chủ kinh doanh, quyền lựa chọn hình thức đầu tư đều được áp dụng thống nhất đối với tất cả các nhà đầu tư không phân biệt các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, còn kể tới sự liên quan của các hoạt động PPP với Luật Ngân Sách và Luật Xây Dựng. Luật Ngân Sách nhà nước quy định tổng thể về chi đầu tư phát triển, bao gồm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính của nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh; dự trữ bổ dung nhà nước. Luật Xây Dựng quy định quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư có hoạt động xây dựng, bao gồm thẩm quyền lập và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng. Tính cho tới thời điểm hiện nay, các văn bản còn hiệu lực thi hành gồm Nghị Định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp Đồng Xây Dựng - Kinh Doanh - Chuyển Giao, Hợp đồng Xây Dựng – Chuyển Giao – Kinh Doanh, Hợp Đồng Xây Nhóm 6 – TC01 – K23 7 [...]... dự án cũng cần được quan tâm, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong thu hút đầu tư của Nhà nước Nhóm 6 – TC01 – K23 24 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS TS Nguyễn Hồng Thắng Kết luận Đối tác công – tư (PPP) là phương thức kết hợp sự tham gia của tư nhân với nhà nước để tận dụng lợi thế, năng lực của từng bên Với đặc thù của hình thức hợp tác này, khuôn khổ thể chế cần được xây dựng theo hướng... cấp dịch vụ công theo tư, ưu đãi đầu tư; quyền hình thức đối tác công tư Đầu tư theo hình và nghĩa vụ của các bên Phạm vi điều chỉnh thức đối tác công – tư là việc Nhà nước và trong hợp đồng BOT, Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án BTO và BT phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ Hợp đồng được ký kết công trên cơ sở Hợp đồng Dự án giữa cơ quan nhà nước có QĐ 71 áp dụng thí điểm đối với một... được lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, vận hành và sử dụng hiệu quả năng lực tài chính của khu vực tư Nhóm 6 – TC01 – K23 10 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS TS Nguyễn Hồng Thắng 2.1.3 Đánh giá môi trường thể chế về PPP ở Việt Nam dưới góc độ các nhà đầu tư Quyết định 71/2010/QĐ-TTg bước đầu đã mở hành lang pháp lý cho việc thí điểm mô hinh đầu tư mới – mô hình đối tác công – tư kết hợp Tuy... sạch là 2,08% Nhóm 6 – TC01 – K23 14 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS TS Nguyễn Hồng Thắng Tỷ trọng vốn đầu tư các dự án phân theo lĩnh vực đầu tư (%) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Xét về tổng vốn đầu tư, tư ng ứng với đó, vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông chiếm đến 50,52% tổng vốn đầu tư Trong khi đó, xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và các dịch vụ công cộng khác tuy chiếm... định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 19/11/2010 về ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo phương thức đối tác công – tư và các quyết định của Thủ tư ng Chính phủ Quyết định 71/2010/QĐ-TTg là cơ sở pháp lý để bước đầu thực hiện dự án đầu tư theo phương thức kết hợp Nhà nước và Tư nhân, mở ra khả năng mạnh mẽ hơn nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư vào xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng Quyết định gồm có một số nội dung... hình thành, ký kết và triển khai dự án PPP Nhóm 6 – TC01 – K23 25 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS TS Nguyễn Hồng Thắng Tài liệu tham khảo ADB (2009), Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2013), Phương thức đối tác công tư: Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tri thức Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài... khi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tư ng Chính phủ được ban hành Để đẩy mạnh thu hút nguồn lực vốn tư nhân, cần có sự thay đổi mạnh về phương thức thu hút đầu tư so với các hình thức truyền thống (BOT, BTO, BT) vốn chưa phát huy hiệu quả cao Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tư ng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư ban hành ngày 9/11/2010 có hiệu lực từ... vốn đầu tư là dự án đầu tư theo hình thức BOT, chiếm 54,22%; dự án theo hình thức BT tuy chiếm tỷ trọng số dự án nhiều nhất, nhưng chiếm 29,08% tỷ trọng về vốn; dự án BT kết hợp BTO chiếm 16,62%; hình thức dự án BTO chỉ chiếm 0,08% Nhóm 6 – TC01 – K23 13 Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS TS Nguyễn Hồng Thắng Phân theo lĩnh vực đầu tư: • Xây dựng công trình giao thông: 254 dự án với tổng vốn đầu tư 563.114.. .Tiểu luận Tài chính công GVHD: PGS TS Nguyễn Hồng Thắng Dựng - Chuyển Giao; Nghị Định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị Định 108/2009/NĐ-CP và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư 2.1.2 Đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh PPP Các quy định về đầu tư theo phương thức hợp đồng BOT,... dự án phân theo hình thức đầu tư (%) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Xét về số dự án, chủ yếu là dự án đầu tư theo hình thức BT, chiếm 54,95%; tiếp đến là dự án theo hình thức BOT, chiếm 33,59%; dự án BT kết hợp BTO chiếm 10,94%; hình thức dự án BTO chỉ chiếm 0,52% Tỷ trọng vốn đầu tư các dự án phân theo hình thức đầu tư (%) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong khi đó, xét về vốn đầu tư, chiếm tỷ trọng chủ . áp dụng thí điểm đối với một số dự án đầu tư phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức đối tác công tư. Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối. chính công GVHD: PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng 1. Tổng quan về phương thức đối tác công – tư (PPP) 1.1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của PPP 1.1.1 Khái niệm Phương thức đối tác công tư (Public. nguồn tài chính từ đối tác tư nhân. • Đối tác công trả công cho đối tác tư trong suốt vòng đời của dự án PPP, căn cứ vào chất lượng dịch vụ cung cấp. 1.2. Mục tiêu chính của phương thức PPP Cải thiện

Ngày đăng: 07/05/2015, 10:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • 1. Tổng quan về phương thức đối tác công – tư (PPP)

    • 1.1.1 Khái niệm

    • 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của PPP

    • 1.3.1 Hợp đồng dịch vụ/ quản lý

    • 1.3.2 Nhượng quyền khai thác (Franchise)/ cho thuê (Leasing)

    • 1.3.3 Thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO: Design - Build - Finance - Operate)

    • 1.3.4 Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Build - Operate - Transfer)

    • 1.3.5 Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO: Build - Transfer - Operate)

    • 1.3.6 Xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO: Build - Own - Operate)

    • 2. Môi trường thể chế về PPP và việc áp dụng PPP tại Việt Nam

      • 2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh PPP

      • 2.1.2 Đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh PPP

      • 2.1.3 Đánh giá môi trường thể chế về PPP ở Việt Nam dưới góc độ các nhà đầu tư

      • 2.2.1 Trước khi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành

      • 2.2.2 Từ khi Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành

      • 2.3.1 Những vấn đề trong cơ chế quản lý, điều phối vĩ mô về PPP

      • 2.3.2 Những vấn đề trong triển khai các dự án PPP

      • 2.3.3 Những vấn đề trong xây dựng cơ chế hợp tác, xác định trách nhiệm, phân chia lợi ích/ rủi ro giữa các bên, ưu đãi trong các dự án PPP

      • 3. Khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ thể chế PPP tại Việt Nam

      • Kết luận

      • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan