Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
1,29 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC –––––––––– TIỂU LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TẠI SAO CUNG TIỀN CỦA MỸ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA MỸ, NHƯNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA HỒNG KÔNG (Why U.S. money does not cause U.S. ouput but does cause Hong Kong output) GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Danh sách thành viên nhóm 6 –Lớp TC01 – CH23 Nguyễn Văn An MSHV: 7701230268 Nguyễn Văn Đạo MSHV: 7701230406 Lê Thị Thanh Thảo MSHV: 7701230947 Nguyễn Thị Kim Liên MSHV: 7701231347 TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC –––––––––– TIỂU LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TẠI SAO CUNG TIỀN CỦA MỸ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA MỸ, NHƯNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA HỒNG KÔNG (Why U.S. money does not cause U.S. ouput but does cause Hong Kong output) GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Danh sách thành viên nhóm 6 –Lớp TC01 – CH23 Nguyễn Văn An MSHV: 7701230268 Nguyễn Văn Đạo MSHV: 7701230406 Lê Thị Thanh Thảo MSHV: 7701230947 Nguyễn Thị Kim Liên MSHV: 7701231347 TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 3 Tóm tắt 4 1. Giới thiệu 4 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 8 3. Phương pháp nghiên cứu 8 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu 9 5. Kết luận 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 20 3 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ADF: Kiểm định tăng cường đơn biến Dickey-Fuller AIC: Tiêu chuẩn thông tin Akaike Fed: Cục dự trữ Liên bang Mỹ OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất VAR: Mô hình tự hồi quy véc tơ VECM: Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số SIC: Tiêu chuẩn thông tin Schwarz 4 Tóm tắt Những kiểm định theo tiêu chuẩn kinh tế lượng cho dù tiền có ảnh hưởng đến sản lượng sẽ vô nghĩa nếu chính sách tiền tệ là sự lựa chọn tối ưu để làm dịu sự biến động sản lượng. Nếu chính sách tiền tệ của Mỹ được lựa chọn để làm dịu sự biến động sản lượng của Mỹ, chúng tôi thấy rằng cung tiền của Mỹ sẽ không có tác động- Granger đến sản lượng của Mỹ. Thật vậy, như đã được nghiên cứu bởi Rowe và Yetman (2002). [Xác định mục tiêu hoạch định chính sách: một ứng dụng tại ngân hàng của Canada (Tạp chí Kinh tế Canada 35 (2), 239-256)], nếu có một độ trễ sáu quý trong ảnh hưởng của cung tiền đến sản lượng, sau đó sản lượng của Mỹ sẽ không thể dự báo được từ bất kỳ thông tin thiết lập sẵn từ sáu quý bị trễ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Những nếu ở các quốc gia khác, ví dụ như Hồng Kông, có đồng tiền được cố định với đồng đô la Mỹ, chính sách tiền tệ của Hồng Kông sau đó sẽ được lựa chọn ở Washington D.C, với việc không quan tâm để có ít biến động sản lượng của Hồng Kông. Những kiểm tra quan hệ nhân quả về mặt kinh tế lượng giữa sự tác động cung tiền của Mỹ đến sản lượng của Hồng Kông sẽ cho thấy bằng chứng về quan hệ nhân quả ngay sau đây. Tác giả đi vào kiểm tra thực nghiệm này. Phân tích thực nghiệm của nhóm tác giả cũng đưa ra một thước đo về mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được hy sinh bằng việc áp dụng một tỷ giá hối đoái cố định chứ không phải là một chính sách tiền tệ độc lập. 1. Giới thiệu Cung tiền có ảnh hường đến sản lượng thực hay không? Nếu Fed đã đột ngột, tùy tiện không báo trước việc cắt giảm 20% cung tiền, những ảnh hưởng sẽ có ở đây là gì? Gần như tất cả các nhà kinh tế vĩ mô sẽ đồng ý rằng việc cắt giảm cung tiền là nguyên nhân của sự sụt giảm tổng cầu, và sự sụt giảm tổng cầu sẽ gây ra, ít nhất là tạm thời, khiến đến sản lượng thực giảm. Như lập luận của Christiano và công sự (1999), ngay cả khi các các nghiên cứu trước chưa đồng nhất về một tập hợp các giả định cho việc xác định những tác động của cú sốc ngoại sinh từ chính sách tiền tệ, có sự tán thành đáng kể về ảnh hưởng định tính của một cú sốc chính sách tiền tệ trong sự nhận thức rằng suy luận là chặt chẽ trên một tập hợp lớn các mô hình đã được xem xét trong các nghiên cứu trước. Sự bất đồng chỉ đến từ hai trường phái phổ biến của kinh tế vĩ mô. Trường phái kinh tế vĩ mô Keynes lập luận rằng cung tiền không ảnh hưởng đến tổng cầu, và do đó sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng thực. Một số nhà kinh tế học vĩ mô cổ điển lại cho rằng cung tiền có thể ảnh hưởng đến tổng cầu, nhưng giá cả và tiền lương hoàn toàn linh hoạt, và đường cung là đường thẳng đứng, có nghĩa là chỉ có mức giá sẽ giảm và sản lượng thực thì không thay đổi. Mặc dù có sự tán đồng chung rằng cung tiền tác động đến sản lượng, (song các) bằng chứng kinh tế lượng hỗ trợ là yếu hoặc không thuyết phục. Lý do cơ bản 5 cho các bằng chứng kinh tế lượng yếu cũng đơn giản. (Là do) các thử nghiệm mô tả vấn đề trên rất khó xảy ra. (Vì) Fed tin rằng một sự cắt giảm bất thường 20% cung tiền sẽ có kết quả tai hại đến sản lượng thực, họ không sẳn lòng để thực hiện một thử nghiệm như thế. Họ không tùy tiện cắt giảm 20% cung tiền đơn thuần chỉ để thấy một cuộc đại suy thoái xảy ra như thế nào. Vì vậy các loại thử nghiệm mà kiểm tra đúng cách để xem tác động của cung tiền đến sản lượng không bao giờ được thực hiện. Nói một cách khác, hồi quy OLS sản lượng đến tiền sẽ chỉ đem lại ước tính không lệch nếu cung tiền có một biến tích cực và nếu tiền là biến ngoại sinh liên quan đến sản lượng. Nhưng ngoại sinh của tiền liên quan đến sản lượng có nghĩa là Fed chọn chính sách tiền tệ mà không xem xét đến ảnh hưởng của chính sách đó đến sản lượng. Fed không muốn chịu trách nhiệm nên sẽ không bao giờ chọn một chính sách tiền tệ như vậy. Nếu trong hồi quy OLS tìm thấy được ảnh hưởng của cung tiền đến sản lượng, nghĩa là Fed đã gây ra hoặc cho phép cung tiền biến đổi theo một cách rằng sự biến đổi của sản lượng cao hơn những gì nó đã có nếu Fed đã hành động khác nhau. Phát hiện này cho thấy không chỉ ảnh hưởng của cung tiền đến sản lượng mà còn cho thấy Fed đã hành xử vô trách nhiệm và điên rồ. Vì trách nhiệm và sự khôn ngoan của mình, Fed sẽ không bao giờ thực hiện các loại thử nghiệm mà sẽ để chúng tôi trực tiếp kiểm tra tiền có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng. Vấn đề này cùng với việc kiểm tra cung tiền có ảnh hưởng đến sản lượng hay không là hoàn toàn đúng khi Fed thông qua những mục tiêu ưu tiên hàng đầu để làm dịu sự biến động sản lượng. Rất nhiều nhà kinh tế nghĩ rằng, một phần đáng kể của sự thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương phản ánh những phản ứng có hệ thống của các nhà hoạch định chính sách tới sự thay đổi trạng thái của nền kinh tế (Christiano và cộng sự, 1999). Phản ánh có hệ thống này là hình thức điển hình cho khái niệm quy tắc phản hồi hoặc chức năng phản ứng. 1 Giả sử có một số phương trình cấu trúc cơ bản, được biết từ Fed, với sản lượng thực là y t+j và cung tiền là m t và một số biến khác, với độ trễ là j chu kỳ trong ảnh hưởng của tiền đến sản lượng. y t+j = F(m t ,…). (1) Ý của Fed muốn sản lượng thực tăng trưởng theo một hằng số là g. Tức là, (2) Giả sử Fed có chức năng mất cân đối bậc hai, và cấu trúc của nền kinh tế là tuyến tính, Fed sẽ thiết lập cung tiền trong từng thời kỳ mà kỳ vọng sản lượng thực là hợp lý trong t + j, điều kiện là tất cả các thông tin đưa ra cùng thời điểm t (I t ) tương ứng bằng: 1 Một số chính sách khác để xác định những cú sốc chính sách tiền tệ không liên quan đến mô hình chức năng phản ứng tiền tệ. Ví dụ, một phương pháp tiếp cận bao gồm việc xem xét dữ liệu để xác định các tác động ngoại sinh của chính sách tiền tệ. Đó là cách được thông qua bởi Romer và Romer (1989). Một cách khác để xác định các cú sốc của chính sách tiền tệ bằng cách sử dụng các giả định rằng nó không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong dài hạn. Về mặt này, xem Faust và Leeper (1997) và Pagan và Robertson (1995). 6 (3) Bởi vì bất kỳ giá trị nào có thể được phân tích trong sự kỳ vọng sản lượng thực hợp lý và lỗi dự báo, lỗi dự báo ở đây phải không liên quan với bất kỳ thông tin nào tại cùng thời điểm thiết lập t, chúng ta có (4) Thay phương trình (2) và (3) vào phương tình (4) ta được: (5) Phương trình (5) nói rằng sản lượng sẽ bằng với một xu hướng thời gian cộng với sai số ngẫu nhiên mà hoàn toàn không liên quan với bất kỳ thông tin có sẵn nào tại thời điểm t. Có lẽ, cung tiền là một phần của thiết lập thông tin. Nghĩa là nếu Fed sử dụng chính sách tiền tệ để làm dịu sự biến động sản lượng thực, sản lượng sẽ không cần tương quan với độ trễ của cung tiền (Rowe and Yetman, 2002). Mặc dù bằng cách giả định cung tiền ảnh hưởng đến sản lượng, với một độ trễ là j chu kỳ, bất kỳ việc kiểm định nhân quả về mặt kinh tế lượng sẽ không tìm thấy bằng chứng về quan hệ nhân quả. Để hiểu rõ hơn, chúng ta đặt trong hoàn cảnh Fed sẽ chọn việc cắt giảm 20% cung tiền. Họ sẽ làm điều này nếu họ biết được một số thông tin (về một số biến khác trong phương trình cấu trúc F, ví dụ như cắt giảm thuế lớn) mà sẽ dẫn đến mong đợi một sự tăng trưởng lớn về sản lượng nếu cung tiền được giữ không đổi. Nếu Fed dự báo chính xác, cung tiền sẽ giảm 20%, nhưng sản lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng. Sự gia tăng chỉ trong sản lượng sẽ là kết quả của các lỗi dự báo của Fed, và những điều đó sẽ không tương quan với bất kỳ điều gì Fed biết tại thời điểm chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến sản lượng. Để xem cung tiền có ảnh hưởng đến sản lượng hay không, chúng tôi đã tìm một tập hợp dữ liệu mà ở đây cơ quan điều tiết tiền tệ thay đổi cung tiền không quan tâm đến tác động của cung tiền đến sản lượng. Hồng Kông cung cấp một dữ liệu như thế. 2 Trong nhiều năm, Hồng Kông đã duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô la. Vì Hồng Kông có mối quan hệ nhỏ với Mỹ và vì Fed cam kết không chịu trách nhiệm trong việc giúp Hồng Kông duy trì tỷ giá cố định, chính sách tiền tệ của Hồng Kông hiệu quả khi thiết lập ở Washiton D.C. Nếu những cú sốc xảy ra đối với nền kinh tế của Mỹ và Hồng Kông tương quan không hoàn toàn, và nếu Fed thực hiện chính sách tiền tệ để làm dịu sự biến động sản lượng của Mỹ mà không quan tâm đến sản lượng của Hồng Kông, có nghĩa rằng chính sách tiền tệ này ít nhất một lần ngoại sinh liên quan đến sản lượng đầu ra của Hồng Kông. Giả định rằng Fed nhận thấy một biến động chắc chắn về đòn đánh trúng vào nền kinh tế Mỹ. Nó làm giảm nguồn cung tiền để mà dựa vào chiều hướng và bù đắp lại phần nào biến động này. Nếu dự báo của những giả định này là thành công, sản 2 Một số quốc gia khác như Thái Lan và Ác-hen-ti-na cũng được xem xét. Đáng tiếc, dữ liệu đại diện có giới hạn chủ yếu để mở rộng phân tích thực nghiệm của chúng tôi và các nước khác. 7 lượng của Mỹ sẽ tiếp tục xu hướng phát triển. Nhưng nếu không có một cú sốc tương tự nào tác động đến nền kinh tế Hồng Kông, nền kinh tế Hồng Kông sẽ bị tác động mạnh bởi sự cắt giảm cung tiền của Mỹ, nếu không có sự bù đắp nào cho biến động này, và sẽ rơi vào tình trạng suy thoái. Tương tự như vậy, nếu như Fed biết trước một cú sốc tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ, thì nó sẽ có động thái tăng cung tiền. Theo quan sát sau đây là không có sự thay đổi về sản lượng của Mỹ, nhưng trong khi đó Hồng Kông thì lại có một sự biến động mạnh mẽ. 3 Thật vậy, nếu Fed làm dịu sự biến động sản lượng của Mỹ nhưng không quan tâm đến sản lượng của Hổng Kông, và nếu như biến động khác ảnh hưởng đến nền kinh tế của Mỹ và Hồng Kông có mối tương quan không hoàn toàn, lúc đó cung tiền của Mỹ sẽ được cho là tác động nhân quả-Granger đến sản lượng của Hồng Kông, mà không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng của Mỹ. Các nội dung chính của bài nghiên cứu: - Đặt vấn đề về chính sách tiền tệ của Mỹ tác động đến sản lượng của Hồng Kông qua kênh cung tiền. Giả định thước đo về mức ổn định kinh tế vĩ mô bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định chứ không phải một chính sách tiền tệ độc lập. - Lập luận xoay quanh vấn đề cung tiền ảnh hưởng đến sản lượng thực hay không từ các ý kiến khác nhau. Đưa ra phương trình sản lượng theo xu hướng thời gian. - Lựa chọn các biến, thiết lập mô hình thực nghiệm cung tiền của Mỹ tác động đến sản lượng của Hồng Kông. - Xử lý chuỗi dữ liệu thời gian bằng các phép toán thống kê và mô hình đã được kiểm định: kiểm tra tính dừng, đồng liên kết của mỗi chuỗi thời gian; kiểm định sự tồn tại của quan hệ đồng liên kết; ước lượng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số và kiểm định quan hệ nhân quả. - Lập luận, đánh giá vấn đề nghiên cứu. - Tóm tắt, nếu quan điểm và kết luận. Các vấn đề nghiên cứu: - Ước tính tác động cung tiền của Mỹ đến sản lượng của Hồng Kông. - Đưa ra một thước đo về mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được hy sinh bằng việc áp dụng một tỷ giá hối đoái cố định chứ không phải là một chính sách tiền tệ độc lập. 3 Câu chuyện của chúng tôi ở đây là giả định cú sốc đến từ nền kinh tế Mỹ là cú sốc IS. Một cú sốc tích cực IS đến từ nền kinh tế Mỹ nghĩa là Fed sẽ cắt giảm cung tiền và tăng lãi suất để giữ tổng cầu của Mỹ không đổi. Tuy nhiên mức lãi suất ở Mỹ cao sẽ có nghĩa là lãi suất ở Hồng Kông cũng cao, miễn là có ít nhất một sự chuyển nhượng vốn. Và lãi suất Hồng Kông cao hơn sẽ làm giảm tổng cầu tại Hồng Kông (trừ khi Hồng Kông ngẫu nhiên đối mặt với một cú sốc tích cực tương tự như IS). Nếu cú sốc của nền kinh tế Mỹ là một cú sốc LM, chẳng hạn như sụt giảm nhu cầu tiền ở Mỹ, Fed sẽ giảm cung tiền tương ứng, để lại lãi suất không thay đổi, và sẽ không có hiệu lực ở mỗi nước. 8 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây Trong phần này, ngoài việc đề cập các quan điểm của các nhà kinh tế của hai trương phái kinh tế vĩ mô xoay quanh vấn đề cung tiền có tác động đến sản lượng hay không? (đề cập ở phần giới thiệu). Bên cạnh đó tác giả còn đề cập đến một số nghiên cứu trước xung quanh những quốc gia theo đuổi chế độ bản vị vàng. Trong một số giai đoạn thực tế, trường hợp xem xét Hồng Kông như là một quốc gia trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế - nơi mà các quốc gia còn theo đuổi chế độ bản vị vàng. Thực tế, có một vài nghiên cứu trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì cung cấp những bằng chứng liên quan đến vai trò của nhân tố tiền trong giai đoạn này; như nghiên cứu của Bernanke (1995). Theo ông, “những cú sốc kinh tế đã tạo nên làn sóng lây lan khắp thế giới thông qua chế độ bản vị vàng”; ngoài ra còn được tìm thấy trong các nghiên cứu của Choudhri và Kochin (1980), Eichengreen (1984), Hamilton (1988) và một số nghiên cứu khác. Thật vậy, một nghiên cứu mới về chế độ bản vị vàng cho phép các nhà kinh tế học có thể đưa ra những khẳng định đầy chắc chắn rằng nhân tố tiền tệ đóng vai trò quan trọng, trong cả việc làm suy giảm giá cả và sản lượng, và cả những phục hồi sau này. Những bằng chứng chứng tỏ rằng những quốc gia đã rời bỏ chế độ bản vị vàng thì phục hồi sau khủng hoảng nhanh hơn những quốc gia vẫn giữ chế độ bản vị vàng. Không có một quốc gia nào cho thấy họ có thể phục hồi một cách mạnh mẽ trong khi vẫn giữ chế độ bản vị vàng. Sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa sự phục hồi của tỷ giá với cách thức quản lý tỷ giá là xa vời, đây là bằng chứng đầy hiệu quả về tầm quan trọng của nhân tố tiền tệ. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác liên quan như: (về mô hình và cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ) - Nghiên cứu của Nguyễn Đức Long & Lê Quang Phong (2012) về nguyên tắc Taylor trong điều hành chính sách tiền tệ có đề cập đến chính sách tiền tệ của Fed qua lãi suất điều hành bám sát lãi suất khuyến nghị của Taylor. - Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2014) nghiên cứu vấn đề truyền dẫn của chính sách tiền tệ: Một số mô hình kiểm định phù hợp; đã đưa ra các mô hình thích hợp để đo lường sự truyền dẫn chính sách tiền tệ và một số ưu nhược điểm. - Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam đã đưa ra nhận định về mức độ truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất có ảnh hưởng lớn đến sản lượng công nghiệp, lạm phát và giá chứng khoán hơn so với các kênh còn lại. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả kiểm định đồng liên kết của mỗi chuỗi thời gian, bằng cách sử dụng tăng cường đơn biến Dickey Fuller (ADF) kiểm tra đơn vị gốc (Dickey và Fuller, 1979; Said và Dickey, 1984). Sau đó tiến hành kiểm định sự tồn tại của quan hệ đồng liên kết bằng cách sử dụng kiểm định của Johansen (Johansen, 9 1988). Và cuối cùng, tác giả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số véc tơ (VECM) và kiểm định nhân quả Granger (bằng việc) sử dụng các khuyến nghị của Phillips và Toda (1994). Dữ liệu của tác giả bao gồm các véc tơ Z t có kích thước n x 1, trong đó gồm có ba chuỗi thời gian được sử dụng trong các phân tích (tiếp sau đây). Đó là Z t = (y 1t, y 2t, y 3t )’, trong đó y 1t biểu thị logarit của sản lượng của Hồng Kông (y t hk ); y 2t biểu thị logarit của sản lượng của Mỹ (y t us ) và y 3t biểu thị logarit cung tiền của Mỹ (m t us ) hoặc là mức lãi suất điều hành (R t us ). Dữ liệu được thu thập theo quý, từ quý 1 năm 1986 đến quý 4 năm 1999. (14 năm tròn) 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu Nội dung bài nghiên cứu này của tác giả được thực hiện qua ba bước: Bước đầu tiên, tác giả kiểm định đồng liên kết của mỗi chuỗi thời gian, bằng cách sử dụng tăng cường đơn biến Dickey Fuller (ADF) kiểm tra đơn vị gốc (Dickey và Fuller, 1979; Said và Dickey, 1984). Bước thứ hai, tác giả tiến hành kiểm định sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết bằng cách sử dụng kiểm định Johansen (Johansen, 1988). Trong bước thứ 3, và cũng là bước cuối cùng, tác giả đi vào ước lượng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và kiểm định nhân quả Granger (bằng việc) sử dụng các khuyến nghị của Phillips và Toda (1994). Trong thực tế, cách thích hợp để kiểm tra nguyên nhân phụ thuộc vào việc có hay không có sự tồn tại các mối quan hệ đồng liên kết. Trong trường hợp có các quan hệ đồng liên kết, chúng ta có thể kiểm định nhân quả trong ngắn hạn bằng cách sử dụng kiểm định F với ý nghĩa khác biệt đầu tiên về độ trễ của các biến có liên quan (trong trường hợp này, ). Và chúng ta có thể kiểm định nhân quả trong dài hạn, bên cạnh đó sử dụng kiểm định F với ý nghĩa của việc điều chỉnh sai số theo thời gian. Một số tài liệu tham khảo thực nghiệm là Hayo (1999), Khalid và Guan (1999) ,và Wernerheim (2000). Trong việc áp dụng các kiểm định ADF, chiều dài độ trễ đã được lựa chọn bằng cách sử dụng quy trình tuần tự được đề xuất bởi Campbell và Perron (1991) trong đó bao gồm một số giả định ban đầu độ trễ tối đa (được gọi là k max ) trong tính toán của mô hình tự hồi quy ADF và kiểm định với mức ý nghĩa (90%) về độ trễ cuối cùng. Nếu không có ý nghĩa được tìm thấy, các số liệu thống kê một lần nữa được ước tính bằng cách sử dụng độ trễ k max -1. Quy trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi không có độ trễ đáng kể nào được tìm thấy thì k = 0 được lựa chọn. Các kết quả 4 cho thấy có bằng chứng về tính không dừng cho tất cả các chuỗi. Nói cách khác, tất cả các chuỗi có thể được xem giống như các phương pháp sai phân bậc 1 I(1). Với thực tế này, bước thứ hai của chúng tôi là để xác minh sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết giữa tập hợp các biến. 4 Để tiết kiệm không gian, kết quả không được trình bày nhưng nó được cung cấp theo yêu cầu. [...]... hoặc cung tiền) tác động thật sự đến sản lượng của Hồng Kông nhưng không có ảnh hưởng đến sản lượng của Mỹ Làm thế nào mà chính sách tiền tệ của Mỹ có vẻ không ảnh hưởng đến sản lượng của chính họ, mà lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản lượng của nước khác? Câu trả lời của tác giả cho nghịch lý rõ ràng này là đơn giản Chính sách tiền tệ của Mỹ được lựa chọn nhằm làm dịu sự biến động sản lượng của Mỹ, và sự... động đến sản lượng của Mỹ Nhưng điều này không có nghĩa là chính sách tiền tệ của Mỹ không liên quan đến những biến số thực Việc sản lượng Hồng Kông bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố ngoại sinh đến từ (đến đồng đô la Hồng Kông) chính sách tiền tệ của Mỹ hàm ý chắc chắn là sản lượng của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ nếu chính sách tiền tệ của Mỹ đển từ yếu tố bên ngoài tác động đến Mỹ Câu trả lời của chúng... tương ứng là 43.6 và 17,6% Khi các sai số phương sai về sản lượng và tiền của Mỹ được phân tích, chúng tôi thấy một kết quả khác nhau: sản lượng của Hồng Kông không tác động ngắn hạn hoặc dài hạn đến sản lượng của Mỹ Nhưng quan trọng hơn, tiền của Mỹ không thể giải thích được sai số về sản lượng của Mỹ Điều này phù hợp với phân tích quan hệ nhân quả của chúng tôi 5 Kết luận Nghiên cứu này của nhóm tác giả... tranh luận, ví dụ, đồng đô la Mỹ có tỷ giá rất linh hoạt nên do đó cung tiền là trung lập ở Mỹ, trong khi đó Hồng Kông có tỷ giá không đổi nên cung tiền không trung lập ở Hồng Kông Nếu câu trả lời của chúng tôi là chấp nhận, điều này có nghĩa là tất cả kiểm tra thực nghiệm trước đây cho ảnh hưởng thật sự của chính sách tiền tệ đã bị sai lầm nghiêm trọng, và đánh giá thấp tầm quan trọng của chính sách tiền. .. Không khó 17 để cho thấy rằng chính sách tiền tệ của Mỹ có ảnh hưởng thật sự đến Mỹ, và nó không cho thấy sự không phù hợp của chính sách tiền tệ này Thay vào đó nó cho thấy rằng Fed đã không quản lý được chính sách tiền tệ và làm cho cung tiền thay đổi thất thường như thời tiết Thực ra, việc phát hiện ra cung tiền đã tác động nhân quả Granger đến sản lượng sẽ tạo tiền đề tốt để yêu cầu việc từ chức đối... lượng của Mỹ, và sự biến động sản lượng của Mỹ từ dự báo sai lầm của Fed, điều này gây ra dưới mức kỳ vọng của Fed trong việc kiểm soát, và xác lập thông tin này bao gồm cả công cụ tiền tệ Không có kiểm định nhân quả Granger cho thấy rằng sự thay đổi của tác động bên ngoài trong chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ gây ra thay đổi cho sản lượng của Mỹ, bởi vì chính sách tiền tệ của Mỹ được chọn lọc kỹ lưỡng để... với đô la Mỹ, thống kê nhân quả Granger từ đồng đô la Mỹ cho nền kinh tế nhỏ đang cho thấy rõ ảnh hưởng thật sự của cung tiền Vấn đề thứ hai này có thể được quan sát là có mối quan hệ mật thiết với vai trò của cung tiền trong suốt cuộc đại khủng hoảng Thật ra, như Bernanke (1995) lập luận, cách thức của một quốc gia duy trì tỷ giá hối đoái theo chế độ bản vị vàng đã ảnh hưởng đến cách thức và tốc độ... trình hai biến xác nhận rằng công cụ tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng đến sản lượng của Hồng Kông nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng của Mỹ Đặc biệt, những kết quả được quan sát rõ ràng khi những điều chỉnh sai số theo thời gian được tính đến trong thống kê phi nhân quả F Nếu tất cả các giá trị của số liệu thống kê Johansen được điều chỉnh bằng cách sử dụng quy tắc được đề xuất bởi Reimers (1992), chúng ta có... tiền tệ của Mỹ không tác động đến sản lượng của Mỹ nhưng lại ảnh hưởng đến sản lượng Hồng Kông Để minh chứng cho điều này, chúng tôi sử dụng kiểm định nhân quả Granger trong trường hợp có đồng liên kết, đã được đề xuất bởi Phillips và Toda (1994) Vì cỡ mẫu sử dụng là rất nhỏ, kết quả của chúng tôi phải được làm sáng tỏ một cách thận trọng Tuy nhiên, tất cả kết quả xác nhận cho thấy công cụ tiền tệ Mỹ (công... cung tiền như là công cụ tiền tệ thì những kết quả cho thấy sự khẳng định rằng công cụ tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng đến sản lượng của Hồng Kông Đó là cần thiết để nói rằng kết quả này thu được khi sự điều chỉnh sai số theo thời gian được tính đến trong thống kê F và những kết quả không phụ thuộc vào số lượng những thành phần quyết định được tính đến trong quan hệ đồng liên kết (bảng thống kê thứ nhất và . hoặc cung tiền) tác động thật sự đến sản lượng của Hồng Kông nhưng không có ảnh hưởng đến sản lượng của Mỹ. Làm thế nào mà chính sách tiền tệ của Mỹ có vẻ không ảnh hưởng đến sản lượng của. lượng của Mỹ nhưng không quan tâm đến sản lượng của Hổng Kông, và nếu như biến động khác ảnh hưởng đến nền kinh tế của Mỹ và Hồng Kông có mối tương quan không hoàn toàn, lúc đó cung tiền của Mỹ. LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TẠI SAO CUNG TIỀN CỦA MỸ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA MỸ, NHƯNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG CỦA HỒNG KÔNG (Why U.S. money does not cause U.S. ouput