Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 có hiệu lựcthi hành từ (1/1/1995)đến nay
BÁO CÁO KHẢO SÁT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI KHÁNH HÒA Tháng 1/2010 Đề án này được thực hiện bởi nhóm tư vấn do bà Huỳnh Thị Hằng làm trưởng nhóm cùng các đồng nghiệp Lê Thị Bích Thọ, Huỳnh Thiên Cung, Nguyễn Thái Nhạn và nhóm điều tra viên Nguyễn Thị Diễm Hương, Nguyễn Thị Khánh Trang. Đề án do Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam – Văn phòng đại diện tại Hà Nội làm chủ đầu tư và thực hiện bằng nguồn vốn tài trợ của Chương trình DANIDA - Chính phủ Đan Mạch. BÁO CÁO KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN CỦA GIỚI CHỦ DOANH NGHIỆP VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI KHÁNH HÒA Chủ đầu tư: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VPĐD tại Hà Nội Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp K-biz 16 A Lê Quý Đôn, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: 058.3516343 Fax: 058.3516353 Email: info@kbiz.com.vn - www.kbiz.com.vn Nha Trang, ngày 15/1/2010 Cty TNHH Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp KBIZ Giám đốc Huỳnh Thị Hằng K-biz Consulting Co., Ltd. 4 MỤC LỤC Giới thiệu tóm tắt . 5 A. MÔ TẢ CUỘC KHẢO SÁT ĐIỀU TRA . 6 B. CÁC PHÁT HIỆN TRONG CUỘC ĐIỀU TRA . 9 1. Hợp đồng lao động 9 2. Thỏa ước lao động tập thể . 18 3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi . 20 4. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất . 22 5. An toàn lao động, vệ sinh lao động 24 6. Lao động nữ 24 7. Lao động là người tàn tật . 25 8. Lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao . 25 9. Bảo hiểm xã hội 26 10. Công đoàn . 28 11. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động 29 12. Các ý kiến đóng góp khác 31 Phụ lục: Phụ lục 1: Danh sách doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp . 44 Phụ lục 2: Kết quả khảo sát điều tra qua thư 33 Phụ lục 3: Tài liệu tham khảo 32 Phụ lục 4: Biên bản làm việc K-biz Consulting Co., Ltd. 5 GIỚI THIỆU TÓM TẮT Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 có hiệu lực thi hành từ (1/1/1995) đến nay đã tạo một hành lang pháp lý quan trọng điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (2002, 2006, 2007) nhưng hiện nay BLLĐ vẫn lộ ra những bất cập cần sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để Bộ luật Lao động sửa đổi đáp ứng được với các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì các cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản cần có những ý kiến đóng góp có giá trị lý luận và thực tiễn trong việc tham gia xây dựng dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam – đang thực hiện dự án BSPS/DANIDA/VCCI, trong đó có việc lấy ý kiến của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp về thực thi BLLĐ. Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp KBIZ được lựa chọn để thực hiện cuộc khảo sát này tại Khánh Hòa. Mục đích chính của cuộc khảo sát là ghi nhận quan điểm và ý kiến của chủ doanh nghiệp dưới góc độ là NSDLĐ (đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của BLLĐ) về các vấn đề liên quan đến BLLĐ. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ làm cơ sở để VCCI báo cáo, tham mưu Chính phủ về việc sửa đổi BLLĐ đồng thời giúp VCCI xây dựng định hướng hợp tác giữa VCCI với cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai. Nhóm điều tra viên đã phỏng vấn trực tiếp: - 16 doanh nghiệp lớn của Tỉnh, - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Tỉnh, - Công đoàn ngành Công nghiệp, - Hội doanh nghiệp trẻ và Câu lạc bộ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Các doanh nghiệp, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân đã rất nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến, dẫn chứng những tình huống thực tế xảy ra tại doanh nghiệp để góp ý sửa đổi BLLĐ. Các vấn đề được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất là chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), thời hạn của Hợp đồng lao động (HĐLĐ), xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nhóm điều tra cũng gửi bảng câu hỏi đến 500 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để lấy ý kiến nhưng kết quả chỉ nhận được 5% thư trả lời. Đây là một hạn chế rất lớn mà các cuộc điều tra qua thư tại Khánh Hòa thường gặp phải. Mặc dù vậy, các phiếu ý kiến trả lời đã phần nào phản ánh được quy mô và mức độ của vấn đề, đồng thời bổ sung thêm các ví dụ minh họa thực tiễn làm rõ hơn các vấn đề phát hiện trong bước phỏng vấn trực tiếp. Có thể nói, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp địa phương được đóng góp ý kiến xây dựng chính sách pháp luật thông qua hình thức rất tích cực này. Những phát hiện trong cuộc điều tra có thể chưa đề xuất được những sửa đổi cụ thể cho từng điều của BLLĐ nhưng đã ghi lại một cách trung thực và khách quan ý kiến của doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng BLLĐ. Với ý nghĩa như vậy, bản báo cáo này mong muốn sẽ giúp các nhà làm luật có thêm thông tin hữu ích để đề xuất những sửa đổi cụ thể sát thực cho BLLĐ sửa đổi. K-biz Consulting Co., Ltd. 6 A. MÔ TẢ CUỘC KHẢO SÁT ĐIỀU TRA Chọn mẫu - Số lượng: 520 doanh nghiệp - Địa bàn hoạt động: Thành phố Nha Trang (trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa), huyện Cam Lâm, huyện Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh (3 huyện thuộc Khu kinh tế Văn Phong). Đây là địa bàn tập trung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có sử dụng số lao động lớn, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. - Quy mô doanh nghiệp: Có sử dụng số lao động từ 40-50 người trở lên. Ở quy mô này, các mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ thường nảy sinh. - Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: tập trung vào 3 lĩnh vực phát triển kinh tế chính của Nha Trang – Khánh Hòa là: Du lịch, Thủy sản, Dịch vụ. Phương pháp điều tra Phỏng vấn trực tiếp: 16 doanh nghiệp - Mục đích: mang tính định tính để xác định phạm vi các vấn đề chủ doanh nghiệp đang quan tâm nhiều nhất. Trên cơ sở đó sẽ giới hạn các vấn đề cần khảo sát định lượng qua thư. - Đối tượng phỏng vấn: Chủ doanh nghiệp, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp hoặc trưởng bộ phận nhân sự. - Chọn mẫu: Tổng số có 20 mẫu được chọn để phỏng vấn trực tiếp. Đó là các doanh nghiệp có sử dụng số lao động lớn và là những doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả tại Nha Trang và Khu công nghiệp Suối Dầu. Ngoài ra họ còn được đánh giá là các doanh nghiệp tích cực thường tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp xây dựng cho cộng đồng doanh nghiệp. - Kết quả đã có 16 doanh nghiệp đồng ý tham gia cuộc khảo sát, đại diện cho 7.530 lao động. Trong đó có 4 doanh nghiệp có 500 lao động trở lên, 6 doanh nghiệp có 200-300 lao động và 6 doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người. Doanh nghiệp sử dụng số lao động nhiều nhất là 2.812 người, ít nhất là 65 người. Có 6 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, 5 doanh nghiệp sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, còn lại là kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Về vốn, có 5 là doanh nghiệp có 100% vốn tư nhân, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước và 3 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. (Tham khảo danh sách chi tiết tại Phụ lục 1). - Thời lượng phỏng vấn : 60 - 90 phút. - Thời gian thực hiện: 16/11/2009 - 4/12/2009. Phỏng vấn trực tiếp: 5 tổ chức có liên quan - Mục đích: Nhằm thống kê số liệu, lấy ý kiến tham khảo của các đơn vị quản lý và tổ chức xã hội có liên quan đến việc quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định của BLLĐ, cũng như nhằm kiểm chứng các thông tin thu thập được từ doanh nghiệp về thực tiễn áp dụng các quy định của BLLĐ hiện hành. - Đối tượng phỏng vấn : Đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), BHXH Tỉnh, Công đoàn các khu công nghiệp và khu kinh tế, Hội doanh nghiệp trẻ và Câu lạc bộ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. K-biz Consulting Co., Ltd. 7 Kết quả trao đổi cho thấy, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, Sở LĐ-TBXH, cơ quan BHXH và Công đoàn ngành đã ghi nhận được khá đầy đủ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc can thiệp giúp đỡ doanh nghiệp vẫn phải giới hạn ở một mức độ nhất định trong phạm vi cho phép của pháp luật. Một số ý kiến đóng góp sửa đổi BLLĐ từ các cơ quan này đã phản ánh chính xác nguyện vọng chung của đa số doanh nghiệp (như ý kiến đề nghị bỏ thủ tục về « sổ lao động »). Vai trò của tổ chức Hội (hội doanh nghiệp trẻ, Câu lạc bộ sử dụng nhiều lao động) trong việc làm cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước còn rất yếu. Hầu như Ban chấp hành Hội không nhận được bất cứ ý kiến phản ảnh nào của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng BLLĐ tại doanh nghiệp, trong khi thực tế lại không phải như vậy. - Thời lượng phỏng vấn: 30-45 phút. - Thời gian thực hiện: 16/11- 4/12/2009. Điều tra qua thư: 500 doanh nghiệp - Mục đích: Khảo sát định lượng để đo lường mức độ thường xuyên xảy ra của các vấn đề đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn trực tiếp. - Đối tượng khảo sát: Chủ doanh nghiệp, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp hoặc trưởng bộ phận nhân sự. - Chọn mẫu: Nhóm điều tra đã chọn lọc 500 doanh nghiệp từ 1.500 doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, Hội viên VCCI Khánh Hòa, các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu kinh tế Văn Phong và các doanh nghiệp đã tham gia các cuộc khảo sát trước đây do Công ty Tư vấn K-Biz thực hiện. Tiêu chí để chọn mẫu : + Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Thủy sản, Du lịch, Thương mại và dịch vụ. + Theo loại vốn đầu tư: Vốn tư nhân, vốn nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài + Theo quy mô doanh nghiệp: Ưu tiên các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, sử dụng số lao động nhiều (chủ yếu tập trung trong các ngành gia công hàng xuất khẩu, chế biến thuỷ sản, khách sạn cao cấp và một số doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa). + Theo địa bàn đăng ký kinh doanh : Tập trung vào thành phố Nha Trang và 3 huyện Cam Lâm, Ninh Hòa, Vạn Ninh. Đây là các địa phương có hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tập trung nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, làm ăn hiệu quả. - Kết quả, có 25 doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra, chiếm 5% tổng số phiếu gửi đi. Đây là một tỉ lệ rất thấp, song nhóm điều tra cũng đã dự kiến được tình huống này thông qua kinh nghiệm của các cuộc điều tra trước đây tại địa phương. Trong số 25 doanh nghiệp có 6 doanh nghiệp có số lao động trên 300 người, có 11 doanh nghiệp có số lao động trên 10 người. Về vốn, có 12 doanh nghiệp thuộc diện 100% vốn tư nhân, 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước và 1 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Về ngành nghề: có 10 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, chế biến công nghiệp, 9 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn, phần còn lại là xây dựng, thương mại khác. - Thời lượng trả lời phiếu điều tra: 15-20 phút. - Thời gian thực hiện: từ 14/11-20/12/2009. - Nội dung khảo sát: Xem phiếu câu hỏi và kết quả đính kèm tại Phụ lục 2. Thảo luận nhóm: doanh nghiệp, hiệp hội & cơ quan có liên quan - Mục đích: lấy ý kiến về các vấn đề phát hiện trong cuộc khảo sát và giải pháp khuyến nghị. - Đối tượng tham gia: Sở LĐTBXH, Bảo hiểm XH Tỉnh, Hội DN trẻ, đại diện Doanh nghiệp. K-biz Consulting Co., Ltd. 8 - Thời lượng: 1 buổi sáng. - Thời gian thực hiện: 15/1/2010 K-biz Consulting Co., Ltd. 9 B. CÁC PHÁT HIỆN TRONG CUỘC ĐIỀU TRA Các phát hiện chính của cuộc khảo sát điều tra trình bày dưới đây được ghi nhận trong quá trình phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp. Bước khảo sát điều tra qua thư được chúng tôi thực hiện sau khi tổng hợp, phân tích các vấn đề phát hiện trong phỏng vấn trực tiếp, với mục đích đo lường quy mô của vấn đề, mức độ thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do tỉ lệ doanh nghiệp tham gia trả lời phiếu câu hỏi rất thấp nên kết quả khảo sát qua thư chỉ mang tính chất tham khảo. 1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (Điều 26 đến Điều 43 BLLĐ) Về các loại hợp đồng lao động (Điều 27.1, 27.3 BLLĐ) - Hợp đồng xác định thời hạn: phần lớn các doanh nghiệp đều có ý kiến không nên khống chế thời gian của Hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Theo họ, nên để doanh nghiệp và NLĐ tự chủ động lựa chọn thời hạn hợp đồng cho phù hợp với tính chất công việc, năng lực nhân sự và khả năng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm tuyển dụng (hoặc ký hợp đồng). - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hay công việc nhất định: phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Hợp đồng thời vụ để thực hiện các công việc mang tính giản đơn, theo thời vụ hoặc cũng có thể là công việc không chỉ giới hạn trong vòng 12 tháng mà có thể kéo dài hơn như thực hiện một dự án. Rất nhiều ý kiến đề nghị không nên giới hạn thời gian dưới 12 tháng, mà nên xác định loại hợp đồng này theo đúng tên gọi của nó là theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định và nên để doanh nghiệp tự thỏa thuận về thời hạn cho phù hợp với tính chất, khối lượng công việc và nguồn nhân lực trên thị trường. Thực tế các doanh nghiệp hoạt động có tính chất mùa vụ cao như: chế biến thủy sản, may mặc và dịch vụ du lịch rất thường sử dụng loại hợp đồng này vì nó phù hợp với tính chất công việc và hiệu quả về mặt chi phí. Tuy nhiên, họ không sử dụng được nhiều vì hạn chế về thời gian và số lần gia hạn hợp đồng. Để « lách luật », có doanh nghiệp đành phải tạm ngừng ký HĐLĐ trong 1 tháng sau đó ký lại HĐLĐ khác. Kết quả khảo sát điều tra qua thư cho thấy có 11/25 doanh nghiệp bị vướng mắc khi áp dụng quy định của BLLĐ để ký hợp đồng theo mùa vụ hay theo công việc nhất định. Các vướng mắc này xuất phát từ các lý do: K-biz Consulting Co., Ltd. 10 LÝ DO VƯỚNG MẮC KHI KÝ HĐLĐ VỤ VIỆC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 82% 0% 82% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100 % Muốn được gia hạn nhiều lần hợp đồng vụ việc, thay vì chỉ 2 lần. Muốn đóng BHXH cho Hợp đồng lao động dưới 3 tháng Không muốn quy định điều khoản “tự động” chuyển hợp đồng vụ việc thành hợp đồng không xác định thời hạn. Khác - Hợp đồng không xác định thời hạn: Thực tế, không phải NLĐ nào cũng muốn làm một công việc trong nhiều năm. Thường thì người không có năng lực muốn có việc làm ổn định, lâu dài, còn người có năng lực thì luôn muốn tìm cơ hội mới tốt hơn, vì họ có nhiều cơ hội việc làm. Xu hướng chuyển đổi đơn vị, vị trí công tác để tìm cơ hội khẳng định mình là rất phổ biến hiện nay. Việc ký HĐLĐ không xác định thời hạn sẽ gây khó khăn cho cả NLĐ lẫn NSDLĐ. Các doanh nghiệp được phỏng vấn đều trả lời rằng, chỉ có NLĐ bỏ doanh nghiệp ra đi chứ doanh nghiệp không bỏ ai cả. Kết quả khảo sát điều tra qua thư cho thấy có 8/25 doanh nghiệp bị vướng mắc khi ký hợp đồng không xác định thời hạn ở các điểm sau: LÝ DO VƯỚNG MẮC KHI KÝ HĐLĐ KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 75% 38% 38% 13% 50% 0% 0% 20% 40% 60% 80% Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NSD lao động khó khăn Người lao động chỉ cần báo trước 45 ngày để chấm dứt HĐ, gây bị động cho DN Thủ tục chấm dứt hợp đồng phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp Không phù hợp với tính chất công việc mang tính mùa vụ, hoặc ngắn hạn của DN Doanh nghiệp muốn tự thỏa thuận thời hạn của hợp đồng Khác Về gia hạn hợp đồng (Điều 27.2 BLLĐ) Về gia hạn hợp đồng có hai nhóm ý kiến khác nhau, đó là : Nhóm thứ nhất, chiếm số đông, đề nghị bỏ khoản 2, điều 27 BLLĐ: « trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, nếu hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Trường hợp nếu có gia hạn thì cũng chỉ được gia hạn thêm 1 lần nữa, còn sau đó nếu vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ chuyển sang HĐLĐ không thời [...]... họ - Tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều yêu cầu bỏ « Sổ lao động » - Việc cập nhật sổ lao động của doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, vừa tốn kém chi phí, thời gian, vừa không hiệu quả Doanh nghiệp làm không kịp thì bị vi phạm Tham khảo kết quả khảo sát điều tra qua thư: có 16/25 doanh nghiệp có lập sổ lao động, trong đó có 14 doanh nghiệp chọn không nên duy trì sổ lao động K-biz Consulting... có 300 lao động trở lên, cần có 1 cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, doanh nghiệp 500-1000 lao động có 2 chuyên trách Hưởng lương từ tổ chức công đoàn, độc lập với doanh nghiệp Vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở: Theo quy định hiện tại, cần phải có ý kiến của Công đoàn khi thông qua các vấn đề sau : - o Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp trước khi đăng ký với cơ quan quản... lao động rất kỹ Doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện làm việc tốt và tuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động thì họ mới ký hợp đồng Nên tham khảo cách làm này - Thực tế khi tiếp xúc với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và pháp luật về lao động khá tốt, ít thấy phản ánh khó khăn, vướng mắc Nhưng ở các khối doanh nghiệp. .. miệng tại doanh nghiệp của bạn có bị vướng mắc với quy định của Bộ luật Lao động không? a 1: Có b 22: Không (Có 2 phiếu không chọn phương án) Nếu có, theo bạn cần quy định thế nào cho phù hợp ? - Doanh nghiệp tự thỏa thuận các nội dung giao kết với người lao động bằng văn bản 8 Khi doanh nghiệp của bạn cần số lượng lao động lớn để làm việc theo mùa vụ bạn có sử dụng dịch vụ «cho thuê lao động » của doanh. .. việc làm Sổ lao động rất mất nhiều thời gian, công sức của cán bộ thừa hành.Tuy nhiên hiệu quả của sổ lao động không cao - Dựa vào sổ lao động có thể biết được quá trình làm việc của nhân viên, dễ cho việc phỏng vấn và bố trí công việc Chính sách với Lao động nữ, tàn tật 11 Trong việc áp dụng các chế độ chính sách với lao động nữ tại doanh nghiệp, bạn thấy quy định hiện hành của Bộ luật Lao động đã phù... nghiệp sử dụng số lượng lao động lớn mới đăng ký, còn hầu hết doanh nghiệp không thực hiện Đề nghị có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý về lao động khi kê khai, đăng ký thang, bảng lương và định mức lao động để thống nhất quản lý và tránh phiền hà cho Doanh nghiệp Kết quả điều tra qua thư, có 22/25 doanh nghiệp đã xây dựng thang bảng lương, và có 19/25 doanh nghiệp đăng ký thang... Thời giờ làm thêm f An toàn lao động và vệ sinh lao động g Chế độ với lao động nữ, tàn tật, lao động trình độ cao h Hoạt động của Công đoàn K-biz Consulting Co., Ltd Mức độ Không Ít khi Thường xảy ra xảy ra xảy ra 11 6 6 13 14 12 11 14 6 4 8 12 5 4 3 3 0 2 18 4 2 16 2 3 33 i Giải quyết tranh chấp lao động k Khác………………………………………………… 19 2 0 Hợp đồng lao động 2 Doanh nghiệp của bạn đang sử dụng mẫu hợp... quyền lợi, nghĩa vụ của các bên một cách rõ ràng, cụ thể hơn, nhất là quyền lợi của lao động nữ Tham khảo thêm thông tin về thực tế triển khai tại doanh nghiệp, để hiểu xem các quyền lợi của NLĐ được ghi và hướng dẫn ở đâu Văn bản DN quy định liên quan đến quyền lợi người lao động Khác 0% Sổ tay nhân viên 8% 60% Căn cứ theo Bộ luật Lao động 52% Quy chế tiền lương Công ty 72% Thỏa ước lao động tập thể 40%... 35 a 11: Hợp đồng lao động b 11: Thỏa ước lao động tập thể c 1: Phụ lục hợp đồng lao động d 11: Nội quy lao động e 10: Bản mô tả công việc của bộ phận f.12: Quy chế khen thưởng (bình xét A,,B,C) g 4: Khác: - phân công công việc - Định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm của Công ty - Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch, giao nhiệm vụ 10 Doanh nghiệp của bạn có lập « Sổ lao động » không ? a 16:... Bộ Luật lao động ? 32% Không ý kiến 16% Không 40% Có 0% 10% 20% 30% 40% 50% 12 Các ý kiến đóng góp khác - Cách trưng cầu ý kiến làm luật của Việt Nam hiện nay chưa sát thực, chưa tiếp cận với doanh nghiệp - Tổ chức Hội doanh nghiệp (Hội Doanh nghiệp trẻ, Câu lạc bộ sử dụng nhiều lao động) , Cơ quan quản lý ngành (Sở LĐ-TBXH) cho biết hầu như không nhận được ý kiến phản ánh nào của doanh nghiệp về các . cuộc khảo sát, đại diện cho 7.530 lao động. Trong đó có 4 doanh nghiệp có 500 lao động trở lên, 6 doanh nghiệp có 200-300 lao động và 6 doanh nghiệp. BÁO CÁO KHẢO SÁT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI KHÁNH HÒA Tháng 1/2010