Lập kế hoạch chiêu ký túc xá sinh viên Khánh Toàn trong năm 2010

72 432 0
Lập kế hoạch chiêu  ký túc xá sinh viên Khánh Toàn trong năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lập kếhoạch chiêu thịcho ký túc xá sinh viên Khánh Toàn trong năm 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LÊ NGUYỄN DIỄM HƯƠNG XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA HỌC: 2006-2010 An Giang, 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ "# LÊ NGUYỄN DIỄM HƯƠNG XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH HỌC: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.s NGUYỄN THỊ VÂN KHÓA HỌC: 2006-2010 An Giang, 2010 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều Ban ngành; đoàn thể; quý thầy cô trường đại học An Giang. Nay khóa luận đã hoàn thành, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Quý thầy cô trường đại học An Giang. Đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Lý Luận Chính Trị đã trang bị kiến thức và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. - Cô Nguyễn Thị Vân đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. - Quý cô, chú đang công tác ở Ủy ban nhân dân phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thu thập nguồn tài liệu phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu và viết khóa luận. Chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Nguyễn Diễm Hương MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………… 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài………………………… .…………………… 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận……………………………… 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận……………………………….4 5. Phương pháp nghiên cứu khóa luận ……………………………………… 4 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận ……………………. 4 7. Kết cấu của khóa luận……………………………………………………… 5 PHẦN NỘI DUNG…………… 7 CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI, XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO…………………………… ……………… 7 1.1. Nhận thức chung về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo…………… . 7 1.1.1. Quan niệm về nghèo đói, ngưỡng cửa nghèo……… .…… 7 1.1.1.1. Quan niệm hiện tại về nghèo đói………………………… 7 1.1.1.2. Khái niệm ngưỡng cửa nghèo……………………………. 12 1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo………………………………… ……… 13 1.1.2. Nhận thức về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo…………… 16 1.1.2.1. Tiêu chí đánh giá nghèo đói……………………………… 16 1.1.2.2. Chuẩn nghèo đói…………………………………………. 18 1.2. Chủ trương về xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta…………………………………………………………………………… 21 1.2.1. Một số chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta……………………………………………………………………………… 23 1.2.2. Công tác thực hiện các chính sách về xóa đói, giảm nghèo ở nước ta………………………………………………………………………. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009………………………………… 32 2.1. Khái quát vị trí địa lý và tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay…………… …. 32 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang……………………………………………. 32 2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang……………………………………………………… 33 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009………………………………………… 35 2.2.1. Khái quát tình hình đói nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang………………………………………… . 35 2.2.2. Một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang……………………………………………………………………… . 36 2.2.2.1. Một số chủ trương, chính sách của tỉnh An Giang về công tác xóa đói, giảm nghèo……………………………………………………… 36 2.2.2.2. Một số chủ trương, giải pháp của thành phố Long Xuyên về công tác xóa đói, giảm nghèo……………………………………………… 40 2.2.2.3. Một số chủ trương, giải pháp của phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về công tác xóa đói, giảm nghèo…………. 42 2.2.3. Những thành tựu và hạn chế thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009……………………………………… …… … 45 2.2.3.1. Thành tựu………………………………………………… 45 2.2.3.2. Hạn chế.………………………………………………… 48 2.2.3.3. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế………………. 49 2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới………………… 51 2.3.1. Mục tiêu chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang……………………………………………………………………… 51 2.3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới……… .… 52 2.3.2.1. Giải pháp chung………………………………………… 52 2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế……………………………………… 54 2.3.2.3. Giải pháp về các chính sách……………………………… 56 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………… 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. Thực trạng và giải pháp Chuyên ngành Giáo dục chính trị 1.Lý do chọn đề tài. Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu, là một hiện tượng hội tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như hòa bình, ổn định, công bằng hội…có thể giải quyết được. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 2 tỷ người đang sống trong cảnh nghèo đói, trong đó khoảng ½ tỷ người phải sống ít hơn 2 USD mỗi ngày, thậm chí là thấp hơn. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ-là một đất nước trải qua hàng ngàn năm bị xâm lược, đi lên chủ nghĩa hội từ một nền kinh tế thấp kém, lạc hậu lại bị cấm vận bởi các thế lực thù địch nhưng bằng sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc và hỗ trợ của bạn bè quốc tế Việt Nam đã có những bước phát triển, đạt được những thành tựu đáng kể. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên một cách rõ rệt. Song một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,…đang chịu cảnh nghèo đói, rét, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đã và đang diễn ra mạnh mẽ và là vấn đề hội cần đặc biệt quan tâm. Từ năm 1992, xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai ở một số tỉnh, thành phố, đến năm 1994 trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn 1992-1997, phong trào xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động để trợ giúp hộ nghèo về đời sống và sản xuất. Phong trào đã đạt được những kết quả đáng kể, giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả nước từ 60% năm 1990 xuống còn 12,3% năm 2009. Nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo thành công đã xuất hiện và được nhân rộng. Sự phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế-xã hội khác với xóa đói, giảm nghèo bước đầu đã đem lại kết quả theo ước tính khoảng 20% - 2 - hộ nghèo đã được hưởng lợi từ các Chương trình 120, 327, nước sạch nông thôn, y tế, giáo dục…, cuộc sống của đại bộ phận dân cư bước đầu được cải thiện, đặc biệt là nhóm hộ nghèo. Từ những kết quả đó, theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ. Do đó, để tập trung được nguồn lực triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, xóa đói, giảm nghèo phải trở thành một Chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp nghèo, người nghèo những điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tạo môi trường thuận lợi xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy ngày 23/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 (gọi là chương trình 133) và xác định đây là một trong mười Chương trình mục tiêu quốc gia, coi đây là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đến 9/2001 tiếp tục phê duyệt Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 (gọi là Chương trình 143). Đảng ta cũng đã khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ bản để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng hội. Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế-xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006-2010. Để thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nói chung và phường Mỹ Phước nói riêng đã ra sức đẩy mạnh thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và đạt được nhiều thành tựu đáng kể: tỷ lệ hộ nghèo ở phường từ 5,15% năm 2006 giảm xuống còn 1,89% năm 2009 (theo chuẩn mới). Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại phường chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu của phường là đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%. Để hoàn thành mục tiêu này và đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước, đòi hỏi các cấp lãnh đạo ở địa phương cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những mặt hạn chế và thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo. Từ những lý do trên em chọn đề tài: “Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến - 3 - năm 2009. Thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Hiện trong nước nói chung và tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên, phường Mỹ Phước nói riêng có nhiều đề tài, bài nghiên cứu, tham luận, báo cáo về thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể về xóa đói, giảm nghèo phù hơp từng địa phương nghiên cứu. Về vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã có những đề tài nghiên cứu địa phương như: khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Ngọc Ánh, tiểu luận của Nguyễn Thiện Tích,…Nhưng chỉ dừng lại ở vấn đề chung chung, những giải pháp mang tính khả thi chưa cao hay nghiên cứu ở những địa phương khác. Nay em, bước đầu tìm hiểu về nghèo đói, công tác xóa đói, giảm nghèo hiện nay ở trong nước và ở tại địa phương em-phường Mỹ Phước. Từ đó, có những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận. 3.1. Mục đích nghiên cứu khóa luận. - Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước tại phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. - Từ tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cho Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương làm tốt hơn nữa chính sách xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận. Để thực hiện mục đích trên, khóa luận cần thực hiện: - Trình bày cơ sở lý luận chung về xóa đói, giảm nghèo và chủ trương về xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta. - Phân tích thực trạng xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - 4 - - Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cho Đảng ủy, chính quyền và nhân dân làm tốt hơn nữa trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận. 4.1. Đối tượng nghiên cứu khóa luận. Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. Thực trạng và giải pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu khóa luận. Đề tài nghiên cứu dưới góc độ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ nghiên cứu thực trạng xóa đói, giảm nghèo và việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu khóa luận. Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp lịch sử và logic - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp đối chiếu 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận. - Góp phần khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu vấn đề xóa đói, giảm nghèo của cả nước nói chung và ở An Giang nói riêng. - Khóa luận đạt được kết quả tốt là động lực góp phần giúp em vững tin hơn trong công tác giảng dạy sau này; đồng thời là động lực giúp em trong quá trình nghiên cứu về môn học mà em yêu thích. - Kết quả nghiên cứu của khóa luận là nguồn tư liệu để các cấp Đảng, chính quyền địa phương có thể tham khảo trong quá trình lãnh đạo, giải quyết các vấn đề liên quan đến xóa đói, giảm nghèo tại phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. [...]... giảm hộ nghèo xuống còn 25% năm 2005 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2006) đã khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ bản để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng hội Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế-xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006 -2010 mà Đảng cũng đã nêu... nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo Mục tiêu cụ thể của Chương trình này đến năm 2010 là: a) Phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10-11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo) b) Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005 - 26 - c) Phấn đấu 50% số đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng... đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá là một trong những nước điển hình trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo - 28 - - Xét theo tỷ lệ hộ nghèo đói: năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo: 15,5%; Năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo: 14,7%; Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo: 13,4% Năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%-11%.[27 và 29] - Xét theo các vùng: [Bảng phụ lục 1] Năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng... tệ/người /năm (năm 2004) tính theo sức mua của đồng tiền tương đương 0,7 USD/ người /ngày Ở Việt Nam Quá trình xây dựng chuẩn nghèo đói Từ 1993, chuẩn nghèo đói được xây dựng lần đầu dựa trên thu nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình và đã được điều chỉnh nhiều lần trong các năm 1993, 1995, 1997, 2001, 2006 do sự biến động của nền kinh tế Có nhiều cơ quan quốc tế và trong nước cùng tham gia vào xác... biết đoàn kết, yêu nước Cách làm: Đem tài dân sức dân, của dân làm lợi cho dân Không phải Chính phủ xuất tiền ra làm Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động Vì vậy, những kế hoạch địa phương có thể tự thực hành được, cứ giúp cho đồng bào làm dần dần, như hợp tác xã, v.v… Việc gì cũng phải từ việc dễ đến việc khó, từ việc gấp đến việc hoãn, từ việc ít tốn tiền đến việc tốn nhiều tiền Nói tóm lại: kế hoạch. .. sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong một năm (GDP/người /năm) hay tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người trong một năm (GDP/người /năm) Thứ hai, chỉ số phát triển con người (Human Development IndexHDI) - 17 - Do chỉ số GDP/người (GNP/người) chỉ phản ánh thuần túy về mặt giá trị chứ chưa phản ánh được đầy đủ chất lượng cuộc sống của dân cư nên từ năm 1990, Liên Hiệp Quốc đã sử dụng chỉ số HDI... bình quân đầu người trong một tháng hoặc một năm được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi (thường lấy gạo để đánh giá) Tiêu chí này được xem là yếu tố cơ bản nhất để xác định tình trạng đói nghèo ở nước ta trong những năm qua Thứ hai, điều kiện dinh dưỡng, y tế, giáo dục…là các tiêu chí bổ sung để đánh giá tình trạng đói nghèo Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc đưa ra tiêu chí xác định hộ dân tộc... động trong toàn dân cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và lấy ngày 17/10 hàng năm là “Ngày vì người nghèo” Từ đó đến nay, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã được triển khai trên địa bàn cả nước và từ ngày 17/10 đến 18/11 hàng năm được coi là tháng cao điểm vì người nghèo Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh thì xóa đói, giảm nghèo là sự nghiệp mang tính lâu dài, là sự nghiệp chung của toàn hội Trong. .. chuẩn nghèo của Mỹ được xác định cho một hộ gia đình có 4 người gồm bố, mẹ và hai con là 17.960 USD /năm tương đương với hơn 4.490 USD/người /năm hay 374 USD/người/tháng hay 12,47 USD/người/ngày Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy với mức chi tiêu này vẫn không thỏa mãn những nhu cầu cơ bản ở Mỹ Nhu cầu cơ bản đối với 1 hộ gia đình gồm 4 thành viên tính trung bình là 33.511 USD /năm Ở Trung Quốc đưa ra... sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm năng Ngăn chặn tình trạng tái nghèo Thứ sáu, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách về công tác dân tộc trong thời kỳ mới: “Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Trong những năm trước mắt . một trong những nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế-xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006 -2010. Để thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của. tóm lại: kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được. [13, tr.288-289] Trong

Ngày đăng: 06/04/2013, 08:06

Hình ảnh liên quan

2010 Khóm Đông thịnh 1  31 4,06  28  - Lập kế hoạch chiêu  ký túc xá sinh viên Khánh Toàn trong năm 2010

2010.

Khóm Đông thịnh 1 31 4,06 28 Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 2: Chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong năm 2010 - Lập kế hoạch chiêu  ký túc xá sinh viên Khánh Toàn trong năm 2010

Bảng 2.

Chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong năm 2010 Xem tại trang 70 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan