Hiện nay, cho vay thông qua thẻ tín dụng đang phát triển mạnh và ngày càng trở nên phổ biến với hàng loạt các tiện ích của nó như: KH không phải mang theo tiền mặt khi mua sắm, dịch vụ thanh toán qua thẻ hiện đại nhanh chóng và trong khoảng thời gian nhất định đã được qui định trước kể từ ngày giao dịch NH sẽ không tính lãi khoản tiền đã chi tiêu của KH. Tuy nhiên, sau thời gian được hưởng miễn lãi suất, NH sẽ thực hiện tính lãi trên số dư nợ của KH, nếu chủ thẻ quá hạn sẽ phải đóng một khoản phí phạt trên số tiền trả chậm. Cuộc sống hiện đại, xu hướng sử dụng thẻ như một thói quen của tầng lớp người dân có thu nhập cao và ổn định, thị trường tiềm năng để các NH cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi với một lượng KH tốt, có uy tín. Do vậy mà các NH cần phải tận dụng triệt để mọi cơ hội, các điều kiện để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy mạnh dịch vụ, công nghệ thẻ nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho NH.
Báo cáo thực tập Trường ĐH Ngân hàng Tp.HCM Mục lục Chương I: 3 Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại 3 1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại 3 1.Ngân hàng thương mại 3 2.Tín dụng ngân hàng thương mại 3 3.Các hình thức tín dụng tại NHTM 4 2. Sự cần thiết phát triển tín dụng tiêu dùng cá nhân 4 1.Tín dụng tiêu dùng cá nhân ở các NHTM 4 2.Sự cần thiết phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân 13 Chương II: 17 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 17 1.Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín 17 2.1.2Giới thiệu về ngân hàng TMCP VIETBANK – Phòng giao dịch Hồ Văn Huê 18 1.Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban: 19 1.Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 21 1.Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với cho vay 21 2.Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hang 22 3.Quy trình tín dụng tại VIETBANK 25 1.Tình hình CVTD cá nhân tại VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 36 2.Đánh giá hiệu quả CVTD cá nhân tại VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 40 1.Những kết quả đạt được 40 Chương III: 46 1 Báo cáo thực tập Trường ĐH Ngân hàng Tp.HCM Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – PGD Hồ Văn Huê 46 1.Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 46 2.Các giải pháp nhằm phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê: 47 3.Một số giải pháp bổ trợ 53 2 Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại 1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại 1. Ngân hàng thương mại Từ xưa đến nay, NH đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NH đã có tác động rất lớn và hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngược lại, nền kinh tế thị trường, với những quy luật như những cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ thống NH. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng giúp các hoạt động của NH ngày càng hoàn thiện hơn, hiện đại hơn, và tránh được những sự tác động xấu của quy luật thị trường để trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế. Ngày nay, NH là tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính, hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội của các Nhà nước (NN) nói riêng mà chia hệ thống NH thành nhiều loại như NH chính sách, NH đầu tư, NH phát triển, trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần cũng như số lượng các NH. Ở nước ta Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của Hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” 2. Tín dụng ngân hàng thương mại Bản chất của NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động NH bằng nhiều nguồn vốn. Do đó, những hoạt động của NHTM xoay quanh việc huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận và góp phần quan trọng vào sự tồn tại, phát triển của NH. “Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.” (Nguồn: Trích “ Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng” Đại học Ngân Hàng TP.HCM năm 2009). 3. Các hình thức tín dụng tại NHTM Một số hình thức cấp tín dụng của NHTM như sau: Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng (TCTD) giao cho KH một số tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả vốn gốc và lãi. Chiết khấu: là hình thức cấp tín dụng qua đó TCTD mua lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ KH. Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của NH (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH (bên được bảo lãnh) khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho NH số tiền đã trả thay. Cho thuê tài chính: là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn được thực hiện thông qua một hợp đồng cho thuê tài sản, theo đó bên cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên đi thuê sử dụng. Bên đi thuê có trách nhiệm hoàn trả tiền thuê (gồm gốc và lãi) trong suốt thời gian thuê. 2. Sự cần thiết phát triển tín dụng tiêu dùng cá nhân 1. Tín dụng tiêu dùng cá nhân ở các NHTM 1.2.1.1 Khái niệm tín dụng tiêu dùng “Tín dụng tiêu dùng cá nhân là khoản tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện, đồ dùng gia đình,… Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch, cũng có thể được tài trợ bởi tín dụng tiêu dùng.” (Nguồn: “ Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng” Đại học Ngân Hàng TP.HCM 2009) 1.2.1.2 Đặc điểm tín dụng tiêu dùng Trong hoàn cảnh nền kinh tế với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các NH khiến cho tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển thì các NH cần phải nắm bắt được tình hình nhu cầu của thị trường, xu hướng KH,… nhằm đưa ra các sản phẩm mới phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách phục vụ nhằm thu hút, mở rộng thị trường. Muốn làm được những điều trên thì các NH cần phải nắm vững tất cả các đặc điểm của TDTD. Dưới đây là các đặc điểm của TDTD: • Nhu cầu TDTD chịu ảnh hưởng của các yếu tố: o Chu kỳ phát triển kinh tế o Trình độ học vấn, tầng lớp xã hội o Ít nhạy cảm với biến động lãi suất. • Quy mô của từng món vay thông thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay nhiều. • Thông tin về khách hàng rất quan trọng trong việc đánh giá tư cách, khả năng tài chính nhưng nhiều thông tin mang tính chất riêng tư dẫn tới ngân hàng phải thu thập nhiều thông tin gián tiếp và chất lượng thông tin thường không cao. • TDTD chịu nhiều rủi ro cao hơn so với TD đối với DN Từ những đặc điểm đó, trong TDTD cũng có những đặc trưng khác với TDDN như: • Phương thức cấp phong phú. • Phương pháp thu nợ linh hoạt và đa dạng. • Là loại tín dụng ứng dụng nhiều nhất các phương pháp tính lãi cơ bản. • Ứng dụng rộng rãi phương pháp cho điểm trong phân tích tín dụng. • Kết hợp cung cấp sản phẩm ngân hàng trọn gói. 1.2.1.3 Phân loại TDTD Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của người dân thúc đẩy NH không ngừng phát triển đưa ra nhiều sản phẩm TDTD. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau, TDTD được chia làm nhiều loại, cụ thể như sau: Một, căn cứ vào phương thức tổ chức cho vay tiêu dùng • Cho vay trực tiếp: là người tiêu dùng và ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng trực tiếp với nhau. Ngân hàng trực tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và xét duyệt hồ sơ từ người tiêu dùng Người đi vay trực tiếp nhận tiền vay từ ngân hàng và chịu trách nhiệm trả nợ. • Cho vay gián tiếp: là ngân hàng cho vay thông qua một tổ chức thứ ba thông thường là các nhà sản xuất/cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng cá nhân Chiết khấu các hóa đơn bán chịu hàng tiêu dùng Cho vay tồn kho hàng hóa tiêu dùng để bán chịu. Hai, Căn cứ vào phương thức trả nợ vay Nguồn vốn của NH chủ yếu là nguồn vốn huy động, do đó việc hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn là nguyên tắc quan trọng trong cho vay để NH tồn tại, giữ được uy tín và phát triển trên thị trường. Phương thức hoàn trả linh hoạt, phù hợp sẽ giúp người vay thuận tiện trong việc trả nợ. Hiện nay, các NH thường áp dụng ba phương thức trả nợ là trả góp, phi trả góp và tuần hoàn. Đặc điểm của từng phương pháp như sau: • CVTD trả góp: CVTD trả góp là hình thức trong đó người vay trả nợ gốc và lãi cho NH nhiều lần, theo những kì hạn nhất định (hàng tháng, hàng quý hay 6 tháng) trong thời hạn vay. Phương thức này thường áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kì của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đây là hình thức chủ yếu mà các NHTM áp dụng trong CVTD, ưu điểm của phương thức hoàn trả này là giúp KH cân đối được nguồn thu nhập, chi tiêu và khoản trả nợ vay NH, đồng thời giúp KH không bị áp lực trả nợ vào cuối kì cao. Đối với loại CVTD này, các NH thường chú ý đến một số vấn đề sau: Thứ nhất là, Loại tài sản được tài trợ Để NH đồng ý cho vay với phương thức trả nợ này thì nhu cầu của người vay phải là những tài sản có thời gian sử dụng lâu bền. Nếu là những tài sản có thời gian sử dụng ngắn, NH sẽ gặp rủi ro về thiện chí trả nợ của KH. Bởi vì khi thời gian sử dụng ngắn hơn thời hạn vay, đến khi kết thúc thời gian sử dụng thì thiện chí trả nợ của người đi vay có thể giảm hoặc không còn, do KH không còn thấy được lợi ích của việc sử dụng sản phẩm mang lại và việc trả nợ giờ đây chỉ mang tính chất miễn cưỡng. Vì vậy, khi lựa chọn tài sản để tài trợ thì NH thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi ích sản phẩm trong một thời gian dài. Thứ hai là, Số tiền phải trả trước Đối với các khoản vay mua sắm tài sản, hầu hết các NH sẽ không tài trợ 100% mà sẽ yêu cầu KH phải đóng góp một lượng vốn tự có nhất định (thường là 30% giá trị tài sản muốn mua). Điều này nhằm hạn chế rủi ro cho NH, vì khi KH cũng tự bỏ tiền của mình ra mua tài sản đó, KH sẽ có cảm giác mình là chủ sỡ hữu tài sản đồng thời họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với tài sản của mình qua đó việc sử dụng, bảo quản, giữ gìn tài sản sẽ tốt hơn. Ngoài ra, việc KH trả trước một số tiền rất là quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro cho NH khi KH không còn khả năng thanh toán nợ vay. Khi đó, NH sẽ thụ hưởng và phát mãi tài sản này để thu hồi nợ, điều đặt ra là tài sản đã qua sử dụng sẽ bị trượt giá và giảm giá trị đi rất nhiều nên khả năng thu hồi đủ số nợ là rất khó. Do đó, việc KH tự thanh toán một phần giá trị tài sản trong cho vay mua sắm tài sản mà TSĐB là chính tài sản đó là rất cần thiết. Số tiền trả trước không chỉ phụ thuộc vào giá trị tài sản mà NH tài trợ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thị trường tiêu thụ tài sản sau khi được sử dụng, số tiền trả trước sẽ thấp hơn khi tài sản có thị trường tiêu thụ rộng lớn sau khi sử dụng vì như thế NH sẽ dễ dàng thanh lý tài sản đó hơn, còn nếu thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng khá hẹp thì số tiền trả trước phải cao hơn. Ngoài ra, môi trường kinh tế cũng với năng lực tài chính của người đi vay cũng ảnh hưởng tới số tiền trả trước. Nếu một người có năng lực tài chính tốt thì họ sẽ muốn trả trước nhiều hơn để số tiền tài trợ của NH thấp xuống theo đó mà chi phí trả lãi cũng giảm đi. Thứ ba là, Chi phí tài trợ Đây là chi phí mà người vay phải trả cho NH cho việc sử dụng vốn bao gồm: chi phí vốn tài trợ (số tiền mà NH phải trả cho người gửi tiền để huy động nguồn vốn cho vay), chi phí hoạt động của NH (chi phí quản lý điều hành, trả lương cho nhân viên, điện, nước, ), chi phí dự phòng rủi ro (khoản bù đắp phần lãi mà NH mất đi do phải trích lập dự phòng), đồng thời mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng cho NH. Thứ tư là, Điều khoản thanh toán Khi xác định các điều khoản liên quan tới việc thanh toán nợ vay của KH, NH thường chú ý đến một số vấn đề sau: - Số tiền thanh toán mỗi định kì phải phù hợp với khả năng về thu nhập trong mối quan hệ hài hòa với các khoản chi tiêu khác của KH. - Giá trị tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ không được thu hồi. - Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của KH, kỳ hạn trả nợ cần phải phù hợp với định kì nguồn thu nhập của KH. Thông thường, nguồn trả nợ chính của KH vay tiêu dùng là từ lương hàng tháng do đó mà kỳ hạn trả nợ của KH thường theo tháng. - Thời hạn trả nợ không nên quá dài. Khi thời hạn trả nợ quá dài, giá trị tài sản có thể bị giảm mạnh, mặt khác, thiện chí trả nợ của người đi vay có thể thay đổi theo thời gian, việc thu hồi nợ cũng vấp phải khó khăn hơn. • CVTD phi trả góp: CVTD phi trả góp là phương thức cho vay mà KH phải thanh toán cho NH toàn bộ số tiền vay một lần khi đến hạn. Thường thì CVTD phi trả góp chỉ cấp cho các khoản vay có quy mô nhỏ với thời hạn vay không dài. • CVTD tuần hoàn: CVTD tuần hoàn là khoản vay mà NH sẽ cấp cho KH một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoản thời gian nhất định, KH có quyền vay và trả nhiều lần mà không vượt quá hạn mức tín dụng của mình. Loại vay này thường áp dụng trong cho vay thấu chi, thẻ tín dụng vì dễ áp dụng, phù hợp với những KH muốn chủ động sử dụng nguồn tiền, có nguồn tiền ra vô thường xuyên nên có sự đan xen giữa vay và trả. Do vậy mà thông thường đây là những khoản vay nhỏ và tổng số tiền giải ngân có thể cao hơn hạn mức tín dụng. Hiện nay, cho vay thông qua thẻ tín dụng đang phát triển mạnh và ngày càng trở nên phổ biến với hàng loạt các tiện ích của nó như: KH không phải mang theo tiền mặt khi mua sắm, dịch vụ thanh toán qua thẻ hiện đại nhanh chóng và trong khoảng thời gian nhất định đã được qui định trước kể từ ngày giao dịch NH sẽ không tính lãi khoản tiền đã chi tiêu của KH. Tuy nhiên, sau thời gian được hưởng miễn lãi suất, NH sẽ thực hiện tính lãi trên số dư nợ của KH, nếu chủ thẻ quá hạn sẽ phải đóng một khoản phí phạt trên số tiền trả chậm. Cuộc sống hiện đại, xu hướng sử dụng thẻ như một thói quen của tầng lớp người dân có thu nhập cao và ổn định, thị trường tiềm năng để các NH cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi với một lượng KH tốt, có uy tín. Do vậy mà các NH cần phải tận dụng triệt để mọi cơ hội, các điều kiện để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy mạnh dịch vụ, công nghệ thẻ nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho NH. Ba, Căn cứ vào mục đích vay Nhu cầu tiêu dùng của KH rất phong phú và đa dạng như mua sắm, sửa chữa nhà ở, mua sắm tài sản: ô tô, đồ dùng gia đình, chi phí du học, chứng minh năng lực tài chính, …Nhìn tổng quan thì có thể chia ra thành hai mục đích lớn là cư trú và phi cư trú. CVTD cư trú: là các khoản vay nhằm tài trợ cho các nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhà cửa của các KH là cá nhân hoặc hộ gia đình. CVTD phi cư trú: là các khoản vay tài trợ cho việc trang trãi các khoản chi tiêu mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch. Đặc biệt là các sản phẩm như cho vay du học hay cho vay mua ô tô hiện đang rất được quan tâm từ phía KH lẫn NH. 1.2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân Yếu tố khách quan • Nhân tố môi trường kinh tế, xã hội: Môi trường dân số: Những xu hướng thay đổi về cấu trúc dân số, xu thế di chuyển dân cư,… giúp NH xác định cho mình những thị trường tiềm năng phù hợp với từng loại sản phẩm TDTD. Môi trường địa lý: [...]... ngoại tệ với các cá nhân, tổ chức kinh tế theo quy định - Thực hiện các nghệp vụ kế toán cho PGD 1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 1 Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với cho vay Một khoản vay được xem xét cho vay phải hội tụ đủ các điều kiện như sau: Thứ nhất , Đối tượng cho vay Cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh, đại diện hộ gia đình... hình cho vay tại PGD Hồ Văn Huê Bảng 2.3: Cho vay của PGD Hồ Văn Huê từ Quý IV năm 2010 đến Quý IV năm 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thời gian thực hiện (Quý) Dư nợ Cá nhân Doanh nghiệp IV/2010 21,84 11,09 10,75 I/2011 22,53 13,34 9,19 II/2011 25,47 13,93 11,54 III/2011 26,32 14,27 12,05 IV/2011 25,43 13,54 11,89 (Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân Hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê) Bảng 2.4: Chênh lệch cho. .. tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín và Phòng giao dịch Hồ Văn Huê 1 Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Ngân hàng Việt Nam Thương Tín có tên đầy đủ là: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Tên viết tắt bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Tên giao... khi giải chấp như trên 2.2.2 Khách hàng tiếp nhận tài sản giải chấp Tình hình cho vay và huy động tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 2.2.4.1 Tình hình huy động vốn tại PGD Hồ Văn Huê Với những cố gắng khắc phục khủng hoảng kinh tế của NN cùng những chính sách đúng đắn, theo kịp thị trường của PGD mà tình hình huy động vốn ngày càng tăng, tạo nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động kinh doanh khác phát... trú tại địa bàn chi nhánh cho vay KH hiện không vay tiêu dùng không có TSBĐ tại TCTD khác KH phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại VIETBANK để giải ngân và thu nợ, KH phải cam kết không sử dụng hoặc ủy quyền cho đơn vị công tác trích thu nhập hàng tháng của mình để đảm bảo/trả nợ cho nghĩa vụ khác tại tổ chức cá nhân trong thời hạn còn dư nợ vay tại VIETBANK Mục đích vay: Đáp ứng các nhu cầu tiêu. .. nhuận cho nhà sản xuất Doanh nghiệp bán được càng nhiều hàng, sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất, tăng quy mô hoạt động, chất lượng hàng hóa dịch vụ ngày càng gia tăng, từ đó giúp nền kinh tế đi lên Như vậy, CVTD không những mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, ngân hàng mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân Chương II: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK. .. Quỹ tiết kiệm Hồ Văn Huê) tại số 33-35 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận PGD được kết nối trực tiếp đến Hội sở, các Chi nhánh, Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm khác trong hệ thống VIETBANK Khách hàng có thể gửi tiền một nơi, rút nhiều nơi và tra cứu thông tin về tài khoản của mình qua dịch vụ Internet Banking PGD Hồ Văn Huê có chức năng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: -... kỳ hạn - Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng - Thanh toán Western Union - Thu đổi ngoại tệ - Phát hành và chiết khấu giấy tờ có giá do Ngân hàng Việt Nam Thương Tín phát hành - Dịch vụ chuyển tiền trong nước 1 Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban: PGD Hồ Văn Huê gồm một Giám Đốc, một Phòng Giao Dịch và một Phòng Tín Dụng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức PGD Hồ Văn Huê Giám đốc PGD Bộ phận... suất giữa các ngân hàng, một lượng KH rút tiền gửi tiết kiệm tại PGD để gửi sang các ngân hàng khác để hưởng các mức lãi suất cao hơn Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của PGD Hồ Văn Huê từ Quý IV năm 2010 đến Quý IV năm 2011 của cá nhân và doanh nghiệp Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 Tình hình huy động vốn năm 2011 PGD Hồ Văn Huê) Về cơ cấu huy động vốn: PGD huy động... hoạt tiêu dùng Lãi suất: Theo biểu lãi suất của VIETBANK ban hành từng thời kỳ Mức vay: Tối đa bằng 10 lần thu nhập hàng tháng từ lương của KH Thời hạn: Tối đa 36 tháng khi KH công tác tối thiểu 12 tháng tại VIETBANK và tối đa 60 tháng khi KH công tác tối thiểu 24 tháng tại VIETBANK TSBĐ: Tín chấp 3 Quy trình tín dụng tại VIETBANK Hiện nay VIETBANK đang thực hiện quy trình tín dụng - cho vay . hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 21 1.Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với cho vay 21 2.Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hang 22 3.Quy trình tín dụng tại. ĐH Ngân hàng Tp.HCM Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – PGD Hồ Văn Huê 46 1.Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK –. trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê 17 1.Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín 17 2.1.2Giới thiệu về ngân hàng TMCP VIETBANK – Phòng giao dịch Hồ Văn Huê 18 1.Sơ