Hoạt động CVTD không ngừng tăng trưởng.
Hoạt động CVTD của PGD đạt được những kết quả đáng kể, trong đó dư nợ cho vay liên tục tăng trong năm qua, đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho PGD. Tốc đô tăng dư nợ cho vay cuối năm 2011 so với đầu năm là 16% là tuân thủ theo đúng quy định của NHNN, hơn nữa năm 2011 nền kinh tế lạm phát cao, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Điều này nói lên những nỗ lực nhằm nâng cao dư nợ, phát triển CVTD của đội ngũ nhân viên PGD.
CVTD ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động của PGD, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, phân tán rủi ro, tăng dư nợ tín dụng, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, giúp tăng thị phần, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về NH.
PGD ngày càng có được sự quan tâm của KH.
Số lượng KH vay tiêu dùng đến với PGD ngày càng nhiều từ 87 KH đầu năm 2011 đến hết năm tăng 541 KH, tức đến cuối năm số lượng KH đến giao dịch tại PGD là 128 KH (Nguồn: Trích báo cáo kinh doanh của PGD Hồ Văn Huê). Điều này cho thấy PGD luôn có những chính sách linh hoạt nhằm nắm bắt thị trường và thị hiếu của KH, không ngừng nổ lực hoàn thiện chính sách chăm sóc KH, tạo cho KH tâm lý thoải mái và tiện nghi khi giao dịch.
Không ngừng nhằm đa dạng hóa sản phẩm
VIETBANK còn tập trung nghiên cứu nhu cầu của thị trường, không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm CVTD, tỷ trọng một số sản phẩm như cho vay tiêu dùng tín chấp đối với KH là bác sĩ, y sĩ , đối tượng KH là giáo viên, cho vay mua xe ô tô ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD. Điều này làm cho PGD không còn phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm cho vay liên quan đến BĐS chứa nhiều rủi ro.
Đội ngũ nhân viên của PGD ngày càng hoàn thiện
PGD còn có một đội ngũ nhân viên trẻ, chuyên môn vững chắc, năng động và nhiệt tình trong công việc, luôn bồi dưỡng nghiệp vụ và có kỹ năng phục vụ KH tốt. Đồng thời, các sản phẩm CVTD được các NVTD tiếp thị đúng thời điểm, nắm bắt đúng nhu cầu, đúng nhóm KH tiềm năng. Ví dụ như sản phẩm cho vay mua ô tô, sản phẩm này thì đối tượng KH tiềm năng là những người có thu nhập cao, nhà cửa ổn định và hiện đang có nhu cầu đi lại thường xuyên. Điều trên giúp doanh số CVTD liên tục tăng mạnh trong thời gian qua và ngày càng nhiều KH đến với NH bởi phong thái phục vụ tận tình và chu đáo của đội ngũ nhân viên.
Công tác kiểm soát tín dụng của PGD ngày càng tiến bộ
NVTD tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng chung, công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên trước và sau khi giải ngân, định kì NVTD tiến hành đánh giá lại KH nhằm phát hiện sớm nhất những biến động theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ vay. Ngoài ra, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, thanh tra hồ sơ tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ diễn ra thường xuyên và đều đặn nên trong những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn luôn được PGD kiểm soát ở mức độ thấp nhất, được duy trì ở mức độ an toàn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển cho vay tiêu dùng cá
nhân tại VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê
2.3.2.1 Hạn chế
Việc liên kết với các công ty đối tác còn kém phát triển
PGD muốn ngày càng phát triển CVTD thì việc liên kết với những công ty về các lĩnh vực như cung ứng dịch vụ du học, du lịch hay cho vay chuyển nhượng mua BĐS là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại thì ở PGD các hợp đồng liên kết còn chưa rộng rãi. Điều này làm hạn chế đối tượng KH, khả năng tiếp cận các KH tiềm năng.
Các yếu tố vĩ mô tác động mạnh đến nhu cầu vay tiêu dùng của người dân.
Kinh tế Việt Nam năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn. Các chỉ số kinh tế vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, tỷ giá ngoại tệ tăng cao hay sự biến động giá vàng trên thế giới và trong nước. Do đó mà mức sống, thu nhập của người dân vẫn chưa thật sự ổn định, chưa được cải thiện tốt vì vậy mà nhu cầu vay tiêu dùng hiện nay vẫn chưa cao.
Những chính sách qui định của chính phủ về CVTD.
Năm 2011 với nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã
hội. Nghị quyết này qui định các TCTD phải giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là cho vay lĩnh vực BĐS, chứng khoán sao cho tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 16% cho đến hết 31/12/2011. Việc này càng gây trở ngại cho công tác phát triển CVTD cá nhân hơn nữa.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
• Mỗi NVTD phải làm nhiều việc cùng một lúc
Quá trình từ tìm kiếm KH, thẩm định cho vay, làm hồ sơ, giải ngân, kiểm tra, giám sát nợ sau cho vay đều là công việc của các NVTD. Đồng thời việc đảm nhiệm nhiều hồ sơ sẽ làm mất thời gian tiếp thị, đôi khi lại không hướng dẫn cụ thể với KH, nhiều thủ tục làm mất thời gian đi lại của KH và không thể tránh khỏi những sai sót của nhân viên.
Đồng thời vì quá nhiều việc mà NVTD phần nào chưa có đủ thời gian để mở rộng, tìm kiếm các mối quan hệ liên kết, các đối tác tốt nhằm phát triển thị phần và tạo cơ hội tiếp xúc với nhiều KH hơn.
• Những qui định của chính sách tín dụng còn nhiều hạn chế
Chính sách tín dụng của NH yêu cầu đa số các sản phẩm CVTD phải có TSĐB, do đó đã bỏ qua một thị phần KH có khả năng và thiện chí trả nợ nhưng lại không có TSĐB. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay tối đa là 70% giá trị TSĐB, trong khi ở những NH khác như Ngân hàng An Bình, Phương Đông thì tỷ lệ này có thể lên đến 80-90%. Còn HSBC, hay công ty tài chính Prudential thì thủ tục vay rất đơn giản, có những khoản vay không yêu cầu thế chấp TSĐB.
Đối với bất kỳ khoản vay tiêu dùng nào thì phải gửi lên phòng thẩm định trên hội sở, điều này làm mất thời gian thẩm định, tốn kém nhiều chi phí NH, làm mất thời gian của KH. Đối với các khoản vay có TSBĐ, khi tiến hành thẩm định giá trị tài sản thường được định giá thấp hơn nhiều so với thực tế. Mặt khác, việc thẩm định chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn trả nợ và TSĐB điều này gây bất lợi cho những KH có uy tín và có thiện chí trả nợ cao.
• Nguồn thông tin về KH thể nhân còn kém.
Nguồn thông tin về KH mà NVTD thu thập được chủ yếu là từ KH cung cấp, thông tin mang tính một chiều. Hiện nay những thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN về cá nhân vay tiêu dùng cũng đang bị hạn chế (Credit Information Centre). Điều này gây nhiều khó khăn cho NVTD trong việc xác định thông tin về các khoản vay ở các TCTD khác của KH, NH không đủ cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với KH cá nhân, đồng thời làm kéo dài thời gian thẩm định do phải xác minh các thông tin.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
• Do tập quán, thói quen của người tiêu dùng VN.
Một nguyên nhân cơ bản từ người tiêu dùng làm hạn chế việc phát triển CVTD cá nhân của NH đó là tâm lý, tập quán của người dân VN là chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính hay vay NH mà chỉ có thói quen vay của người thân, gia đình, bạn bè trước khi vay mượn NH nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí, cộng với tâm lý e ngại với những thủ tục rườm rà, phức tạp khi giao dịch với NH. Do đó mà CVTD ở VN còn chưa thực sự phát triển, dư nợ CVTD còn nhiều hạn chế.
• Thu nhập cá nhân là khoản thu nhập không ổn định và mang tính chất riêng tư cao.
Những khoản thu nhập cá nhân là những khoản thu nhập mang tính chất riêng tư nên việc chứng minh thu nhập của mỗi cá nhân là rất phiền phức. Điều này ảnh hưởng
mạnh mẽ đến mục đích phát triển CVTD cá nhân tại các NH nói chung và VIETBANK nói riêng. Đồng thời nguồn thu nhập của KH cá nhân thiếu ổn định, chịu tác động mạnh bởi sự biến động xấu của môi trường kinh tế, môi trường kinh doanh, công việc, sức khỏe. Ngoài ra, thiện chí trả nợ của KH thường không duy trì trong suốt thời gian trả nợ vì sự thay đổi theo thời gian của những giá trị mà khoản vay mang lại, sự thiếu kiên nhẫn trả nợ với khoản vay với thời hạn quá dài.
Chương III: