.Quy trình tín dụng tại VIETBANK

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê (Trang 25 - 36)

Hiện nay VIETBANK đang thực hiện quy trình tín dụng - cho vay qua 20 bước; và nội dung chủ yếu của quy trình thể hiện qua các bước chính sau:

Bước 1: Lập hồ sơ

 Mục tiêu:

 Thể hiện chính sách của của ngân hàng

 Thu thập thông tin của khách hàng:

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của khách hàng

Mục đích sử dụng vốn (phương án sản xuất, phương án kinh doanh, tiêu dùng...) có hợp pháp không?

Phương án sử dụng vốn

Khả năng tạo dòng tiền

Tài sản bảo đảm

 Nội dung:

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, sau khi tiếp xúc, lắng nghe và hiểu khách hàng thì nhân viên tín dụng tiến hành tư vấn ( hình thức vay, phương thức trả nợ…), hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ, và điền vào thông tin cần thiết theo mẫu. Trường hợp là khách hàng cũ thì chỉ cần hướng dẫn bổ sung những tài liệu, chứng từ, những thông tin mới (bảng cân đối kết toán, bảng kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ…)

Khách hàng có nhu cầu sử chữa nhà thì hướng dẫn bộ hồ gồm các giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn , kiêm phương án sản xuất

- CMND/Hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn - Sổ hộ khẩu/ KT3

- Bảng lương

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, khách hàng tiến hành chuyển giao cho nhân viên tín dụng.

Bước 2: Phân tích tín dụng

 Mục tiêu:

Tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và ước lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng đối với những loại rủi ro đó cũng như dự kiến biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng nhằm kiểm soát tính chính xác các thông tin khách hàng cung cấp từ đó nhận định về thái độ của khách hàng.

 Nội dung:

- Phòng Thẩm định tài sản định giá TSĐB.

- NVTD sắp xếp lịch hẹn khách hàng để tiến hành thẩm định và thông báo cho bộ phận hỗ trợ( nếu có).

- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc (khoản tín dụng ngắn hạn) hoặc 10 ngày làm việc (khoản tín dụng trung và dài hạn, dự án) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NVTD phải lập tờ trình thẩm định khách hàng trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.

- Sau khi lập tờ trình thẩm định KH, tờ trình tái thẩm định, NVTD và nhân viên phân tích tín dụng trình cấp thẩm quyền ký duyệt và gửi tờ trình đã có đầy đủ chữ ký cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng để sắp xếp lịch trình hồ sơ.

 Một số chứng từ liên quan: Tờ trình thẩm định, tờ tái thẩm định hồ sơ tín dụng, phiếu đánh giá hồ sơ vay....

Bước 3: Quyết định tín dụng

 Mục tiêu:

Quyết định tín dụng nhằm hạn chế hai sai lầm cơ bản:

- Chấp nhận cho vay đối với những khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ: Sai lầm này làm cho ngân hàng bị giảm lợi nhuận, thậm chí mất vốn, mất uy tín. - Không cho vay đối với khách hàng tốt có khả năng hoàn trả vốn tín dụng

đúng hạn: Sai lầm này làm cho ngân hàng mất cơ hội tăng thu nhập, mất đi khách hàng tốt - cơ hội mở rộng thị phần.

 Nội dung:

- Tại cuộc họp, thư ký Ban Tín Dụng/Hội Đồng Tín Dụng ghi nhận ý kiến thống nhất của các thành viên Ban Tín Dụng/Hội Đồng Tín Dụng vào biên bản họp ban tín dụng hoặc biên bản họp hội đồng tín dụng và trình cho các thành viên ký. Thư ký Ban Tín Dụng/Hội Đồng Tín Dụng gửi kết quả phê duyệt cho NVTD hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng trong vòng 1 ngày làm việc sau khi biên bản Ban Tín Dụng/Hội Đồng Tín Dụng có đầy đủ chữ ký.

- Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả phê duyệt, NVTD hoặc Nhân viên dịch vụ tín dụng lập 2 bản thông báo đồng ý/ từ chối cho vay trình cấp thẩm quyền ký duyệt, sau đó gửi 1 bản và thông báo cho khách hàng bằng điện thoại, 1 bản còn lại lưu hồ sơ. Nếu cho vay, thông báo phải nêu rõ các điều kiện phê duyệt và phải có chữ ký xác nhận của khách hàng (không nêu các điều kiện miễn thực hiện trên thông báo).

- Trong vòng 3 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho khách hàng, NVTD phải ghi nhận ý kiến phàn hồi của khách hàng về kiện phê duyệt. Nếu vì lý do khách quan và hợp lý mà khách hàng không thực hiện được các điẻu kiện phê duyệt thì NVTD lập “tờ trình điều chỉnh điều kiện cho vay”, đính kèm hồ sơ phê duyệt ban đầu trình cấp xét duyệt xem xét.

- Ngay sau khi nhận được kết quả phê duyệt, nếu không đồng ý cho vay, NVTD tiến hành trả hồ sơ cho khách hàng - các chứng từ do khách hàng cung cấp và bản giao hồ sơ còn lại giao hồ NVDVTD lưu trữ. NVDVTD thực hiện đăng nhập thông tin của khách hàng bị từ chối và lý do từ chối trên hệ thống TCBS. Nếu đồng ý cho vay, NVTD giao toàn bộ hồ sơ cho NVDVTD để tiến hành các bước tiếp theo: soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản có liên quan; chuyển giao hồ sơ cho NVPLCT để thực hiện thế chấp/cầm cố, soạn hợp đồng bảo đảm và các văn bản liên quan, công chứng, đăng ký tài sản thế chấp.

- Sau khi hoàn tất thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng, các văn bản cam kết liên quan đến khoản vay theo phê duyệt và lưu hồ sơ, NVDVTD lập biên bản bàn giao hồ sơ cho khách hàng và/hoặc các bên có liên quan, hồ sơ bàn giao gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo và hồ sơ khác (nếu có).

 Một số chứng từ liên quan:

Biên bản họp Ban Tín Dụng/Hội Đồng Tín Dụng, thông báo cho vay/từ chối, hợp đồng tín dụng; xác nhận hồ sổ thế chấp, cầm cố, đăng ký thế chấp tài sản; giấy đề nghị trích tài khoản trả nợ; giấy cam kết trả nợ...

Bước 4: Giải ngân

 Mục tiêu:

Kiểm tra lại các khâu trước. Nguyên tắc: “Vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa”.

- Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, NVTD thông báo cho NVDVTD phụ trách hồ sơ để lên kế hoạch chuẩn bị tiền giải ngân, đồng thời lập “tờ trình giải ngân” trình TBP/TP/PP ký kiểm soát, trưởng đơn vị phê duyệt và chuyển cho NVDVTD.

- NVDVTD soạn khế ước nhận nợ và hoàn tất việc ký kết khế ước nhận nợ tại Vietbank và giao cho khách hàng một bản.

- NVDVTD tạo tài khoản vay trên TCBS và chuyển hợp đồng tín dụng, các chứng từ liên quan cho teller để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

- Sau khi giải ngân, teller thông báo cho NVDVTD về việc hoàn tất giải ngân.

 Một số chứng từ liên quan:

Khế ước nhận nợ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, phiếu chi....

Bước 5: Giám sát tín dụng

 Mục Tiêu:

Kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng.

 Nội dung:

- Sau khi giải ngân, NVTD phải tiến hành kiểm tra, giám sát vốn vay theo định kỳ hoặc theo phê duyệt của cấp xét duyệt, bao gồm: kiểm tra mục địch sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, tình trạng khách hàng tính tuân thủ các điều kiện phê duyệt tín dụng.

- Thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo theo quy định của VietBank.

- Thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Trước khi đến hạn thanh toán nợ, NVTD và /hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng tiến hành nhắc nợ khách hàng bằng điện thoại. Khi đến hạn mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, NVTD báo cáo tình trạng khách hàng với cấp thẩm quyền đồng thời tiến hành làm việc trực tiếp với khách hàng để thu nợ.

- Trước khi đến hạn kết thúc hợp đồng tín dụng 15 ngày, nhân viên dịch vụ tín dụng lập thư báo gửi khách hàng và thông báo với khách hàng bằng điện thoại.

Thư báo phải được gửi bằng thư đảm bảo hoặc có chữ ký xác nhận của khách hàng.

- Trong thời hạn 07 ngày trước khi đến hạn thay đổi lãi suất, NVDVTD tiến hành soạn “thông báo lãi suất vay mới” và gửi cho khách hàng. Thông báo lãi suất vay mới phải được gửi bằng thư bảo đảm hoặc có chữ ký của khách hàng.

- Hàng ngày, nhân viên dịch vụ tín dụng phải theo dõi và điều chỉnh lãi suất trên TCBS đối với các khoản các khoản vay đến kỳ điều chỉnh.

- Khi khách hàng thanh toán nơ vay theo định kỳ, teller thực hiện thu nợ.

- Nếu khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn nhưng không thực hiện đúng theo điều khoản trả nợ trước hạn trong hợp đồng tín dụng thì khách hàng phải có văn bản đề nghị trả nợ trước hạn gửi cho nhân viên dịch vụ tín dụng hoặc NVTD. NVTD tiến hành lập tờ trình, trình cấp thẩm quyền xét duyệt sau đó chuyển cho nhân viên dịch vụ tín dụng để thực hiện theo phê duyệt.

- Trường hợp khoản vay buộc phải thu hồi trước hạn, đơn vị cho vay thực hiện theo của quy định VietBank.

 Một số chứng từ liên quan:

Biên bản kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay đối với khoản vay phục vụ đời sống sinh hoạt tiêu dùng; biên bản kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay đối với khoản vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ; biên bảng kiểm tra hàng tồn kho; biên bản kiểm tra quá trình thực hiện dự án; biên bản kiểm tra sau khi dự án đi vào hoạt động.

Bước 6: Thanh lý tín dụng

 Mục tiêu:

Hoàn tất các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

 Nội dung:

- Khi khách hàng tất toán nợ vay, nhân viên dịch vụ tín dụng tiến hành kiểm tra, xác nhận dư nợ của khách hàng, nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp, cầm cố và lập “giấy đề nghị giải chấp tài sản” trình Kiểm soát viên tín dụng/Trưởng bộ

phận/Trưởng phòng/Phó phòng ký kiểm soát, trình đơn vị ký duyệt. Sau đó nhân viên dịch vụ tín dụng tiến hành thủ tục giải chấp tài sản cho khách hàng, việc bàn giao TSĐB phải lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của khách hàng.

- Trường hợp khách hàng thế chấp nhiều TSĐB, khi khách hàng thanh toán dư nợ tương ứng với nghĩa vụ đảm bảo của tài sản và có nhu cầu giải chấp tài sản đó thì khách hàng phải có giấy đề nghị giải chấp gừi NVTD hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng. NVTD lập “tờ trình rút/ thay đổi tài sản đảm bảo” trình cấp thẩm quyền xét duyệt trước khi giải chấp như trên.

- Khách hàng tiếp nhận tài sản giải chấp.

2.2.2 Tình hình cho vay và huy động tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn

Huê

2.2.4.1 Tình hình huy động vốn tại PGD Hồ Văn Huê.

Với những cố gắng khắc phục khủng hoảng kinh tế của NN cùng những chính sách đúng đắn, theo kịp thị trường của PGD mà tình hình huy động vốn ngày càng tăng, tạo nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động kinh doanh khác phát triển, có nguồn vốn mạnh để đầu tư, cho vay,… nhằm đem lại lợi nhuận và mở rộng thị trường. Sự phát triển công tác huy động vốn được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Huy động vốn của PGD Hồ Văn Huê từ Quý IV năm 2010 đến Quý IV năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Thời gian thực hiện (Quý)

IV/2010 I/2011 II/2011 III/2011 IV/2011

Huy động 31,14 39,04 48,08 56,86 50,23

Cá nhân 26,56 35,75 45,89 54,88 48,22

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân Hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê)

Bảng 2.2 Chênh lệch tình hình huy động vốn của PGD Hồ Văn Huê từ Quý IV năm 2010 đến Quý IV năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Chênh lệch

I/2011 - IV/2010 II - I/2011 III - II/2011 IV - III/2011 IV/2011 – IV/2010

Giá trị TL (%) Giá trị TL (%) Giá trị TL (%) Giá trị TL (%) Giá trị TL (%) Huy động 7,90 25% 9,04 23% 8,78 18% (6,63) (12%) 19,09 61% Cá nhân 9,19 35% 10,13 28% 8,99 20% (6,22) (11%) 22,10 83%% Doanh nghiệp (1,29) (28%) (1,09) (33%) (0,21) (10%) (0,41) (21%) (3,01) (66%)

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 Tình hình huy động vốn năm 2011 PGD Hồ Văn Huê)

Từ bảng 2.1 ta thấy được so với Quý IV/2010 thì Quý IV/2011 nguồn vốn huy động tăng 61%. Điều này nói lên tình hình huy động vốn trong năm 2011 tình hình huy động tăng so với năm trước. Đi vào phân tích rõ từng quý trong năm 2011 ta thấy qua các quý, doanh số huy động tăng tốt, mức tăng trưởng cao, tuy nhiên càng về các tháng cuối năm doanh số tăng trưởng giảm mạnh, mức tăng trưởng 3 quý đầu tăng cao ở mức trên 18% sang quý IV mức tăng trưởng là âm 6,63%. Lý giải nguyên nhân này, trong năm 2011 NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN về Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam áp mức trần lãi suất huy động là 14%, điều này một phần khó khăn với NH, tuy nhiên bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng với chất lượng dịch vụ tốt của nhân viên NH đã giữ được những khách hàng cũ và phát triển thêm những khách hàng mới. Do đó đã đánh dấu mức tăng tốt trong doanh số huy động của ngân hàng, nhưng ở những tháng cuối năm, nhu cầu chi tiêu mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho năm mới tăng, cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát đã làm cho ngân hàng gặp không ít những khó khăn, các chương trình khuyến mãi không còn hấp dẫn KH, hơn nữa do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, một lượng

KH rút tiền gửi tiết kiệm tại PGD để gửi sang các ngân hàng khác để hưởng các mức lãi suất cao hơn.

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của PGD Hồ Văn Huê từ Quý IV năm 2010 đến Quý IV năm 2011 của cá nhân và doanh nghiệp

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 Tình hình huy động vốn năm 2011 PGD Hồ Văn Huê)

 Về cơ cấu huy động vốn: PGD huy động vốn từ cá nhân và doanh nghiệp.

Trong cơ cấu huy động vốn thì nguồn vốn huy động từ cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp. Điều này có thể dễ nhận biết vì cá nhân, người dân thường có những khoản tiết kiệm, những khoản tiền nhàn rỗi để gửi NH hơn là các doanh nghiệp, những chủ thể luôn tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư và sinh lời.

Bảng 2.3: Cho vay của PGD Hồ Văn Huê từ Quý IV năm 2010 đến Quý IV năm 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Thời gian thực hiện (Quý)

IV/2010 I/2011 II/2011 III/2011 IV/2011

Dư nợ 21,84 22,53 25,47 26,32 25,43

Cá nhân 11,09 13,34 13,93 14,27 13,54

Doanh nghiệp 10,75 9,19 11,54 12,05 11,89

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân Hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê)

Bảng 2.4: Chênh lệch cho vay của PGD Hồ Văn Huê từ Quý IV năm 2010 đến Quý IV năm 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Chênh lệch

I/2011 - IV/2010 II - I/2011 III - II/2011 IV - III/2011 IV/2010 - IV/2011

Giá trị TL % Giá trị TL % Giá trị TL % Giá trị TL % Giá trị TL % Dư nợ 0,69 3% 2,94 13% 0,85 3% (0,89) (3%) 3,59 16% Cá nhân 2,25 20% 0,59 4% 0,34 2% (0,73) (5%) 2,45 22% Doanh nghiệp (1,56) (14%) 2,35 26% 0,51 4% (0,16) (1%) 1,14 11%

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.3 Tình hình cho vay vốn năm 2011 PGD Hồ Văn Huê)

Trong năm 2011, tình hình kinh tế có nhiều biến động, NHNN ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. Nội dụng chủ yếu của chỉ thị này là các tổ chức tín dụng thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIETBANK – PGD Hồ Văn Huê (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w