Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
640 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TNTHPT MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 – NĂM HỌC: 2010-2011 Trên cơ sở nắm vững chương trình, SGK, HS ôn tập những nội dung cơ bản trong chương trình và SGK như sau : - Nội dung ôn tập bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đã được quy định trong chương trình môn học. - Nội dung ôn tập bao gồm toàn bộ chương trình SGK lớp 12 hiện hành. Cụ thể như sau: * Tái hiện kiến thức, ôn tập các bài: - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh -Nguyễn Đình Chiểu, ngụi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng -Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS,1-12-2003 (Cô-phi An-nan) - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu - Đất Nước (trích) - Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài - Vợ nhặt – Kim Lân - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu -Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ -Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hựu - Thuốc - Lỗ Tấn - Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp - Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê * Vận dụng kiến thức xã hội viết bài văn Nghị luận xã hội (Tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống) * Vận dụng kiến thức văn hôc, tiếng Việt, làm văn để viết bài nghị Luận văn học (về một đoạn thơ, bài thơ, một đoạn văn, tác phẩm văn xuôi) PHẦN MỘT NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A. VĂN HỌC SỬ: I. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX Đề1. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975? 1 - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Văn học nghệ thuật trở thành một mặt trận ; văn học nghệ thuật trở thành vũ khí phục vụ kháng chiến, nhà văn lấy tư tưởng cách mạng và mẫu hình chiến sĩ làm tiêu chuẩn cầm bút. Tinh thần tự giác, tự nguyện gắn bó với dân tộc, với nhân dân của nhà văn được đề cao. Văn học tập trung vào đề tài tổ quốc và chủ nghĩa xã hội ; thể hiện cảm động tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân… - Nền văn học hướng về đại chúng. Văn học lấy đại chúng làm đối tương phản ánh và phục vụ ; Đại chúng cung cấp, bổ sung cho văn học lực lượng sáng tác. Cách mạng và kháng chiến đêm đến cách hiểu mới về nhân dân. Người cầm bút quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân, nói lên nổi bất hạnh, khẳng định sự đổi đời và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Nền văn học mới mang tính nhân dân sâu sắc. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Văn học đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, của dân tộc ; phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước ; Nhà văn quan tâm đến những sự kiện có ý nghĩa lịch sử của CNYN và CNAHCM ; nhìn con người và lịch sử bằng cái nhìn khái quát, có tầm vóc dân tộc và thời đại. Nhân vật chính trong văn học tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước, kết tinh những phẩm chất đẹp của cả cộng đồng… Đề 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? a. Chặng đường 1945 đến 1954. - Nội dung chủ đề bao trùm: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình. - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống TD Pháp: Hướng tới đại chúng phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; Thể hiện lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. - Thành tựu cơ bản: + Truyện ngắn và kí: Là những thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống TD Pháp: “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng); “Đôi mắt”, “Nhật kí ở rừng”(Nam Cao); “Làng”(Kim Lân)… - Từ những năm 1950 đã xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn: “Vùng mỏ” (Võ Huy Tâm); “Xung kích”(Nguyễn Đình Thi); “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc); “Truyện Tây Bắc” (Tô Hoài)… + Thơ những năm chống Pháp đạt nhiều thành tựu xuất sắc: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh); “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm); “Tây Tiến” (Quang Dũng); “Nhớ” (Hồng Nguyên); “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi); “Việt Bắc” (Tố Hữu) … + Kịch, lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng phát triển. b. Chặng đường 1955 đến 1964. - Nội dung: Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng CNXH với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng. - Thành tựu cơ bản: 2 + Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều phạm vi của hiện thực đời sống: “mùa lạc” (Nguyễn Khải); “Sống mãi với thủ đô” (Nguyễn Huy Tưởng); “Cao điểm cuối cùng” (Hữu Mai) + Thơ: Phát triển mạnh mẽ với các tập: “Gió lộng”(Tố Hữu); “Ánh sang và phù sa”(Chế Lan Viên); “Riêng chung”(Xuân Diệu) + Kịch nói cũng được dư luận chú ý, một số vở như: “Một đảng viên”(Học Phi), “chị Nhàn”(Đào Hồng Cẩm)… c. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975. - Nội dung: Tập trung viết về cược kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Thành tựu cơ bản: + Văn xuôi chặng đường này phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường,bất khuất: “Người mẹ cầm sung”(Nguyễn Thi), “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành), “Hòn đất”(Anh Đức)… + Thơ những năm chống Mỹ đạt nhiều thành tựu xuất sắc: “Ra trận, Máu và hoa”(Tố Hữu), “Hoa ngày thường, Chim báo bão”, “Những bài thơ đánh giặc”(Chế lan Viên)… + Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận: “Đại đội trưởng của tôi”(Đào Hồng Cẩm), “Đôi mắt”(Vũ Dũng Minh)… II. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh: 1. Tiểu sử : - Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. - Thời trẻ học chữ Hán ở nhà, sau đó học ở trường Quốc học Huế và có một thời gian ngắn dạy học trường Dục Thanh (Phan Thiết) - Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. - Năm 1919 Người gởi tới Hội nghị hòa bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam về vấn đề thuộc địa. - Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong ngững thành viên sáng lập ĐCS Pháp. - Năm 1925 tham gia thành lập tổ chúc Việt Nam thanh niên cánh mạng đồng chí hội. - Ngày 3/2/2930 thống nhất các tổ chức thành lập Đảng CSVN. - Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo CM. - Năm 1942, Người lên đường sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Khi vừa tới Túc Vinh ( Quãng Tây), Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch Bắt giam trong 13 tháng, 18 nhà lao của 13 huyện tỉnh Quảng Tây. - Khi ra tù Người về nước, trực tiếp lãnh đạo CM và giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Ngày 1/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độ lập tại Quảng trường Ba Đình - Năm 1946 Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ chức vụ đó cho đến khi mất(2/9/1969) 2. Quan điểm sáng tác: - Chủ tịch Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ có hiệu qủa cho Cách mạng. - Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Đối tượng thưởng thức là quảng đại quần chúng nhân dân. Người yêu cầu người cầm bút phải ý thức rõ vấn đề: “Viết cho ai?”, “Viết cái gì?”, “Viết để làm gì?” và “Viết như thế nào?”. 3 - Người luôn luôn đòi hỏi văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc. 2. Sự nghiệp văn học: bao gồm ba bộ phận * Văn chính luận: - Mục đích chủ yếu là đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù hoặc tuyên truyền, kêu gọi nhân dân thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc. - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, chứng cứ hùng hồn, ngôn ngữ giản dị, trong sáng. - Tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Tuyên ngôn Độc lập” (1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946),… * Truyện và kí: - Khoảng từ năm 1922- 1925, Nguyễn Ái Quốc viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, ý tưởng thâm thúy, chất trí tụê tỏa sáng trong hình tượng, phong cách giàu tính hiện đại. - Tiêu biểu: “Pari” (1922), “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” (1922), “Vi hành” (1923). * Thơ ca: - Trên dưới 250 bài, chia làm ba phần: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. - Nội dung: chan chứa tình yêu nước và tinh thần nhân đạo. Thơ biểu hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế và tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp. - Nghệ thuật: kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. 3. Phong cách nghệ thuật: Văn chương Hồ Chí Minh kết hợp sâu tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị với văn học, tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. - Văn chính luận mang cốt cách, đặc điểm văn chính luận hiện đại của giai cấp vô sản. Những áng văn đó bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chính luận, vận dụng có hiệu qủa nhiều phương thức biểu hiện. - Truyện và kí giàu chất trí tụê và tính hiện đại. Ngòi bút của Người rất chủ động và sáng taọ: khi thì lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, khi thì giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy, tinh tế. - Thơ ca biểu hiện phong cách rất đa dạng. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. III. TỐ HỮU: 1. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu : - Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng , trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy… - Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế. - Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi 4 nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ. 2. Những chặng đường thơ: Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này. a. Tập thơ Từ ấy (1937- 1946) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm. ): là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ gặp ánh sáng lí tưởng, tìm thấy lẽ sống. Tác phẩm được chia làm ba phần: - Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình… - Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng. - Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng. Những bài thơ tiêu biểu:Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,… b. Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) : phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện những tình cảm mới của con người Việt Nam mà bao trùm là lòng yêu nước. - Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. - Những bài thơ tiêu biểu: Phá đường, Việt Bắc, Bà mẹ Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đi tới,… c. Gió lộng (1955 - 1961): ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, Đảng, Bác Hồ; cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, khẳng định tình cảm quốc tế vô sản… + Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. + Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam. - Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân. - Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân, Thù muôn đời muôn kiếp không tan, Mẹ Tơm, bài ca mùa xuân 1961,… d. Ra trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977) là khúc ca ra trận; là lời ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc . Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh. 3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu - Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng cách mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta. - Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, màu sắc lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tưởng thơ kì vĩ, tráng lệ. - Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ liền mạch, nhất khí tự nhiên, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết. - Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm. 5 IV. LỖ TẤN: 1. Cuộc đời và sự nghiệp: + Lỗ Tấn (1881-1936) xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút. Tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược) + Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc. + Ngòi bút mang tính văn chương đích thực vì ông đã đề cập đến sứ mệnh thiêng liêng nhất của văn học là góp phần cứu nước, cứu dân; ông còn phát huy được một trong những chức năng đích thực nhất của văn chương là chữ bệnh tinh thần “vạch ra các bệnh để mọi người chú ý chạy chữa” nhằm mục đích “chấn hưng dân khí, nâng cao dân trí”. + Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. + Tư tưởng Lỗ Tấn có ảnh hưởng sâu sắc đến thanh niên yêu nước trên thế giới, trong đó có Nguyễn Ái Quốc. + Khối lượng tác phẩm khổng lồ, có nhà nghiên cứu gọi là “Trước tác đẳng nhân”. Tiêu biểu như: “Nhật kí người điên”, “Thuốc”, “AQ chính truyện”, “Chuyện cũ viết theo lối mới”, Gào thét, Bàng hoàng, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới . 2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. 3. Tóm tắt tác phẩm “Thuốc”: Gia đình lão Hoa có một đứa con bị bệnh lao. Người ta bảo mua bánh bao tẫm máu người sẽ chữa khỏi bệnh. Vì cuồng tín, lão gom tất cả số tiền mua bánh bao chữa bệnh cho con. Chiếc bánh bao tẩm máu chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Tại quán trà lão Hoa, người ta bàn tán xôn xao về cái chết Hạ Du. Khi ấy, lão nướng bánh bao cho con ăn. Bánh bao đó chẳng những không chữa được bệnh cho con mà còn làm con lão mất mạng. Mộ bé Thuyên nằm một bên gần nghĩa địa người chết chém. 6 Nhân tết Thanh minh, bà Hoa (mẹ bé Thuyên) gặp mẹ Hạ Du tại nghĩa địa này. Hai bà giật mình khi nhìn thấy trên mộ Hạ Du có đặt một vòng hoa. Trên cành cây, con qụa đậu kêu lên một tiếng rồi vỗ cánh bay về phía chân trời xa. 4. Chủ đề: “Thuốc tập trung vào hai chủ đề, đó là sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong. Sự gắn bó của hai chủ đề ấy đã làm nổi bật lên tư tưởng của tác phẩm: làm thế nào để tìm ra phương thuốc chữa bệnh đớn hèn, ngu muội của dân tộc. Tác phẩm đặt ra câu hỏi, chưa có câu trả lời nhưng thật ra câu trả lời nằm trong hình tượng. Lời giải đáp cho câu hỏi đầy day dứt mà tác giả đặt ra ấy là phải làm cuộc cách mạng thật sự- một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng. 5. Câu hỏi tham khảo và gợi ý trả lời : * Câu 1 : Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cưối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông. * Gợi ý trả lời : - Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề : Hàng hải với ước mong mở rộng tầm mắt – học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc – học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo như bố ông. - Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật) ,ông đột ngột đổi nghề Vì : Một lần xem phim ,ông thấy người TQ khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga ( chiến tranh Nga –Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Oâng chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chữa trị . * Câu 2: Tác động của việc xem phim ở trường y khoa Tiên Đài Nhật Bản đối với hoạt động văn học của Lỗ Tấn? * Gợi ý trả lời: - Một lần xem phim, ông thấy người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem nhười Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông giật mình nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Ông quyết định chuyển sang làm văn nghệ. Dùng ngòi bút để biến đổi tinh thần những người dân ngu muội, hèn nhát. - Động cơ hoạt động văn nghệ nói trên tạo nên hàng loạt những đặc điểm ság tác của Lỗ Tấn thời kì đầu: + Đề tài: “Chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật”. + Mục đích: “Lôi hết bệnh tật của họ ra làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa”. - Bút pháp: chủ yếu là châm biếm và hài hước. Châm biếm để người dân thấy xấu hổ, tủi nhục mà kiên quyết cắt bỏ những ung nhọt trên cơ thể, hài hước để người dân biết “vui vẻ tiễn đưa những cái lỗi thời vào qúa khứ”. * Câu 3: “Thuốc” là một tiêu đề nhiều nghĩa. Hãy tìm xem có những nghĩa gì? Phải chăng đây chỉ là chuyện chống mê tín dị đoan? * Gợi ý trả lời: Thuốc, nguyên văn là "Dược" (trong từ ghép Dược phẩm), phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy 7 chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc (Trương Chính). Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn thuốc (Phan Khải). Nhan đề truyện có nhiều nghĩa. + Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị “không thể thiếu” là rễ cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ. + “Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín. + Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc. + Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ. + Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang ) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. * Câu 4: Tại quán trà lão Hoa, khách ở quán trà bàn với nhau về chuyện gì? Qua những chuyện ấy, Lỗ Tấn Muốn nói đến điều gì? * Gợi ý trả lời: + Tại quán trà lão Hoa, khách ở quán trà đã bàn về: - Người tù bị chém sáng nay là chiến sĩ cách mạng Hạ Du. - Dùng bánh bao tẫm máu người( chiến sĩ cách mạng Hạ Du) có thể chữa được bệnh lao. + Qua những chuyện ấy nhà văn muốn nói: - Người dân u mê, lạc hậu về khoa học. Họ cuồng tín nghĩ rằng bánh bao tẫm máu là “Tiên dược” có thể chữa được bệnh lao. - Quần chúng nhân dân xa rời cách mạng và đồng thời, những người làm cách mạng còn xa rời quần chúng nhân dân, chưa giúp họ hiểu được vai trò của cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. * Câu 5 : Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du * Gợi ý trả lời : + Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mua xuân có ý nghĩa không tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng 8 cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm. + Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng. + Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan. Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được “bệnh tật” của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội. V. HÊ-MINH-UÊ: 1. Cuộc đời và sự nghiệp : - Sinh 1899 mất 1961, là nhà văn Mĩ nổi tiếng. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả tại thành phố ngoại ô Chicagô. - Năm 18 tuổi, làm phóng viên tham gia vào đại chiến thế giới lần thứ nhất. Bị thương và trở về nước Mĩ được đón tiếp như một người hùng. Tuy nhiên, cuộc sống thời bình không làm ông hòa nhập với cuộc sống đương thời. Ông tự nhận mình thuộc “thế hệ vứt đi”. - Năm 1937, tham gia quân đội quốc tế chống Phát xít ở Tây Ban Nha. Tiếp tục làm phóng viên, dựng phim, viết kịch. - Năm 1954, được nhận giải thưởng Nobel văn học. - Năm 1961, tự kết liễu đời mình bằng một khẩu súng. - Ông luôn mong muốn “viết một áng văn văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm thường đặt trong tình huống phải đương đầu, vượt qua cái vô nghĩa và sự thất bại của cuộc đời - Hê-minh-uê đề xướng nguyên lí “tảng băng trôi”, ít sử dụng lời của người kể chuyện trong tác phẩm mà thay vào đó là các đối thoại và độc thoại nội tâm. - Tác phẩm tiêu biểu: “Mặt trời vẫn mọc”, “Giã từ vũ khí”, “Ông già và biển cả”,… 2. Nguyên lí “Tảng băng trôi”: - Một phần nổi, bảy phần chìm - (Ý tại ngôn ngoại”, “Mạch ngầm văn bản”), nhà văn không trực tiếp công khai cái loa phát ngôn cho tư tưởng của mình, mà nói lên hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra ẩn ý. - Ông ít sử dụng lời của người kể chuyện trong tác phẩm, mà thay vào đó là các đối thoại và những độc thoại nội tâm. Các đối thoại của ông thường có vẻ lan man giống như những cuộc trò chuyện bắt gặp trong cuộc sống đời thường, khi đọc hình như khó hiểu nhưng chứa nhiều ẩn ý. Độc thoại nội tâm là ngôn từ trực tiếp của nhân vật không thốt lên thành tiếng. Nó mang tính chất hướng nội, thể hiện tính chất bên trong của nhân vật. 3. Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả” 9 Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô -một "ông già" đánh cá người Cuba Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu trên thuyền với lão nữa. Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc. Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên . Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông. Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập- phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh- giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình thì chỉ còn trơ lại một bộ xương. Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ , rồi mơ về những con sư tử. 4. Các lớp nghĩa của tác phâm “Ông già và biển cả”?(Ý nghĩa nhan đề) - Cuộc chiến không cân sức giữa con người và thiên nhiên. (phần nổi) - Việc săn đuổi con cá kiếm khổng lồ là một ẩn dụ nói lên khát vọng mà con người theo đuổi, ra sức thực hiện trong trong cuộc đời dù đơn độc thất bại cũng hề nản chí. Do đó, hình ảnh con cá kiếm trở thành biểu tượng của cái Đẹp. - Lũ cá mập rỉa hết thịt con cá kiếm ám chỉ cho bọn Tư Bản tước đoạt những thành qủa lao động của con người trong xã hội người bóc lột người. - Xét về phương diện nghệ thuật, việc Xantiagô ước mơ săn được một con cá vừa đẹp vừa lớn cũng là ước mơ cả đời của Hê-minh-uê trên con đường tìm tòi sáng tạo cái Đẹp. 5. Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề: - Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cuba, Hê-minh-uê cho ra đời « Ông Già và biển cả ». Bối cảnh của tác phâm là ngôi làng chài yên ả bên cảnh Ha-ba.na và Phu-en-tec, một thủy thủ trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-gô. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên Tạp chí Đời sống. - Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê gởi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” 6. Nội dung tư tưởng của đoạn trích Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người kể chuyện, đặc biệt là qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá ta thấy ông lão coi nó như một con người. Chính thái độ đặc biệt, khác thường này đã biến con cá thành “nhân vật” chính thứ hai bên cạnh ông lão, ngang hàng với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp , tính chất kiên hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản 10 . của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thi n nhiên với con người không phải lúc nào thi n nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thi n nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là. lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập: - Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã. mà con người theo đuổi, ra sức thực hiện trong trong cuộc đời dù đơn độc thất bại cũng hề nản chí. Do đó, hình ảnh con cá kiếm trở thành biểu tượng của cái Đẹp. - Lũ cá mập rỉa hết thịt con