Hoàn cảnh ra đờ

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 37 - 38)

X. “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu 1 Tóm tắt tác phẩm:

1. Hoàn cảnh ra đờ

“Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN.

Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội hào hoa, lãng mạn, lạc quan và dũng cảm trong chiến đấu.Quang Dũng là đại đội trưởng.

Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác.

Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”. Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại và đổi tên “Tây Tiến” .

2. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lình Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.

3. Đề tham khảo:

Đề 1: Phân tích đoạn thơ đầu bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng.

* Dàn ý:

1. Mở bài:

-Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bội đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở thựong Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân của đoàn quân Tây Tiến khá rộng : Từ Châu Mai, Châu Mộc đến Sầm Nứa rôi vòng về phía tây Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội.

- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào,về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948, rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ, ngồi ở Phù Lưu Chanh, tác giả viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến” in trong tập “Mây Đầu Ô”.

- Đây là đoạn thơ mở đầu bài thơ, cảm hứng trong nổi nhớ Tây Tiến tác giả không sao quên được những chặng đường hành quân gian khổ đã qua: rừng sâu, núi cao, khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên hiểm trở.

2. Thân bài

a. Mở đầu khổ thơ tác giả viết: “Sông Mã…… chơi vơi”. Nỗi nhớ đã chìm vào kỉ niệm nhưng cảm xúc không kìm nén được. “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ mênh mông, da diết, ám ảnh trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ, tác giả mượn ý thơ này trong ca dao: “xa rồi nhớ bạn chơi vơi”; vần “ơi” ngân vang kéo dài tạo khoảng cách không gian làm cho nỗi nhớ đã da diết lại càng da diết hơn.

b. Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả miêu tả rừng núi Tây Bắc vừa mang vẻ đạp hùng vĩ vứa rất nên thơ:

- Đường đi “Khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, heo hút”, “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” → sử dụng từ láy tạo hình mới lạ; tiểu đối; gieo nhiều vần trắc ở cuối câu gợi con đường đi vất vả, khó khăn, cheo leo, hiểm trở đầy thử thách đối với người chiến sĩ. Đặc biệt là hình ảnh “súng ngửi trời”. Đó vừa là cách nói dí dỏm của các chiền sĩ, vừa là hình ảnh gợi chiều cao (liên hệ hình ảnh “đầu súng trăng treo” của Chính Hữu).

Đường đi vất vả như thế, người chiến sĩ vẫn phóng tấm mắt ra xa và đột ngột nhận ra bóng dáng của sự sống: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Đó là cảnh bình dị của xóm làng.

Bốn câu thơ tạo âm hưởng đặc biệt. Sau những câu thơ toàn thanh trắc ngheo khó đọc, tác giả hạ một câu toàn thanh bằng nghe hết sức thú vị như người họa sĩ sau khi dùng những gam màu nóng, rồi thêm vào đó một gam màu lạnh làm cho bức tranh trở nên hài hòa, tươi mát.

- Thời tiết: “sương lấp”, “đêm hơi”, mưa xa khơi” → khắc nghiệt, đi trong mây mù, đầy thử thách.

- Thiên nhiên: “thác gầm thét”, “cọp trêu người” (nhân hóa) → dữ dội bởi mưa nguồn, suối lũ, thú dữ, thiên nhiên hoang dại, đe dọa con người→ đầy bí ẩn, ghê gớm.

- Địa danh: “Sài Khao”, “Mường Lát”, Mường Hịch” → tăng ấn tượng hoang dại, xa ngái…

⇒ Đoạn thơ mô tả những chặng đường đã qua gây cảm giác mới lạ, mông lung, âm u kích thích thú phiêu lưu mạo hiểm→ thiên nhiên vừa hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất nên thơ.

c. Con người: “ không bước nữa”, “gục lên súng mũ bõ quên đời”→ anh không chết vì chiến đấu mà chết vì kiệt sức trên đường hành quân đến bước đi và hơi thở cuối cùng→ bi hùng.

d. Cuộc hành quân tạm dừng ở đây. Người lính sau khi vượt qua bao rừng sâu, núi cao đã bắt gặp một bản làng có khói bếp, có hơi ấm tình người « Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói….nếp xơi”. Trong nỗi nhớ Tây Tiến, những kỉ niệm ấy làm sao quên được.

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 37 - 38)