1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Đề 1: “ Mọi phẩm chất của đạo đức là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M.Xi-rê-
ông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
Đề 2: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của Tố Hữu:
“Ôi! Sông đẹp là thế nào hỡi bạn?”
Đề 3: Nhà văn Nga Lep.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không cò cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Đề 4: Bình luận ý kiến của Sê-khốp (nhà văn Nga): “Con người càng phát triển cao về
trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều thích thú hơn”
Đề 5: “Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng
Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi
Những vần thơ trên của Gi. Bê-se (thi hảo Đức) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?
Đề 6: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân mình
trong năm học cấp THPT.
Đề 7: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của M.Xi- xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng học tập của bản thân?
Đề 8: Tình thương là hạnh phúc của con người. Đề 9: Tác dụng của việc đọc sách.
Đề 10: Vai trò của sách đối với sự phát triển nhân cách con người.
Đề 11: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt
Nam?
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Đề 1: Những “mái ấm tình thương” đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta có ý
nghĩa như thế nào? Bản thân anh chị từng biết ( hoặc đã từng chứng kiến) hiện tượng ấy ở đâu? đề xuất quan điểm và biện pháp nhân rộng hiện tượng ấy.
Đề 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong
nhiều bạn trẻ hiện nay?
Đề 3: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần làm giảm thiểu tai nạn
giao thông.
Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Đề 5: Hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và
theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục tình trạng trên.
Đề 6: Trình bày suy nghĩ của mình về hút thuốc lá và tác hại của việc hút thuốc lá? Đề 7: Suy nghĩ của anh (chị) về tình trạng bạo lực học đường.
Đề 8: Suy nghĩa của anh (chị) về căn bệnh “vô cảm”. III. Dự kiến đề bài phần nghị luận văn học:
1. Nghị luận về một đoạn văn, một tác phẩm văn xuôi:
Đề 1: Cảm nhận của em về hình thượng con Sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò
Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật ông lái đò Sông Đà trong tác phẩm“Người
lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên của Sông Hương qua tác phẩm “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 4: Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
của Tô Hoài.
Đề 5: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ lúc bị bắt về làm dâu gạt nợ cho
nhà thống lí PáTra đến khi cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.
Đề 6: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Mị.
Đề 7: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đề 8: Phân tích giá trị nhân đạo đặc sắc trong tác phẩm “Vợ nhặt”
Đề 9: Phân tích hính tượng cây xà nu, rừng xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành.
Đề 10: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện “Rừng xà nu”. Đề 11: Phân tích chất sử thi đậm đà trong thiên truyện “Rừng xà nu”.
Đề 12: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” Đề 13: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đức con trong gia đình” của
Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ miền Nam trong thời kì kháng chiến chống mĩ.
Đề 14: Cảm nhận của em về về nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Đề 15: Cảm nhận của em về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”.
Đề 16: Phân tích hai phát hiện quan trọng của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh trong truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người mà tác giả muốn nhắn gửi.
2. Nghị luận về một đoạn thơ một bài thơ:
Đề 1: Phân tích đoạn thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Đề 2: Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “Tây Tiến”.
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính qua đoạn thơ thứ ba trong bài thơ “Tây
Tiến”.
Đề 4: Phân tích bốn câu thơ cuối bài thơ “Tây Tiến”.
Đề 5: Cảm nhận của em về hình tượng người lính qua bài thơ “Tây Tiến” Đề 6: Cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng qua bài thơ “Tây Tiến” Đề 7: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
“Những đường Việt Bắc của ta ………..
Vui từ Việt Bắc đèo De, núi Hồng”
Đề 8: Phân tích cái hay cái đẹp của đoạn thơ:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù ………..
Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Đề 9: Phân tích đoạn thơ sau:
“ Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. ...
Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
(Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu – Văn học 12-tập 1, NXB Giáo dục
Đề 10 : Phân tích phần đầu đoạn trích « Đất nước » trích Trường ca Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 11 : Cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong bái thơ « Sóng » của Xuân Quỳnh. Đề 12 : Cảm nhận về hình tượng « sóng » trong bài thơ « Sóng » của Xuân Quỳnh. Đề 13 : Cảm nhận về hình tượng Lor-ca qua bài thơ « Đàn ghi ta của Lor-ca »- Thanh
Thảo.
Đề 14 : Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ :
« không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng
long long trong đáy giếng »
(Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo)
MONG CÁC EM CỐ GẮNG HẾT MÌNH ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ THẬT TỐT !CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG ! CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG !