Những đề tham khảo:

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 35 - 37)

X. “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu 1 Tóm tắt tác phẩm:

4. Những đề tham khảo:

Đề 1: Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” xoay quanh những tình huống nào? Em

có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống của tác giả? * Gợi ý:

- Truyện xoay quanh ba tình huống chính:

+ Tình huống 1: Người nghệ sĩ choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. + Tình huống 2: Người nghệ sĩ kinh ngạc khi chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ dã man trên bờ biển

+ Tình huống 3: Ngạc nhiên trước cảnh người đàn bà nhất quyết không chịu bỏ chồng, nghệ sĩ đã thay đổi về quan điểm nghệ thuật.

- Nhận xét:

+ Xây dựng tình huống nghịch lí làm nổi bật tình huống chung, tình huống tự nhận thức.

+ Đó là những tình huống độc đáo, đứng lại bên nhau, bổ sung cho nhau là nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời (nghệ thuật không thể tách rời cuộc sống), Cuộc sống vốn phong phú, đa dạng nên người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa dạng nhiều chiều mới có thể khám phá và thể hiện đúng nghĩa giá trị đích thực của nó.

+ Với những tình huống độc đáo này, Nguyễn Minh Châu đã góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng văn học Việt Nam trong cách xây dựng tình huống truyện.

Đề 2: Cảm nhận của em về nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng?

Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật người đàn bà hàng chài?

* Gợi ý: Bài viết đảm bảo các ý - Ngoại hình:

+ Thân hình cao lớn, đường nét thô kệch, rỗ mặt. + Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt.

+ Dáng đi mệt mỏi chậm chạp như một bà già.

+Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân ướt sũng. → Chị là hiện thân của sự nghèo khổ, vất vả và cam chịu. - Cảnh bị chồng đánh:

+ Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục, chịu đựng “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn’.

+ Khi thấy thằng Phát (con trai chị) xuất hiện, chị “chắp tay vái lấy vái để”, “nhựng giọt nước mắt chứa đầy những nốt rỗ chằng chịt”.

→ Thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà hang chài làm chúng ta phải kinh ngạc. Đây là một thái độ lạ lung nhưng thực chất đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ có suy tính kĩ lưỡng từ trước. Trong hoàn cảnh đông con mà cuộc sống trên mặt nước lại đầy nhọc nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buông tha, người đàn bà chỉ còn cách lựa chọn duy nhất là cam chịu, nhẫn nhục để bảo vệ hạnh phúc gia đình.

=> Đó là người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Vì thương con, sợ làm tổn thương tâm hồn những đứa trẻ, chị đã nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi thô bạo, vũ phu của người chồng. Nhưng qua đó chúng ta thấy được ở người phụ nữ này vẻ đẹp của lòng vị tha, tình yêu thương con và đức hi sinh.

- Cảnh tại tòa án huyện:

+ Lúc đầu: Người đán bà sợ sệt, lung túng, đáng thương tội nghiệp, chị xưng hô lễ phép: con- quý tòa.

+ Sau khi chánh án Đẩu khuyên chị li hôn: Thái độ của chị đột nhiên thay đổi, chị trở nên chủ động, mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình. Cách xưng hô cũng thay đổi: chị- các chú. Nguyên nhân của sự thay đổi này là người đàn bà cảm nhận được thiện ý của Đẩu và “tôi” nhưng chị cũng thông cảm cho sự nông nổi, ngây thơ của họ: Họ mới nhìn chuộc sống ở hiện tượng chứ chưa thấy bản chất bên trong.

→ Hóa ra người đàn bà hàng chài quê màu thất học này lạ là một người rất thấu hiểu lẽ đời. Chị luôn sống với một tâm niệm thiêng liêng, một hạnh phúc giản dị “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Phải chăng chính vì cái thiên chức làm mẹ ấy mà người đàn bà này phải chấp nhận tình trạng bị hành hạ để gia đình chị luôn có một người đàn ông chèo lái con thuyền, để chị được hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa con được ăn no?

- Chị là người phụ nữ tuy nghèo khổ, bị chồng đánh đập hành hạ nhưng là một người yêu thương con, thấu hiểu lẽ đời. Đó là nét đẹp phẩm chất, tâm hồn đáng quý, đáng trân trọng.

XI. “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” – Trần Đình Hựu

1. Xuất xứ: Trích từ phần II tiểu luận Về vấn đề đặc điểm văn hóa dân tộc (in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống)

2. Những luận điểm chính (tương ứng với mỗi phần của đoạn trích)

- Phần 1: Giới thuyết về khái niệm “vốn văn hóa dân tộc”: “là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận đại- hiện đại”.

- Phần 2: Quy mô và ảnh hưởng của văn hóa dân tộc

+ Khẳng định nền văn hóa Việt Nam không đồ sộ, không có những đặc sắc nổi bật và những cống hiến lớn cho nhân loại.

+ Nguyên nhân: do sự hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội.

- Phần 3: Quan niệm sống, lối sống, khả năng chiếm lĩnh và đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài của người Việt Nam.

3. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích cho thấy một quan niệm đúng đắn về những nét đạc trưng của vốn văn hóa dân tộc, là cơ sở để chúng ta suy nghĩ, tìm re phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w