Về cấu trúc triển khai tổng quát:

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 63 - 67)

- Giải thích tư tưởng đạo lí cần bình luận ( với đề cần bàn luận là vấn đề gì?) - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bình luận.

- Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức, hành động…)

III. Đề tham khảo:

Đề 1: “ Mọi phẩm chất của đạo đức là ở trong hành động”. Ý kiến trên của

M.Xi-rê-ông gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

* Gợi ý cách làm bài:

- Giải thích ngắn gọn ý kiến trên: Thế nào là đức hạnh; đức hạnh trong lĩnh vực tu dưỡng và học tập là gì?

+ Từ những phẩm chất đạo đức cần thiết ấy, anh chị đã xác định hành động cụ thể ra sao để phù hợp với tiêu chí đạo đức mà mình theo đuổi.

+ Trên thực tế, anh chị đã thực hiện được điều gì, gặp khó khăn gì trong khi biến suy nghĩ thành hành động?

- Bài học tu dưỡng, học tập của bản thân

Đề 2: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của Tố Hữu:

“Ôi! Sông đẹp là thế nào hỡi bạn?”

* Gợi ý cách làm: 1. Mở bài:

- Cuộc sống có ước mơ, hoài bảo, lí tưởng luôn đem lại cho con người một ý nghĩa sống tích cực. Thế nhưng không phải ai cũng xác định lí tưởng, ước mơ của mình.

- Trả lời đúng câu hỏi của Tố Hữu “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” cũng có nghĩa là chúng ta đã xác định đúng “lối sống đẹp” cho mình.

2. Thân bài:

a. Giải thích “sống đẹp” là sống như thế nào?

b. Phân tích các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp: Để sống đẹp, bản thân mỗi người cần xác định:

- Lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp - Tâm hồn, tình cảm lành mạnh nhân hậu

- Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sang suốt - Hành động tích cực, lương thiện

- Với thanh niên, học sinh, muốn trở thành người “sống đẹp”, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.

c. Chứng minh bình luận: nêu những tầm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,…)

3. Kết bài:Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp: Sống đẹp là một chuẩn mực

cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.

Đề 3: Nhà văn Nga Lep.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không

có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không cò cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

* Gợi ý cách triển khai: Bài làm phải đảm bảo các nội dung sau: 1.Giải thích câu nói:

- Lí tưởng là gì? - Cuộc sống là gì?

Như vậy câu nói ấy có nghĩa: mục đích cao nhất tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới chính là ngọn đèn chỉ đường. Nếu con người sống không có mục đích cao đẹp, thì cuộc sống không có phương hướng, không có nghĩa, con người sẽ không tồn tại.

2. Phân tích vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người đặc biệt là đối với thanh thiếu niên hiện hay.

- Con người luôn sống có ước mơ, hoài bão bao giờ cũng hướng tới cái đẹp và luôn có điểm tựa tinh thần để vượt qua khó khăn.

+ Sống vô vọng, không niềm tin, không lạc quan, không phấn đấu,…Cuộc sống trở nên nhạt nhẽo, vô vị.

+ Luôn cho mình một ảo tưởng nào đó, từ đó gieo rắc rối, lầm lạc. - Ý kiến cá nhân và con đường phấn đấu:

- Khẳng định vấn đề nghị luận: Đề cao lí tưởng sống của con người (nói chung) và thanh niên (nói riêng) và đó là yếu tố quan trong làm nên cuộc sống con người. Như vậy, đó không chỉ là ý kiến đúng của tác giả, mà còn là chân lí của loài người.

- Vậy làm thế nào để sống có lí tưởng?

+ Các cấp lãnh đạo phải tạo điều kiện thực hiện lí tưởng. + Bản than mỗi người phải rèn luyện phấn đấu.

- Lí tưởng thanh niên hiện nay là gì?

+ Đó là lí tưởng XHCN, cá nhân cần phải ý thức về vai trò của mình. + Học sinh ngày nay cần phải làm gì?

Đề 4: Bình luận ý kiến của Sê-khốp (nhà văn Nga): “Con người càng phát triển

cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều thích thú hơn”

Đề 5: “Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng

Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời

Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi

(Gi. Bê-se)

Những vần thơ trên của Gi. Bê-se (thi hảo Đức) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?

Đề 6: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân

mình trong năm học cấp THPT.

Đề 7: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”

Ý kiến trên của M.Xi- xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng học tập của bản thân?

Đề 8: Tình thương là hạnh phúc của con người.

Đề 9: Tác dụng của việc đọc sách.

Đề 10: Vai trò của sách đối với sự phát triển nhân cách con người.

Đề 11: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

B. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

I.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm ( chấp hành

luật giao thông, hiến máu nhân đạo, hút thuốc lá nơi công cộng, phong trào mùa hè xanh, ô nhiễm môi trường, bệnh thành tích trong thi cử,…..)

II.Về cấu trúc triển khai tổng quát:

- Nêu rõ hiện tượng

- Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại….. - Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng xã hội đó.

III. Đề tham khảo:

Đề 1: Những “mái ấm tình thương” đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta

có ý nghĩa như thế nào? Bản thân anh chị từng biết ( hoặc đã từng chứng kiến) hiện tượng ấy ở đâu? đề xuất quan điểm và biện pháp nhân rộng hiện tượng ấy.

- Xác định hiện tượng xã hội được nêu ở đề bài

- Kể về “mái ấm tình thương”mà bản thân đã được chứng kiến - Nêu suy nghĩ về “mái ấm tình thương” ấy

- Nhấn mạnh những tác động tích cực đối với bản thân. - Đề xuất quan điểm và biện pháp nhân rộng hiện tượng ấy

Đề 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét

trong nhiều bạn trẻ hiện nay? *Gợi ý cách làm:

+ Thế nào là “nghiện”? “nghiện” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net có nghĩa là gì? - Nghiện là ham thích đến mức biến thành thói quen khó bỏ

- Nghiện la-ra-ô-kê, in-tơ-net là không thể bỏ nó được gần như ở đâu, lúc nao trong đầu cũng luôn nhớ đến nó.

+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:

- Khách quan: Khoa học công nghệ phát triển, đời sống tinh thần con người ngày một nâng cao, nhiều dịch vụ mọc lên nhiều tác động trực tiếp đến môi trường sống của can người.

- Chủ quan: Không phải ai cũng có đủ can đảm tránh xa những thói hư tật xấu khi mình mắc phải. Nên dẫn đến tình trạng “nghiện” phần lớn là do ý thức chủ quan của mỗi người.

+ Hậu quả của việc “nghiện” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net:

- Đối với bản thân: giết chết thời gian, phá vỡ tiền đồ, thậm chí trở thành người vô dụng.

- Đối với gia đình: tình thương yêu của người thân dành cho ngày một mai một, sống cô đơn, buồn tủi.

- Đối với xã hội: mọi người xa lánh, cộc đời trở nên vô vị, nhạt nhẽo. + Rút ra bài học:

- Các ngành chức năng cân đối cho phép kinh doanh, tăng cường kiểm tra thường xuyên liên tục, quy định chặt chẽ thời gian, xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.

- Bản thân phải ý thức được rằng: “nghiện” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net là xấu nên phải biết kiềm chế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, học tập để đẩy lùi căn bệnh “nghiện” này.

Đề 3: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần làm giảm thiểu tai

nạn giao thông.

Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với

tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

Đề 5: Hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục tình trạng trên.

PHẦN BA

CÁCH TIẾP CẬN CÁC DẠNG ĐỀI. Nghị luận xã hội: Lưu ý: I. Nghị luận xã hội: Lưu ý:

1. Dung lượng bài viết khoảng 400 từ (nên tùy vào chữ viết để cân đối số dòng) 2. Cấu trúc 3 phần: MB – TB – KB. 2. Cấu trúc 3 phần: MB – TB – KB.

3. Phần thân bài, tùy vào từng kiểu đề mà cần đảm bảo đủ, đúng các luận điểm. Nhất thiết các luận điểm phải rõ ràng, được phân biệt bởi dấu hiệu hình thức (xuống dòng, lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên).

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w