- Việt Bắc là quê hương Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, Chính phủ bộ đội trong suốt những năm tiền khởi nghĩa (1941-1945) và kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng.
- Tháng 10-1954, các cơ quan Trung Ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội
- Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của Cách mạng được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài Việt Bắc.
2. Vì sao nói bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc? a- Về nội dung:
- Bài thơ phản ánh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kì chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
- Khung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của nhân dân Việt Bắc được tái hiện với những vẻ đẹp đậm đà tính dân tộc.
- Ngợi ca nghĩa tình cao đẹp của nhân dân với cách mạng và cuộc kháng chiến là sự nối tiếp và phát huy truyền thống trọng ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam.
b- Về hình thức:
- Lời thơ lục bát tự nhiên như tuôn chảy từ tấm lòng nhưng rất uyển chuyển, điêu luyện, Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết
- Cách kết cấu theo lối đối đáp, cách xưng hô mình- ta như cách xưng hô của đôi lứa trong ca dao thể hiện tình cảm sâu nặng, đằm thắm .
- Sử dụng lời ăn tiếng nói giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động của nhân dân. Hình ảnh thơ được chắt lọc từ đời sống nên vừa gần gũi, vừa gợi cảm.
Tất cả các phương diện ấy đã tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.
3. Ý nghĩa văn bản : Bản hùng ca về cuộc kháng chiến ; bản tình ca về nghĩa tình cách
mạng và kháng chiến.
4. Phân tích đoạn thơ:
“ Những đường Việt Bắc của ta ……….. Vui từ Việt Bắc đèo De, núi Hồng”
- Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc( 8 câu đầu) + Toàn cảnh quân dân ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương
+ Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận với vẻ đẹp hào hùng lãng mạn + Dân công phục vụ kháng chiến
- Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác (4 câu)
- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn từ: từ láy, động từ, tính từ gợi tả, phép tu từ, giọng thơ; chất sử thi hào hùng, tính lãng mạn tượng trưng.
5. Phân tích cái hay, cái đẹp trong đọn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu Hữu
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù ………
Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà long son”
* Gợi ý: Bài viết đảm bảo những nội dung sau: - Về nội dung:
+ Thể hiện nghĩa tình gắn bó sâu nặng của nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến.
+ Thể hiện bức tranh thiên nhiên Việt Bắc với những hình ảnh tiêu biểu (mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù; trám bùi, măng mai,…)
- Về nghệ thuật: + Chất dân tộc đậm đà
+ Giọng điêu tâm tình ngọt ngào, thiết tha
+ Xây dựng nhiều hình ảnh chọn lọc, có sức gợi cảm…
6. Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người ……….
Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
* Gợi ý: Bài viết đảm bảo những nội dung sau:
- Về nội dung: Nỗi nhớ tha thiết về thiên nhiên và con người Việt Bắc
+ Hai dòng đầu: Vừa giới thiệu chủ đề của đoạn vừa có tính chất để tạo sự liên kết các phần của bài thơ với nhau. Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật và nỗi nhớ của con người Việt Bắc hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.
+ Trong tám dòng tiếp theo, tác giả tạo dựng một bức tranh tứ bình về Việt Bắc theo chủ đề Xuân- Hạ- Thu- Đông. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt đến độ cổ điển. Bút pháp miêu tả nhất quán: câu lục dành để nói cảnh, câu bát được dung để “vẽ” người.
+ Bộ tranh tả cảnh mùa đông: Sự đối màu xanh- đỏ rất đắt. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Hình ảnh con người được nói ngay sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh. Tác giả thật khéo gài con giao ở thắt lưng người đi trên đèo khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật.
+ Bộ tranh tả cảnh mùa xuân: Với gam màu trắng của hoa mơ bừng thật tinh khiết làm choáng ngợp lòng người. Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả rất đạt sắc xuân nơi núi rừng và ảm giác ngây ngất trong lòng người ngắm cảnh. Người đan nón có dáng điệu khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh.
+ Bộ tranh tả cảnh mùa hè: Tiếng ve hòa quyện với màu vàng cùa rừng phách thay là được tác giả diễn tả rất tài tình khiến ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và ngược lại. Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nết tả độc đáo trên, có khả năng khơi dậy trong ta cảm xác ngọt ngào.
+ Bộ tranh tả cảnh mùa thu: Trên nền ánh trăng dịu mát, êm đềm “ tiếng hát ân tình thủy chung” của ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là tiếng hát của quá khứ hay tiếng hát của hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc?
- Về nghệ thuật: + Chất dân tộc đậm đà
+ Giọng điêu tâm tình ngọt ngào, thiết tha
+ Sự đan xen giữa thiên nhiên và con người làm cho bức tranh trở nên hòa hợp, cân đối…