Việt vẫn được đồng đội gọi bằng cái tên âu yếm cậu Tư Trận chiến đấ uở rừng

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 32 - 34)

cao su với bọn Mĩ, Việt tiêu diệt một xe bọc thép của địch nhưng bị thương khắp người, hai mắt không nhìn thấy gì. Lúc tỉnh Việt cố lết từng đoạn để tìm đồng đội. Nhiều lúc Việt ngất đi.

- Những lúc thiếp đi, Việt lại như gặp từng người thân trong gia đình. Việt nhớ lúc ở nhà cùng chị Chiến theo du kích đánh tàu Mĩ trên dòng sông Định Thủy. Một thằng Mĩ bị bắn chết. Chị Chiến nhường công lao ấy cho Việt. Nghe triếng ếch nhái kêu, Việt nhớ những đêm cùng chị Chiến bắt ếch, hai chị em cứ giành nhau mình bắt được nhiều nhất.

- Trong gia đình lúc này chỉ còn lại chú năm. Ông nội bị lính tổng phòng bắn chết. Bà nội bị bọn lính đánh, bệnh rồi chết. Ba Việt tham gia kháng chiến hồi chín năm bị bọn Tây và tay sai lùng bắt, chặt đầu. Má và chị em Chiến, Việt đi đòi đầu ba. Má cũng hi sinh vì lượm vũ khí cho đằng mình bị đại bác ở Mỏ Cày bắn… Tất cả mọi chi tiết đều được chú Năm ghi lại trong cuốn sổ gia đình.

- Ngày chị em Chiến, Việt ghi tên tòng quân, ai cũng muốn đi trước. Chú Năm phải đứng ra nói với anh cán bộ về lấy quân để hai chị em cùng được đi. Việt nhớ lại đêm trước ngày lên đường, chị Chiến giải quyết mọi việc. Nào là cho xã mượn nhà dạy học. Thằng út em ở với chú Năm. Hai chị em quyết định khiêng bàn thờ ba, má sang gửi nhà chú Năm… Tất cả những chi tiết ấy cứ sống dạy trong lòng Việt.

- Đến ngày thứ ba, anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm, mấy lần đụng địch. Cuối cùng gặp được cậu Tư trong một bụi rậm. Không nhanh miệng lên tiếng trước thì đã ăn đạn của “cậu Tư” rồi. Một ngón tay cậu vẫn còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng. Việt được đưa về điều trị ở một bệnh xá dã chiến. Sức khỏe hồi phục dần. Anh em trong tiểu đội giục cậu viết thư chi chị Chiến. Việt nhớ chị Chiến, muốn viết thư nhưng không biết viết sao. Việt cũng không muốn kể chiến công của mình vì chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và chưa đáp ứng được nguyện vọng của má.

2. Nghệ thuật trần thuật và tác dụng của nó:

- Nghệ thuật trần thuật: chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại ở chiến trường. Nghĩa là người trần thuật thuộc ngôi thứ ba nhưng lời kể phỏng theo quan điểm, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật.

- Tác dụng: cách thức trần thuật như thế đã đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể nhập

sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến câu chuyện, chính vì thế mà hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự của thời gian tự nhiên, có thể xáo trộn không gian với thời gian, từng chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi ra những dòng hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ khi gần, khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật.

3. Những đề xoay quanh tác phẩm:

Đề 1: Nhan đề “Những đứa con trong gia đình” giúp em hiểu thêm được gì về

truyền thống gia đình cách mạng Chiến Việt? * Gợi ý:

- Từ “những” biểu thị số nhiều, có tác dụng giới thiệu các sự vật, hiện tượng, con người dưới dạng thức liệt kê.

- “Những đứa con trong gia đình” gợi sự liên tục, tiếp nối của các thế hệ con cháu trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, yêu quê hương và căm thù giặc sâu sắc. Truyền thống ấy ví như một dòng sông mà chú Năm là khúc thượng nguồn. Tiếp đến là các thế hệ con cháu mà Chiến và Việt là khúc sông sau tiếp nối đưa dòng sông vươn mình ra biển rộng.

- Truyền thống gia đình cách mạng Chiến Việt là đại diện tiêu biểu cho truyền thống gia đình cách mạng ở Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Đề 2: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”

của Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ miền Nam trong thời kì kháng chiền chống Mĩ.

* Gợi ý:

1. Mở bài:

- Yêu quê hương đất nước, căm thù giặc, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, bất khuất,…là những phẩm chất vô cùng quý giá của bao thế hệ người dân Việt Nam. Những phẩm chất ấy đã được thử lửa trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

- Nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” (2/1966) của Nguyễn Thi là một minh chứng cụ thể, sinh động hùng hồn cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

2. Thân bài:

- Hồn nhiên:

+ Luôn mang bên mình cài ná thun,…

+ Khi bị thương nặng nằm lại trên chiến trường trong bóng tối không sợ chết mà sợ bóng đêm, sợ ma,…

+ Tranh với chị từ việc đi bắt ếch đến việc lập chiến công, giành đi bộ đội,… → Việt là hình ảnh sinh động của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ.

- Tình cảm sâu nặng với gai đình:

+ Thương ba mẹ, thương chị (giấu chị như thứ của quý), thương chú Năm,… + Khi bị thương, hình ảnh người thân luôn hiện về trong giấc mơ của Việt,… - Việt mang trong mình phẩm chất người anh hùng:

+ Gan góc chiến đấu với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với ý chí và truyền thống gia đình cách mạng.

+ Dũng cảm: (cùng chị bắn cháy tàu giặc, lúc còn bé tí giám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình…

+ Căm thù giặc: “Trên trời có mày, dưới đất có mày, khu rừng này còn có mình tao, mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày”. “Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”, “Mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được vì nó đang đè nặng ở trên vai”…

→ Phẩm chất đẹp của người lính. 3. Kết bài:

- Việt mang trong mình vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ: ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng thật gan dạ, dũng cảm kiên cường. Việt tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Nguyễn Thi đã thành công trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

Đề 3: Phân tích các thế hệ trong gia đình Chiến Việt để chứng tỏ gia đình Chiến

Việt là một gia đình có truyền thống cách mạng.

Một phần của tài liệu ĐE CUONG ON THI TNTHPT (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w