Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
3,44 MB
Nội dung
1. Bí quyết xua tan cơn đau đầu khi làm việc với máy tính Hiện nay Internet bùng nổ, từ sinh viên cho tới dân văn phòng thì hàng ngày đều tiếp xúc với máy tính hàng giờ liền. Vì vậy ko tránh khỏi việc đau đầu. Sau đây là cách giúp bạn tránh và xua tan những cơn đau đầu khi tiếp xúc với máy tính nhiều nè. Trong một nghiên cứu dành cho giới văn phòng, kết quả cho thấy có tới 58% trong số họ là bị tình trạng "căng mắt", một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau đầu cho những người dùng máy tính thường xuyên. Ngồi làm việc với máy tính cũng có thể khiến bạn gặp những cơn đau ở cổ, vai, phần thắt lưng và cổ tay. Do đó ngồi trước máy tính đúng cách là rất quan trọng giúp bạn hạn chế các chứng khó chịu này. Căng mắt tập trung vào màn hình máy tính khiến chúng ta dễ bị đau đầu. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn: - Tìm một khoảng trống thích hợp để đặt đủ bàn ghế. Màn hình máy tính nên đặt ở tầm mắt phù hợp: Cách phần đỉnh trên màn hình khoảng 1/3 chiều cao của nó. - Bàn phím nên được đặt cao bằng hai khuỷu tay. Chuột máy tính nên ở sát bên phải bàn phím. Ghế ngồi nên chọn loại có thể điều chỉnh được, thoải mái và nâng đỡ được phần lưng. Ghế nên chỉnh ở độ cao phù hợp, sao cho bàn chân có thể chạm được sàn. Đối với phần cho cơ thể bạn: Đảm bảo rằng đầu bạn không ngả về phía trước. Hai tai nên thẳng hàng với hai vai và hông. Nên giữ cổ thẳng, không co rụt hay căng cứng. Vì thế, tránh trả lời điện thoại bằng cách kẹp nó giữa đầu và vai. Hai khuỷu tay nên đặt thoải mái hai bên. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng ta bị đau đầu nhưng chăm sóc hệ thần kinh để tránh những cơn đau như thế là điều vô cùng quan trọng. 2. 10 thi quen ca nhng sinh viên thành công Dưới đây là những thói quen của những sinh viên thành công mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mình. Nhiều người tin rằng, những sinh viên thực sự thành công trong học tập đơn giản là họ sinh ra đã là vậy. Nhưng thực tế điều đó chỉ đúng với số ít mà hầu hết các sinh viên thực sự thành công đều do kết quả của sự nỗ lực cố gắng và tích lũy. Bạn muốn thực sự thành công trong việc học hành? Hay thực tế hơn là để có một công việc tốt sau khi ra trường? Thậm chí đơn giản chỉ muốn cải thiện kết quả học tập hiện tại? Dưới đây là những thói quen của những sinh viên thành công mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mình. 1. Không ôn thi một cách nhồi nhét trong một thời gian ngắn Đây có lẽ là một trong những thói quen của sinh viên ta. Hay nói cách khác là "nước đến chân mới nhảy", hoặc câu nói cửa miệng là "để mai tính". 2. Lên kế hoạch Sinh viên thành công họ luôn lên kế hoạch cụ thể trong một tuần học hay cho một mục tiêu cụ thể nào đó. Căn cứ vào bảng thời gian đã vạch ra, họ thực hiện nghiêm túc cho đến khi kết quả đạt được. 3. Học cùng thời điểm Thông thường kế hoạch của họ đã ấn định thời gian cụ thể, do đó họ sẽ có thói quen học tập và nghiên cứu hàng ngày. Điều này đảm bảo sự phân bổ thời gian hợp lý để đọc lại và đọc trước kiến thức cần thiết trong quá trình học tập. 4. Đặt mục tiêu Mục tiêu là động lực lớn nhất để thực hiện; do đó mỗi giai đoạn họ đặt ra mục tiêu nhỏ để từng bước đạt được mục tiêu cuối cùng. Chẳng hạn khi học Tiếng Anh, mục tiêu đặt ra là một ngày học được kỹ và sâu 5 từ mới; cứ thế theo thời gian, chắc chắn bạn sẽ có một vốn từ đáng nể. 5. Không bao giờ trì hoãn kế hoạch học tập Việc trì hoãn sẽ làm giảm hiệu quả việc học tập; nó cũng như sự chậm tiến độ của một công trình. Cả hai gồm chần chừ và vội vã đều dẫn đến kết quả không tốt. Do đó, họ thực hiện kế hoạch đã vạch một cách nghiêm túc. 6. Bắt đầu với nội dung khó nhất Để giải quyết một vấn đề khó bạn cần nhiều công sức và thời gian. Do đó, giai đoạn đầu lúc nào cũng là lúc bạn nhiệt tình nhất; sau đó các vấn đề đơn giản hơn sẽ dễ dàng được giải quyết vào giai đoạn cuối. 7. Luôn xem lại các ghi chú trước khi bắt đầu một công việc Để làm được điều này chắc chắn cần có kỹ năng ghi chép trên lớp. Xem lại các ghi chú của bạn một cách kỹ lưỡng để đảm bảo bạn biết làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác. 8. Đảm bảo không bị làm phiền khi đang học Đây là điều kiện để tập trung cao độ vào việc học tập và sẽ tiếp thu hiệu quả hơn. Hơn nữa sẽ không bị mất thời gian vì sự đứt quảng gây ra bởi các tác động bên ngoài. 9. Học nhóm hiệu quả Chẳng cần bàn về lợi ích của việc học nhóm; thông qua nhóm mỗi người sẽ đóng góp ý kiến nên vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết tối ưu. Hơn nữa, học nhóm sẽ làm cho bạn có thói quen và kỹ năng làm việc nhóm. 10. Xem lại tất cả các ghi chú, nội dung liên quan ở trường sau mỗi cuối tuần Các sinh viên thành công thường xem lại tất cả những gì đã ghi chú, những gì đã được học trong tuần đó. Đây là một cách để ôn lại cũng như củng cố kiến thức để chuẩn bị tiếp thu cho các nội dung tiếp theo. Tin rằng nếu các bạn thực hiện các thói quen trên thì chắc chắn một điều bạn sẽ cải thiện được kết quả học tập cũng như các lợi thế sau này khi đi làm. Chúc các bạn thành công! 3. 4 kỹ năng vô cùng cần thiết dành cho sinh viên Trong bối cảnh xã hội đầy biến hóa và nhiều thách thức hiện nay, ngoài việc trang bị kĩ lưỡng về tài chính và tinh thần tự lập, mỗi sinh viên cần phải có một số kỹ năng sống tối cần thiết sau. 1. Kỹ năng thức khuya dậy sớm Vì thời gian học tập trên lớp và (có thể) đi làm thêm đã chiếm hết thời gian ban ngày của nhiều sinh viên. Vì vậy, "cú đêm" thức khuya học bài là cách duy nhất để hoàn thành việc học. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Chính vì thế, kỹ năng "thức khuya, dậy sớm" là một kỹ năng cực kì quan trọng của sinh viên. Ai cũng biết, thức khuya là một việc làm rất có hại cho sức khỏe, nhưng khi điều kiện khiến nhiều người buộc phải thức khuya thì tìm cách thích nghi là điều cần thiết. Vậy làm sao để giúp việc thức khuya vừa có hiệu quả cao nhất, vừa đảm bảo điều kiện sức khỏe nhất? Đầu tiên, để đạt hiệu quả cao, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết, cụ thể và luôn có sự điều chỉnh hiệu quả khi học vào ban đêm. Hãy cố gắng tránh xa những hoạt động có thể khiến bạn xao nhãng. Hãy làm việc tập trung, hết sức khoa học và nhanh chóng để hoàn thành công việc nhanh nhất có thể và cho phép cơ thể bạn nghỉ ngơi bằng giấc ngủ. Để làm được điều này, bạn nên tránh xa chiếc máy vi tính, hay điện thoại có kết nối mạng, tránh xa những cuộc tán gẫu vô bổ với bạn bè, Thứ hai là để đảm bảo sức khỏe. Nếu có thể, hãy cố gắng có một giấc ngủ trưa ít nhất là 30 phút. Tiếp theo là có một bữa ăn khuya phù hợp, tránh việc để chiếc dạ dày "sôi" đi ngủ, vì như vậy rất dễ bị đau dạ dày. Nhưng bạn cũng không nên ăn linh tinh về đêm quá nhiều vì như vậy cũng rất có hại cho sức khỏe. Trước khi đi ngủ hãy mát xa mắt và chân tay và chuẩn bị các điều kiện để có một giấc ngủ sâu, ngon nhất có thể. Sáng dậy, hãy cố gắng dành một chút thời gian để tập thể dục trước khi lại tiếp tục vùi đầu vào công việc. 2. Kỹ năng chọn bạn Ở môi trường đại học, đặc biệt là các bạn sinh viên học xa nhà, việc có một người bạn đã khó, có một người bạn thực sự càng khó hơn. Hãy chọn cho mình những người bạn đủ tốt, đủ chân thành, nhiệt tình, đủ tự trọng để chơi, học tập và sống cùng. Có những người bạn chơi rất hợp nhưng khi học chung lại không hề có cùng quan điểm hay thái độ cộng tác. Chính vì thế, không tính những lần học nhóm hay thuyết trình đầu tiên, bạn nên chịu khó quan sát và chọn ra cho mình một người bạn ‘tiềm năng' để rủ họ cùng làm việc. "Chọn bạn mà chơi" là một câu tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng. Việc chọn sai bạn có thể khiến bạn "hỏng cả đời", phí phạm nhiều thứ từ tiền bạc đến thời gian. Ngược lại, nếu có được những người bạn thân thiết và chân thành, bạn sẽ có được sự chia sẻ và nhiều cơ hội thành công hơn. 3. Kỹ năng từ chối Có rất nhiều cám dỗ bạn sẽ gặp phải khi trở thành sinh viên, đặc biệt khi bạn sống xa nhà. Vì thế, nếu không có kĩ năng nói "không" bạn rất dễ xa vào những "cám dỗ", hay thoi hư tật xấu, khiến bạn mất thời gian cho việc học tập. Trong các hoạt động vui chơi ngoài giờ, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm thế nói "Không" trước một số cuộc vui quá đà, đặc biệt là khi những buổi tiệc tùng hay nhậu nhẹt này ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc làm thêm hay quan trọng nhất là việc học của bạn. Kỹ năng từ chối còn được dùng trong các trường hợp bạn đang rất bận nhưng lại có người nhờ vả, yêu cầu sự giúp đỡ. Nếu không có kĩ năng từ chối, bạn sẽ gặp bối rối, thậm chí mất bạn. Vì thế, hãy học cách từ chối để bạn vừa không bị "mất công, mất việc", vừa khiến bạn không áy náy. Tất nhiên, nếu có thể giúp đỡ, hãy đừng từ chối. Hãy nói "không" khi cần thiết. Và nói "có" khi có thể. Có những nguyên tắc trong từ chối là: Phải cám ơn hoặc xin lỗi khi từ trối, đưa ra những lí do trung thực, từ chối mềm mỏng nhưng kiên quyết. 4. Kỹ năng quản trị việc nhà và cuộc sống Học đại học, bạn sẽ phải đạo diễn từ A đến Z công việc nhà. Điều này là một việc không dễ đối với bất kì một sinh viên nào. Một kỹ năng hết sức cần thiết, nó không dễ nhưng cũng không phải là không thể học nếu bạn muốn và để ý một chút. Ví dụ, nếu bạn không muốn công việc nhà "ngốn" hết cả ngày chủ nhật quý giá. Bạn cần có kế hoạch dọn dẹp nhà cửa vào thời gian rảnh của những ngày trong tuần. Nếu muốn đạt hiệu quả làm việc cao, bạn có thể giảm stress bằng việc làm công việc nhà. Làm việc nhà vào lúc mệt mỏi vừa giúp bạn giảm căng thẳng, vừa giúp không gian nhà ở thoáng mát và thoải mái hơn. Còn rất nhiều kỹ năng sống cần thiết mà sinh viên phải có như: Kỹ năng quản trị bản thân, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng chịu áp lực, kỹ năng ghi nhớ, phản biện, Thế nhưng, 4 kỹ năng được nhắc đến ở trên là những kĩ năng tối quan trọng, nó có thể quyết định sự "sống sót" của mỗi người trong quãng đời sinh viên. (Theo Trí Thức Trẻ) 4. 9 thử thách phải vượt qua khi bạn là sinh viên Khi trở thành sinh viên hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và thử thách. Đó sẽ là những điều bạn phải cố gắng vượt qua để có thể vươn tới thành công. 1. Cuộc sống và gia đình Trong một cuộc sống xa nhà, bạn luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung đột với bạn bè trên lớp, bạn cùng phòng và thường xuyên nhất là nỗi nhớ nhà da diết, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra vì sợ gia đình lo lắng. 2. Học tập và thi cử Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và nhiều khi mơ hồ tự hỏi "liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?" 3. Vừa học vừa làm Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm thêm ngoài giờ học cũng là một khó khăn lớn mà các bạn phải vượt qua. Khi bạn bè ầm ầm chia sẻ hình ảnh đầm ấm bên gia đình, còn bạn lại phải bươn chải để kiếm sống, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng với nhiều người, điều này lại là động lực để các bạn cố gắng học tập tốt hơn. 4. Tình bạn Tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Với sinh viên thì lại càng quan trọng, khi bạn đã lớn và có thể phải xa nhà nhiều hơn thì tình bạn sẽ là một thứ tình cảm bù đắp không nhỏ cho tình cảm gia đình. Nhưng tìm bạn không khó, có điều tìm được một người bạn "tri kỉ" để có thể chia sẻ tất tật mọi điều trong cuộc sống thì không dễ. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mãi đi tìm mà không thấy một người bạn đúng nghĩa. [...]... Đọc vị ra các vấn đề "khó nhằn" không chỉ của sinh viên, học sinh Việt nam mà còn là của cả thế giới để mỗi chúng ta có thể biết được và có những phương pháp riêng để khắc phục (Theo kenh14.vn) 10 20 bí kíp giúp bạn giảm stress để tập trung học tập (11 -05-2 014 ) Stress - nguyên nhân khiến bạn luôn u sầu và không thể tập trung làm chuyện gì cho ra hồn, cũng như học tập đạt kết quả tốt 1 Hãy yêu thích... đọc toàn bài môn bạn đang học để hiểu được yêu cầu và nội dung chính của bài Vì chỉ có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài Sau đó, chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính Lưu ý là 3 phần, vì đó là cách chia hợp lý và khoa học nhất, vì nếu chia thành 1 hay 2 phần thì quá ít, còn nhiều hơn 3 thì lại khiến bài học thêm rối Trong 3 mục lớn đó lại chia thành những phần nhỏ, phần nào cũng có những tiêu... với thi cử 10 Hay phạm lỗi do bất cẩn Sự bất cẩn đôi khi xảy ra những hậu quả không hề nhỏ Giải pháp là bạn cần cẩn trọng hơn trong mọi việc 11 Chịu áp lực từ gia đình Học cho bản thân chứ đâu phải học cho gia đình Ai cũng biết vậy, nhưng bạn thử bị đuổi học hay phạm lỗi gì ở trường, bạn có thể gây ra tội lớn Đó là áp lực từ gia đình và còn nhiều những tình huống khác 12 Có quá nhiều thứ để học và có... kinangsong.xitrum.net) 9 16 vấn đề “khó nhằn” đối với học sinh, sinh viên Luôn có những điều khiến chúng ta sợ hãi, và sau đây là "từ A đến Z" những điều khiến học sinh và sinh viên toàn thế giới phải đau đầu khi đối diện Hãy cũng nhìn ra những vấn đề này để tìm cách hóa giải nó 1 Trí nhớ kém Sự quá tải hay áp lực sẽ khiến đầu óc trở nên "lù bù" và ảnh hưởng nặng nề đến công việc, cũng như việc học tập của bạn... MASK Online) 7 Phương pháp ghi nhớ lâu và bền vững Học trước quên sau là hậu quả của việc lao đầu vào học mà không có phương pháp khoa học, hợp lí Sau đây là những phương pháp giúp quá trình ghi nhớ dễ dàng và hiệu quả hơn 1 Học cách "lập dàn bài" Lập dàn bài tư ng như chỉ dành cho tập làm văn, nhưng nếu áp dụng được phương pháp này vào quá trình học tập, ghi chép, sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn... nhiều khi chỉ trong một tuần và tất cả các môn học đều có bài tập dài và quan trọng thì tất nhiên bạn sẽ có lúc bị rối bù lên 13 Không có động lực để học Chán nản, chẳng còn tâm trí để bận tâm đến học hành Đó là căn bệnh không hiếm gặp trong đời học sinh, sinh viên nếu như không muốn nói rằng, ai cũng mắc phải Áp lực đôi khi cũng khiến bạn có động lực để học 14 Dễ dàng bỏ cuộc Có rất nhiều yếu tố khiến... trình "chụp ảnh" chính là quá trình bạn cố gắng ghi nhớ cấu trúc của bài học thông qua dàn bài đã lập Sau đó hãy tập trung (có thể là nhắm mắt lại) hồi tư ng lại những gì mình đã nhìn thấy, hồi tư ng từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại Bạn cứ tiếp tục hồi tư ng sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào Lần lượt như... 2 Học tập và thi cử Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và nhiều khi mơ hồ tự hỏi "liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?" 3 Vừa học vừa làm Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm thêm ngoài giờ học. .. tốt cho một bài kiểm tra Học tập và ghi nhớ hiệu quả mới là chìa khóa để trải qua những bài kiểm tra định kỳ trong kỳ học 1 Tập trung học tập từ đầu năm Nhiều bạn chọn cách cố nhồi nhét kiến thức vào đêm hôm trước ngày kiểm tra Tuy nhiên, điều này dễ gây phản tác dụng Nhồi nhét quá nhiều kiến thức khiến bạn khó có thể nhớ và hiểu hết Nếu học tập và ghi nhớ thông qua các tiết học từ đầu năm, thì đến... trong một khuôn khổ nhất định để rèn luyện thì không đi vào con đường thẳng, con đường quang minh chính đại, tất nhiên họ sẽ có ngã rẽ của con đường quanh co Nhiều cha mẹ khổ đau phải rơi nước mắt, một khi biết được con mình sa đà vào con đường ăn chơi hư hỏng Tại sao họ lại mắc những chứng tật ấy Nguyên nhân nào phát sinh ra những vấn đề đó 1 Tính lười biếng Ðây là căn nguyên phát sinh ra các sai phạm . bài tập thực hành Vấn đề có thể xuất hiện khi bạn xem lại những điều bạn đã học tập. Nếu bạn áp dụng các kiến thức đã học vào các bài tập thực tế, bạn sẽ thấy được những vấn đề khi làm bài tập thực. bền vng Học trước quên sau là hậu quả của việc lao đầu vào học mà không có phương pháp khoa học, hợp lí. Sau đây là những phương pháp giúp quá trình ghi nhớ dễ dàng và hiệu quả hơn. 1. Học cách. khi đang học Đây là điều kiện để tập trung cao độ vào việc học tập và sẽ tiếp thu hiệu quả hơn. Hơn nữa sẽ không bị mất thời gian vì sự đứt quảng gây ra bởi các tác động bên ngoài. 9. Học nhóm