Sau mấy ngày nghỉ học do trận lũ lớn tháng 10 năm 2013, hôm nay, trở lại trường học trong giờ ra chơi các bạn ai cũng tíu tít hỏi thăm nhau về thiệt hại và sức khỏe gia đình do lũ lụt gây nên. Riêng Bông không nói năng gì, ngồi ủ rủ ở ghế đá bên góc phượng già. Thấy vậy, Nhung rất ngạc nhiên và thắc mắc vì thường ngày Bông là đứa lém lỉnh nhất trong lớp. Nhung tiến về phía bạn và hỏi: làm sao mà buồn thế hả Bông ? Bông: Nhung ơi mình khổ quá, biết làm sao bây giờ ? Nhung càng ngạc nhiên hơn: chuyện gì ? Bạn làm gì mà nghiêm trọng thế? Bông: là thế này, trong trận lũ vừa rồi gia đình mình bị thiệt hại nặng lắm, sách vở, áo quần, đồ đạc bị cuốn trôi và ướt sạch. Đặc biệt bây giờ cả nhà không còn một hạt gạo chỉ ăn mì tôm cứu trợ, nước sạch cũng không, mẹ thì bị rắn cắn đang nằm viện, bố thì uống phải nước không đảm bảo vệ sinh bị ngộ độc đang đau bụng và đang đi viện. Vậy cậu bảo mình không buồn sao được, mình phải làm gì đây hả Nhung? Nhung: phải cố gắng vươn lên và vượt qua khó khăn chứ biết làm sao, để mình thảo luận với lớp đưa ra kế hoạch để giúp bạn. Mà cũng vì gia đình bạn quá chủ quan nữa, quê hương mình hàng năm đều hứng chịu thiên tai lũ lụt tàn phá, vậy mà khi nghe loa đài đưa tin sắp có mưa lớn lũ lụt sẽ về mà không chịu chuẩn bị chu đáo đề phòng gì cả. Nhà mình còn tạm bợ hơn nhà cậu mà có bị thiệt hại nhiều lắm đâu.
1. Tên tình huống: Các giải pháp sống chung với lũ lụt Sau mấy ngày nghỉ học do trận lũ lớn tháng 10 năm 2013, hôm nay, trở lại trường học trong giờ ra chơi các bạn ai cũng tíu tít hỏi thăm nhau về thiệt hại và sức khỏe gia đình do lũ lụt gây nên. Riêng Bông không nói năng gì, ngồi ủ rủ ở ghế đá bên góc phượng già. Thấy vậy, Nhung rất ngạc nhiên và thắc mắc vì thường ngày Bông là đứa lém lỉnh nhất trong lớp. - Nhung tiến về phía bạn và hỏi: làm sao mà buồn thế hả Bông ? - Bông: Nhung ơi mình khổ quá, biết làm sao bây giờ ? - Nhung càng ngạc nhiên hơn: chuyện gì ? Bạn làm gì mà nghiêm trọng thế? - Bông: là thế này, trong trận lũ vừa rồi gia đình mình bị thiệt hại nặng lắm, sách vở, áo quần, đồ đạc bị cuốn trôi và ướt sạch. Đặc biệt bây giờ cả nhà không còn một hạt gạo chỉ ăn mì tôm cứu trợ, nước sạch cũng không, mẹ thì bị rắn cắn đang nằm viện, bố thì uống phải nước không đảm bảo vệ sinh bị ngộ độc đang đau bụng và đang đi viện. Vậy cậu bảo mình không buồn sao được, mình phải làm gì đây hả Nhung? - Nhung: phải cố gắng vươn lên và vượt qua khó khăn chứ biết làm sao, để mình thảo luận với lớp đưa ra kế hoạch để giúp bạn. Mà cũng vì gia đình bạn quá chủ quan nữa, quê hương mình hàng năm đều hứng chịu thiên tai lũ lụt tàn phá, vậy mà khi nghe loa đài đưa tin sắp có mưa lớn lũ lụt sẽ về mà không chịu chuẩn bị chu đáo đề phòng gì cả. Nhà mình còn tạm bợ hơn nhà cậu mà có bị thiệt hại nhiều lắm đâu. - Bông: tại gia đình mình chủ quan, mà gia đình mình cũng gác đồ đạc lên bàn, tủ khi nước lũ vào nhà rồi mà, tại lũ to quá. -Nhung: Đấy đâu phải là sự chuẩn bị để đối phó với lũ lụt, cái kiểu “Nước đến chân mới nhảy” nên hậu quả thế đấy. Mình sẽ giúp cậu những vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho trận lũ sau nhé! Quê mình trong lũ lụt 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây nên. - Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân vùng lũ lụt. 3. Tổng quan các nghiên cúư liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Địa lý: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục thiên tai: hiện tượng lũ lụt. - Toán học: Thống kê, tổng hợp. - Công nghệ: Cách sơ cứu tai nạn điện, cách chế biến thực phẩm. - Giáo dục công dân: Kĩ năng sống, tự chủ trong thiên tai. - Sinh học: Phòng chống các bệnh có thể gặp phải trong mùa lũ. 4. Giải pháp giải quyết tình huống 4.1. Các giải pháp dài hạn: Nguyên nhân dẫn đến lũ lụt kéo dài đó là lượng mưa lớn xảy ra trên diện rộng và kéo dài. Đáng lưu ý, quá trình đô thị hoá một số thị xã, thị tứ đã san lấp khu vực ven dòng chảy, cửa sông; ngoài ra rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị thu hẹp, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, một số các tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam có công trình cao hơn so với trước tạo thành tuyến ngăn lũ. Đồng thời còn có các nguyên nhân chủ quan khác làm lũ lụt kéo dài như không quy hoạch cụ thể các hệ thống giao thông, các công trình phúc lợi phù hợp, nhất là xây dựng hệ thống thuỷ lợi, thuỷ điện cũng làm biến đổi điều kiện tự nhiên. Giải pháp khắc phục hậu quả lũ lụt như đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, khai thông, nạo vét sự bồi lắng cho các dòng sông. Bên cạnh đó cần có quy hoạch mang tính bền vững và lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng với công tác phòng chống bão, lũ. Các công trình hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện phải đảm bảo cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu. 4.2. Các giải pháp ngắn hạn: - Chuẩn bị các vật dụng, nhu yếu phẩm ; tăng cường kiến thức, kĩ năng thực hành những vấn đề nảy sinh trong mùa lũ như sau: 4.2.1 Lương thực, thực phẩm, nước mùa lũ lụt: - Gạo - Thực phẩm khô: mè lạc, cá khô, đồ muối chua - Nuớc sạch (nước đóng bình, bình lọc nước, dụng cụ chứa nước sạch) 4.2.2 Nơi trú ẩn mùa lũ lụt: - Chằng chống nhà của bằng vật liệu tại chỗ như: tre, bao cát - Dùng bạt chống thấm nước phủ lên trần nhà hoặc che các vật dụng thiết yếu - Xác định lũ lớn, không an toàn nên di chuyển chỗ ở ngay khi có thông báo của chính quyền. 4.2.3 Bảo vệ sức khoẻ mùa lũ lụt: 4.2.3.1 Các loại thuốc và dụng cụ sơ cứu - Thuốc cảm - Thuốc đau bụng - Dầu - Bông băng - Ôxy già 4.2.3.2 Cách sơ cứu các tai nạn thường gặp mùa lũ lụt - Điện giật. - Đuối nước. - Rắn cắn. 4.2.3.3 Vệ sinh môi trường phòng dịch sau lũ lụt Sau bão lũ có những vùng nước ngập, bị ô nhiễm nặng bởi nước thải từ các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, xác động thực vật phân hủy khuếch tán vào nước. Nước bẩn sẽ làm ô nhiễm đất, không khí, cây trồng, vật nuôi, từ đó các bệnh dịch dễ xảy ra như: nhiễm khuẩn đường ruột, đau mắt, nhiễm khuẩn da, sốt xuất huyết, sốt rét Vì vậy ta phòng bệnh bằng cách: - Giữ vệ sinh về ăn uống. - Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt trong, sạch . - Vệ sinh cá nhân. - Vệ sinh môi trường. 4.2.4. Một số dụng cụ cần thiết khác: - Chiếu sáng: + Đèn tích điện (hoặc đèn pin). + Nến. - Thông tin liên lạc: Đài catset mini. - Phao, bè cá nhân ( áo phao, can nhựa rỗng, xăm xe máy, ôtô), gia đình ( bè chuối, thúng nan). - Bếp (củi, lửa). Tất cả các vật dụng thiết yếu trên để vào vật không thấm nước đồng thời đặt, để ở nơi cao, dễ lấy để sử dụng khi cần thiết. 4.3. Chi phí các giải pháp ngắn hạn: Gia đình gồm 6 người: ông bà, cha mẹ, hai con trong 7 ngày TT TÊN SẢN PHẨM ĐỊNH LƯỢNG THÀNH TIỀN ( đồng) 1 Gạo 1 Yến 100000 2 Mỳ tôm 1 thùng 100000 3 Lương khô 10 gói 50000 4 Cải muối 5kg 50000 5 Lạc 2long 20000 6 Muối 2 gói 6000 7 Cá khô 0,5 kg 80000 8 Nước 2 bình 30000 9 Xô lớn 1 cái 50000 10 Dây thép, bao lác 50000 11 Bạt chống thấm 10m 300000 12 Thuốc các loại( cảm, đau bụng, dầu gió, bông băng, ôxy già) 100000 13 Nến 5 cặp 50000 14 Đèn dùng pin 1cái 60000 15 Đài catset mini 1 cái 100000 16 Vôi bột 10 kg 30000 17 Cloramin B 20000 TỔNG 1006000 Như vậy với tổng chi phí trên thì chi phí cho 1 người trong 1 ngày khoảng 24000 đồng. Ngoài ra, các vật phẩm trên có thể dùng lâu dài hoặc có ngay trong gia đình do đó chi phí có thể giảm thiểu rất nhiều. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Bông à, quê mình - xã Phù Hoá là một trong những vùng trũng của huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Mặc dù không phải sống chung với con nước trong hàng tháng trời như người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hàng năm người dân quê mình vẫn phải lao đao, khốn đốn bởi những cơn lũ kéo dài từ 3- 5 ngày khiến cho mọi hoạt động bị đình trệ. Gia đình chúng mình cũng không ngoại lệ, cảnh bao vây bởi nước lũ, mưa, đói đã ám ảnh mình từ ngày bé. Lớn lên, khi được thầy cô kể về miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa lũ với cái tên thơ mộng “ mùa nước nổi” trong mình dấy lên câu hỏi " Tại sao quê mình phải chịu cơn lũ lụt trong thời gian ngắn nhưng bao giờ nó cũng để lại những thiệt hại nặng nề? " , mình đem thắc mắc này hỏi thầy giáo dạy Địa và biết được rằng: Trong các loại thiên tai, địch họa "Thủy, hỏa, đạo, tặc" thì lũ lụt được ông cha ta xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ, số lần xuất hiện và gây tổn thất lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lũ là do mưa trên lưu vực gây ra, song cũng có thể là do vỡ đê, vỡ đập, hoặc các dạng tắc ứ tạm thời dòng chảy trong các lòng dẫn, làm cho mực nước trong sông dâng cao. Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ. Khi lũ lớn, nước lũ có thể tràn bờ, tràn đê, thậm chí vỡ đập, vỡ đê, gây ngập lụt vùng trũng ven sông và nhất là vùng đồng bằng hạ lưu. Ở Việt Nam có khoảng 2.500 sông có chiều dài trên 10 km, trong đó 2.300 sông có chiều dài dưới 100 km. Trên bất kỳ sông nào cũng đều có khả năng xảy ra lũ, lụt. Bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hẹp. Có nhiều sông tương đối lớn, như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi. Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng. Sông Gianh mùa lũ Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước ElNino và LaNina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn. Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11. Ngoài nguyên nhân chính là do các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng thì nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn, và việc phá rừng ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu. Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông cũng gia tăng mức độ của lũ lụt. Khai thác cát gây sạt lở bờ sông Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Việc sạt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn và lâu hơn. Các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê để ngăn lũ. Ngoài ra cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Xã Phù Hoá là vùng trũng thuộc huyện Quảng Trạch, bao bọc 3/4 nó là một trong những nhánh của con sông Gianh. Hàng năm Phù Hoá thường chịu lũ lụt do mưa lớn kéo dài làm nước từ vùng thượng du đổ về không thoát ra biển kịp và cả lũ lụt do nước biển dâng tràn vào sông Gianh gây nên. Phù Hóa mùa mưa lũ Với những nguyên nhân trên thì giải pháp để khắc phục là tác động trực tiếp vào hành động của con người như: cấm chặt cây phá rừng, cấm hút cát trên sông, khơi thông dòng chảy, xây dựng hệ thống đê ngăn lũ Câu trả lời của thầy chỉ giúp mình thoã mãn một phần bởi các biện pháp trên thuộc về cơ chế, chính sách đồng bộ của Đảng và Nhà nước về lâu dài và sự kết hợp thực hiện của toàn cộng đồng, còn trước mắt mùa lũ của quê mình đã đến, sự khó khăn lại sắp bao trùm lên cuộc sống của gia đình chúng mình, người dân quê mình. Xuất phát từ sự cấp bách đó mình đã thống kê lại những khó khăn mà chúng mình thường gặp phải mùa lũ lụt, đồng thời dùng những kiến thức đã học của các môn khác để trang bị các kĩ năng, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho mùa mưa lũ lụt như sau : * Để tiết kiệm chi phí và tận dụng những vật dụng sẵn có, bạn nên lập một danh sách gồm những vật dụng thiết yếu bao gồm: lương thực, thực phẩm; đồ chiếu sáng; các loại thuốc và dụng cụ sơ cứu; vật liệu chằng chống nhà; hoá chất vệ sinh môi trường sau lũ *Tiếp theo là bạn nên sơ chế thực phẩm và cất giữ các vật dụng: + Sơ chế thực phẩm + Gạo: để vào bao ni lông buộc chặt đặt lên cao + Muối dưa cải + Rang cá khô + Làm mè lạc + Các loại thuốc và dụng cụ sơ cứu cho vào túi ni lông buộc chặt. + Phao cứu sinh: áo phao, can nhựa rỗng. + Xô chứa nước, bình lọc nước sạch đặt sẵn trên cao. Tất cả các vật dụng trên được đặt, để vào xô lớn hoặc vật chống thấm nước và để trên cao dễ lấy dể sử dụng khi cần thiết. *Tiếp theo nữa là bạn nên chú ý đến các tai nạn có thể xảy ra trong mùa mưa lũ và cách sơ cứu : - Điện giật: + Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện (cắt nguồn điện hoặc di chuyển nạn nhân) + Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. + Kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần. + Dùng bùn ướt đắp lên người nạn nhân hoặc dùng nước để tưới lên người nạn nhân. Sơ cứu khi bị điện giật - Đuối nước: + Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy ném cho họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. + Sau khi đem nạn nhân lên bờ, gọi cấp cứu và tiến hành làm hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng: Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ ) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Sơ cứu khi bị đuối nước - Rắn cắn: + Xác định đó là rắn lành hay rắn độc( vết cắn có hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Vết cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc). + Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể . + Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70 độ hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn. Sơ cứu xong, cần bất động chỗ bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Các bước sơ cứ khi bị rắn cắn Và cuối cùng để đảm bảo sức khoẻ trong mùa lũ ngoài việc tránh các bệnh có thể gặp bạn nên học thêm cách vệ sinh sau lũ với vôi bột và cloraminB: - Cách làm trong nước: dùng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay, hòa tan phèn vào một gáo nước rồi đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước khoảng 20 - 25 lít và khuấy đều. Sau khoảng 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong để khử khuẩn. - Cách khử khuẩn nước bằng viên cloramin B: hoà tan viên khử khuẩn nước (viên cloramin B 0,25g) vào một gáo nước, đổ gáo nước đó vào xô nước đã được làm trong và khuấy đều. Khoảng 30 phút sau mới sử dụng nước. Chú ý: một viên khử khuẩn nước cloramin B 0,25g dùng để khử khuẩn cho 25 lít nước; 1/3 thìa canh bột cloramin B (tương đương 3g) dùng để khử khuẩn lượng nước là 300 lít; nước đã khử khuẩn cũng phải đun sôi mới được uống. - Thu gom rác, cây cối, xác động thực vật đào hố chôn xác động vật lấp cách xa nguồn nước trên 50m và rải vôi bột phủ lên rồi lấp đất dày trên 20cm và nện chặt . - Diệt bọ gậy bằng cách: thả cá bảy màu, cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước để cá diệt bọ gậy. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát).Phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở. Xử lý nước sau lũ Vệ sinh sân trường sau lũ Với việc hướng dẫn như trên mình tin chắc rằng trong những đợt lũ lụt tới bạn và gia đình bạn sẽ tự chủ được trong mọi công việc để phòng chống lũ lụt. Mình cảm ơn bạn nhiều nhé, bây giờ mình và bạn có thể tự tin nói rằng: " Chúng ta có thể sống chung với lũ " 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này giúp chúng ta thực hiện phương châm " Học đi đôi với hành". Từ đó xây dựng khả năng vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế một cách thiết thực, hiệu quả theo như mục tiêu " Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ". Việc giải quyết tình huống không chỉ giúp gia đình chúng ta vượt qua khó khăn mùa bão lụt một cách chủ động. Đồng thời với việc tuyên truyền rộng rãi thông qua kênh phát thanh măng non của Liên đội, người dân quê chúng ta có thêm một kinh nghiệm chống lũ hiệu quả, chi phí thấp, tránh được những thiệt hại, rủi ro trong mùa mưa lũ. . huống: Các giải pháp sống chung với lũ lụt Sau mấy ngày nghỉ học do trận lũ lớn tháng 10 năm 2013, hôm nay, trở lại trường học trong giờ ra chơi các bạn ai cũng tíu tít hỏi thăm nhau về thi t. mùa lũ lụt, đồng thời dùng những kiến thức đã học của các môn khác để trang bị các kĩ năng, chuẩn bị các vật dụng cần thi t cho mùa mưa lũ lụt như sau : * Để tiết kiệm chi phí và tận dụng. tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này giúp chúng ta thực hiện phương châm " Học đi đôi với hành". Từ đó xây dựng khả năng vận dụng kiến thức đã được