Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
290,5 KB
Nội dung
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Mở đầu Nhược thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em ,nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có khả năng phục hồi thị lực, còn nếu không được điều trị sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn và tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Theo Pokharel G (2000) và cộng sự: Trẻ em lứa tuổi từ 5-15 bị giảm thị lực, nguyên nhân do tật khúc xạ luôn chiếm trên 50%. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 1999 đã có 34.340 lượt người đến khám vì tật khúc xạ, trong đó 70% là trẻ em và học sinh. Chương trình “Thị giác 2020 – Quyền được nhìn” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tật khúc xạ là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cần được ưu tiên để phòng chống 2. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, do chưa được tiêu chuẩn hóa khi điều trị nhược thị, một số nghiên cứu lớn về nhược thị như “Nhóm nghiên cứu điều trị nhược thị”, Nghiên cứu yếu tố nguy cơ đối với nhược thị ở trẻ em đã có xu hướng tiêu chuẩn hóa các phương pháp thăm khám, đánh giá nhằm tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất Do sự đa dạng của tật khúc xạ và những yêu cầu của thực tế lâm sàng, đề tài đã đưa ra đặc điểm lâm sàng, các phương pháp điều trị để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em , 3. Những đóng góp của luận án 1. Giúp nhận biết được đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ (tất cả các loại tật khúc xạ) để có biện pháp điều trị kịp thời. 2. Việc điều trị nhược thị do tật khúc xạ có điểm riêng biệt. Đặc biệt vấn đề chỉnh kính đúng quyết định kết quả của điều trị. Các phương pháp duy trì sau khi hết nhược thị cần được áp dụng. 4. Bố cục luận án Luận án có 117 trang gồm: Đặt vấn đề 2 trang. Tổng quan tài liệu 35 trang và 5 hình ảnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 14 trang. Kết quả nghiên cứu 26 trang với 31 bảng, 12 biểu đồ. Bàn luận 35 trang. Kết luận - kiến nghị 4 trang. Tài liệu tham khảo có 209 với 23 tiếng Việt, 183 tiếng Anh. 3 tiếng pháp. Phần phụ lục có 11 phụ lục. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em. 2. Đánh giá kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em. 3. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SINH CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ 1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ. 1.2.1. Khái niệm về tật khúc xạ 1.2.1.1. Mắt chính thị: Là mắt bình thường không có tật khúc xạ. Đó là mắt ở trạng thái không điều tiết khi các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ hội tụ ở võng mạc. 1.2.1.2. Mắt không chính thị (Tật khúc xạ): Không phải là một tình trạng bệnh lý mà chỉ là khiếm khuyết trong tương quan giữa chiều dài và lực quang học của mắt. 1.2.2. Đặc điểm cơ chế bệnh sinh của các hình thái nhược thị do tật khúc xạ 1.2.2.1. Khái niệm nhược thị Định nghĩa: Nhược thị đã được đề cập từ thời Hippocrate, là sự suy giảm thị lực của mắt không rõ nguyên nhân. Ngày nay nhược thị được định nghĩa là là sự suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt mà không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt Tính chất thường gặp: Nhược thị là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Tỷ lệ nhược thị ở trẻ em trong cộng đồng rất khác nhau tùy theo lứa tuổi và địa điểm nghiên cứu. Bảng 1.1. Tỷ lệ nhược thị do tật khúc xạ trong “Nghiên cứu về tật khúc xạ ở trẻ em” dùng chung một tiêu chuẩn khám và đánh giá Quốc gia nghiên cứu Cỡ mẫu (n) Tuổi (năm) Tỷ lệ nhược thị ở 1 hoặc 2 mắt (%) Nepal 5067 5 – 15 0,35 Shunyi, Trung Quốc [191] 5884 5 – 15 0,92 Nông thôn Ấn Độ 4074 7 - 15 0,78 Malaysia 4634 7 - 15 0,65 Ở Việt Nam, theo điều tra 5077 học sinh phổ thông của trạm mắt Ninh Bình (1997), tỷ lệ nhược thị là 0,26%. Phần lớn nhược thị nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời đều có khả năng phục hồi thị lực, nếu không được điều trị sẽ gây giảm thị lực vĩnh viễn. 2 1.3. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯỢC THỊ DO TẬT KHÚC XẠ 1.3.1. Chẩn đoán nhược thị do tật khúc xạ: Chẩn đoán nhược thị là một quá trình loại trừ các bệnh. Khuyến cáo của Hội nhãn khoa Mỹ gồm các bước: Khám thị lực trước và sau khi chỉnh kính. Khám phát hiện kiểu định thị. 1.3.2. Các phương pháp điều trị nhược thị do tật khúc xạ: Điều trị nhược thị do tật khúc xạ là một phức hợp gồm các quá trình điều chỉnh tật khúc xạ, điều trị nhược thị. Việc điều trị tật khúc xạ đòi hỏi phải thăm khám toàn diện, tỉ mỉ, đo khúc xạ khách quan trước và sau liệt điều tiết, và loại trừ các bệnh khác 1.3.2.1. Các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ: Điều chỉnh tật khúc xạ rất quan trọng trong điều trị nhược thị. Mục đích là tạo cho ảnh của vật tiêu rơi đúng võng mạc, tạo ảnh rõ nét cho võng mạc. Có nhiều phương pháp được áp dụng nhưng phương pháp đơn giản và phổ biến nhất là đeo kính. Các phương pháp nội khoa Điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính: * Nguyên tắc chung: Chỉnh kính tối ưu cho thị lực tối đa tuỳ theo loại tật khúc xạ. - Viễn thị: Nếu tật viễn thị nhẹ, thị lực bình thường, không có các triệu chứng chức năng và không có rối loạn vận nhãn, không cần thiết phải điều chỉnh kính cho viễn thị. Nhưng có một trong các yếu tố trên thì cần cho đeo kính điều chỉnh. - Cận thị: Chọn số kính thấp nhất cho thị lực tối đa. - Loạn thị: Phối hợp cả kính cầu và trụ để điều chỉnh cả 2 kinh tuyến sao cho tia sáng đi từ vô cực được xuất phát từ điểm xa. - Lệch khúc xạ: + Trẻ em dưới 12 tuổi, nên điều chỉnh toàn bộ khúc xạ ở mỗi mắt, trẻ càng nhỏ càng dễ dung nạp độ chênh lệch giữa hai kính mắt. + Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: - Nếu chênh lệch khúc xạ < 4D: Nên điều chỉnh toàn bộ độ khúc xạ cho mỗi mắt và kính điều chỉnh phải được đo thường xuyên khi có các triệu chứng chức năng mệt mỏi hoặc có lác ẩn. - Nếu chênh lệch > 4D: điều chỉnh hoàn toàn ở mắt có tật khúc xạ nhẹ hơn và mắt có tật khúc xạ nặng hơn nên điều chỉnh sao cho bệnh nhân nhìn có cảm giác dễ chịu. 3 Điều chỉnh tật khúc xạ bằng phẫu thuật: Phẫu thuật thay đổi hình dạng giác mạc để điều chỉnh tiêu cự nhằm đưa ảnh của vật về đúng trên võng mạc và cho hình ảnh rõ nét 1.3.2.2. Các phương pháp điều trị nhược thị do tật khúc xạ: Sau khi đã điều chỉnh tật khúc xạ tiến hành phối hợp điều trị nhược thị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm bắt buộc sử dụng mắt yếu. Có nhiều phương pháp thực hiện sau khi đã điều chỉnh kính. • Phương pháp bịt mắt (Occlusion): Bịt mắt là phương pháp kinh điển được sử dụng phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao. Cho đến nay, bịt mắt vẫn là sự lựa chọn tối ưu và hiệu quả trong điều trị nhược thị [185]. Phương pháp này nhằm loại trừ sự tham gia của mắt tốt, buộc người bệnh phải sử dụng mắt nhược thị và loại trừ sự ức chế xảy ra ở mắt nhược thị. • Phương pháp gia phạt quang học (optical penalization): Đặc biệt có tác dụng tốt đối với nhược thị nhẹ và trung bình, những ca bịt mắt thất bại và những trường hợp cần điều trị duy trì. Gần đây, nó được coi như một phương pháp điều trị chính. Các phương pháp gia phạt quang học bao gồm - Gia phạt gần: Do được tác giả Pouliquent đề xuất. - Gia phạt xa: Đeo kính thặng chỉnh +3D ở mắt tốt làm mờ thị lực nhìn xa và kính đủ số ở mắt nhược thị, khuyến khích trẻ dùng mắt nhược thị để nhìn xa. - Gia phạt toàn bộ: Tra atropin và thêm kính phân kỳ (-5D đến - 7D) ở mắt tốt buộc mắt này nhìn mờ cả xa và gần. - Gia phạt có chọn lọc: Đeo kính hai tròng ở mắt nhược thị để mắt này có thể nhìn xa và gần. Nhỏ atropin vào mắt kia để mắt chỉ nhìn được xa. - Gia phạt luân phiên: Đeo kính thặng chỉnh +3D luân phiên ở cả hai mắt (dùng 2 cặp kính). •Phương pháp phục thị (pleoptics) : Là phương pháp dùng chớp sáng mạnh để kích thích võng mạc nhằm tăng thị lực cho mắt bị nhược thị. • Phương pháp điều trị bằng thuốc (Levodopa) : Được thực hiện đầu tiên vào năm 1871 bởi Nagel với thuốc Strychnine sau đó nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị nhược thị như GABA • Phương pháp kích thích (Cambridge Stimulator): Dựa trên cơ 4 sở các tế bào vỏ não đáp ứng với các đường sọc có hướng nhất định và với những tần số không gian nhất định. Do đó, khi các đường sọc được quay với các tần số và hướng không gian khác nhau làm cho một số lượng lớn các tế bào vỏ não được kích thích. • Phần mềm điều trị nhược thị (SOFTWARE): Một trong những phương pháp trên thế giới đã có một số tác giả phát triến phần mềm để hỗ trợ điều trị nhược thị. 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 1.4.1. Sự lựa chọn cho điều trị nhược thị do tật khúc xạ Tất cả các phương pháp điều trị nhược thị dựa trên cơ sở sử dụng mắt nhược thị và hạn chế sử dụng mắt tốt bằng bịt mắt hoặc gia phạt, sau khi đã điều chỉnh tật khúc xạ. Mặc dù không phải tất cả các loại nhược thị cần dùng một phương pháp điều trị. 1.4.2. Lứa tuổi điều trị: Vấn đề tuổi vẫn còn nhiều tranh luận 1.4.3. Vấn đề chỉnh kính thích hợp để điều chỉnh độ khúc xạ: Phương pháp đơn giản và phổ biến nhất là đeo kính (trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp đeo kính gọng). Mục đích tạo cho ảnh của vật tiêu rơi đúng võng mạc, tạo ảnh rõ nét cho võng mạc. Việc điều chỉnh hoàn toàn độ khúc xạ là rất cần thiết để tạo ảnh rõ nét trên võng mạc, là yếu tố chính để điều trị nhược thị có kết quả. Trẻ dưới 12 tuổi có biên độ điều tiết rất lớn, tuy nhiên do dễ bị thay đổi tâm lí nên để chỉ định kính cho trẻ cần phải dựa trên độ khúc xạ khách quan sau liệt điều tiết. 1.4.4. Mức độ nhược thị: Levartovsky và cộng sự (1995) thấy mức độ giảm thị lực trước khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp bịt mắt có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nguyễn Hồng Phượng (2002) cũng cho rằng thị lực trước điều trị là yếu tố tiên lượng trong điều trị nhược thị do lệch khúc xạ 1.4.5. Tình trạng thị giác hai mắt: Thị giác hai mắt là một trong những yếu tố tiên lượng của điều trị nhược thị. Nếu TG2M phục hồi tốt và duy trì lâu dài cũng là một yếu tố giữ cho thị lực ổn định sau điều trị. 1.4.6. Thời gian điều trị: Thời gian điều trị thường không cố định, tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, vào mức độ nhược thị. 1.4.7. Nguy cơ tái phát sau điều trị và điều trị duy trì: Khi thị lực mắt kém tương đương mắt tốt, chuyển sang dùng các biện pháp điều trị duy trì. Sau 3 tháng điều trị nghiêm túc, đúng phương pháp và thị lực không tiến triển, phương pháp điều trị coi như thất bại. 5 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đáp ứng 3 mục tiêu của luận án, chúng tôi tiến hành thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng (Quasi-experimental study). Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có chẩn đoán là nhược thị do tật khúc xạ, tuổi từ 3 đến 15 được khám, điều trị và theo dõi ngoại trú tại Khoa Mắt Trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 12 năm 2009. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Trẻ em tuổi từ 3 – 15 có tật khúc xạ ở một hoặc hai mắt (cận, loạn, viễn, lệch khúc xạ), gây giảm thị lực, đã được điều chỉnh kính tối ưu mà thị lực ở một hoặc hai mắt ≤ 7/10. - Không kèm theo tổn thương thực thể khác gây giảm thị lực tại mắt. - Hợp tác trong quá trình chẩn đoán và điều trị. - Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có lác 1 hoặc 2 mắt. - Có bệnh toàn thân nặng và cấp tính. - Bệnh nhân và gia đình không hợp tác. Công thức tính cỡ mẫu p = 64% tỷ lệ kết quả đạt tiêu chuẩn đánh giá là tốt của phương pháp điều trị. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ, tất cả bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nghiên cứu đến khám tại khoa trong thời gian quy định của nghiên cứu 1507 6 374 4,209 1507 374 177 đôi . Phương pháp can thiệp Bệnh nhân được đeo kính đủ số 2 mắt. Tiếp theo bịt hoàn toàn mắt tốt hơn (hoặc bịt luân phiên nếu nhược thị 2 mắt mức độ như nhau). Sau đó cho tập luyện – khi thị lực ≥ 8/10 điều trị duy trì bằng hai phương pháp bịt mắt hoặc gia phạt. Đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, và 24 tháng thông qua Đo thị lực, khám thị giác hai mắt ở mỗi lần khám lại, đo khúc xạ. 2.2.4.4. Đánh giá kết quả điều trị - Đánh giá kết quả điều trị nhược thị +Tốt: Hết nhược thị (thị lực mắt kém ≥ 8/10). +Khá: thị lực có cải thiện nhưng vẫn còn nhược thị ở mức độ nhẹ (5/10 – 7/10) +Trung bình: thị lực có cải thiện nhưng vẫn còn nhược thị ở mức độ trung bình (2/10 – 4/10). +Kém: Còn nhược thị nặng (thị lực ≤1/10). +Điều trị không có kết quả: Thị lực không thay đổi sau 3 tháng điều trị. - Đánh giá thị giác hai mắt +Có thị giác 2 mắt: các mức độ (đồng thị, hợp thị, phù thị) ít nhất phải có đồng thị (+). +Không có thị giác hai mắt: Đồng thị (-). 2.2.4.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị bao gồm: - Độ lệch khúc xạ, viễn thị, cận thị, loạn thị, mức độ nhược thị, tình trạng thị giác hai mắt, tuổi. - Đánh giá các yếu tố khác + Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị + Đánh giá sự dung nạp kính của trẻ + Đánh giá các biến chứng gặp phải trong quá trình điều trị: dị ứng băng dính, dị ứng hoặc ngộ độc atropin 7 PHƯƠNG PHÁP SỬử LÝ SỐố LIỆệU THỐốNG KÊ Sử dụng phần mềm Epi-Info phiên bản 6.4 và SPSS15.0 8 Chương 3: KẾT QUẢ 33.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 3.1.1 Về đối tượng nghiên cứu: Với 202 bệnh nhân (BN), bao gồm 336 mắt nhược thị do tật khúc xạ. Trong đó co 102 bệnh nhân nam, chiếm 50,50%, 100 bệnh nhân nữ, chiếm 49,50 (tuổi trung bình của bệnh nhân là: 6,92 ± 2,85) Trong 202 bệnh nhân này, hay gặp nhất là nhóm tuổi 6-10 có 100 bệnh nhân với tỷ lệ 49,50%. Ít nhất là nhóm tuổi 11-15 chiếm 11,88%. Nhóm ≤ 5 tuổi chiếm 38,61%. Tuy nhiên sự phân bố các lứa tuổi có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05 3.1.2 Đặc điểm về tật khúc xạ Loạn thị 2M là cao hơn cả (101 BN) chiếm 50,00%. Trong tật khúc xạ cầu: Bệnh nhân viễn thị 1 mắt chiếm 10,40%. Trong số 73 mắt nhược thị do lệch khúc xạ, tỷ lệ loạn viễn gặp nhiều nhất 54,79%, tỷ lệ cận thị và loạn hỗn hợp gặp ít hơn chiếm 5,48% và 2,73%.Số bệnh nhân viễn thị, loạn cận, loạn viễn chủ yếu phân bố ở mức độ lệch khúc xạ từ 1 đến 3D. Trong đó loạn, viễn chiếm tỷ lệ cao nhất. 3.1.3 Đặc điểm về mức độ khúc xạ: Phân bố mức độ viên thị theo tuổi: Tỉ lệ số mắt viễn thị cao > +5D chiếm nhiều nhất 76,27% (45 mắt); không có trường hợp nào độ viễn thị ≤ 2D. Nhóm ≤ 5 tuổi chiếm tỉ lệ mắt viễn thị cao nhất 52,54%, 9 nhóm 6-10 tuổi chiếm 44,07% và thấp nhất là nhóm 11-15 tuổi chỉ chiếm 3,39% mắt viễn thị Phân bố mức đọ cận thị theo tuổi: ơ Tuổi Mức nhược thị ≤ 5 tuổi 6 – 10 tuổi 11-15 tuổi Tổng số 5/10 – 7/10 (Nhẹ) 64 (45,39%) 82 (51,90%) 21 (56,76%) 167 (49,70%) 2/10 – 4/10 (Trung bình) 66 (46,81%) 62 (39,24%) 14 (37,84%) 142 (42,26%) ≤ 1/10 (Nặng) 11 (7,80%) 14 (8,86%) 2 (5,41%) 27 (8,03%) Tổng 141 (41,96%) 158 (47,02%) 37 (11,01%) 336 (100%) Độ cận thị trung bình là -3,40D ± 1,77, mắt có độ cận thị nhỏ nhất là -1,75D; lớn nhất là -20D. Lứa tuổi 6-10 chiếm tỉ lệ mắt cận thị cao nhất 76,92%, nhóm tuổi 11-15 chiếm tỉ lệ thấp nhất 7,69% và trường hợp này ở mức độ cận thị cao > -6D, nhóm ≤ 5 tuổi chiếm 15,38% nhưng không có trường hợp nào cận thị cao > -6D Phân bố mức độ loạn thi theo tuổi: Độ loạn thị trung bình là 2,66D ± 1,50. Nhìn chung, độ loạn thị tập trung ở mức độ dưới 4D (210 mắt), mức độ nặng trên 4D chỉ có 54 mắt chiếm 20,45%. Trong số bệnh nhân nhược thị do loạn thị thì hầu hết ở nhóm tuổi ≤ 5 và 6-10 tuổi, nhóm 11-15 tuổi chỉ chiếm 12,88%. 10 [...]... thị và kết quả điều trị: Phân tích thống kê thấy sự khác biệt giữa loại loạn thị và kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê (χ2= 6,90; p < 0,05) 3.5.6 Mối liên quan giữa loại tật khúc xạ và kết quả điều trị sự khác biệt giữa loại tật khúc xạ và kết quả điều trị không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) 3.5.7 Ảnh hưởng của mức độ nhược thị tới kết quả điều trị Mức độ nhược thị ảnh hưởng tới kết quả điều trị Mức... bị loại bỏ sử dụng vào thời kì cơ quan thị giác chưa trưởng thành, chỉ có mắt tốt hơn được sử dụng Nếu không được điều chỉnh bằng kính sớm sẽ dẫn đến nguy cơ nhược thị Đó chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của lệch khúc xạ 4.2 Kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em 4.2.1 Tình trạng nhược thị do tật khúc xạ sau điều trị Vấn đề nhược thị do tật khúc xạ trên thế giới đã có nhiều tác giả quan... tật khúc xạ - Nhược thị do tật khúc xạ có thể gặp trẻ em gái cũng như trẻ em trai với tuổi trung bình 6,92 ± 2,85 Lứa tuổi phát hiện chủ yếu 610 tuổi (49,50%) - Nhược thị do tật khúc xạ có thể gặp ở tất cả các hình thái tật khúc xạ, trong đó hay gặp nhất là loạn thị (78,58%) và viễn thị (17,56%), ít nhất là cận thị (3,87%) Có 36,14% bệnh nhân bị nhược thị do lệch khúc xạ Sự phân bố tật khúc xạ ở các... Có 109.Không 127 202 Thăm khám lâm sàng 202 BN nhược thị do tật khúc xạ hầu hết bệnh nhân (BN) có TG2M ở mức đồng thị( 91,58%) Mức độ hợp thị chỉ có 87,62% và phù thị chỉ có 14,85% 14 3.1.7 Kiêu định thị: 100% có định thi trung tâm 3.3 Kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ 3.3.1 Kết quả chung: Bảng 3.15 Kết quả điều trị qua các thời điểm Kết quả điều trị Kém Trung bình Khá Tốt Tổng Sau 2 tuần 15... (80,69%) 16 3.4 Kết quả duy trì thị lực của hai phương pháp điều trị Biểu đồ 3.7 Duy trì kết quả điều trị bằng phương pháp I và I 3.5 Các yếu tố ảnh hương đến kết quả điều trị 3.5.1 Độ lệch khúc xạ giữa hai mắt và kết quả điều trị: kiểm định χ² thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa độ lệch khúc xạ và kết quả điều trị (p > 0,05) 3.5.2 Liên quan giữa mức độ viễn thị và kết quả điều trị: % Sự... Bệnh nhân nhược thị trung bình kết quả điều trị tốt là 42,22%, không tốt là 52,78% Số bệnh nhân nhược thị nhẹ kết quả điều trị tốt là 78,26%, không tốt là 21,74% - Tình trạng thị giác hai mắt có mối liên quan chặt chẽ với kết quả điều trị (p < 0,01) - Sự khác biệt giữa độ lệch khúc xạ và kết quả điều trị không có ý nghĩa thống kê Trong nghiên cứu thấy rằng BN có độ lệch khúc xạ > 7D kết quả điều trị tốt... tái phát sau điều trị sau 6 tháng là 3,27%, sau 12 tháng là 4,46%, sau 18 tháng là 4,65% và sau 24 tháng là 7,69% 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị - Mức độ nhược thị ảnh hưởng đến kết quả điều trị (p < 0,01) 25 - Loại loạn thị và kết quả điều trị có mối liên quan chặt chẽ, mắt loạn viễn đạt kết quả tốt thấp nhất 48,94% Số bệnh nhân nhược thị nặng điều trị cho kết quả điều trị tốt là 28,57%,... loạn thị, độ cận thị và độ viễn thị với kết quả điều trị không có ý nghĩa thống kê - Sự khác biệt giữa hình thái tật khúc xạ và kết quả điều trị không có ý nghĩa thống kê - Tuổi càng lớn điều trị khó khăn hơn tuy nhiên các nhóm tuổi đều dáp ứng tốt với điều trị - 100% có sự dung nạp tốt kính tốt KIỀN NGHỊ 1.Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng và điều trị tật khúc xạ, đặc biệt nhược thị do tật khúc. .. thị và độ loạn thị không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) .Ở mức loạn thị ≥ 4D ở mức nhược thị nặng, trung bình và nhẹ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Liên quan giữa mức độ loạn thị và hình thái tật khúc xạ: Trong tật khúc xạ cầu thì viễn thị bị nhược thị nhiều hơn cận thị Ở tật khúc xạ trụ thì loạn viễn bị nhựơc thị nhiều hơn loạn cận.Hình thái tật khúc xạ và mức độ nhược. .. độ nhược thị và độ cận thị: Phần lớn các mắt nhược thị do cận thị dều ở mức độ nhẹ và chỉ có số it ở mức độ 13 nặng Sự khác biệt giữa mức độ nhược thị trước và độ cận thị không có ý nghĩa thống kê Liên quan giữa mức đọ nhược thị và đọ loạn thị: Theo ssoos liệu nghiên cứu: Ở các mắt nhược thị do loạn thị 50,76% ở mức độ nhược thị nhẹ, 41,29% ở mức độ trung bình và 7,95% ở mức độ nặng Giữa mức độ nhược . điểm lâm sàng của nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em. 2. Đánh giá kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em. 3. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị. 1 Chương 1: TỔNG QUAN. qua Đo thị lực, khám thị giác hai mắt ở mỗi lần khám lại, đo khúc xạ. 2.2.4.4. Đánh giá kết quả điều trị - Đánh giá kết quả điều trị nhược thị +Tốt: Hết nhược thị (thị lực mắt kém ≥ 8/10). +Khá: thị. hỗ trợ điều trị nhược thị. 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 1.4.1. Sự lựa chọn cho điều trị nhược thị do tật khúc xạ Tất cả các phương pháp điều trị nhược thị dựa trên cơ sở sử dụng