1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

55 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 189,3 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam - Chi nhánh Hoàn Kiếm cùng với sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi của bản thân và sựgiúp đỡ nhi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm cùng với sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi của bản thân và sựgiúp đỡ nhiệt tình về kiến thức, kinh nghiệm cũng như động viên tinh thần của các thầy

cô giáo và các anh chị nhân viên ngân hàng trong quá trình nghiên cứu, em đã hoànthành khóa luận “Cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm ”

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại họcThương Mại, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Tài Chính – Ngân Hàng, những người

đã tận tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua và cung cấp cho em những nềntảng kiến thức vững chắc về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về ngành Tài chính – Ngânhàng và nhiều lĩnh vực khác có liên quan

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Phùng Việt Hà Cảm ơn cô đãdành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới anh Nam, chị Mai, anh Hiếu và các anh chịtại Phòng Khách hàng, VCB Hoàn Kiếm trong thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ,hướng dẫn, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế trong thời gian em thựctập tại chi nhánh

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian có hạn và các kiến thức, hiểu biếtcủa bản thân em còn chưa hoàn thiện nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô để bài khóa luận của emhoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1 Hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM 9

1.1.1 Khái niệm cho vay doanh nghiệp 9

1.1.2 Đặc trưng của cho vay doanh nghiệp 9

1.1.3 Quy trình cho vay doanh nghiệp của NHTM 10

1.2 Chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM 12

1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM 12

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM 13

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp 15

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 15

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 20

2.1 Khái quát về Vietcombank Hoàn Kiếm 20

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Vietcombank – Chi nhánh Hoàn Kiếm 20

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcomnbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm 23

Trang 3

2.2 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý 27

2.2.1 Thu thập số liệu 27

2.2.2 Xử lý thông tin 28

2.3 Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp của Vietcombank Hoàn Kiếm 31

2.3.1 Thực trạng cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm 31

2.3.1.1 Quy trình cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm 31

2.3.1.2 Thực trạng cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm 33

2.3.2 Phân tích chất lượng cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm 35

2.3.3 Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp của Vietcombank Hoàn Kiếm 39

2.3.3.1 Kết quả đạt được 39

2.3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 41

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 43

3.1 Định hướng của Vietcombank - Chi nhánh Hoàn Kiếm về chất lượng cho vay doanh nghiệp 43

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của Vietcombank -Chi nhánh Hoàn Kiếm 44

3.4 Một số kiến nghị 46

3.4.1 Kiến nghị với Vietcombank 46

3.4.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp 47

KẾT LUẬN 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 4

Bảng 2.4 Tình hình doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay

doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 – 2012

31

Bảng 2.5 Tình hình dư nợ theo thành phần doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm

giai đoạn 2010 – 2012

32Bảng 2.6 Tỷ lệ sinh lời của hoạt động cho vay doanh nghiệp tại VCB Hoàn 35

Trang 5

Kiếm giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 2.7 Thống kê dư nợ cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm theo

Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng tổng dư nợ của VCB Hoàn Kiếm giai

đoạn 2010 – 2012

26

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh của

doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm qua các năm 2010 –

2012 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay của VCB Hoàn Kiếm theo ngành

nghề kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm 2010 –

2012

33

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 6

STT Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Vietcombank - Chi nhánh Hoàn Kiếm 24

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

Trong bối cảnh như hiện nay, để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế nói chung

và ngành ngân hàng nói riêng đầy biến động, mỗi ngân hàng đều có chiến lược pháttriển cụ thể và các biện pháp riêng để nâng cao chất lượng các hoạt động của mình,trong đó, các ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp,bởi đây là hoạt động mang về cho ngân hàng nguồn lợi nhuận vô cùng lớn Với mụctiêu tăng trưởng tín dụng bền vững và lâu dài, cho vay doanh nghiệp luôn là một hoạtđộng nghiệp vụ chiến lược của Vietcombank Hoàn Kiếm Trong 3 năm trở lại đây,doanh số cho vay và dư nợ cho vay doanh nghiệp của chi nhánh đã tăng mạnh Tuy kếtquả thu hồi nợ khá nhưng thời gian thu hồi dài làm cho khả năng quay vòng vốn thấpđồng thời gây lãng phí chi phí và gia tăng rủi ro tín dụng Thêm vào đó, tỷ lệ nợ xấutuy đang ở mức an toàn nhưng lại có xu hướng tăng nhanh qua các năm Vì vậy, vấn đềnâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp để đảm bảo an toàn tín dụng và tạo ra lợinhuận ngày càng lớn cho ngân hàng hiện đang được VCB Hoàn Kiếm quan tâm hàngđầu

Từ những vấn đề nêu trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Cho vay doanh nghiệp

tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm” đi sâu, nghiên cứu về chất lượng hoạt động này của Vietcombank Hoàn Kiếm

và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận về chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM Làm rõ thựctrạng chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Hoàn Kiếm Từ đó đưa ra giảipháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng: Hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh HoànKiếm

 Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận, thực trạng chất lượngcho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Hoàn Kiếm trong 3 năm 2010 – 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh những phương pháp truyền thống như thống kê, mô tả, so sánh và phântích, đề tài sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp từ nhiều kênhthông tin để đạt được mục tiêu nghiên cứu

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ,danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, và kết luận, nội dung chínhcủa khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương

Chương 1: Những lý luận cơ bản về chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Hoàn Kiếm Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Hoàn Kiếm

Trang 9

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Lý luận về hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm cho vay doanh nghiệp của NHTM

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN về việc banhành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH, cho vay là một hình thức cấptín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho KH sử dụng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc vàlãi

Cho vay doanh nghiệp là một hình thức cho vay của NHTM mà đối tượng được vay vốn là doanh nghiệp Theo khoản 1 điều 4 Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 và

khoản 1 điều 2 Nghị định 139/2007/NĐ – CP ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thihành một số điều của Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp baogồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp

tư nhân, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từdoanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức Đảng và của các tổ chứcchính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”

1.1.2 Đặc trưng của cho vay doanh nghiệp

 Quy mô mỗi khoản vay lớn

Trang 10

Các doanh nghiệp thường vay vốn để đầu tư cải tiến hoặc nâng cấp cơ sở vật chất,trang bị, máy móc để sản xuất hay đầu tư dự án mới và chi phí trả cho những hoạt độngnày khá lớn, vốn sẵn có của hầu hết các doanh nghiệp lại không nhiều nên nhu cầu vayvốn ngân hàng cho những hoạt động này là rất lớn Để bắt kịp với sự hội nhập của nềnkinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp luôn luôn phải đổimới, đầu tư những dự án, sản phẩm mới để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Do đó,nhu cầu vay vốn ngân hàng trở thành nhu cầu chung của các doanh nghiệp, vì vậy tổngquy mô vay doanh nghiệp là rất lớn.

 Chi phí một khoản vay doanh nghiệp là không nhiều so với giá trị khoản vay

Điều này là do quy mô mỗi khoản vay doanh nghiệp thường lớn, số lượng các mónvay không quá nhiều Việc cập nhật các thông tin doanh nghiệp cũng có thể nhanhchóng, đầy đủ và chính xác mà không mất nhiều thời gian như cho vay cá nhân Dovậy, quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đếnlúc thu nợ, ngân hàng sẽ bớt được một số khoản chi phí phụ trội

 Lợi nhuận thu về từ hoạt động cho vay doanh nghiệp rất lớn

Với quy mô khoản vay lớn, kỳ hạn vay tương đối dài, hoạt động cho vay doanhnghiệp mang về cho ngân hàng những khoản lợi nhuận rất lớn Vì vậy, cho vay doanhnghiệp luôn là một hoạt động được các ngân hàng đặc biệt chú trọng

 Ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của NHTM

Đây là một đặc trưng chỉ có ở cho vay doanh nghiệp Một NHTM nếu có quan hệtín dụng tốt với nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn, có uy tín thì tên tuổi của NH đó sẽđược phủ sóng rộng rãi, uy tín của NH được nâng lên, và nếu NH duy trì tốt những mốiquan hệ đó, sau này NH sẽ không cần chủ động tạo lập mối quan hệ tín dụng với các

DN khác, mà chính các DN sẽ chủ động đề cập vấn đề này với NH Đây là một lợi thế,nhưng cũng rất dễ trở nên bất lợi với NH khi chỉ cần NH không duy trì được một trong

Trang 11

những mối quan hệ tín dụng đó, hoặc khi DN đó làm ăn phá sản, thua lỗ thì thiệt hạicủa NH không chỉ về tiền bạc mà uy tín của NH với các DN cũng sẽ giảm sút trầmtrọng

 Rủi ro tín dụng lớn

Các khoản cho vay doanh nghiệp đều tiềm ẩn rủi ro tín dụng lớn Điều này xuấtphát từ rất nhiều nguyên nhân: về phía doanh nghiệp, rủi ro từ đạo đức kinh doanh,năng lực kinh doanh, tính khả thi của dự án kinh doanh,v.v , về phía ngân hàng, rủi ronày xuất phát từ trình độ, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng, quy trình thẩmđịnh, quy trình thu hồi nợ,v.v

1.1.3 Quy trình cho vay doanh nghiệp của NHTM

Quy trình cho vay chung bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, cóquan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau, được thực hiện theo một trình tự 7 bước:

Bước 1: Hướng dẫn KH lập hồ sơ xin vay

Bước 2: Tiếp nhận, phân tích và thẩm định hồ sơ

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Bước 4: Giải ngân

Bước 5: Kiểm tra giám sát tiền vay

Bước 6: Thu nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh

Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vay

Hầu hết các NHTM đều thiết kế cho mình quy trình cho vay cụ thể, bao gồm nhiềubước đi khác nhau, quy trình cho vay doanh nghiệp cũng nằm trong quy trình cho vaychung của NH và đều thông qua các bước chính như sơ đồ sau:

Trang 12

Hình 1.1 Quy trình cho vay doanh nghiệp của NHTM

Khách hàng:

Cung cấp các tài

liệu và thông tin

Nhân viên tín dụng:

Tiếp xúc, hướng dẫn Phỏng vấn khách hàng

Lập hồ sợ:

Giấy đề nghị vay

- Hồ sơ pháp lý

- Phương án, Dự án

- Đàm phán -Ký kết HĐTD

- Ký kết hợp đồng khác

Chấp thuận

Quyết định cho vay:

- Hội đồng phán quyết

- Cá nhân phán quyết

-Pháp lý -Đảm bảo nợ vay

- Biên bản, báo cáo

- Tờ trình

- Giấy tờ về bảo đảm nợ

Không đủ Không đúng hạn

Biệp pháp: cảnh báo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng

Không đủ Không đúng hạn

Xử lý:

Tòa án

Cơ quan thẩm quyền

Thanh lý HĐTD bắt buộc

Đầy đủ và đúng hạn Thu nợ: cả gốc và lãi

Trang 13

1.2 Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM

Lý luận về chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM được xây dựng căn cứvào lý luận về cho vay doanh nghiệp của NHTM đã trình bày ở trên bao gồm ba nộidung chính: khái niệm về chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM, một số chỉ tiêuđánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM

1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM

“Chất lượng” là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến, vậy chất lượng là gì?Hiểu một cách khái quát, “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sảnphẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên cóliên quan” – Theo dự thảo DIS 9000:2000 của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoáISO

Một khoản cho vay có chất lượng là một khoản cho vay mà sau một thời hạn chovay nhất định đã được thoả thuận trong hợp đồng cho vay, ngân hàng thu hồi được cảgốc và lãi từ khách hàng vay vốn, qua đó ngân hàng có thu nhập và đảm bảo được sự

an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật

Chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM là thuật ngữ chỉ mức độ an toàn và khả năng tạo ra lợi nhuận của hoạt động cho vay doanh nghiệp mà NHTM thực hiện.

Chất lượng cho vay doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc thu hồi nợ của NHTMđối với các doanh nghiệp: nếu NHTM thu hồi nợ tốt qua đó mức độ an toàn của chovay doanh nghiệp được đảm bảo và ngân hàng có được thu nhập lớn thì điều đó cónghĩa là chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM là tốt, và ngược lại, nếu ngânhàng thu hồi nợ nhưng mức độ an toàn của cho vay doanh nghiệp không được đảm bảo

Trang 14

và ngân hàng không có thu nhập hoặc có rất ít thì tức là chất lượng cho vay doanhnghiệp của NHTM là không tốt.

Các NHTM luôn có xu hướng tăng quy mô cho vay doanh nghiệp qua các năm.Khi quy mô cho vay doanh nghiệp tăng lên thì chất lượng cho vay doanh nghiệp củaNHTM cũng thay đổi Chính vì vậy, các ngân hàng thường xây dựng lên một hệ thốngcác chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay doanh nghiệp để từ đó đánh giá chất lượngcho vay doanh nghiệp của mình và đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM

Từ khái niệm chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM được nêu ra ở trên, một

số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM cần được xem xétbao gồm:

 Dư nợ cho vay và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho doanh nghiệp vay vàothời điểm cuối kỳ báo cáo (năm) Dư nợ cho vay thấp đánh giá chất lượng cho vay củaNHTM thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay Tuy nhiên, dư

nợ cho vay cao chưa chắc đã phản ánh chất lượng cho vay cao vì nó còn phụ thuộc vàocân đối nguồn vốn huy động được của ngân hàng đó

 Tỷ lệ sinh lời

Trong

đó, lợi nhuận thuần là lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp mà ngân hàng thuvề trong kỳ báo cáo (năm) Lợi nhuận thuần cao thể hiện rằng chất lượng của hoạt độngcho vay doanh nghiệp là tốt, chi phí bỏ ra cho để thu được một đồng lợi nhuận của

Tỷ lệ sinh lời = Lợi nhuận thuần

Doanh số cho vay

Trang 15

NHTM là thấp Tỷ lệ sinh lời là chỉ tiêu cho phép xác định chính xác chất lượng chovay doanh nghiệp của NHTM Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay doanhnghiệp của NHTM càng tốt và ngược lại.

 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Theo Khoản 8, Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ban hành ngày21/1/2013, “Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5” Và theo khoản 9, Điều 3 củaThông tư này, “Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5”

chỉ tiêu đánh giá khá tốt chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM Chỉ tiêu nàycho biết khả năng mất vốn của ngân hàng là bao nhiêu trong tổng số vốn mà ngân hàngđang cho doanh nghiệp vay Nếu chỉ tiêu này càng cao thì khả năng mất vốn của ngânhàng càng lớn và vì thế chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng càng thấp vàngược lại

 Vòng quay vốn cho vay

Trong đó, doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng đã thu được từ doanh nghiệptrong kỳ báo cáo (năm) Dư nợ bình quân là trung bình cộng của dư nợ cho vay doanhnghiệp đầu kỳ và dư nợ cho vay doanh nghiệp cuối kỳ Vòng quay vốn cho vay là chỉtiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay doanh nghiệp của ngân hàng, cho biếtthời gian thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay của doanh nghiệp là nhanh

Dư nợ cho vay

Vòng quay vốn cho vay = Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Trang 16

hay chậm Nếu vòng quay vốn càng nhanh thì thời gian thu hồi nợ càng ngắn, ngânhàng sẽ có thể đáp ứng kịp thời và ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Tóm lại, có nhiều chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng cho vay doanhnghiệp của một ngân hàng Mỗi chỉ tiêu đưa ra một khía cạnh để nhận xét, đánh giá vàcác chỉ tiêu này đều có mối liên hệ khá logic với nhau Do đó, khi đánh giá chất lượngcho vay doanh nghiệp, ngân hàng phải dựa trên tổng thể các chỉ tiêu trên để có kết luậnchính xác nhất.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp

Chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM luôn chịu sự tác động của nhiều nhân

tố Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTMthành hai loại: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng, nằm trong sự kiểmsoát của ngân hàng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay doanh nghiệpcủa ngân hàng Các nhân tố chủ quan bao gồm:

1.2.3.1.1 Chính sách cho vay của ngân hàng

Hoạt động cho vay của mỗi NHTM đều căn cứ từ chính sách cho vay của ngânhàng Chính sách cho vay có thể coi như cương lĩnh tài trợ của NHTM, bao gồm cácquan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động cho vay của NHTM.Nội dung cơ bản của chính sách cho vay bao gồm: chính sách khách hàng, chính sáchquy mô và giới hạn cho vay, lãi suất và phí suất cho vay, thời hạn cho vay và kì hạn nợ,các khoản đảm bảo, chính sách đối với các tài sản có vấn đề Chính sách cho vay tạo sựthống nhất chung trong hoạt động cho vay, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tíndụng Do đó, một chính sách cho vay nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường

Trang 17

kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của NHTM sẽ góp phần nâng cao chất lượng chovay nói chung và chất lượng cho vay doanh nghiệp nói riêng.

1.2.3.1.2 Quy trình cho vay của ngân hàng

Quy trình cho vay tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vayvốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lýhợp đồng Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa rấtquan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng Về mặt quản trị, quy trình chovay một mặt làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phậnliên quan và chỉ rõ mối liên hệ giữa các bộ phận liên quan đó trong hoạt động cho vay,mặt khác làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính

Do đó, một quy trình cho vay hợp lý, chặt chẽ và gần với thông lệ quốc tế sẽ góp phầnnâng cao chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay doanh nghiệp nói riêng.1.2.3.1.3 Chất lượng thẩm định cho vay của ngân hàng

Thẩm định cho vay là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vay của ngânhàng Mục đích của thẩm định cho vay là đánh giá một cách chính xác và trung thựckhả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ ra quyết định cho vay Do vậy, chấtlượng thẩm định cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết địnhcho vay Một ngân hàng có chất lượng thẩm định cho vay tốt sẽ đưa ra được nhữngquyết định cho vay chính xác và tạo tiền đề cho một khoản vay có chất lượng tốt.1.2.3.1.4 Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng có ảnh hưởngrất lớn tới chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng – đây được coi là một nhân

tố cực kì quan trọng Lý do là cán bộ tín dụng tham gia vào tất cả các khâu của quy

Trang 18

trình cho vay từ khâu hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, phân tích trước khi chovay đến khâu quyết định cho vay, giải ngân và giám sát Chính vì vậy, nếu cán bộ tíndụng có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và có đạo đức nghề nghiệptốt thì sẽ đưa ra được quyết định cho vay chính xác, tạo tiền đề cho một khoản cho vay

có chất lượng tốt và ngược lại

1.2.3.1.5 Hệ thống thông tin tín dụng

Trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng,

để đưa ra quyết định cho vay chính xác, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào cácthông tin do khách hàng vay vốn cung cấp mà còn cần phải nắm bắt, xử lý các thôngtin về mọi vấn đề liên quan đến khách hàng, phương án/dự án vay vốn của khách hàng

từ nhiều nguồn khác nhau Chính vì vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng có hiệu quảtức là ngân hàng có được các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến khách hàng, dự án/phương án vay vốn của khách hàng càng nhanh, càng chính xác và kịp thời bao nhiêuthì chất lượng cho vay sẽ càng được nâng cao bấy nhiêu

1.2.3.2.1 Môi trường kinh doanh của NHTM

 Môi trường kinh tế

Mọi hoạt động kinh doanh đều chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ môcủa nhà nước, các quy luật cung – cầu, các biến động vĩ mô của thị trường Bản thân

NH là một chủ thể hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ

Trang 19

môi trường kinh tế Trên cơ sở tình hình kinh tế cùng với những chủ trương, chính sáchphát triển của Đảng và Nhà nước thì các NHTM sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu này để xácđịnh cơ cấu tín dụng của mình một cách có hiệu quả nhất.

 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến toàn bộ cáchoạt động của NH nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Khi một hệ thống phápluật đồng bộ, phù hợp thì sẽ tạo ra được một hành lang an toàn cho hoạt động của cácNHTM, không chỉ tạo điều kiện cho các NHTM xây dựng chính sách tính dụng, cơ cấucho vay một cách hợp lý Trong khi đó, một hệ thống pháp lý chồng chéo, không đồngbộ thì sẽ gây ra những khó khăn cho NH trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng và

sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho vay đối với các thành phần kinh tế

1.2.3.2.2 Doanh nghiệp

 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa doanhnghiệp với các bạn hàng, quan hệ thanh toán tín dụng với các tổ chức tín dụng khácnếu có Một doanh nghiệp có uy tín sẽ luôn cố gắng tìm mọi cách để trả nợ cho ngânhàng đúng hạn ngay cả khi họ gặp khó khăn do tác động của các yếu tố bên ngoài, do

đó, nếu phần lớn khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp có uy tín thì mứcđộ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ luôn được đảm bảo, và vì thế chấtlượng cho vay doanh nghiệp được nâng cao Ngược lại, những doanh nghiệp chủ địnhlừa đảo ngân hàng hoặc cố tình không trả nợ ngân hàng với hi vọng có thể quỵt nợ hay

sử dụng vốn vay lâu dài sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho ngân hàng và tác động xấu đếnchất lượng cho vay của ngân hàng

 Năng lực tài chính và năng lực hoạt động của doanh nghiệp

Trang 20

Năng lực tài chính và năng lực hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớnđến chất lượng cho vay của NHTM Theo đó, nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính

và năng lực hoạt động tốt thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là rất cao và điều nàylàm cho chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM được nâng lên, ngược lại, nếudoanh nghiệp có năng lực tài chính và năng lực hoạt động kém thì khả năng thu hồi nợcủa ngân hàng trở nên rất mong manh và vì thế chất lượng cho vay doanh nghiệp củaNHTM cũng bị giảm xuống Do đó, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng phải thẩmđịnh tình hình tài chính doanh nghiệp một cách cẩn thận và kĩ lưỡng trên cơ sở tínhtoán các chỉ tiêu tài chính như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về

cơ cấu tài chính, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời; để thấy được năng lực tài chính và năng lực hoạtđộng của doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trong quá khứ vàhiện tại

 Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của doanh nghiệp

Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của doanh nghiệp là nhân tốkhách quan ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM vì: tính khảthi và hiệu quả của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư ảnh hưởng tới lợi nhuậncủa doanh nghiệp trong tương lai; lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai lại ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng, và do đó ảnh hưởngtới khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cũng như chất lượng cho vay doanh nghiệp củangân hàng Như vậy, một phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư có tính khảthi cao sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai, đảm bảo được khả năngtrả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng và do đó tác động tích cực đến chất lượng chovay doanh nghiệp của ngân hàng

Trang 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK HOÀN KIẾM2.1 Khái quát về Vietcombank Hoàn Kiếm

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Vietcombank Hoàn Kiếm

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank Hoàn Kiếm

Ngày 21 tháng 11 năm 2008 tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh HoànKiếm trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch số 1 trực thuộc Sở giao dịch Vietcombank.Vietcombank Hoàn Kiếm là đại diện pháp nhân, có con dấu và bảng cân đối kế toánriêng, hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.Vietcombank Hoàn Kiếm là chi nhánh thứ 60 của hệ thống Vietcombank Với địa bànhoạt động thuận tiện ngay giữa trung tâm thủ đô, nơi có trụ sở của nhiều Bộ, Banngành và các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn trong cả nước, sự ra đời hoạtđộng của Vietcombank Hoàn Kiếm là khởi động tích cực cho quá trình cạnh tranh cungứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng hoàn hảo hơn cho khách hàng doanh nghiệp vàdân cư trên địa bàn Thủ đô Vietcombank Hoàn Kiếm đi vào hoạt động đã cung ứngđầy đủ các sản phẩm, dịch vụ như: huy động vốn, thẻ, kinh doanh ngoại tệ, thanh toánxuất nhập khẩu, các sản phẩm ngân hàng bán lẻ.v.v Về hoạt động tín dụng,

Trang 22

Vietcombank Hoàn Kiếm luôn đẩy mạnh cho vay các đối tượng khách hàng là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh cá thể Vietcombank HoànKiếm luôn là một kênh mới giúp khơi thông nguồn vốn từ Vietcombank tới các kháchhàng nhưng vẫn bảo đảm quản lý được rủi ro; đồng thời nhanh chóng triển khai các sảnphẩm ngân hàng mới của Vietcombank tại chi nhánh Đến nay, Vietcombank HoànKiếm hoạt động với hơn 200 cán bộ công nhân viên, bao gồm Ban giám đốc, 07 phòngban chức năng và 04 phòng giao dịch Vietcombank Hoàn Kiếm liên tục phát triển vàhoạt động hiệu quả đạt được những mục tiêu của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại thương Việt Nam đề ra, đạt được nhiều bằng khen và giải thưởng trong hoạtđộng nghiệp vụ và phong trào đoàn thể thường niên.

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư, theo đó chức năng chủ yếu và quan trọng của Vietcombank - Chinhánh Hoàn Kiếm là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế đểcho vay và thực hiện các dịch vụ của NH Cùng với chức năng đó Chi nhánh thực hiệncác nhiệm vụ:

 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các DN, dân cư trên địa bàn qua cáctài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vãng lai…

 Đầu tư và cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay tài trợ ủy thác, bảo lãnh…đối với

DN và dân cư

 Tư vấn về lĩnh vực tài chính tiền tệ

 Thực hiện các dịch vụ NH khác

2.1.1.3 Mô hình tổ chức và bộ máy lãnh đạo của Vietcombank Hoàn Kiếm

 Mô hình tổ chức của Vietcombank Hoàn Kiếm

Trang 23

Trong những năm qua, Vietcombank Hoàn Kiếm có nhiều thay đổi trong việc cơ

cấu lại tổ chức và công tác quản lý để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô

cả về số lượng và chất lượng Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức của

Vietcombank Hoàn Kiếm

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Vietcombank Hoàn Kiếm

(Nguồn : Quy chế quản lý, tổ chức hoạt động của Vietcombank Hoàn Kiếm)

 Bộ máy lãnh đạo của Vietcombank Hoàn Kiếm

 Giám đốc: Từ khi thành lập đến hết ngày 31/12/2012, Giám đốc Vietcombank

Hoàn Kiếm là Bà Trịnh Thị Đức Từ ngày 01/01/2013, Ông Lê Nho Cù đảm nhiệm

PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ

PHÒNG KHÁCH HÀNG

PHÒNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG GIAO DỊCH

NGUYỄN AN NINH

PHÒNG GIAO DỊCH LÒ ĐÚC

PHÒNG GIAO DỊCH ĐỊNH CÔNG

PHÒNG GIAO DỊCH BẠCH MAI

Trang 24

chức vụ đó Giám đốc thực hiện các chức năng sau:

 Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung Quyết định chiến lược, kế hoạchphát triển kinh doanh của chi nhánh

 Phân công nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện, tổ chức phối hợp giữa các phó giámđốc

 Các Phó Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Xuân Hòa và Ông An Chí Thành Chứcnăng của Phó giám đốc :

 Xây dựng, phê duyệt, theo dõi việc thực hiện chương trình công tác: tuần, tháng,quý, năm của cá nhân và thực hiện theo chương trình giám đốc duyệt

 Trường hợp giám đốc đi vắng, một phó giám đốc được ủy quyền điểu hành hoạtđộng chung của chi nhánh (có văn bản ủy quyền từng lần)

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcomnbank Hoàn Kiếm

Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn khởi đầu cho quá trình phát triển củaVietcombank Hoàn Kiếm, kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố đánh giá chính xácnhất kết quả mà công nhân viên nơi đây đã cố gắng đạt được Sau đây là những kết quảgần nhất phản ánh được những bước đi đầu tiên của VCB Hoàn Kiếm

2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Chênh

lệch (%)

Số tiền

Chênh lệch (%)

Trang 25

Tổng vốn huy động 5,600 6,493 15.95 6,519 0.4Vốn huy động từ tổ chức

Vốn huy động từ dân cư 4,314 5,194 20.39 5,256 1.19

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Tổng Hợp, VCB Hoàn Kiếm)

Năm 2010 là năm chuyển biến rất quan trọng của ngân hàng trong công tác huyđộng vốn: tổng nguồn vốn huy động của năm đạt 5,600 tỷ đồng, có được kết quả này là

do sau 1 năm hoạt động chi nhánh đã có những chính sách phù hợp cho hoạt động huyđộng vốn đồng thời mở rộng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp Trong năm 2011 vànăm 2012, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệthắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt Trước tình hìnhkhó khăn chung, chi nhánh đã đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốnnhư tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động tiềngửi, huy động vốn từ nước ngoài,… vì vậy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánhnăm 2011 đạt 6,493 tỷ đồng tăng 15.95% so với năm 2010 Năm 2012, tuy vốn huyđộng từ dân cư giảm hẳn 2.77% so với năm 2011, tức là chỉ đạt 1,263 tỷ đồng, nhưngnhờ có vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tổng vốn huy động vẫn tăng 0.4%, đạtmức 6,519 tỷ đồng Đây là một kết quả rất đáng khen ngợi cho một chi nhánh mớithành lập

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Những năm qua, hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu mà VCBHoàn Kiếm đã và đang thực hiện

Trang 26

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng dư nợ của VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 –

2012

Đơn vị: triệu đồng

0 500,000

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Tổng hợp, VCB Hoàn Kiếm)

Với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng dư nợ và đẩy mạnh đầu ra cho nguồn vốn củachi nhánh, VCB Hoàn Kiếm đã tích cực tìm kiếm, mở rộng khách hàng, tiếp cận các dự

án đầu tư có hiệu quả Thống kê cuối ngày 31/12/2010, dư nợ của chi nhánh đạt 2,695

tỷ đồng Ngày 31/12/2011 đạt mức 3,564 tỷ đồng, tăng 868 tỷ đồng so với cùng kỳnăm 2010 tương đương với 32.2% Năm 2012, các ngân hàng rơi vào tình trạng khókhăn, tất cả các khoản vay đều được thắt chặt, do đó tổng dư nợ tính đến cuối ngày31/12/2012 của VCB Hoàn Kiếm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 3,267 tỷ

Trang 27

đồng Cùng với việc đẩy mạnh đầu ra tín dụng, thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được duytrì ở mức dưới 1% trong vòng 4 năm, cho thấy độ an toàn tín dụng của VCB HoànKiếm khá cao.

2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ

 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh

Hai năm đầu, do mới thành lập nên việc tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụthanh toán XNK là vô cùng khó khăn Khách hàng doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếmphần lớn là công ty trách nhiệm hữu hạn với quy mô nhỏ và vừa cho nên giao dịchthanh toán XNK không nhiều Do việc tìm kiếm mở rộng khách hàng vào những nămhoạt động tiếp theo nên tổng doanh số thanh toán XNK của chi nhánh có sự tăngtrưởng đáng kể: năm 2010 là 58,01 triệu USD, năm 2011 là 68,51 triệu USD, năm

2012 đạt 71,06 triệu USD Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh cũng tăng trưởng đángkể: năm 2010 đạt 400 tỷ đồng, năm 2011 đạt 550 tỷ đồng và năm 2012 đạt 601 tỷ đồng

 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Những năm đầu tiên hoạt động của chi nhánh nên doanh số mua bán còn ở mứctrương đối thấp, số lượng đơn vị có nguồn thu ngoại tệ để giao dịch với ngân hàng rất

ít, vì vậy chi nhánh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn giao dịch với Trung ương Tuynhiên, chi nhánh luôn cố gắng tìm nguồn và đáp ứng được tương đối nhu cầu ngoại tệcho doanh nghiệp, và đặc biệt là cho hoạt động thanh toán XNK nên hoạt động kinhdoanh ngoại tệ các năm tiếp theo cũng có nhiều tiến bộ: doanh số mua ngoại tệ năm

2011 tăng 59.18% so với năm 2010,năm 2012 tăng 92.51% so với năm 2010 và20.94% so với năm 2011

Ngày đăng: 04/05/2015, 19:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w