hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh đăk nông

26 607 0
hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh đăk nông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG –C— NGUYỄN THỊ HẬU HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂK NÔNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS. Trần Ngọc Sơn Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 6 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của đất nước như: kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng GDP với tốc độ cao và ngày càng ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính mang lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông nói riêng. Tuy nhiên, tín dụng là biểu hiện của sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời trong kinh doanh của Ngân hàng. Hạn chế rủi ro tín dụng tốt tức là tối ưu hóa sự đánh đổi giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều khó khăn điều này gây tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng ngân hàng nhất là hoạt động cho vay đối khách hàng doanh nghiệp. Do đó, hiện nay việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhất là việc tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng trong cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp giai đoạn hiện nay là cần thiết và ngày càng được các ngân hàng thương mại quan tâm. Chính vì lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm sáng tỏ những lý luận chung về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng 2 thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông; - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông. * Câu hỏi hay giả thiết nghiên cứu Những nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: - Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng là gì? Xuất phát từ đó, những tiêu chí chủ yếu nào đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng? - Nhân tố chủ yếu nào có tác động đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng? - Ngân hàng thương mại cần làm gì để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp? - Công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông có những ưu nhược điểm gì? - Để hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông cần thực hiện những biện pháp nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và các vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh để thu thập dữ liệu và phân tích số liệu. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu trình bày bao gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông. - Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đắk Nông. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Tổng hợp và hệ thống hóa, phân tích sâu về một số vấn đề lý luận liên quan đến hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại - Thu thập các dữ liệu cần thiết, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đắk Nông. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đắk Nông. 4 - Các kết quả phân tích, đánh giá thực trạng cũng như các giải pháp đề xuất trước hết xuất phát từ bối cảnh và các điều kiện đặc thù của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đắk Nông và có thể ứng dụng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.1.1. Tín dụng ngân hàng a. Khái niệm và vai trò tín dụng ngân hàng v Khái niệm tín dụng ngân hàng Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa hoạt động cấp tín dụng là “Việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. v Vai trò của tín dụng - Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ổn định trật tư xã hội. - Tín dụng góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. 5 b. Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại - Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng ngân hàng - Căn cứ thời hạn cấp tín dụng - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Căn cứ theo đặc điểm khách hàng - Căn cứ theo phương thức cho vay 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM a. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thù: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.[7] Rủi ro tín dụng trong cho vay: là một loại rủi ro tín dụng, là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương. b. Đặc điểm của rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng có tín đa dạng và phức tạp. - Rủi ro tín dụng có tính tất yếu, nó luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp - 6 c. Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau.[1] - Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, phân chia các loại sau đây: Rủi ro giao dịch và Rủi ro danh. - Căn cứ vào tính chất của rủi ro tín dụng, phân chia thành 2 loại: rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống. - Căn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan của nguyên nhân phân thành 2 loại: rủi ro nguyên nhân khách quan và rủi ro nguyên nhân chủ quan. 1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng a. Đối với ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm gia tăng các loại rủi ro khác cho Ngân hàng: Rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ. - Rủi ro tín dụng làm tăng chi phí vay vốn của Ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng, giảm sút giá trị thương hiệu và hình ảnh của Ngân hàng. b. Đối với nền kinh tế Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. NHTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó được coi là mạnh máu của nền kinh tế. Rủi ro tín dụng gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, làm suy yếu nền kinh tế. 7 1.2. HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 1.2.1. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp a. Khái niệm doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp 2005 “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự, hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế và chịu sự quản lý của Nhà nước bởi Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật. b. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp xuất phát từ đặc điểm cho vay doanh nghiệp như sau: - Các Ngân hàng thương mại cho vay doanh nghiệp với số tiền lớn, nên khi phát sinh nợ quá hạn thì thường nợ quá hạn với món lớn, điều này có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các Ngân hàng nếu số lượng món vay “xấu” gia tăng mà không có biện pháp xử lý kịp thời. - Các doanh nghiệp thường đưa ra những báo cáo tài chính không đúng, không chuẩn mực và chưa được kiểm toán dẫn đến trong quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng, từ đó cán bộ tín dụng đưa ra những sai lầm trong quyết định cho vay. - Các khoản vay cho doanh nghiệp thường có thời hạn dài vì vậy nếu tình hình kinh tế xã hội không ổn định thì khả năng doanh nghiệp không thể trả nợ cho ngân hàng rất cao. 8 1.2.2. Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Qua các đặc điểm trình bày ở trên có thể thấy việc hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là rất cần thiết và là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của ngân hàng thương mại. Hạn chế rủi ro tín dụng là xây dựng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và sinh lời trong hoạt động tín dụng. Việc hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại bao gồm những nội dung sau: a. Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Hiện nay trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận chủ yếu mang lại vẫn từ hoạt động cho vay. Do đó một khi rủi ro tín dụng trong cho vay xảy ra thì ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận đáng kể. Để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay, nhất là rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp cần thực hiện ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc Ngân hàng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định trước khi cho vay, đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản giải ngân, các khoản nợ sau khi giải ngân, phát hiện ra những dấu hiện của các khoản vay có vấn đề để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cụ thể như sau: - Tổ chức thực hiện cho vay theo đúng quy trình cho vay - Thực hiện tốt việc phân tích tín dụng và tiến hành phân tích theo định kỳ - Kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay [...]... những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông - Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm quản lý nợ xấu... dung hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM - Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông, qua đó đánh giá được... đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Có nhiều nhân tố tác động đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Tuy nhiên những nhân tố cơ bản, quan trọng tác động mạnh mẽ và trực tiếp có những nhân tố sau: - Nhân tố bên trong như: Chính sách tín dụng của ngân hàng, công tác tổ chức ngân hàng, công nghệ ngân hàng, chất lượng đội ngũ nhân viên ngân. ..9 - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro - Thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả - Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay - Đa dạng hóa hợp lý danh mục cho vay doanh nghiệp - Phân tán rủi ro - Hạn chế cho vay b Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Khi rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp xảy ra làm phát sinh nợ xấu, ngân hàng sẽ thực hiện... TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐẮK NÔNG 2.3.1 Những kết quả đạt được - Hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng mạnh nhưng chất lượng tín dụng vẫn trong tầm kiểm soát - Các bộ phận đã được chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng tạo tính khách quan, độc lập trong thẩm định cho vay giúp cho người phê duyệt tín dụng. .. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề - Cho vay duy trì hoạt động doanh nghiệp và cơ cấu lại thời hạn trả nợ - Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay - Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý - Khoanh nợ, xóa nợ - Bán các khoản nợ 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Để đo lường kết quả hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay. .. chỉnh chi n lược phát triển tín dụng trong tương quan đánh đổi với rủi ro tín dụng c Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng - Nâng cao nhận thức của cán bộ về xếp hạng tín dụng nội bộ - Hoàn thiện khâu tổ chức thu thập dữ liệu đầu vào - Hoàn thiện tổ chức thực hiện quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ - Hoàn thiện khâu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng. .. viên ngân hàng, chất lượng của hệ thống thông tin - Nhân tố bên ngoài: Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô của nhà nước, môi trường kinh tế KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐẮK NÔNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN ĐẮK NÔNG 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương. .. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐẮK NÔNG 3.2.1 Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng - Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng, bảo đảm hoạt động này phải được thực hiện nhất quán, có hệ thống và dựa trên cơ sở khoa học về quản trị rủi ro - Xây dựng quy trình nhận diện rủi ro tín dụng và tổ chức thực hiện tốt công. .. công tác xử lý nợ có vấn đề 2.2.2 Kết quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro nhằm giảm thiểu nợ xấu như: Đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo đúng quy định, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với từng khoản vay từng khách hàng, hạn chế . chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng 2 thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho. trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông. - Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp. đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đắk Nông. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay

Ngày đăng: 30/10/2014, 13:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan