Quy trình cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 28)

Quy trình cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm được áp dụng theo Quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Ban hành kèm theo Quyết định số: 90/QĐ-NHNT.QLTD ngày 26/5/2006 của Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại Thương Việt Nam, gồm có 3 quy trình:

 Quy trình xác định GHTD: Bao gồm 4 bước cơ bản

i. Đề xuất GHTD: Phòng QHKH thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, đề xuất việc thiết lập mối quan hệ tín dụng với khách hàng và chịu trách nhiệm lập Báo cáo đề xuất Giới hạn tín dụng.

ii. Thẩm định rủi ro – Xác định GHTD: Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất GHTD và các thông tin tự thu thập được, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro và xác định GHTD đối với doanh nghiệp theo quy định hiện hành của NHNT.

iii. Phê duyệt GHTD: Tùy theo trị giá và căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Tổng Giám Đốc có quy định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt GHTD đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình Hội đồng Quản trị phê duyệt.

iv. Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu theo đúng các yêu cầu của hệ thống và lưu giữ hồ sơ xác định GHTD an toàn.

 Quy trình cho vay vốn lưu động: Bao gồm 10 bước cơ bản

i. Đề xuất cho vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.

ii. Thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro, nêu rõ ý kiến về việc đồng ý/không đồng ý cho vay và các điều kiện vay được áp dụng.

iii. Phê duyệt khoản vay: Tùy theo trị giá và căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Tổng Giám Đốc có quy định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình Hội đồng Quản trị phê duyệt.

iv. Soạn thảo và ký kết Hợp đồng: Phòng QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo các Hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ chữ ký trên Hợp đồng theo quy định. Sau khi hoàn tất, CBKH chịu trách nhiệm lập Thông báo tác nghiệp chuyển CBRR rà soát và chuyển tiếp phòng QLN để thực hiện nhập dữ liệu.

v. Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn.

vi. Rút vốn vay: Sau khi tiếp nhận yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, phòng QHKH thực hiện kiểm tra thủ tục rút vốn vay, lập Thông báo đủ điều kiện rút vốn và chuyển phòng QLN. Trường hợp hồ sơ rút vốn vay hoàn toàn hợp lệ, phòng QLN thực hiện mở Tài khoản vay, ký xác nhận trên Giấy nhận nợ đồng thời thông báo phòng Kế toán để thực hiện giải ngân cho khách hàng. Ngoài ra, tuỳ tính chất của từng khoản vay, cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể quyết định lựa chọn phòng/bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục rút vốn vay của khách hàng theo một trong ba cách sau: (i) Giao phòng QLN (ii) Giao phòng QHKH và phòng QLRR (iii) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cả ba trường hợp ngoại lệ nêu trên phải được cấp phê duyệt cho vay chấp thuận và phải được ghi rõ như là một điều kiện rút vốn tại Thông báo tác nghiệp đã được gửi trước đến phòng Quản lý nợ .

vii. Quản lý, giám sát khoản vay/khách hàng vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ/đột xuất. Mọi bất thường trong quá trình theo dõi giám sát khách hàng, phòng QHKH phải phản ánh với phòng QLRR biết và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp. Phòng QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với phòng QHKH trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản vay/khách hàng vay có dấu hiệu bất thường, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phòng QLN chịu trách nhiệm hỗ trợ phòng QHKH và phòng QLRR trong việc quản lý và giám sát khoản vay/ khách hàng vay thông qua việc nhắc nhở thực hiện Lịch kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra TSBĐ và cung cấp số liệu khai thác được từ hệ thống. viii. Điều chỉnh tín dụng: Quy trình điều chỉnh tín dụng được thực hiện tương tự các

ix. Thu hồi nợ vay: Căn cứ Lịch trả nợ đến hạn do phòng QLN lập, phòng QHKH chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ (bao gồm cả việc gửi Thông báo cho khách hàng). Khi đến hạn trả nợ, Phòng QLN chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.

x. Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: Tùy tính chất của từng khoản vay bị quá hạn, phòng QHKH và phòng QLRR phải cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như cắt giảm các chính sách ưu đãi đang áp dụng, yêu cầu bổ sung/bán tài sản thế chấp, ngừng cho vay mới …Trường hợp khoản vay/khách hàng vay có nợ quá hạn kéo dài và gặp nhiều khó khăn, phòng QHKH và phòng QLRR cân nhắc và đề xuất biện pháp chuyển sang phòng QLRR (bộ phận xử lý nợ xấu) chuyên trách theo dõi xử lý.

 Quy trình đầu tư dự án

 Đối với các chi nhánh không có phòng Đầu tư dự án: Quy trình được thực hiện theo đúng Quy trình cho vay vốn lưu động.

Đối với các chi nhánh có phòng Đầu tư dự án:

i. Phòng QHKH tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến khách hàng và nhu cầu vay của khách hàng, đánh giá sơ bộ và lập Báo cáo đề xuất đầu tư dự án.

ii. Căn cứ nội dung Báo cáo đề xuất đầu tư dự án và các thông tin thu thập được, P. ĐTDA thực hiện thẩm định chi tiết dự án. Các bước quy định tiếp theo phòng ĐTDA thực hiện tương tự Quy trình cho vay vốn lưu động đã nêu ở trên (bao gồm các nhiệm vụ quy định đối với P. QHKH và P. QLRR).

iii. Các nhiệm vụ quy định đối với P. QLN hoàn toàn tương tự như Quy định tại Quy trình cho vay vốn lưu động đã nêu ở trên.

2.3.1.2. Các sản phẩm cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm

Đến với VCB Hoàn Kiếm, doanh nghiệp sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu về vốn lưu động cũng như vốn trung dài hạn. Dưới đây là các loại hình sản phẩm cho vay doanh nghiệp mà VCB Hoàn Kiếm đang cung cấp.

 Cho vay ngắn hạn

Đây là hình thức cấp tín dụng kì hạn tối đa 12 tháng, trong đó VCB Hoàn Kiếm đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể.

 Đặc điểm của sản phẩm

• Mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ sơ vay.

• Tổng số tiền giải ngân ≤ Số tiền vay cam kết trong hợp đồng.

 Lợi ích

• Kì hạn linh hoạt từ 1 đến 12 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD hoặc ngoại tệ khác

 Đối tượng cho vay: Thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, hoặc vay có tính chất mùa vụ.

 Hạn mức tín dụng ngắn hạn

Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng).

 Đặc điểm của sản phẩm

• Doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng) của mình.

• Chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ.

 Lợi ích

• Thủ tục vay đơn giản, tiện lợi có thể rút vốn vay nhiều lần với 01 bộ hồ sơ vay.

• Doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn vốn vay khi đã được cấp hạn mức tín dụng.

 Đối tượng cho vay: Doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín đối với VCB Hoàn Kiếm.

 Thấu chi

Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó VCB Hoàn Kiếm cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình.

 Đặc điểm của sản phẩm

• Doanh nghiệp được phép chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong hạn mức thấu chi được cấp.

 Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán dương (>0), doanh nghiệp được hưởng lãi suất tiền gửi. Ngược lại, khi số dư âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi.

 Nợ gốc được trả tự động khi doanh nghiệp có bất kì khoản tiền ghi có nào về tài khoản.

 Lợi ích đối với doanh nghiệp

• Bổ sung vốn thiếu hụt kịp thời, giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

• Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải làm thủ tục như các khoản vay thông thường, do đó sẽ tiết kiệm được thời gian.

 Đối tượng cho vay: Doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán ngắn hạn thường xuyên và có uy tín đối với VCB Hoàn Kiếm.

 Cho vay dự án mới

VCB Hoàn Kiếm cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mới trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Với hậu thuẫn là VCB với tiềm lực tài chính lớn và nhiều năm kinh nghiệm, VCB Hoàn Kiếm có thể tài trợ nguồn vốn dài hạn để đầu tư phát triển những dự án qui mô nhỏ và vừa. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, VCB Hoàn Kiếm có thể thẩm định, tư vấn, giúp doanh nghiệp lập phương án tài chính cũng như dòng tiền tương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Các dự án xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị: Bao gồm nhiều ngành như xây dựng, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, công nghiệp chế biến,... Các dự án khác

 Lợi ích đối với doanh nghiệp

• Lãi suất cho vay cạnh tranh.

• Số tiền cho vay có thể lên đến 85% tổng mức đầu tư dự án.

• Thời gian cho vay linh hoạt, tối đa có thể đến 15 năm.

• Dòng tiền trả nợ phù hợp với dòng tiền của dự án và của doanh nghiệp.

• Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD và các loại ngoại tệ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hình thức cho vay phong phú.

 Đối tượng cho vay: Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án, có năng lực tài chính và uy tín đối với VCB Hoàn Kiếm.

 Cho vay dự án đã đầu tư

 Cho vay dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp: Để đáp ứng nhu cầu mở rộng, nâng cấp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, VCB Hoàn Kiếm có thể cung cấp các phương án tài chính dài hạn cũng như tư vấn quản trị cho doanh nghiệp trong quá trình này.

 Cho vay tái cấu trúc khoản vay: Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã vay vốn dài hạn tại các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, theo yêu cầu của doanh nghiệp, VCB Hoàn Kiếm có thể cung cấp các dịch vụ cho vay tái cấu trúc dưới các hình thức sau:

• Mua bán nợ

• Cấp lại tín dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã trả nợ trước hạn.

• Cho vay để trả nợ các khoản vay nước ngoài phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước

• Với khoản cho vay tái cấu trúc, VCB Hoàn Kiếm cung cấp khoản vay mới với các điều kiện về số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất… phù hợp và có lợi hơn cho doanh nghiệp so với khoản vay ban đầu.

2.3.2. Phân tích thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm

Từ thực trạng cho vay doanh nghiệp ở trên, chất lượng cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau:

 Doanh số cho vay và dư nợ cho vay

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay theo thành phần doanh nghiệp

Bảng 2.4. Tình hình doanh số cho vay và dư nợ cho vay theo thành phần doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

doanh nghiệp 0 1 2 DNNN 454,354 833,545 738,179 170,475 295,899 182,441 CTCP, TNHH 856,790 1,026,19 1 920,663 749,552 1,352,092 1,369,117 DN tư nhân 114,117 215,566 103,356 39,004 91,976 102,019 TCNN và LD 90,131 136,256 172,347 57,754 113,045 63,474 Tổng 1,515,39 2 2,211,55 8 1,934,54 5 1,016,785 1,853,012 1,717,051

(Nguồn: Phòng Khách hàng,VCB Hoàn Kiếm)

Từ bảng trên ta có thể thấy năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn cũng như sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, doanh số cho vay doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm vẫn tăng 45.94% so với năm 2010, đạt mức 2,211,558 triệu đồng, có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới của chi nhánh. Nhưng sang năm 2012, ngành ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn, VCB cũng không phải là ngoại lệ, do thắt chặt quản lý quy trình và giới hạn khoản vay nên doanh số cho vay của VCB Hoàn Kiếm năm 2012 chỉ đạt 1,934,545 triệu đồng, tức là giảm 12.53% so với năm 2011.

Dư nợ ngày 31/12/2010 của VCB Hoàn Kiếm đạt 1,016,785 triệu đồng, trong đó dư nợ các CTCP và TNHH đã chiếm hơn 70%, tức 749,552 triệu đồng. Năm 2011, dư nợ cho vay doanh nghiệp chung tăng 82.24% so với năm 2010, phần lớn là nhờ sự tăng trưởng dư nợ khối CTCP và TNHH. Đến cuối năm 2012, cũng do ngân hàng siết chặt mọi khoản vay để hạn chế rủi ro, dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm còn 1,717,051 triệu đồng, tức giảm 7.34% so với cùng kì năm 2011.

Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp của VCB Hoàn Kiếm

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Tổng Hợp, VCB Hoàn Kiếm)

Quan sát biểu đồ 2.3 ta có thể thấy cơ cấu doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự dịch chuyển rõ rệt qua các năm. Các ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn gồm có dịch vụ, xây dựng và hàng tiêu dùng. Tỷ trọng doanh số cho vay khối xây dựng tăng dần từ 22% năm 2010, lên 32% năm 2011 và năm 2012 đạt mức 36% trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp. Trong khi đó, tỷ trọng doanh số cho vay khối dịch vụ lại giảm dần, năm 2010 doanh số cho vay khối dịch vụ chiếm 36% tổng doanh số, nhưng sang năm 2011 và 2012 lại giảm dần, thống kê năm 2012 cho thấy tỷ trọng doanh số cho vay khối dịch vụ chiếm 24%. Tỷ trọng doanh số cho vay khối hàng tiêu dùng và các khối ngành nghề kinh doanh còn lại chỉ biến động nhẹ, không tác động nhiều tới tổng cơ cấu.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay của VCB Hoàn Kiếm theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm 2010 – 2012

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 28)