1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỀM NĂNG ĐẤT TỈNH BẮC KAN TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG

74 852 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 39,86 MB

Nội dung

Do đó, việc phân tích, đánh giá và đưa ra các địnhhướng sử dụng bền vững tài nguyên đất cho tỉnh Bắc Kạn là vấn đề hếtsức cần thiết để các cấp lãnh đạo địa phương có được cái nhìn toàndi

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



LÔI THỊ HỒNG TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT PHẠM THỊ NGỌC YẾN

TIỀM NĂNG ĐẤT TỈNH BẮC KAN:

TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

SỬ DỤNG BỀN VỮNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Thái Nguyên - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



LÔI THỊ HỒNG TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT PHẠM THỊ NGỌC YẾN

TIỀM NĂNG ĐẤT TỈNH BẮC KAN:

TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng

dẫn: Th.S Phạm Hương Giang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trongkhoa đã nhiệt tinh giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoànthành đề tài này

Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệutrường ĐHSP Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôihoàn thành đề tài này

Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của chúng tôi còn nhiều thiếusót do thời gian có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế Chúng tôi rấtmong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạnsinh viên để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm2014

Sinh viên

Lôi Thị Hồng Trần Thị Ánh Nguyệt Phạm Thị Ngọc Yến

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng biểu

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

6 Cấu trúc đề tài 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1.1 Cơ sở lý luận 9

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 9

1.1.2 Các nhân tố hình thành đất 10

1.1.3 Phân loại đất 12

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1 Tình hình sử dạng tài nguyên đất ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Kạn nói riêng 15

1.2.2 Khái quát khu vực nghiên cứu 20

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 31

2.1 Tiềm năng đất tỉnh Bắc Kạn 31

2.1.1 Các nhân tố hình thành đất tỉnh Bắc Kạn 31

2.2 Phân loại tài nguyên đất tỉnh Bắc Kạn 37

2.2 Hiện trạng sử dụng tài nguên đất tỉnh Bắc Kạn 41

2.2.1 Hiện trạng chung 41

Trang 5

2.2.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 45

2.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 46

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường, tính hợp lí việc sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn 58

2.3.1 Đối với kinh tế 58

2.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội 60

2.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường 62

2.3.4 Đánh giá tính hợp lí của việc sử dụng đất 63

2.3.5 Tích cực 65

2.3.6 Tiêu cực 65

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH BẮC KẠN 67

3.1 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 67

3.1.1 Khai thác khoa học, hợp lý quỹ đất 67

3.1.2 Sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất 67

3.1.3 Giải pháp về môi trường 67

3.2 Các giải pháp về tổ chức thực hiện 68

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

1.1.1.1 Đất là gì? 9

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Việc sửdụng hợp lí, có hiệu quả tài nguyên đất có ý nghĩa quan trọng hangđầu đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường Tuynhiên, quá trình sử dụng tài nguyên đất ở nước ta hiện nay còn nhiềuhạn chế Tình trạng xói mòn, thoái hóa, đất trống đồi núi trọc có xuhướng gia tăng ở nhiều nơi đã gây lãng phí tài nguyên đất,hiệu quả sửdụng thấp hơn thế việc sử dụng tài nguyên đất không hợp lí còn chứađựng những thiên tai nguy hiểm (trượt lở, lũ ống, lũ quét) đe dọa đờisống của con người Chính vì vậy, vấn đề sử dụng đất đai bền vững làvấn đề cấp thiết hiện nay ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Tổ quốc, có trên 80%diện tích đất là đồi núi Trong những năm qua, nguồn tài nguyên đấtcủa tỉnh đã được khai thác và sử dụng khá tốt cho phát triển kinh tế -

xã hội Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, chưa khai thác hết tiềm năngđất đai phong phú Do đó, việc phân tích, đánh giá và đưa ra các địnhhướng sử dụng bền vững tài nguyên đất cho tỉnh Bắc Kạn là vấn đề hếtsức cần thiết để các cấp lãnh đạo địa phương có được cái nhìn toàndiện khách quan trong vấn đề sử dụng bảo vệ tài nguyên đất của tỉnh

Với lý do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiềm năng đất tỉnh Bắc Kạn: Tiềm năng, hiện trạng và phương pháp sử dụng bền vững”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục đích nghiên cứu.

- Đánh giá tiềm năng đất đai tỉnh Bắc Kạn

Trang 8

- Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bắc Kạn để thấyđược tính hợp lý và bất hợp lý trong vấn đề sử dụng đất của tỉnh trongnhững năm vừa qua.

- Đề xuất một số định hướng, giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyênđất tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành phân tích, đánhgiá tiềm năng hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Bắc Kạn

- Phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thu thập được để có căn cứđánh giá tiềm năng đất tỉnh Bắc Kạn, thấy được những mặt tích cực vàtiêu cực trong hiện trạng sử dụng đất

- Căn cứ vào tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất hiện nay của tỉnh

và quy hoạch sử dụng đất trong những năm sắp tới để đề xuất các địnhhướng, giải pháp sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên đất tỉnh Bắc Kạn

- Phạm vi nghiên cứu: Không gian lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn

4 Phương pháp nghiên cứu.

-Phương pháp thu thập xử lý số liệu, tài liệu : Đây là phương pháp

sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài, chuyển đổi và tiếnhành thu thập các số liệu về quỹ đất, hiện trạng sử dụng các loại đất,bản đồ, tranh ảnh,…từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở địa chính, Sởnông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn Sau đó tiến hànhtổng hợp, xử lí chúng thành bảng biểu, biểu đồ

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: dựa trên nguồn tài liệu,

số liệu thu thập được về tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích các loại đấttheo mục đích sử dụng của cả tỉnh Chúng tôi tiến hành phân tích, xây

Trang 9

dựng bản đồ, biểu đồ từ đó đưa ra các nhận định, phân tích, đánh giá vềviệc sử dụng tài nguyên đất.

- Phương pháp thực địa: tiến hành đi thực địa ở huyện Chợ Đồnthấy được sự phân bố các loại đất và tình hình sử dụng đất của các xãtrong huyện

Tài nguyên đất tỉnh Bắc Kạn cũng được đề cập đến trong tài liệu

“Điều tra thu thập tài liệu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ1:50000 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn” của Sở Tàinguyên và Môi trường Bắc Kạn

6 Cấu trúc đề tài.

- Đề tài gồm ba phần

- Ngoài phần mở đầu và kết luận thì phần kết quả nghiên cứu gồm

ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiền của đề tài

Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn

Trang 10

Chương 3: Các giải pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên đấttỉnh Bắc Kạn.

- V.V Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên

đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của

đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu

tố Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiênđược hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếutố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương

- Wiliam: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”

- Các Mác: “Đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động, vừa là sản phẩm lao động sản xuất của con người”

- Tác giả khác: Đất là nơi cắm rễ của thực vật

Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy đất là một thực thểđược thành tạo bởi cả tự nhiên và nhân tác, có ý nghĩa quan trọng đốivới sự sống trên trái đất và sự phát triển của con người

Trang 11

1.1.1.2 Tài nguyên đất là gì?

- Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng đểtạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người

Do đó, đất là một dạng tài nguyên vật chất được con người sử dụng để

ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành các hoạt động sản xuất (nông –lâm nghiệp,công nghiệp, du lịch) Tài nguyên đất là một dạng tàinguyên tái tạo

- Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2),

hệ số sử dụng đất và độ phì (độ màu mỡ thích hợp cho trồng cây côngnghiệp và lương thực)

- Như vậy đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia,

là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngànhsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầucủa môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết,nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất, sinh vật sống trên bềmặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất

1.1.2.2 Khí hậu:

Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất lànhiệt và ẩm tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy (về

Trang 12

mặt vật lí và hóa học) thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đótiếp tục bị phong hóa thành đất Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòatan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môitrường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất

Khí hậu ảnh hường gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớpphủ thực vật Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất,đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất

dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi

tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn Mặtkhác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đấtkhác nhau theo độ cao

1.1.2.5 Thời gian :

Đá gốc biến thành đất cần có thời gian Thời gian hình thành đấtcòn gọi là tuổi đất Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đếnnay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất tuổi của đất là nhân tố biểu thịthời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặtkhác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó

1.1.2.6 Con người :

Tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên hay xấu đi Con

Trang 13

người đã có những tác động rất sâu sắc đối với các vùng đất được sửdụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Sự tác động về nhiều mặttrong quá trình sử dụng đất đã làm biến đổi nhiều vùng theo các hướngkhác nhau, hình thành nên một số loại đất đặc trưng Những tác độngtốt của con người như: Bố trí cây trồng phù hợp với tính chất đất; xâydựng các công trình thuỷ lợi; đắp đê ngăn lũ và nước mặn; bổ sungchất dinh dưỡng trong đất bằng các loại phân bón; bảo vệ đất; cải tạotính chất xấu của đất làm cho đất biến đổi theo chiều hướng tốt dầnlên Ngược lại, những tác động xấu như: Bố trí cây trồng không phùhợp; bón phân không đầy đủ; chặt phá rừng làm nương rẫy; không thựchiện tốt các biện pháp chống thoái hoá đất sẽ làm cho đất biến đổitheo chiều hướng xấu.

1.1.3 Phân loại đất

1.1.3.1 Phân loại đất theo FAO

* Cơ sở của phương pháp

Dựa vào các nguồn gốc phát sinh và các tính chất hiện tại củađất

* Nội dung của phương pháp

- Nghiên cứu quá trình hình thành đất

- Định lượng tầng chẩn đoán:

Tầng đất là cơ sở để xác định tầng chẩn đoán Có các tầng đất

cơ bản và các tầng chuyển tiếp được kí hiệu bằng các kí hiệu riêng

Tầng chẩn đoán (diagnostic horizons) là tầng đất có đặc tính hình thái

và tính chất cần định lượng, kết quả định lượng cho phép xác định tên tầngchẩn đoán

- Định tên đất: tên đất gắn liền với tính chất cơ bản của đất

- Hệ thống phân loại được chia 3 cấp: 1 Nhóm

2 Đơn vị

Trang 14

3 Đơn vị phụ

Có 28 nhóm, 153 đơn vị, chia làm 8 cột

1.1.3.2 Phân loại đất ở Việt Nam

Bắt đầu năm 1958, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên xôV.M.Fritland Năm 1959, sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc tỉ lệ 1/1.000.000được công bố (có 5 nhóm, 18 loại phát sinh) Năm 1964, bảng phân loại

có chỉnh lí và bổ sung (5 nhóm, 27 loại phát sinh) Sau 1964, hàng loạtcông trình nghiên cứu và phân loại đất được triển khai Nhữngnăm1960-1961, xây dựng sơ đồ đất miền Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (có 25đơn vị đất) Năm 1976, xây dựng bản đồ đất Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000(13 nhóm, 30 loại phát sinh)

Từ cuối thập kỉ 80, Việt Nam tiếp thu Soil Taxonomy và hệ thốngphân loại FAO – UNESCO

* Hiện nay Việt Nam phân loại đất theo quy định của điều 13 Luậtđất đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại nhưsau:

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

+ Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

+ Đất ở;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựngkhu công nghiệp đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất…

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủylợi, đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo…

Trang 15

+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

+ Đất có công trình là đình, đền, miếu…

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

+ Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối;

+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ

- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác địnhmục đích sử dụng

* Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như sau:

▪ Đất núi thấp và đồi

▪ Đất núi và cao nguyên bazan

- Phân chia theo đặc điểm địa hình:

Trang 16

Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất ở nước ta tính đến 1/1/2012

STT Loại đất

Tổng diện Tích (nghìn ha)

Diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ (%)

Đất đã giao cho các đối tượng sử dụng

Đất đã giao cho các đối tượng quản lý

Đất đã giao cho các đối tượng

sử dụng

Đất đã giao cho các đối tượng quản lý

1 Đất nông nghiệp 26280.5 22913.1 3367.4 87.1 12.91.1 Đất sản xuất

nông nghiệp 10151.1 10034.3 116.8 98.8 1.21.1.1 Đất trồng cây hang năm 6401.3 6352.2 49.1 99.2 0.81.1.2 Đất trồng lúa 4092.8 4079.7 13.1 99.6 0.41.1.3 Đất cỏ dung vào

1.1.4 Đất trồng cây

hang năm khác 2263.0 2238.0 25.0 98.8 1.21.1.5 Đất trồng cây 3749.7 3682.1 67.6 98.1 1.9

Trang 17

lâu năm

1.2 Đất lâm nghiệp 15373.1 12134.3 3238.8 78.9 21.11.2.1 Rừng sản xuất 7406.6 5967.7 1438.9 80.5 19.51.2.2 Rừng phòng hộ 5827.3 4174.1 1653.2 71.6 28.41.2.3 Rừng đặc dụng 2139.2 1992.4 146.8 93.1 6.91.3 Đất nuôi trồng

Trang 18

- Tình hình sử dụng đất phân theo vùng tính đến 1/1/2012 vẫncòn chênh lệch giữa các vùng:

+ Đồng bằng sông Hồng: 2.105 nghìn ha

+ Trung du và miền núi phía Bắc: 9.527,1 nghìn ha

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 9.583,5 nghìn ha

+ Tây Nguyên: 5.464,2 nghìn ha

+ Đông Nam Bộ: 2.359,9 nghìn ha

+Đồng bằng sông Cửu Long: 4.055,4 nghìn ha

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất, như từ đất lâm nghiệp sangnông nghiệp thành đất thổ cư hay đất chuyên dùng, đồng thời là việcthay đổi hướng tác động của con người lên đất đai, thay đổi giá trị và

Trang 19

giá trị sử dụng của đất đai, điều này đòi hỏi phải cần tiến hành một cáchthận trọng, trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai của cả nước.

- Những năm gần đây, do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệrừng và trồng rừng nên diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh Tuynhiên với điều kiện của một vùng nhiệt đới, nước ta lại có nhiều đấtdốc, cùng với tập quán canh tác lâu đời của một bộ phận dân tộc thiểu

số cũng như do nhiều địa phương khai hoang không đúng kỹ thuậtđãlàm cho tài nguyên đất bị thái hóa, bạc màu Hiện cả nước đang cókhoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa Diện tích đất xấu cầnđược cải tạo ở nước ta còn chiếm tới 20% diện tích đất tự nhiên Do

đó, đo đôi với việc khai thác và sử dụng đất phải tiến hành bồi dưỡng,bảo vệ đất, thực hiện các biện pháp bảo vệ tích cực và có hiệu quả,

Trang 20

Đơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên (ha)

Đất đã sử dụng Đất chưa sử

dụng Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Trang 21

1.2.2 Khái quát khu vực nghiên cứu.

1.2.2.1 Vị trí địa lí.

Trang 22

Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc, nằm trong khoảng tọa

độ địa lý từ 21048’22 ’’ đến 22044’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105025’08’’ đến

106024’47’’ kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên

- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn

- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang

Hiện nay tỉnh Bắc Kạn có 7 huyện và 1 thị xã với tổng diện tích tự nhiên

là 485.941 ha, chiếm 4,7% diện tích vùng Đông Bắc và 1,45% diện tích

cả nước

1.2.2.2 Điều kiện tự nhiên

• Địa hình: là tỉnh miền núi vùng cao, địa hình khá phức tạp và đa

dạng, địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh, diện tích đồi núi chiếm tới80% diện tích tự nhiên, đất bằng chiếm diện tích nhỏ phân bố thành cácdải hẹp, kẹp giữa các dải đồi núi cao hai bên

• Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền

Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa nhiều Nhiệt độtrung bình năm là 20 – 220C, cao nhất là 27,70C, thấp nhất là 12,60C.Lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh bình quân khoảng 1386,3mm,phân bố không đều theo vùng và theo mùa, mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Lượng bốc hơibình quân năm ở tỉnh Bắc Kạn khoảng 735.3mm độ ẩm không khítrung bình năm khoảng 82,74% Có 2 hướng gió chính là gió ĐôngBắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió Đông Nam thổi từtháng 5 đến tháng 11 Bắc Kạn ít chịu ảnh hưởng của bão, thỉnhthoảng có gió lốc cục bộ từng khu vực hẹp

• Thủy văn: hệ thống sông suối gồm; sông Cầu, sông Bắc Giang,

sông Gâm, sông Phó Đáy và sông Yến Lạc Đặc điểm chung các sôngsuối là lòng nhỏ và dôc nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa

Trang 23

mưa lũ Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Bắc Kạn theomùa rõ rệt hầu hết các sông suối ở tỉnh Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh

• Thổ nhưỡng:

+ Theo nguồn gốc phát sinh có thể phân đất của tỉnh thành 5nhóm chính với 21 loại đất, được xuất phát từ 2 nguồn gốc: đất địathành và đất thủy thành

+ Áp dụng hệ thống phân loại của FAO – UNESCO thì đất đai củatỉnh gồm các loại sau: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất đỏvàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng

Nhìn chung chất lượng đất của tỉnh Bắc Kạn khá tốt, nhiều nơitầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao

• Sinh vật:

Do tỉnh Bắc Kạn có vị trí địa lý nằm ở vùng giao giữa 2 khu hệđộng thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc do đó tuy rừng núikhông cao nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh

Tài nguyên rừng của Bắc Kạn khá đa dạng và phong phú với 148

họ, 537 chi, 826 loài trong đó có trên 300 loài cây họ gỗ, trên 300 loàicây thuốc, ngoài ra còn có loài cho sợi, dầu nhựa, hoa cảnh,… Hiện

Trang 24

nay có 52 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam như đinh, ngũ gia bì gai,trai lý, nghiến, trò đãi, trầm hương, cầu điệp,…

Trữ lượng lâm sản còn gần 6,0 triệu m3 gỗ, 150 triệu cây tre nứa.Trong đó trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên là hơn 4,5 triệu m3

Nằm ở giữa hai khu hệ động vật Đông Bắc và Tây Bắc với sự đadạng của địa hình, địa chất, sinh cảnh đã tạo cho Bắc Kạn có sự phongphú và đa dạng của hệ động vật Theo kết quả điều tra, động vật ở BắcKạn có 366 loài, 110 họ thuộc 34 bộ Hiện có 64 loài được ghi vào sách

đỏ Việt Nam, đặc biệt có 10 loài đặc hữu của Việt Nam Khu hệ đông vậtBắc Kạn có giá trị cao về nhiều mặt, đặc biệt có giá trị trong bảo tồn gencủa các loài đặc biệt quý hiếm như: voọc mũi hếch, hươu xạ, lửng chó,chuột chũi, cày vằn bắc, hoẵng mũi đen, sóc chuột,…

Hiện có 64 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam, đặc biệt có 10loài đặc hữu của Việt Nam Khu hệ đông vật Bắc Kạn có giá trị cao vềnhiều mặt, đặc biệt có giá trị trong bảo tồn gen của các loài đặc biệt quýhiếm như: voọc mũi hếch, hươu xạ, lửng chó, chuột chũi, cày vằn bắc,hoẵng mũi đen, sóc chuột,…

Rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng,ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trongnhững trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của Việt Nam

• Khoáng sản:

- Do đặc điểm tỉnh Bắc Kạn nằm trong 2 kiểu kiến trúc địa chất cóchế độ địa động khác nhau đã tạo cho tỉnh có nguồn tài nguyên khoángsản tương đối đa dạng, phong phú rất đặc trưng, bao gồm:

+ Vàng: là khoáng sản có tiềm năng của tỉnh, có 2 loại vàng gốc

và vàng sa khoáng phân bố chủ yếu ở phía Đông của tỉnh

+ Chì, kẽm: là khoáng sản quang trọng và thế mạnh của BắcKạn Quặng chì kẽm gồm 70 điểm mỏ với tổng trữ lượng ước đạt trên 4triệu tấn, trữ lượng cấp B là 108.858 tấn, C1 và C2 là 1,7 triệu tấn

Trang 25

+ Antimon: chủ yếu là các điểm quặng với trữ lượng không lớn.+ Thiếc: được dự báo cấp P2 khoảng 2.385 tấn Sn.

+ Sắt và mangan: phân bố chủ yếu ở 15 điểm thuộc các huyệnNgân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể Tuy nhiên các điểm quặng này đều chưa

có khảo sát, đánh giá đầy đủ về chất lượng, trữ lượng cũng như khảnăng sử dụng vào các mục đích khác nhau

+ Các khoáng sản phi kim loại khác: như sét gạch ngói ở Nà Từ(huyện Ba Bể), sét xi măng ở Yên Minh (huyện Chợ Mới); đá vôi trắng

ở Bản Cát, Bản Luộc, Phiên Liên (huyện Chợ Đồn), Nam Cao (huyệnBạch Thông), Bản Cám, Nà Hén, Pou Man, Chợ Ra (huyện Ba Bể) vàgraphit ở Cao Kỳ (huyện Chợ Mới), Phiên Giề (huyện Bạch Thông), NaLang (huyện Ba Bể)

+ Đá quý và nửa quý: có nhiều ở các huyện Ba Bể, Chợ Đồn.Hiện chỉ mới phát hiện có các hạt đá quý Rubi và saphia sa khoánghoặc gốc

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh rất đa dạng và phongphú, thuận lợi cho tỉnh phát triển một số ngành công nghiệp, đặc biệt làngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng làmtiền đề cho xây dựng và phát triển nông thôn

1.2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

- Dân số: Theo số liệu thống kê, dân số năm 2009 của tỉnh BắcKạn có 295.296 người, trong đó khu vực thành thị có 47.809 người,chiếm 16,19%; khu vực nông thôn có 247.487 người, chiếm 83,81%

Bảng 1.3: Dân số, mật độ dân số của tỉnh Bắc Kạn năm 2012

Trang 26

Đơn vị hành chính

Dân số năm 2012 (người)

Mật độ dân số (người/km2) Tổng số

Trong đó Thành

thị

Nông thôn

275 người/km2, tiếp đến là các huyện Ba Bể 68 người/km2, huyện PácNậm 63 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp là các huyện Na Rì 44 vàNgân Sơn 44 người/ km2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm bình quân 0,02%/năm, đếnnăm 2009 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh còn 0,99% Dân số cơ họcbiến động không đều có xu hướng tăng dần đặc biệt là ở khu vực đôthị

- Lao động và việc làm: Dân số trong độ tuổi lao động năm 2009

là 187,90 ngàn người, chiếm 63,63% số dân toàn tỉnh, trong đó có171,98 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.Phần lớn số lao động tập trung trong khu vực kinh tế nông nghiệp

Trang 27

(chiếm 69,94% tổng số lao động đang làm việc), lao động trong khu vựckinh tế công nghiệp chiếm 5,77%, còn lại là trong lĩnh vực dịch vụ Cơcấu lao động của tỉnh còn khá trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi 16 - 35chiếm khoảng 50%, nhóm lao động trong độ tuổi từ 24 - 35 chiếm trên20%

Đến nay số lao động được qua đào tạo các ngành nghề chiếm14% trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đàotạo chỉ chiếm 3,2% số lao động Lao động có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi

và có trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại học được tập trung chủ yếutrong các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh và thị xã Bắc Kạn; các đơn vịquốc doanh Trong năm 2009 đã giải quyết việc làm cho trên 1,50 ngànlao động, trong đó khu vực kinh tế nông nghiệp tạo thêm trên 1,3 ngànchỗ làm mới

Tuy nhiên hiện nay số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ cònkhá lớn, theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sửdụng khoảng 80,5% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nôngnhàn

- Thu nhập và mức sống: Trong những năm qua, nền kinh tế củatỉnh đã có nhiều khởi sắc, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên3,83 triệu đồng/năm (giá so sánh năm 1994) và 8,04 triệu đồng/năm(giá hiện hành) Tuy nhiên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các tầnglớp dân cư và giữa các địa phương trong tỉnh, hiện nay bình quân thunhập đầu người ở khu vực thành thị đạt 1.145 ngàn đồng/tháng, gấp1,89 lần so với thu nhập ở khu vực nông thôn (605 ngàn đồng/tháng)

Đến năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn tỉnh đã giảmchỉ còn 25,18% (theo chuẩn mới - trong đó 5,11% số hộ nghèo lươngthực, thực phẩm), cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, học hành,chăm sóc sức khỏe và từng bước nâng cao mức sống của người dân,

Trang 28

đặc biệt là ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

b.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

- Giao thông:

Hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm các tuyến sau:

+ Quốc lộ: trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 3 tuyến Quốc lộ điqua đó là Quốc lộ 3 dài 125 km, Quốc lộ 3B dài 66,3 km, Quốc lộ 279dài 98 km

+ Đường tỉnh: gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 256,27 km

+ Đường huyện: có tổng chiều dài 598,8 km

+ Đường liên xã: tổng chiều dài trên 1,25 ngàn km

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có 22 km đường thủy, tuy nhiên

do đặc điểm của các sông ngòi trên địa bàn thường không lớn, hẹp, lưulượng nước ít do vậy chỉ cho phép lưu thông bằng các thuyền nhỏ, bèmảng

Nhìn chung hệ thống giao thông của tỉnh khá đồng bộ, đã gópphần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhữngnăm qua Tuy nhiên hệ thống giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế

về quy mô, chất lượng

- Thủy lợi: Trên địa bàn tỉnh hiện đã nâng cấp 1.244 công trình thủylợi và kênh dẫn nước, trong đó có 24 hồ chứa nước, 1.190 đập dâng,kênh mương đang được hoàn thành đưa vào sử dụng và 30 trạm bơmchủ động tưới tiêu cho gần 5.920 ha lúa Đông Xuân và gần 10.188 halúa mùa Toàn tỉnh đã có gần 218 km kênh mương dẫn nước được xâydựng kiên cố Diện tích nước tưới chủ động từ các công trình thủy lợiđạt tỷ lệ gần 50%

- Năng lượng: Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bắc Kạn chủ yếu lấy

từ lưới điện cao thế quốc gia 110 KV tuyến Thái Nguyên Bắc Kạn Cao Bằng Ngoài nguồn điện chủ yếu trên, tỉnh Bắc Kạn hiện có khoảng

Trang 29

-5 trạm thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ, với tổng công suất 40 MW.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 247 km đường dây cao thế,

808 km đường dây trung thế và 439 km đường dây hạ thế; ngoài ra còn

có 614 trạm biến áp (trong đó có 3 trạm 110/35/10KV/2 x 16 MVA; 315trạm 35/0,4kV; 21 trạm 22/0,4 kV và 28 trạm 10/0,4kV) để cung cấpđiện dùng cho sản xuất và sinh hoạt cho khoảng 82% số hộ

- Bưu chính, viễn thông: Hiện nay trên toàn tỉnh có 49 bưu cục (1bưu điện trung tâm, 8 bưu cục cấp 2 và 40 bưu cục cấp 3), 122 điểmbưu điện văn hóa xã Đến nay trên địa bàn tỉnh có 79.218 thuê baođiện thoại (có 62.693 điện thoại cố định), bình quân 26 máy/100 dân,5.535 thuê bao internet Tổng doanh thu năm 2009 đạt khoảng258.266 triệu đồng, trong đó doanh thu ngành bưu chính đạt 4.889triệu đồng và doanh thu ngành viễn thông đạt 253.377 triệu đồng

c.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong bối cảnh kinh tế đi vào suy thoái sâu từ đầu năm 2008, BắcKạn vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cảnước là một trong những điểm nhấn trong kỳ kế hoạch 5 năm 2006 -

2010 Bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khá, các vấn đề xãhội được giải quyết tốt và kịp thời nhất là bảo đảm an sinh xã hội trongđiều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn là điểm sáng về phát triển xãhội trong giai đoạn 2006 - 2010

Tổng GDP của tỉnh (theo giá so sánh năm 1994) đã tăng từ418,76 tỷ đồng năm 2000 lên 736,17 tỷ đồng năm 2005 và đến năm

2009 ước đạt 1.130,73 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quângiai đoạn 2006 - 2009 ước đạt 8,61% (11,2%), trong đó:

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 5,61% (7,78%);

+ Khu vực kinh tế công nghiệp tăng 8,06% (8,92%);

Trang 30

+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 13,69% (16,57%).

Kết quả của sự tăng trưởng kinh tế đã góp phần quan trọng đểcủng cố, tăng cường cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh, giữvững ổn định tình hình xã hội của tỉnh, tuy nhiên mức tăng trưởng kinh

tế chưa thực ổn định, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào sản xuất nông, lâmnghiệp

Bảng 1.4 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001

(tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2001 - 2005

2006 - 2010

13,69

Trang 31

của tỉnh.

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn

là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh trong nhữngnăm qua Năm 2009, GDP của khu vực kinh tế nông nghiệp ước đạt462,05 tỷ đồng theo giá so sánh năm 1994 và đạt 1.118,19 tỷ đồng theogiá hiện hành, tăng 3,18 lần so với năm 2005 (Niên giám thống kê cácnăm 2000, 2005 và năm 2009 của tỉnh)

- Khu vực kinh tế công nghiệp: Trong những năm gần đây, khuvực kinh tế công nghiệp của tỉnh có những phát triển đáng kể, tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân đạt 8,06%/năm trong giai đoạn 2006 - 2009 Đếnnăm 2009 GDP của khu vực kinh tế công nghiệp ước đạt 213,36 tỷ đồngtheo giá so sánh năm 1994 và khoảng 486,12 tỷ đồng theo giá hiện hành,chiếm 18,87% tổng GDP của tỉnh

- Khu vực kinh tế dịch vụ: Ngành thương mại - dịch vụ những nămgần đây phát triển khá đa dạng, đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế,lưu thông vật tư hàng hoá Việc phát triển phong phú các loại hình dịch

vụ đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về sốlượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng GDP khu vực kinh tế dịch vụ(theo giá so sánh 1994) tăng từ 239,7 tỷ đồng năm 2005 lên 455,32 tỷđồng năm 2009, tốc độ tăng bình quân 13,69%/năm

Trang 32

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 2.1 Tiềm năng đất tỉnh Bắc Kạn.

2.1.1 Các nhân tố hình thành đất tỉnh Bắc Kạn.

Thổ nhưỡng là kết quả của sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố

tự nhiên: khí hậu, địa hình, sinh vật, đá mẹ ,thủy văn và các nhân tốkinh tế xã hội Chính vì vậy mà đặc điểm thổ nhưỡng của mỗi địaphương sẽ phản ảnh đặc điểm của các thành phần tự nhiên và lịch sửkhai thác của con người ở nơi đó Đặc điểm thổ thưỡng Bắc Kạn cũngvậy, sự hình thành và phân bố đất của tỉnh cũng chịu sự tác động củacác nhân tố tự nhiên và xã hôi Các nhân tố này không tác động riêng

rẽ mà đồng thời tác động qua lại lẫn nhau, cùng ảnh hưởng tới sự hìnhthành và phân bố đất

2.1.1.1 Các nhân tố tự nhiên.

a Đá mẹ

Bất kỳ loại đất nào cũng được hình thành trên các sản phẩmphong hóa của đá mẹ Do đó, tính chất li-hóa của đá mẹ ảnh hưởng rấtlớn đến thành phần cơ giới, hóa học của đất Nói cách khác, đá mẹcung cấp vật chất vô cơ cho đất và quyết định cấu trúc, tính chất li –hóa học của đất Đất tỉnh Bắc Kạn được hình thành trên một số đá mẹthuộc các nhóm:

Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, nhiệt ẩm mà các loại đất đượchình thành có nét riêng bên cạnh những đặc điểm chung

b.Địa hình

Địa hình Bắc Kạn rất đa dạng và phức tạp, 90% là đồi núi cao.Các dãy núi cao phân bố ở phía đông cánh cung Ngân Sơn và phía tây(một phần cánh cung sông Gâm), đặc điểm địa hình chia thành 3 khuvực:

Trang 33

Khu vực phía đông là các dãy núi kéo dài của cánh cung NgânSơn – Yên Lạc - cánh cung liên tục điển hình nhất ở vùng đông bắc.Cánh cung Ngân Sơn chủ yếu được cấu tạo bởi đá phiến, sét kết, xen

kẽ trong đó là các lớp cát kết thạch anh và các kẹp đá vôi mỏng Cánhcung này là đường chia nước giữa các lưu vực sông chảy sang TrungQuốc và các sông chảy xuống đồng bằng bắc bộ, địa hình tương đốihiểm trở

Khu vực phía tây là những khối núi cao, đỉnh cao nhất gần 1700mthuộc dãy Năm Khiểu Thượng là ranh giới tự nhiên giữa huyện Ba Bểvới tỉnh Cao Bằng ở phía Tây Bắc Ngoài ra, có các đỉnh có độ cao1525m, 1517m, 1052m thuộc dãy núi Hoa Sơn Ranh giới tự nhiên giữacác huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn

Khu vực dọc thung lũng sông Cầu là vùng chuyển tiếp giữa trung

du và miền núi cao, có địa hình thấp Các dãy đồi có độ cao trung bình200m, một vài núi thấp có độ cao từ 300m đến 400m Tuy độ cao khônglớn nhưng địa hình phân cắt mạnh, độ dốc bình quân 260, có nhữngthung lũng mở rộng đôi khi trở thành các cánh đồng giữa núi Đây làmột nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi cótuổi rất cổ

Như vậy, địa hình có vai trò to lớn trong việc hình thành đất củaBắc Kạn đặc biệt là những vùng địa hình cao, dốc của Bắc Kạn, mặtđất dễ bị xói mòn, rửa trôi nhanh, tầng đất mỏng, đất chua, độ phì kém,nếu rừng lại bị tàn phá thì đất ở những vùng đó sẽ trở nên kiệt quệ Ởnhững vùng cao dốc, địa hình phức tạp, có nhiều thung lũng các lớp đấtmới được lắng đọng lên phía trên các lớp đất sét không thấm nước làmcho nước ngầm dâng lên cao nên xuất hiện những thung lũng lầy thụt,đất ở đó rất chua và khó canh tác

c Khí hậu

Trang 34

Tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,chính nhờ điều kiện thuận lợi về nhiệt ẩm hình thành đất đỏ vàng, loạiđất chiếm diện tích lớn nhất ( 409.688 ha, chiếm 84,35% diện tích đất

Lượng mưa trung bình nhiều năm (thời kỳ từ 2007 đến 2009) ởmức 1343,4mm/năm đến 1915,8mm/năm và tập trung phần lớn vàomùa hạ, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 5 Các tháng mưa nhiều nhất làtháng 6, 7, 8 trong năm

Với điều kiện khí hậu như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hìnhthành đất của tỉnh Bắc Kạn

d Thủy văn

Tỉnh Bắc Kạn có các hệ thống sông suối gồm: sông Cầu,sông BắcGiang, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Gâm và sông Yên Lạc các sôngsuối có đặc điểm chung là long nhỏ và dốc nên tốc độ dòng chảy lớn,nhất là trong mùa mưa lũ Các con sông này đóng vai trò quan trọngtrong việc hình thành nên các loại đất phù sa sông, phù sa ngòi suốithông qua các hoạt động bào mòn, rửa trôi, bồi tụ…Phân bố các thànhdải hẹp ven các con sông (sông Cầu, sông Yên Lạc, sông Năng) vàven suối của tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh

e Sinh vật

Trang 35

Lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất,chống xói mòn, giữ ẩm cho đất, cung cấp cành lá rơi rung làm giàu mùncho đất Thảm thực vật của tỉnh Bắc Kạn khá phát triển với diện tích đất

có rừng là 288,15 ngàn ha chiếm 69,6% diện tích đất tự nhiên, đây là

cơ sở quan trọng trong việc hình thành và phân bố đất tỉnh Bắc Kạn

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây rừng bị tnà phá nhiều, cả về sốlượng và chất lượng rừng đều bị giảm sút, diện tích rừng nguyên sinhkhông nhiều, chủ yếu là rừng trồng (59,11 ngàn ha, chiếm 25,5% diệntích đất có rừng)

Mặt khác, cũng trong điều kiện nhiệt ẩm, thảm thực vật phong phú

là tiền đề cho sự phong phú về các loại động vật ( theo kết quả điều trađộng vật ở Bắc Kạn có 366 loài, 110 họ và 34 bộ), vi sinh vật Vi sinhvật đóng vai trò quan trọng trong việc phân giả chất hữu cơ thành chất

vô cơ cung cấp cho đất Hoạt động của các loài động vật có ích đã ảnhhưởng tích cực đến việc cải thiện tính chất lí – hóa của đất

2.1.1.2 Các nhân tố kinh tế xã hội.

Con người đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành các hoạtđộng kinh tế, xã hội tác động đến sự hình thành và phân bố đất đai Từ

Trang 36

lâu, đất đai đã trở thành đối tượng lao động, tư liệu sản xuất của conngười Dân cư ở Bắc Kạn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độcanh tác lạc hậu, sống dựa vào rừng như: đốt lương làm rẫy Vì vậy đấtchịu tác động mạnh mẽ của con người.

Các hoạt động kinh tế xã hội đã tác động không nhỏ đến sự hìnhthành, phân bố đất ở hai mặt tích cực và tiêu cực Theo số liệu thống kênăm 2009, dân số của tỉnh Bắc Kạn có 295.269 người, dân số 61người/km2 Đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhằmphục vụ nhu cầu của cuộc sống Các hoạt động mở mang diện tích,bón phân cho đất trong quá trình canh tác, làm các công trình thủy lợi,tưới tiêu, trồng rừng…những tác động tích cực tới đất Bên cạnh đó lànhững tác động tiêu cực, trong quá trình sử dụng chưa có sự bảo vệ,cải tạo hợp lí làm cho chất lượng đất ngày càng giảm

Việc khai thác không theo quy hoạch các nguồn tài nguyên đã làmgiảm diện tích đất có rừng, tăng diện tích đất bị bỏ hoang hóa

Diện tích đất rừng đầu nguồn của tỉnh tuy đã được nâng lênnhưng chất lượng rừng thấp độ che phủ và khả năng giữ nước kémcùng với diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều nên những vùngđất bị xói mòn, rửa trôi và sạt lở trong mùa mưa

Các hiện tượng thiên nhiên bất thường như lũ quét làm sạt lở đất

và hạn hán trong mùa khô đã tác động bất lợi đến sản xuất và ảnhhưởng đến chất lượng của đất

Hoạt động đốt rừng làm lương rẫy canh tác không hợp lý trên đấtdốc như: cơ cấu cây trồng không hợp lý,trồng cây không theo đườngđồng mức, trồng cây không chắn sói mòn

Nước thải từ các hoạt động công nghiệp đặc biệt là công nghiệpgiấy, khai thác chì, kẽm… gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trườngđất

Trang 37

Hiện nay Bắc Kạn đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,

đô thị nên nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành đất đô thị

và đất giao thông Trong khi đó dân số tăng đòi hỏi diện tích đất nôngnghiệp tăng để đảm bảo an ninh lương thực

Các hoạt động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuậttrong sản xuất nông nghiệp tuy đã làm tăng năng suất cây trồng nhưng

ở khía cạnh nào đó cũng gây hậu quả tiêu cực tới môi trường đất Điểnhình nhất là việc sử dụng tràn lan các loại hóa chất từ phân bón hóahọc đến thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng, thuốc kíchthích… trong sản xuất nông nghiệp đã gây ô nhiễm đất đai cục bộ trêntoàn tỉnh, giảm chất lượng đất nông nghiệp Tất cả các hoạt động kinh

tế nói trên đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phân bố đất Vìvậy cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác độngtiêu cực ảnh hưởng không tốt tới đất

Như vậy sự hình thành và phân bố đất đai nói chung và đất đaitỉnh Bắc Kạn nói riêng chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, baogồm cả nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội Các nhân tố này tácđộng qua lại lẫn nhau và tác động đồng thời đến sự hình thành và phân

bố đất Tất cả tạo nên sự phong phú đa dạng về thành phần cho đất đaicủa tỉnh Bắc Kạn

Ngày đăng: 04/05/2015, 17:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 của các Sở, ban ngành và từng huyện, thị xã Khác
2. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm 2000; 2005; 2011 Khác
3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 (Quyết định số 1890/2010/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ) Khác
4. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 Khác
5. Quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 Khác
6. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 Khác
7. Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn 2020 Khác
8. Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy tỉnh Bắc Kạn Khác
9. Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến năm 2025 Khác
10. Số liệu tổng hợp; Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp (cấp tỉnh và cấp huyện) năm 2010 Khác
11. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 - 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w