ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM Đề tài: PHƯƠNG PHÁP CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN Người thực hiện: LÊ THỊ KIM PHƯƠNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM Đăk Lăk 2011 Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 1 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN PHƯƠNG PHÁP CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN I . Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết ,việc giáo dục nhân cách cho học sinh là một nhu cầu cần thiết bởi bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống , học tập , hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của nhà trường … Đã là một giáo viên không ai là không gánh vác vai trò chủ nhiệm lớp ngoài việc đảm bảo tiết dạy theo chuyên nghành đào tạo.Hiện nay khi nền kinh tế thị trường đang biến đổi mạnh mẽ cùng với quy luật phát triển của nó thì người giáo viên , đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ngày càng có một trọng trách to lớn , quan trọng ;vừa phải tham gia vào quá trình trang bị kiến thức cho học sinh để đảm bảo yêu cầu , mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục vừa phải quan tâm tới mọi mặt của từng học sinh lớp chủ nhiệm , giúp đỡ các em rèn luyện ý thức , thái độ , hoàn thành những phẩm chất , tình cảm trong sáng , đúng đắn.Xây dựng cho các em hoài bảo, lý tưởng sống cao đẹp, có bản lĩnh đề kháng với những cám dỗ ,những ảnh hưởng tiêu cực đang diễn ra xung quanh . Vậy làm thế nào để cùng một lúc vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn lại làm tốt công tác chủ nhiệm ?!Tôi thiết nghĩ để trở thành một giáo viên giỏi về chuyên môn đã khó , còn để trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi còn khó hơn rất nhiều bởi ta phải giải quyết được các mối quan hệ Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 2 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN không chỉ đối với học sinh lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia đình, đồng nghiệp(giáo viên bộ môn), phụ huynh học sinh , các ban đoàn thể nhà trường… Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ xin nêu lên một số phương pháp chủ nhiệm mà tôi đã và đang thực hiện để xây dựng một lớp chủ nhiêm có ý thức tự quản… II. Mục đích nghiên cứu đề tài Thực tế cho thấy tham gia vào công tác chủ nhiệm mỗi giáo viên có một thái độ khác nhau. Có người chưa thực sự quan tâm đến công tác này, thậm chí có người còn đánh giá thấp vai trò của công tác này.Cũng có người rất nhiệt tình năng nổ nhưng kết quả lại không cao,thường có khi bực bội và thậm chí phát khóc(đối với giáo viên trẻ mới ra trường) dẫn đến có thể buông xuôi… Đề tài của tôi là “Phương pháp chủ nhiệm xây dựng lớp tự quản” vì theo tôi nghĩ ngoài vai trò chính là của giáo viên chủ nhiệm ra thì sự tham gia nhiệt tình, tích cực và có trách nhiệm của đội ngũ cán sự lớp cũng như bản thân mỗi thành viên của lớp là yếu tố quan trọng để xây dựng một tập thể lớp đoàn kết , vững mạnh… III. Nội dung đề tài: A/ Khái quát chung: Qua quá trình tìm hiểu và thực tế bản thân tôi thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên cần nắm vững và thực hiện tốt 6 nội dung quan trọng của công tác chủ nhiệm (Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT) trong đó nội dung “Tìm hiểu phân loại học sinh lớp chủ nhiệm” là nội dung đầu tiên , thiết yếu , quan trọng vì nó ảnh hưởng tới tất cả quá trình làm công tác chủ nhiệm. 1/ Năng lực cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm: - Biết nhận thức chính xác xúc cảm của bản thân , của học sinh và tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 3 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN - Biết sử dụng xúc cảm để đẩy mạnh tư duy và biết chia sẻ xúc cảm với từng học sinh và tập thể lớp chủ nhiệm - Hiểu được nguyên nhân xúc cảm của mình , của học sinh và sự biến đổi xúc cảm qua thời gian. - Sử dụng những xúc cảm đúng đắn để ra những quyết định chiến lược 2/ Giáo viên chủ nhiệm phân loại học sinh theo 4 vấn đề quan trọng: - Hoàn cảnh sống của từng học sinh - Những đặc điểm về thể chất , sinh lý của học sinh - Những đặc điểm về tâm lý của học sinh - Tính cách và hành vi đạo đức của từng học sinh. B/ Cụ thể hoá: 1/ Một số chuẩn bị của cá nhân giáo viên chủ nhiệm: - Hồ sơ, sổ sách theo các yêu cầu có sẵn của ban giám hiệu - Đăng ký các chỉ tiêu phấn đấu của lớp - Xây dựng các kế hoạch năm, tháng , tuần theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu về mọi mặt của học sinh : Học tập , nề nếp, lao động , ngoại khoá … - Triển khai các hoạt động toàn diện cũng như các nội quy, quy định chung cho học sinh - Thường xuyên theo dõi kiểm tra mọi mặt hoạt động của học sinh (nhất là các tuần đầu năm học). - Ghi chép và xử lý các lỗi vi phạm theo các nội quy của trường , lớp đề ra - Thường xuyên tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng học sinh - Đảm bảo thông tin hai chiều thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 4 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN - Thống nhất cách xử lý vi phạm trước toàn thể học sinh lớp chủ nhiệm Nhẹ : Nhắc nhở trước lớp, học sinh làm bản kiểm điểm , bản tường trình có chữ ký phụ huynh hoặc người giám sát Nặng: Phê bình trước lớp , lấy ý kiến tập thể lập biên bản kỷ luật , mời phụ huynh làm việc, chuyển hồ sơ cho ban nề nếp, ban giám hiệu nhà trường làm việc… 2/ Tìm hiểu từng học sinh qua bản sơ yếu lý lịch đầu năm với yêu cầu ghi đầy đủ chi tiết các thông tin theo bản mẫu sau: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm GNCN: Lê Thị Kim Phương SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH 10a1 I. Phần bản thân II. Phần gia đình 1. Họ và tên: …………………………………………… 1. Họ tên cha: ……………………………………… 2. Ngày tháng năm sinh: ……………… Nam/Nữ:…… Nghề nghiệp: …………….số ĐT………… 3. Dân tộc:……………… Đoàn viên: có / không: …… Địa chỉ:…………………………………… 4. Hộ khẩu thường trú: ………………………………… 2. Họ tên mẹ: ……………………………… 5. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………… Nghề nghiệp:………………số ĐT………… ………………………Số ĐT cá nhân:……………… Địa chỉ:…………………………………… 6. Năng khiếu, sở trường:……………………………… Lưu ý: Nếu không sống với ba mẹ thì điền các 7. Nghề nghiệp yêu thích:……………………………… thông tin sau đây: 8. Diện gia đình (TB, LS, KK, HN):…………………… 3. Họ tên người nuôi dưỡng: ……………… 9. Nguyện vọng, đề xuất: ……………………………… …………………………………………………. ……………………………………………………… Nghề nghiệp:…………số ĐT…………… ……………………………………………………… Địa chỉ:…………………………………… Học sinh Cha Mẹ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 5 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN 3/ Bầu ra ban cán sự lớp bao gồm các chức danh: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể mỹ, thủ quỹ , tổ trưởng các tổ; Ban chấp hành chi đoàn bao gồm các chức danh: Bí thư, phó bí thư, uỷ viên ; Cờ đỏ Giáo viên chủ nhiệm là người quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức danh được bầu một cách cụ thể. 4/Đánh giá các đặc điểm , tình hình chung của lớp : - Thuận lợi - Khó khăn. 5/Giáo viên chủ nhiệm lập ra bản kế hoạch chi tiết cho lớp chủ nhiệm với từng nội dung cụ thể: a/ Tư tưởng đạo đức: - Xây dựng một tập thể lớp thân thiện , hoà đồng , biết giúp đỡ lẫn nhau - Luôn giáo dục ý thức chấp hành nội quy chung của trường , đoàn trường - Đưa ra chỉ tiêu về hạnh kiểm cần đạt được trong năm. b/ Giáo dục , trí dục: - Giáo dục tinh thần tự học , tự rèn luyện , ý thức tự giác trong kiểm tra thi cử cho mỗi học sinh - Xây dựng các nhóm học tập, đôi bạn học tập - Đưa ra chỉ tiêu về xếp loại học lực c/ Lao động , hướng nghiệp: - Lao động thường xuyên (nếu có) :giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn,giám sát , đôn đốc cùng lớp phó lao động - Lao động công trình tự giác: Ban chấp hành chi đoàn lớp cùng lớp phó lao động chịu trách nhiệm luân phiên theo dõi , đôn đốc , kiểm tra - Vệ sinh trong và ngoài lớp học: Tổ trực chịu trách nhiệm Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 6 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN d/ Nội quy của lớp: - Giáo viên chủ nhiệm thống nhất cùng tập thể học sinh đưa ra phiếu theo dõi cộng – trừ điểm thi đua hàng tuần cho mỗi học sinh với các mức đánh giá , xếp loại cụ thể.( Hai học sinh có ý thức trong lớp được phân công làm nhiệm vụ này) - Giờ sinh hoạt lớp cuối tuần lớp trưởng chịu trách nhiệm tổng kết và công bố chi tiết kết quả cho mỗi học sinh - Giáo viên chủ nhiệm tiến hành nhận xét, đánh giá cũng như nhận ý kiến phản hồi từ phía học sinh và đưa ra kết quả hạnh kiểm cho từng học sinh. Phiếu cộng điểm: PHIẾU THEO DÕI HỌC SINH LỚP 10A1 (ĐIỂM CỘNG) TUẦN:…………………TỪ:………………ĐẾN:………………. STT HỌ VÀ TÊN Phát biểu đúng Phát biểu sai Phong trào TỔNG +2 +1 +15 1 ÁNH 2 BẢO 3 CHÂU 4 DIỆU 5 DUNG 6 ĐAN 7 HẢI 8 HẰNG 9 HIẾU 10 HIỆP 11 . 12 . 13 . Phiếu trừ điểm: PHIẾU THEO DÕI HỌC SINH LỚP 10A1 ( ĐIỂM TRỪ) TUẦN:…………………TỪ:………………ĐẾN:………………. STT HỌ VÀ TÊN Bỏ tiết Ko đphục Đi trễ Vắng KP Vắng P Ko Tbài Ko Btập Ghi SĐB Đổi chổ Nói chuyện TỔNG Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 7 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN -10 -10 -5 -10 -2 -5 -5 -10 -10 -10 1 ÁNH 2 BẢO 3 CHÂU 4 DIỆU 5 DUNG 6 ĐAN 7 HẢI 8 HẰNG 9 HIẾU 10 HIỆP 11 . 12 . 13 . e/ Ngoại khoá , các hoạt động tập thể: - Giáo viên chủ nhiệm đưa ra các hướng dẫn và bổ sung các kế hoạch , nhắc nhở học sinh thực hiện - Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn chịu trách nhiệm chính trong việc đôn đốc các thành viên còn lại hoàn thành. 6/ Giao nhiệm vụ , kiểm tra , đánh giá: Những tuần đầu năm giáo viên chủ nhiệm là người quán xuyến và nhắc nhở mọi hoạt động của học sinh rồi dần dần để ban cán sự lớp và Đoàn vào cuộc. Lúc này giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò giám sát và đưa ra các kết luận ; khen ngợi những thành tích và sự cố gắng của ban cán sự đồng thời chỉnh sửa và bổ sung những công việc chưa hoàn thành của đội ngũ cán sự lớp. IV/ Kết luận : Mỗi một công việc dù lớn hay nhỏ muốn hoàn thành và hoàn thành tốt đều cần có cả một quá trình chứ không chỉ vài câu nói suông hoặc chỉ dựa trên lý thuyết là làm được .Công việc của một người giáo viên chủ nhiệm cũng vậy , để hoàn thành tốt vai trò của mình người giáo viên phải có lòng yêu nghề , phải làm việc bằng chính cái tâm của mình …Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là tấm gương để học sinh noi theo…Lời nói của giáo viên chủ nhiệm phải đi đôi với việc làm Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 8 ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP TỰ QUẢN vì như vây nó mới có trọng lượng để học sinh từng bước hoàn thiện bản thân và ý thức tự giác cũng theo đó mà đi lên Công việc của người giáo viên chủ nhiệm cũng giống như người làm vườn , người làm vườn không chỉ biết ươm mầm mà phải biết chăm sóc , tạo điều kiện để cho hạt giống nảy mầm và phát triển.Muốn làm được điều này người giáo viên chủ nhiệm phải biết được ưu điểm , nhược điểm của các em từ đó mới đưa ra một phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả. V/ Ý kiến đề xuất : Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thiết nghĩ thư viện nhà trường cần có thêm những đầu sách nói về phương pháp chủ nhiệm lớp đặc biệt là các tài liệu nói về tâm lý , trí tuệ , cảm xúc … Vì thời gian và năng lực có hạn nên đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót , mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy , cô và các bạn bè đồng nghiệp. Krông Pắc, ngày 10 tháng 2 năm 2011 NGƯỜI VIẾT Lê Thị Kim Phương Lê Thị Kim Phương (GV: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đắklắk) Trang 9