Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã phải đưa ra chính sách về tiền tệ “mạnh tay”, đạt được thông qua biện pháp nới lỏng định lượng quantitative easing 1 mualại gần hết nợ ngắn hạn của
Trang 1Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I TỔNG QUAN VỀ ABENOMICS 4
1 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe 4
2 Khái niệm Abenomics là gì ? 4
II NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT ABENOMICS 5
1 Chính sách tiền tệ nới lỏng 5
2 Chính sách tài khóa nới lỏng 6
3 Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế 7
3.1 Phát triển nông nghiệp 8
3.2 Dân số và lao động 8
3.3 Tham gia thoả thuận thương mại tự do 8
III LỢI ÍCH VÀ RỦI RO 9
1 Lợi ích 9
1.1 Cán cân xuất - nhập khẩu 9
1.2 Thị trường chứng khoán 10
1.3 Thị trường bất động sản 11
1.4 Các ngân hàng đầu tư 11
1.5 Những thuận lợi khác 12
Trang 22 Rủi ro 13
2.1 Nợ công - nguy cơ trong nền kinh tế Nhật Bản 13
2.2.Suy thoái kinh tế 14
IV ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 15
1 Tác động tới quan hệ Nhật - Trung - Hàn 15
1.1 Về chính trị 15
1.2 Về quan hệ Kinh tế - Thương mại 16
1.3.Nhật - Trung - Hàn khởi động tiến trình đàm phán FTA Đông Bắc Á 17
2 Tác động tới các nước khác trên thế giới 17
3 Tác động từ nền kinh tế Nhật tới Việt Nam 18
KẾT LUẬN 24
Danh mục tài liệu tham khảo 25
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính của Mỹcuối năm 2007, đầu năm 2008 và gần đây nhất là khủng hoảng nợ công tại châu Âuđầu năm 2010 đã gây tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của châu Á, trong
đó có Nhật Bản Nhật Bản được đánh giá là một trong những nền kinh tế vững mạnh ởchâu Á và thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn “phát triển thần kỳ” Tuy nhiên, bướcsang thế kỷ 21, từ những biến động lớn của thế giới, Nhật Bản phải trải qua “thập kỷmất mát”, suy thoái do giảm phát - căn bệnh đang bào mòn nền kinh tế
Đầu năm 2013, bên cạnh việc cải tổ lại bộ máy chính phủ và các chính sách củađương kim thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe, Thượng Viện đã thông qua khoản ngânsách bổ sung kỷ lục 13 nghìn tỷ Yên nhằm vực dậy nền kinh tế đất nước Đây là mộttrong những động thái tích cực của chính sách kinh tế vĩ mô mới ở Nhật Bản do thủ
tướng Abe đề xuất, hay còn gọi là “Học thuyết Abenomics”, với tham vọng đưa nền kinh tế thứ 3 thế giới trở lại thời kỳ hoàng kim Học thuyết Abenomics là gì? Chính
sách này hoạt động ra sao? Có tác động như thế nào đến kinh tế Nhật Bản và các nước trong khu vực?… Tất cả sẽ được giới thiệu qua tiểu luận của nhóm chúng tôi :
“Giới thiệu sơ lược về học thuyết kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Abenomics” Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là đem đến cái nhìn tổng quát, sơ
-lược về học thuyết kinh tế đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận trên thế giới
Tiểu luận sẽ bàn đến các vấn đề: tổng quan về Abenomics, nội dung của học thuyết,
phân tích những hiệu quả và rủi ro học thuyết đem lại cho Nhật Bản và ảnh hưởng củahọc thuyết đến các nền kinh tế ngoài Nhật Bản
Trong quá trình thực hiện, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS HoàngXuân Bình, giảng viên môn Kinh tế Vĩ Mô 2 trường Đại học Ngoại Thương đã giúpchúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu này
Do khuôn khổ giới hạn của một bài tiểu luận và kiến thức còn nhiều thiếu sót, bàinghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế Chúng tôi rất mong nhận được sựquan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn
Trang 4Chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
1 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Shinzo Abe (21/9/1954) là đương kim Thủ tướng Nhật Bản Ông cũng từng là Thủ
tướng từ ngày 26 tháng 9 năm 2006 đến ngày 26 tháng 9 năm 2007 Trong cuộc tổngtuyển cử Nhật Bản năm 2012, đảng Dân chủ Tự do giành thắng lợi, Abe quay lại làmThủ tướng Nhật Bản thêm một nhiệm kỳ nữa từ ngày 26 tháng 12 năm 2012
Từ khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên nắm quyền, nước Nhật đi vào thời kỳ kinh
tế mới Chỉ vài tuần sau khi nhậm chức, ông Abe đã tuyên bố thực thi các chính sáchkinh tế mới hướng tới vực dậy đất nước khỏi tình trạng giảm phát Abe đã tập trungngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2 vào việc giải cứu nền kinh tế NhậtBản đang hấp hối Kể từ sau bùng nổ kinh tế những năm 1980s, Nhật Bản sa vào vũnglầy giảm phát trong hơn 2 thập kỷ kế tiếp, với chi tiêu tiêu dùng yếu và tăng trưởngkém bất chấp những nỗ lực thúc đẩy liên tục của chính phủ nhằm đưa nền kinh tế thoátkhỏi sự đình trệ từ năm 1992 - 2008
Ông Shinzo Abe cam kết sẽ đưa nước Nhật quay trở lại thời kỳ hoàng kim, thông
qua chính sách kinh tế mới của mình, được báo chí phương Tây gọi là Abenomics,
ghép chữ “Abe” và chữ “economics”
2 Khái niệm Abenomics là gì ?
Abenomics, học thuyết lấy cảm hứng từ quan điểm kinh tế của Keynes, là tên của
chính sách do Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản - ông Shinzo Abe - công bố thực hiện
với tham vọng đưa nước Nhật thoát khỏi những năm dài trì trệ từ 1992 Abenomics có
ba mũi nhọn chính để kích thích tăng trưởng:
Chính sách tiền tệ nới lỏng
Chính sách tài khóa nới lỏng
Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế
Trang 5Nhưng với việc đồng JPY (The Japanese yen - Yên Nhật) bắt đầu mất giá trong
những tháng đầu năm 2013, các nước quan ngại gói kích thích trị giá 210 tỷ USD cònmang một ý nghĩa tham vọng hơn - bao gồm cả việc BOJ (Bank of Japan - Ngân HàngTrung ương Nhật Bản) mua vào trái phiếu nước ngoài nhằm làm suy yếu đồng nội tệ
và đẩy mạnh xuất khẩu - điều sẽ gây nên một cuộc chiến tiền tệ Mối lo ngại về siêulạm phát và bong bóng nợ cũng chiếm phần lớn trong số các chỉ trích về chính sáchnày Ngay khi Nhật Bản đón chào thủ tướng thứ bảy trong vòng sáu năm qua, giới
quan sát đã nghi ngờ liệu Abenomics có đủ mạnh để đẩy Nhật Bản vượt qua những
thập kỷ lạc lối?
Thủ tướng Abe ủng hộ một loạt các chính sách mạnh tay về tiền tệ, tài khóa và tái
cơ cấu Mục tiêu chính là kích thích tăng trưởng GDP danh nghĩa hiện đang ở mức 0.7% lên mức 2% thông qua kế hoạch đảy mạnh chi tiêu trong ngắn hạn, nghiệp vụthúc đẩy lạm phát của ngân hàng trung ương, và cải cách thúc đẩy thị trường lao độngnội địa và tăng cường hợp tác thương mại “Điều quan trọng ở đây là, trên một số khía
-cạnh nào đó, Abenomics giống như một thí nghiệm chính sách tiền tệ khổng lồ.”
1 Chính sách tiền tệ nới lỏng
Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố chương trình cải cách ba mũi nhọn của mình hồiđầu năm nay Ông đã bắn mũi nhọn đầu tiên là chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhật Bản
đã đề ra một mục tiêu lạm phát rõ ràng 2% và dự kiến sẽ công bố số lượng trái phiếu
mà chính phủ sẽ mua Điều này sẽ phải tiến hành trong một thời kỳ dài hạn hơn so vớiviệc mua tài sản và nằm trong nỗ lực để đẩy lãi suất dài hạn hơn
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã phải đưa ra chính sách về tiền tệ “mạnh
tay”, đạt được thông qua biện pháp nới lỏng định lượng (quantitative easing) 1 mualại gần hết nợ ngắn hạn của chính phủ trong một kế hoạch chi mua tài sản dự kiến bắtđầu vào năm 2014 Haruhiko Kuroda, một người ủng hộ chính sách nới lỏng mạnh tay,
1
Biện pháp nới lỏng định lượng (QE): là một chính sách tiền tệ bất thường được sử dụng bởi các ngân hàng trung ương để kích thích nền
kinh tế khi chính sách tiền tệ tiêu chuẩn đã trở thành không hiệu quả Một ngân hàng trung ương thực hiện nới lỏng định lượng bằng cách mua tài sản tài chính từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác, do đó tăng tiền tệ cơ sở.
Trang 6đã trở thành người đứng đầu ngân hàng trung ương vào tháng 2 năm 2013 trong mộtđộng thái mà Abe tuyên bố úp mở giống như một sự thay đổi cơ chế tại BOJ.
Cụ thể, BOJ đã khởi động quy trình mua trái phiếu Chính phủ dài hạn đầu tiên trịgiá 1.200 tỷ yên, trong chương trình nới lỏng tiền tệ mới có tổng trị giá 6.200 tỷ yên,nhằm đưa tỷ lệ lạm phát đạt mức 2% trong vòng 2 năm tới Khối lượng tiền BOJ in rađược khống chế bằng mức lạm phát đạt 2%, cùng với việc gia tăng chi tiêu công thôngqua gói kích thích kinh tế 114 tỷ USD, để cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các hệ thốngphòng ngừa động đất và tăng chi tiêu quốc phòng Theo giới chuyên môn, việc canthiệp vào tiền tệ lần này của BOJ sẽ làm cho tỷ giá đồng yên giảm xuống, qua đó giúphàng hóa Nhật có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường Vì thế, mặc dù có thể nhậnđược sự cảm thông của các nước cũng như lời cảnh cáo đẩy thế giới cần kề với “cuộcchiến tiền tệ” trong tương lai gần, nhưng Shinzo Abe vẫn quyết định tiếp tục “khởiđộng máy in tiền”, chính thức kích hoạt ngân sách khổng lồ
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, một liều thuốc trấn an không phải giải pháp điềutrị bệnh thích hợp, biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ không thể thay thế các quyếtđịnh có thể khó khăn về mặt chính trị Nhật Bản cần phải đưa nền kinh tế hồi phụctăng trưởng dựa trên nền tảng vững chắc, bao gồm cả việc thực thi các cải cách về cơcấu và tăng cường nguyên tắc tài chính
2 Chính sách tài khóa nới lỏng
Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa được thể hiện qua 2 giai đoạn Giai đoạn 1 sẽ
bổ sung vào ngân sách khoản tiền 13,1 nghìn tỷ yên với hy vọng nền kinh tế sẽ dịchchuyển Khoản tiền này dự kiến sẽ được chi tiêu chủ yếu cho các công trình côngcộng Chuyển sang giai đoạn trong năm tới, thuế giá trị gia tăng ở Nhật Bản sẽ tăng lênnhằm ngăn chặn việc núi nợ cao ngất của Nhật Bản tiếp tục được bồi đắp
Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy tài chính từ việc sử dụng chính sách tài khóalỏng, tung ra hàng loạt gói kích thích với tốc độ dồn dập đến ngỡ ngàng nhằm bơmthanh khoản vào thị trường để phá thế "đá ném ao bèo" Ngày 28/3 Hạ viện Nhật Bản
đã thông qua ngân sách tạm thời 13,1 nghìn tỷ yên (140,24 tỷ USD) cho năm tài chính
Trang 72013 bắt đầu từ ngày 1/4 để tài trợ cho các khoản chi tiêu của chính phủ trong 50 ngàyvới hi vọng nền kinh tế sẽ dịch chuyển.
Ngân sách đã được Thượng viện thông ngày 29-3 là ngân sách tạm thời lớn nhất từtrước đến nay, vượt “kỷ lục” so với năm 1996 (11,6 nghìn tỷ yên) Theo Bộ Tài chínhNhật Bản, trong ngân sách tạm thời 5.430 tỷ yên sẽ được phân bổ cho các khoản chi ansinh xã hội, 2.420 tỷ yên phân bổ cho chính quyền các địa phương và 1,54 nghìn tỷyên cho các dự án công cộng Phát biểu tại Ủy ban ngân sách Hạ viện, Thủ tướngShinzo Abe nhấn mạnh việc chi 1,54 nghìn tỷ yên cho các dự án công là nhằm “khônggây trở ngại cho việc thực hiện các hành động tiếp theo”
Cùng với việc vực dậy kinh tế Nhật Bản, các kế hoạch dự chi ngân sách này còngóp phần hỗ trợ cho chính sách của ông Abe nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòngtrong bối cảnh an ninh khu vực có nhiều thay đổi và để tăng cường công cuộc tái thiếtsau thảm hoạ động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011
Trong vài thập niên qua, các chính quyền của Nhật Bản đã tích lũy một khoản nợlên tới 11.000 tỷ euro, chiếm tới 230% GDP hàng năm của nước này Mức nợ củaNhật Bản còn cao hơn cả mức nợ của Hy Lạp, vốn chiếm 165% GDP của quốc giaNam Âu này
Có lẽ vấn đề lớn nhất và áp lực nhất mà Nhật Bản đang phải đối mặt là tái sinh nềnkinh tế, khắc phục tình trạng giảm phát và kích thích nền kinh tế còn đang trong tìnhcảnh trì trệ Với tình thế trước mắt, Nhật Bản đã để tuột mất vị thế nền kinh tế lớn thứhai thế giới và vẫn chưa chặn được đà tăng trưởng đang lao dốc không phanh Để giảmthiểu nợ công gia tăng và thâm hụt ngân sách, bước tiếp theo trong chính sách của Abe
sẽ phải thắt chặt tài khóa
3 Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế
Chính sách ít được biết đến hơn, cũng là mũi nhọn thứ ba, chính là cải cách cơ cấu.Trong khi chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ giải quyết phần lớn gánh nặng trong ngắnhạn thì tái cơ cấu, điều mà BOJ cho rằng phải làm từ lâu, cũng đã trở thành điểm nổibật trong kế hoạch của Abe Nhật Bản hiện đã rất nhạy bén với những thỏa thuận
Trang 8thương mại tự do, nỗ lực hết sức bảo vệ nông nghiệp, ngư nghiệp và khu vực nôngthôn của nước này.
3.1 Phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của đất nước xứ hoa anhđào Ông Shinzo Abe cho rằng : "Khu vực nào có ngành nông nghiệp phát triển tốt thìkinh tế tổng thể cũng phát triển tốt theo Chúng tôi sẽ bảo vệ ngành nông nghiệp bằngtất cả sức lực của mình" Vì vậy, theo chiến lược mới, Chính phủ Nhật Bản sẽ tậptrung các khu vực sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ thành một cụm quy mô lớn nhằm tăngsức cạnh tranh, đồng thời đặt mục tiêu tăng thu nhập của khu vực nông nghiệp nôngthôn lên gấp đôi sau 10 năm Chính phủ Nhật Bản cũng tìm cách thu hút lao động trẻvào ngành nông nghiệp, hiện nay đang có xu hướng già hóa
“Tình hình khó khăn của ngành nông nghiệp đang gia tăng, chúng tôi sẽ cố gắng để
có thể biến nông nghiệp trở thành ngành kinh tế có sức hút với thanh niên”, Thủ tướngShinzo Abe cho biết thêm
Cơ quan xúc tiến sức cạnh tranh nông nghiệp của Nhật Bản đặt mục tiêu trong nămnay sẽ hoàn thành dự án hoàn chỉnh để hiện thực hóa mục tiêu tăng gấp đôi thu nhậpcủa lao động nông nghiệp, nông thôn
Tại Nhật Bản, số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 3% dân sốđất nước nhưng luôn là đối tượng quan trọng trong các chính sách quốc gia Nhật Bảnhiện đang tự cung ứng được hơn một nửa lượng lương thực và Thủ tướng Nhật bảnShinzo Abe đặt mục tiêu giữ vững tỷ lệ này thông qua các chính sách hỗ trợ của nhànước, bất chấp việc nhiều đối tác thương mại của nước này yêu cầu Nhật Bản dỡ bỏhàng rào bảo hộ nông nghiệp
3.2 Dân số và lao động
Bức tranh về vấn nạn dân số của Nhật Bản - lượng lao động Nhật độ tuổi từ 16 đến
64 đã giảm 6% trong thập kỷ qua - đã trở thành một trong những nguyên nhân lớn nhấtcản trở tăng trưởng Các sáng kiến đã được đưa ra để đối phó với tình trạng này và mộttrong số đó là khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào lực lượng lao độngbằng cách áp dụng các chính sách hỗ trợ chăm sóc trẻ em toàn diện hơn Chính quyền
Trang 9Abe cũng đặt ra một loạt ý tưởng cụ thể về việc sử đổi lại các quy chế trong một sốlĩnh vực then chốt như năng lượng, môi trường, và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
3.3 Tham gia thoả thuận thương mại tự do
Yếu tố đáng chú ý nhất trong kế hoạch tái cấu trúc của Abe phải kể đến quyết địnhgia nhập Hiệp định đối tác xuyên thái Bình Dương (TPP - Trans-Pacific Partnership),một thỏa thuận về tự do thương mại liên khu vựcđược đàm phán giữa các nước Mỹ,
Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và ViệtNam Vào ngày 15 tháng 3 năm 2013, Abe tuyên bố Nhật Bản, quốc gia chiếm 14%hay 146 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với các thành viên TPP, mong muốn đượctham gia vào hiệp định này
Việc tham gia TPP còn đang là một chủ đề gây tranh cãi, tuy nhiên, một số ngànhcông nghiệp có ảnh hưởng chính trị lớn đã kịch liệt phản đối sự tham gia của NhậtBản Ngành nông nghiệp là một ví dụ cho rằng thị phần nông nghiệp nội địa sẽ bịgiáng một đòn mạnh từ sự cạnh tranh của nước ngoài do việc gỡ bỏ hàng rào thuế vàmột số biện pháp bảo hộ Những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lo ngại hệthống bảo hiểm y tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi TPP yêu cầu người dân Nhật muathuốc và dụng cụ y tế ngoại Bất chấp những vấn đề nội địa mang tính nhạy cảm, Abevẫn mong mỏi Nhật Bản cần phải chớp lấy cơ hôi “cuối cùng” để giữ vững vị trí làmột thế lực kinh tế tại châu Á
1.1 Cán cân xuất - nhập khẩu:
Thủ tướng Abe hy vọng rằng việc nới lỏng tiền tệ sẽ kéo tỷ giá xuống, điều nàymang lại lợi thế lớn về mặt xuất khẩu JPY đã tăng 7.8% so với đồng USD (tỷ giá Mỹgiảm) kể từ cuối năm 2012, chấm dứt 27 tháng tỷ giá (đối với USD) ở mức thấp cho
Trang 10đến tháng 12 năm ngoái và khiến các doanh ngiệp dự đoán vào một sự bật lên trongsản xuất.
Trong tháng 4/2013 vừa qua, tình hình xuất nhập khẩu của Nhật có nhiềuchuyển biến tích cực: kim ngạch xuất khẩu đạt 6,27 nghìn tỷ yên tăng 1,1%vượt quá ước tính trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu tăng thấp hơn mức tăngcủa tháng 2(11,9%) chỉ tăng 5,5% song vẫn đang trên đà tăng mạnh Thâm hụtcán cân thương mại giảm so với tháng 3 Có được sự tăng trưởng này là dođồng yên suy yếu và chi phí nhập khẩu nhiên liệu cao hơn.2
Ngay sau khi ông Shinzo Abe tích cực cải thiện chính sách tiền tệ: BOJ canthiệp làm suy yếu tỷ giá của đồng yên, hàng hóa Nhật Bản ngày càng có sứccạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, điều đó không những mang lại lợi íchcho các nhà xuất khẩu mà còn khôi phục bước đầu niềm tin từ các nhà đầu tưvào kinh tế đất nước, tăng đầu tư nước ngoài (Từ đầu năm 2013, đồng Yên đãgiảm giá tới 15% so với USD và 13% so với euro, mạnh nhất trong 16 đồngtiền lớn được Bloomberg theo dõi).3
1.2 Thị trường chứng khoán
Hồi đầu tháng 4 năm nay, sau khi BOJ bất ngờ quyết định tung ra chính sáchnới lỏng tiền tệ mạnh tay, nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%, thúc đẩy lượngcung tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ cũng như mua lại các tài sản rủi
ro thì thị trường chứng khoán của Nhật đã có một phiên tăng giá kỉ lục vàongày thứ 6 (5/4/2013)
Ngay sau đó :
Chỉ số Topix của tất cả các mã Khu vực 1 trên Sàn giao dịch chứng khoánTokyo tăng 7,26 điểm, tương đương 0,73%, lên 998,6 điểm Các mã tăng điểmthuộc về các hãng sản xuất lốp xe, vận tải đường bộ và các hãng xe hơi trongkhi mã giảm giá đến từ các công ty sắt thép, giấy và bảo hiểm
Chỉ số Nikkei 225 tăng 204,03 điểm, tương đương 1,7%, so với ngày 2/4 lên12.207,46 điểm Đặc biệt chỉ số Nikkei 225 đã đạt mức giao dịch cao nhất trongvòng 5 năm 4 tháng qua vào sáng 16/5/2013
2Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, dữ liệu tháng 04/2013.
Trang 11 Giá cổ phiểu của nhiều công ty Nhật Bản niêm yết tại thị trường Mỹ đã tăngmạnh, cụ thể như cổ phiếu Toyota Motor tăng 4,7% lên 105,63 USD, cổ phiếuWisdomTree Japan ETF tăng 7,5% lên 43,88 USD Ngoài ra thì nhóm cổ phiếutài chính trên thị trường Mỹ cũng đạt được mức tăng giá ấn tượng Chỉ số S&P
500 mảng tài chính tăng 0,9%.4
Hy vọng nằm ở sự tăng doanh thu của doanh nghiệp sẽ dẫn tới tăng lương, từ đóthúc đẩy tiêu dùng cá nhân và tăng giá trị các cổ phiếu trên thị trường Cho đến nay,thị trường đã ghi nhận: đến tháng 3/2013, các cổ phiếu Nhật Bản đã tăng 18%, gầnnhư gấp đôi mức tăng 8.5% của chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ Những nỗ lực này kết
hợp lại có thể tạo ra hiệu ứng tài sản (wealth effect) 5, điều mà chính quyền Abe hyvọng sẽ giúp đạt được tăng trưởng cao với việc gia tăng tiêu dùng của người dân
1.3 Thị trường bất động sản
Abenomics đã làm hồi sinh thị trường bất động sản vốn đang ảm đạm ở Nhật
Bản BOJ đang mua lại các tài sản tài chính, trong đó có bất động sản Cácchính sách được thực thi cũng đang có tác động tích cực tới thị trường bất độngsản Trong số 10 cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất trên thị trường chứng khoán
Nhật sau khi thực hiện Abenomics thì có 5 mã là của các công ty bất động sản.
Mặc dù việc kinh doanh bất động sản vẫn đang trên đà giảm giá song tốc độgiảm giá bất động sản đang chậm lại Theo chính phủ Nhật Bản cho biết giá nhàđất giảm năm thứ 5 liên tiếp nhưng chỉ giảm 1,8% - đây là mức thấp nhất kể từnăm 2008 khi nhu cầu tại các đô thị trung tâm làm chậm xu hướng giảm giá.6
1.4 Các ngân hàng đầu tư
Chính sách kinh tế của Nhật Bản - Abenomics nhìn chung đã cải thiện được phần
lớn nền kinh tế Nhật về nhiều lĩnh vực, trong đó các ngân hàng đầu tư ở Nhật đang làmột trong những bộ phận được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách đó Nhờ việc cung
4Nguồn:Tạp chí Tài chính, cơ quan của Bộ Tài chính, dữ liệu 16/05/2013.
5Hiệu ứng tài sản: chỉ sự điều chỉnh tiêu dùng của cá nhân khi thấy giá trị tài sản (nhất là nhà ở, chứng khoán) của mình thay
đổi Người tiêu dùng có thể tiêu dùng nhiều hơn khi có nhiều tài sản hơn, và có thể tiêu dùng ít đi nếu tài sản bị giảm đi Tuy liên quan đến hành vi tiêu dùng của cá nhân, song hiện tượng hiệu ứng tài sản thường được quan tâm hơn trong kinh tế học vĩ
mô khi tranh luận về tác động của các chính sách kinh tế và hiện tượng kinh tế tới tổng cầu.
6
Trang 12cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư mà hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho cả cổphiếu và trái phiếu của các ngân hàng đang ngày càng tăng mạnh:
Cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh cổ phiếu và trái phiếu bùng nổ mạnh mẽ từ đầu
2013 tại Nhật Bản: Phát hành cổ phiếu của các công ty tăng gấp 3 lần lên 1.700
tỷ yên (17 tỷ USD) và phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng lên 3.100 tỷ yên
so với cùng kỳ năm ngoái
Năm 2013, có 18 công ty chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, tăng15% so với cùng kỳ năm 2012
Dịch vụ môi giới chứng khoán cũng “được mùa” bởi thị trường chứng khoánliên tục tăng điểm với hàng loạt các gói kích thích kinh tế.7
1.5 Những thuận lợi khác từ chính sách kinh tế Abenomics cho sự trở lại
thành công của Nhật Bản còn phải kể tới:
Các khoản đầu tư vào hạ tầng đã phát huy hiệu quả, các hệ thống phòng ngừađộng đất, lợi ích công cộng và chất lượng hạ tầng ngày càng được cải thiện tốt
Hệ thống thể chế vững chắc, tái cấu trúc kinh tế
Cải thiện năng suất và tăng sự tham gia vào lực lượng lao động của nữ giới làmgiảm thất nghiệp,lực lượng lao động được đào tạo tốt với kỹ năng kỹ thuật vàthiết kế chính xác cao
Vị trí địa lý thuộc khu vực kinh tế năng động nhất (có lẽ cũng là duy nhất) thếgiới vào lúc này, cam kết lâu dài về bảo vệ môi trường
Khoảng cách bất bình đẳng xã hội nhỏ dần 8
Hiệu quả bước đầu
Các chuyên gia cho rằng, có thể vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả thực sự của
Abenomics, nhưng thị trường chứng khoán Nhật Bản đã có dấu hiệu tích cực, tăng
hơn 30% trong mấy tháng qua Đồng Yên giảm giá cũng mang lại lợi ích cho các nhàxuất khẩu, niềm tin của các nhà đầu tư được khôi phục bước đầu, dòng tiền đã luânchuyển khá mạnh mẽ
7