điện tử công nghệ thông tin

10 435 0
điện tử công nghệ thông tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC HÀNH BUỔI 1 Môn: Điện tử cho công nghệ thông tin Lớp: NT102.E21.2 1.3.1 Khảo sát bộ thí nghiệm * Sơ đồ board mạch thí nghiệm như Hình 1-1 Trong sơ đồ Bộ thí nghiệm gồm có các khối như sau: - Khối transistor các loại PNP và NPN, transistor FET – board số 1. - Khối điện trở các loại – board số 2. - Khối tụ các loại, quang trở, cuộn dây, điện trở – board số 3. - Khối diode rời, diode cầu, tụ lớn các loại để lọc nguồn, IC ổn áp với điện áp cố định: ổn áp dương 7805, ổn áp âm 7905, ổn áp dương có điều chỉnh LM317, ổn áp âm có điều chỉnh LM337, 1 relay, 2 nút nhấn, 2 IC 555 thực hành mạch dao động, mạch đơn ổn, 2 SCR, 2 triac, 2 DIAC, 6 diode zener 3V, 4,7V và 5,6V, có 3 led đơn 5ly có điện trở hạn dòng 1k – board số 4. - Khối các IC tương tự gồm 4 IC 741, 2 IC 081 và 1 IC 082, 1 IC LM324. Các IC số cổng logic cơ bản gồm IC 74LS00, 74LS08, hai IC 74LS32 và 1 IC 74HC14, 2 opto 4N35 – board số 5. - Khối IC số gồm 2 IC flip-flop 74LS112, 1 thanh ghi dịch 8 bit 74164, 1 IC đếm Johnson 4017, 2 IC đếm BCD 7490, 2 IC đếm BCD đếm lên đếm xuống và đặt trước số đếm, IC giải mã 74247, 1 IC đếm nhị phân 4 bit 7493– board số 6. - Khối switch gạt gồm 16 SW, 4 biến trở tinh chỉnh: 2 cho 5K và 2 cho 10K, 8 điện trở công suất như 4 còn trống chưa hàn, 1 cặp led thu phát hồng ngoại, 2 biến trở để điều chỉnh nguồn cho V+ và V - của board nguồn – board số 7. - Khối biến trở gồm 8 loại biến trở các loại thường dùng – board số 8. - Khối hiển thị 8 led đơn qua IC đệm 74LS245, 4 led 7 đoạn: với 2 led chưa giải mã gồm 1 anode chung và 1 cathode chung, 2 led còn lại đã qua IC giải mã, dao động tạo xung vuông nhiều cấp tần số, 2 mạch đơn ổn với 2 nút nhấn để tạo xung đơn ổn, có 3 led báo cho biết tương ứng với 3 cấp tần số thấp nhất, vi điều khiển PIC vừa tạo xung và báo ngắn mạch nguồn: khi bị ngắt mạch thì relay sẽ ngắt cho đến khi hết ngắn mạch – board số 9. - Khối nguồn nằm bên trong hộp. 1.3.2 Khảo sát từng khối 1.3.2.1 Khối transistor: - Khối này có các loại transistor như Hình 1-2. Mỗi transistor đều có tên theo thứ tự T và tên của transistor, mỗi transistor đều có tên cho từng chân và sử dụng 3 hàng của breadboard. - Transistor loại NPN gồm: có 4 transistor C1815 và có 3 transistor D468. - Transistor loại PNP gồm: có 4 transistor A1015 và có 3 transistor B562. - Fet gồm có 4 transistor K30A 1.3.2.2 Khối điện trở các loại - Khối này gồm điện trở các loại được sử dụng cho các bài thí nghiệm. - Các điện trở đều có tên và giá trị, mỗi điện trở có 2 chân và sử dụng 2 hàng của breadboard. 1.3.2.3 Khối tụ điện các loại - Khối này gồm tụ điện các loại được sử dụng cho các bài thí nghiệm. - Các tụ điện có giá trị từ 470pF đến các tụ có giá trị 10µF. Mỗi loại có 2 đến 4 tụ. Có 2 cuộn dây có giá trị 10mH. - Các tụ điện đều có tên và giá trị, mỗi tụ điện có 2 chân và sử dụng 2 hàng của breadboard. 1.3.2.4 Khối diode đơn, diode cầu, IC ổn áp, SCR, TRIAC - Khối này gồm có 8 diode thường và 1 diode cầu 1A, các tụ có giá trị 220µF, 470µF và 1000 µF. - Có 6 diode zener các loại với 3 cấp điện áp: 3V, 4V7 và 5V6. - Có 1 IC ổn áp dương 7805, 1 IC ổn áp âm 7905. - Có 2 IC ổn áp có thể điều chỉnh được 317 và 337. - Có 2 triac và 2 SCR va 2 diac. - Có 1 transistor A671 và 1 transistor H1061. - Có 2 IC 555. - Có 1 relay và 2 nút nhấn thường hở. 1.3.2.5 Khối IC tương tự và IC số - Khối này gồm có các IC tương tự: 741, 081, 082, 324 và 2 opto. - Phần IC số gồm các cổng logic cơ bản: cổng NAND 7400, Cổng AND 7408, 2 IC Cổng OR 7432, 1 IC cổng NOT 7414. - Các IC tương tự đã được cấp nguồn ±12V. - Các IC số đã được cấp nguồn 5V. 1.3.2.6 Khối IC số chức năng - Khối này gồm có các IC số: 2 IC flip-flop 74112, 1 IC đếm Johnson 4017, 1 IC thanh ghi dịch 74164, 2 IC đếm BCD 7490, 2 IC đếm lên/đếm xuống 74192, 1 IC giải mã 74247, 1 IC đếm nhị phân 7493. - Các IC số đã được cấp nguồn 5V. 1.3.2.7 Khối biến trở - Khối này gồm có các loại biến trở có giá trị ghi trên board mạch như hình 1.3.2.8 Khối switch, điện trở công suất - Khối này gồm có 16 switch gạt on-off tạo mức logic 0 và 1. - Có 4 điện trở công suất 3W. - Có 2 biến trở lớn để điều chỉnh nguồn điện áp cho 317 và 337. - Có 2 led thu phát hồng ngoại. - Có 2 contact S1 và S2. 1.3.2.9 Khối dao động và hiển thị - Khối này gồm có 8 led đơn đã qua IC đệm 74LS245. - Một led 7 đoạn loại cathode chung – chưa giải mã với chân Cathode đã nối mass và các đoạn A, B, C, D, E, F, G đã nối với điện trở hạn dòng 470. - Một led 7 đoạn loại cathode chung – chưa giải mã với chân Anode đã nối Vcc = 5V và các đoạn , , , đã nối với điện trở hạn dòng 470. - Hai led 7 đoạn đã qua IC giải mã 74247 với các ngõ vào là QA3, QA2, QA1, QA0 và QB3, QB2, QB1, QB0. - Có các ngõ ra dao động cung cấp tần số: 1Hz, 10Hz, 100Hz, 1KHz, 10KHz và 100KHz. - Có các ngõ ra điện áp AC: 0~, 6~, 9~, 12~, 15~, 18~, 24~. Chú ý không có điện áp 3~. - Có các nguồn cung cấp ±5V, ±12V và các nguồn điều chỉnh V+ và V- của IC ổn áp 317 và 337. - Cách kiểm tra các led 7 đoạn: - Led7_1 [cathode chung]: dùng 1 sợi dây điện 1 đầu nối với +5V, đầu còn lại nối lần lượt các cột của testboard có tên là - G, F, E, D, C, B, A thì các đoạn tương ứng sẽ sáng. - Led7_2 [anode chung]: dùng 1 sợi dây điện 1 đầu nối với 0V, đầu còn lại nối lần lượt với các cột của testboard có tên là - , , , , , , thì các đoạn tương ứng sẽ sáng. - Led7_3 [giải mã anode chung]: dùng 4 sợi dây điện nối 4 SWITCH gồm: SW1, SW2, SW3, SW4 với 4 ngõ vào - [QB3QB2QB1 QB0] và chuyển đổi vị trí 4 SW tạo ra các trạng thái từ 0000 đến 1001 thì led sẽ sáng từ số 0 đến số 9. - Led7_4 [giải mã anode chung]: dùng 4 sợi dây điện nối 4 SWITCH gồm: SW1, SW2, SW3, SW4 với 4 ngõ vào [QA3QA2QA1QA0] và chuyển đổi vị trí 4 SW tạo ra các trạng thái từ 0000 đến 1001 thì led sẽ sáng từ số 0 đến số 9. 1.3.2.10 Khối nguồn - Khối nguồn nằm trong bộ thí nghiệm, có bảo vệ ngắn mạch. Khi bị ngắn mạch thì điện áp sẽ giảm và mạch sẽ ngắn nguồn và bạn phải tháo các dây nối ra và tắt - mở lại nguồn, nếu hết ngắn mạch thì nguồn sẽ tự động mở lại, còn nếu vẫn bị ngắn mạch thì mạch vẫn cắt nguồn. 1.5 Câu hỏi ôn tập 1. Hãy kể tên các loại linh kiện điện tử cơ bản và công dụng của từng loại linh kiện 2. Hãy kể tên các loại IC trên kit và chức năng của IC đó Bài Làm 1. Các loại linh kiện điện tử cơ bản, gồm: a. Điện trở: • Khái niệm: - Là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện, hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tỉ lệ với cường độ dòng điện qua nó. • Công dụng: - Cản trở dòng điện. b. Transistor • Khái niệm: - Là một linh kiện bán dẫn thường được sử dụng như một thiết bị khuếch đại hoặc một khóa điện tử. • Công dụng: - Khuếch đại tín hiệu Analog, chuyển trạng thái của mạch Digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ tạo dao động v vv c. IC • Khái niệm: - Là một mạch điện tử mà các thành phần tác động và thụ động đều được chế tạo kết tụ trong hoặc trên một đế(subtrate) hay thân hoặc không thể tách rời nhau được. Đế này, có thể là một phiến bán dẫn hoặc một phiến cách điện. • Công dụng: - Khuếch đại tín hiệu Analog, chuyển trạng thái của mạch Digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ tạo dao động 2. Các loại IC trên kit và chức năng: - IC tương tự: 741, 081, 082, 324 và 2 opto - Các IC số: 2 IC flip-flop 74112, 1 IC đếm Johnson 4017, 1 IC thanh ghi dịch 74164, 2 IC đếm BCD 7490, 2 IC đếm lên/đếm xuống 74192, 1 IC giải mã 74247, 1 IC đếm nhị phân 7493. . Khái niệm: - Là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện, hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tỉ lệ với cường độ dòng điện qua nó. • Công dụng: - Cản trở dòng điện. b. Transistor • Khái niệm:. khóa điện tử. • Công dụng: - Khuếch đại tín hiệu Analog, chuyển trạng thái của mạch Digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ tạo dao động v vv c. IC • Khái niệm: - Là một mạch điện. BÁO CÁO THỰC HÀNH BUỔI 1 Môn: Điện tử cho công nghệ thông tin Lớp: NT102.E21.2 1.3.1 Khảo sát bộ thí nghiệm * Sơ đồ board mạch thí nghiệm như

Ngày đăng: 03/05/2015, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan