Chính vì ý nghĩa quan trọng của địa danh như vậy mà địa danh học đang ngày càng được sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, địa lý học, địa lý lịch sử, dân tộc họ
Trang 1Lời nói đầu
Địa danh, nói nôm na là tên đất, có nghĩa là tên gọi của tất cả các đối
tượng tự nhiên và nhân tạo tồn tại trên bề mặt đất: sông, núi, hồ, ao, làng, xã, cầu, đường, bến, bãi v.v và v.v
Người Việt Nam luôn luôn gắn bó với mảnh đất mình sinh sống Họ quan niệm rằng: “Cây có cội, nước có nguồn”; đất là “Nơi chôn nhau, cắt rốn”;
“Người ta là hoa đất” ; “Địa linh nhân kiệt” Có lẽ vì vậy mà địa danh rất thường gặp trong tục ngữ, ca dao, dân ca Địa danh trở thành câu nói cửa miệng của người dân : «Trai Nhơn Ái, Gái Nha Mân » ; «Trai Cầu Vồng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim»; “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa ” v.v
Địa danh học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về địa danh Khoa
học này có mầm mống từ rất sớm và được ra đời vào khoảng thế kỷ XIX Hiện nay ngành này rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc
Tuy nhiên, ở nước ta ngành Địa danh học còn khá mới mẻ Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nước ta chỉ mới có những sưu tập địa danh và một vài nghiên cứu lẻ tẻ về địa danh chứ chưa có các công trình nghiên cứu toàn
bộ địa danh một vùng hay cả nước Các nghiên cứu này thường chỉ nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó mà chưa mang tính hệ thống Thậm chí, trên thực tế có rất nhiều kiến giải địa danh mang tính chất suy diễn chủ quan, ít có giá trị khoa học Như vậy, có thể nói rằng, ở Việt Nam, địa danh học đang trong quá trình hình thành
Địa danh có ý nghĩa rất to lớn trong khoa học cũng như trong đời sống Nghiên cứu địa danh giúp ta hiểu rõ hơn về một vùng đất; hơn nữa, nó còn giúp ta hiểu về quá trình hình thành các đối tượng địa lý, các địa phương, các dân tộc Chính vì ý nghĩa quan trọng của địa danh như vậy mà địa danh học đang ngày càng được sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau như
sử học, địa lý học, địa lý lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học v.v Xuất phát từ nhu cầu giảng dạy về địa danh học Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn biên soạn tài liệu này.Lần đầu tiên biên soạn,do những khó khăn khách quan và chủ quan, tài liệu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế.
Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét và góp ý của các thế hệ sinh viên và bạn bè đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu để chúng tôi tiếp tục bổ sung, sửa chữa nhằm làm cho tài liệu này ngày càng hoàn thiện hơn.
Cần Thơ, năm 2005
Người biên soạn
Trang 2CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU VỀ ĐỊA DANH HỌC
1 KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ CỦA ĐỊA DANH HỌC
1.1 Khái niệm:
Hãy tự tìm và ghi ra 10 địa danh
Địa danh nghĩa là tên đất (danh: tên gọi; địa: đất, vùng đất, địa bàn, địa điểm, địa phương,
nơi chốn ); có nghĩa làì tên gọi của các địa điểm hay địa phương khác nhau
Địa danh học là khoa học về địa danh Nói cụ thể hơn, địa danh học là ngành khoa học
chuyên nghiên cứu về ý nghĩa, nguồn gốc, cấu tạo của địa danh, các phương thức đặt tên cho địadanh và biến đổi của địa danh v.v…
Thuật ngữ quốc tế Toponymy có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa như vậy:
“Topos” (địa phương); “Onoma” (tên gọi)
Hãy so sánh: Địa danh, Địa điểm và Địa chỉ.
1.2 Vị trí của địa danh học:
Địa danh học là một bộ phận thuộc ngành Danh học (Onomastics - Khoa học về tên gọi).
Danh học được chia thành các ngành bộ phận là: Địa danh học (tên đất), Tộc danh học (tên dòng họ), Nhân danh học (tên người), Hiệu danh học (tên nhãn hiệu, bảng hiệu, sản phẩm…)
Đến lượt mình, địa danh học lại chia thành các bộ phận : Địa danh Địa lý, Địa danh Lịch
sử, Địa danh Văn hoá, Địa danh Du lịch Các ngành này tuy đi sâu vào nghiên cứu từng lĩnh vựccủa địa danh nhưng luôn có sự liên hệ với nhau rất chặt chẽ
DANH HỌC
Hình 1: Sơ đồ vị trí của địa danh học
Các ngành trong danh học có liên quan chặt chẽ với nhau
Hãy tìm thêm những ví dụ trong các trường hợp sau:
+ Dùng tên người để đặt tên đất:
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, đường Trần Hưng Đạo
+ Dùng tên đất để đặt tên người:
Ví dụ: Tam Nguyên Yên Đổ, Âu Cơ, Út Trà Ôn, Tản Đà
+ Dùng tên đất để đặt tên hiệu:
Ví dụ: Bia Sài Gòn, Công ty Hương Giang ; Mực Cửu Long
Địa danh Địa lý
Trang 32 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nhìn chung, môn Địa danh học ở Việt Nam với tư cách là một một lĩnh vực nghiên cứu độclập hay một ngành khoa học thực sự còn đang trong quá trinh hình thành Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu có liên quan đến địa danh đã được bắt đầu từ khá sớm Do những nhu cầu khác nhau,người ta đã tiến hành nghiên cứu về địa danh từ nhiều góc độ Những nội dung nghiên cứu liênquan đến địa danh học thường gắn với các nghiên cứu và ghi chép về địa lý, lịch sử, ngôn ngữ,văn hoá, v.v Có thể phân chia khái quát lịch sử nghiên cứu địa danh thành hai giai đoạn chínhnhư sau:
1.2 Giai đoạn ghi chép, mô tả địa danh:
Tài liệu ghi chép, mô tả về địa danh lúc đầu đều bắt nguồn từ các bộ chính sử Do đặc điểm
thực tế nước ta phải trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nên tài liệu sách vở bị mất mát rất nhiều
Việt sử lược là bộ sách biên niên sử xưa nhất của nước ta còn truyền được đến nay Theo
Đào Duy Anh, bộ sách này được biên soạn vào đời Trần, tác giả khuyết danh1, sách này được lưu
ở bộ Tứ khố toàn thư của Trung Quốc.
Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu cũng đã mất chỉ còn một số lời bình được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Hồng Đức.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục do sử thần đời Nguyễn căn cứ vào sách
Đại Việt sử ký toàn thư mà biên soạn lại
Nhưng tài liệu ghi chép có tính chuyên sâu về địa danh phải là các sách địa dư chí Tài liệu
xưa nhất còn được giữ đến nay phải kể đến cuốn An Nam chí lược (Quyển 1), tác giả là Lê Tắc.
Quyển ấy chép danh sách các khu vực hành chính, núi sông và danh thắng nổi tiếng ở nước ta
đương thời (Lê Tắc là Việt gian đời Trần đầu hàng quân Nguyên, sách này viết ở Trung Quốc năm 1333).
Đặc biệt cuốn Địa dư chí của Nguyễn Trãi (viết xong năm 1435), được vua Lê Thái Tông
sai Nguyễn Thiên Tùng viết phần “Tập chú”, Nguyễn Thiên Tích viết phần “Cẩn án”, Lý Tử Tấn viết phần “Thông luận” Đây là tài liệu xưa nhất và đáng tin cậy nhất về địa danh nước ta thời
Trần mạt và Lê sơ (thế kỷ XIV- XV)
Sách Lê triều hội điển (khoảng 1732-1780) có quyển “Hộ thuộc” ghi chép về các địa danh
hành chính đương thời
Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, trong đó quyển VI “Phong vực” ghi chép khá chi
tiết các địa danh ở ba trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang
Ô Châu cận lục của Dương Văn An đời Mạc chép về địa danh vùng Thuận Quảng
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép về các mặt của vùng Thuận Hóa khi ông được cử
làm Đốc thị xứ Thuận Hóa (Sau khi quân Trịnh chiếm Thuận Hóa của chúa Nguyễn năm 1775)
Về thời Nguyễn có các sách địa chí tiêu biểu như:
Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (soạn xong năm 1806, thời Gia Long)
Ngoài ra còn phải kể đến các sách:
Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
1 Theo Trần Quang Trân (Nghiên cứu về Việt Nam trước công nguyên, NXB Thanh Niên 2001) thì sách này do Trần
Ích Tắc (chú của vua Trần Anh Tông) đem gia quyến theo hàng quân Nguyên và sống lưu vong ở TQ Khi nhà Trần đánh bại quân Nguyên, ông hổ thẹn mà không dám nêu tên mình khi viết sách Ăn năn vì lỗi lầm của mình, ông muốn được đóng góp với nhân dân nên tra cứu những tư liệu của Đỗ Thiên (đời nhà Lý) và các sách TQ để viết cuốn
Đại Việt sử lược (Bản gốc được gởi về nước cho người bạn cùng với thư tâm huyết để bộc lộ tâm tư) Bản lưu trong
Tứ khố toàn thư đã bị người TQ sửa đổi về tên gọi (Việt sử lược) và một số nội dung, câu chữ
Trang 4Việt dư thặng chí toàn biên của Lý Trần Tấn đời Gia Long
Hoàng Việt địa dư chí đời Minh Mạng
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Minh Mạng
Đại Nam địa dư toàn biên (hay Phương đình địa dư chí) của Lê Văn Siêu đời Minh Mạng Thối thực ký văn của Trương Quốc Dung đời Minh Mạng
Đại Nam thống chí thời Thiệu Trị
Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng (Quyển II và III: “Địa lý khảo”)
Đồng Khánh địa dư chí (soạn năm 1886)
Đại Nam cương giới vực biên của Hoàng Hữu Xứng đời Đồng Khánh
Đại Nam nhất thống chí thời Duy Tân.
Các nghiên cứu về địa danh trong các sách địa phương chí thời Nguyễn có những tác phẩm
quan trọng như:
Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch
Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật
Cao Bằng ký lược của Phạm An Phủ
Như vậy, tài liệu về địa danh và địa lý học xưa nhất ở nước ta là những tác phẩm đời Trần
và thời Lê Sơ Muốn nghiên cứu địa lý và địa danh các thời kỳ sớm hơn thì phải nhờ đến các thư
tịch của Trung Quốc Những tác phẩm quan trọng nhất là những bộ chính sử, đặc biệt là phần
“Địa lý chí” hay “Địa dư chí” của các tác phẩm ấy Bên cạnh đó, còn có các sách chuyên về địa
dư chí hay địa phương chí đáng lưu ý là:
Thuỷ kinh chú do Lê Đạo Nguyên chú giải sách Thuỷ kinh 2 xưa, sách soạn vào khoảng
515-526 triều Bắc Ngụy Đến thời Thanh, Dương Thủ Kính biên soạn Thuỷ kinh chú sớ, đây là
công trình mang tính tổng kết các công trình nghiên cứu về Thuỷ kinh chú từ trước tới bấy giờ.
Trong các sách này, phần ghi chép về các sông miền nam Trung Quốc có nhiều tài liệu liên quanđến địa danh nước ta
Cùng với sách Thuỷ kinh chú sớ còn có sách Thuỷ kinh chú đồ cũng do Dương Thủ Kính
soạn Đây là tập bản vẽ các dòng sông minh hoạ cho Thuỷ kinh chú sớ Ngoài ra còn có sách
Thuỷ kinh chú tây nam chư thuỷ khảo do Trần Phong soạn năm 1847 Đây là sách khảo cứu về
các sông thuộc tây nam Trung Quốc
Sau đó có thêm các sách Thông điển của Đỗ Hựu đời đường, Thông chí của Trịnh Tiêu đời Tống, Thông khảo của Mã Đoan Lâm đời Tống (còn gọi là Tam thông), Nguyên Hoà quận huyện chí của Lý Cát Phu đời đường, Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sở đời Tống Các sách
này đều có những quyển chép riêng về địa danh và địa lý nước ta vào đời Đường, Tống
Vào đời Minh, Thanh có sách Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng và An Nam chí của Cao
Hùng Trưng là những tác phẩm có nhiều tài liệu liên quan đến địa lý, địa danh nước ta lúc đươngthời
Đại Minh nhất thống chí là bộ sách địa chí lớn nhất của nhà Minh có quyển 90 nói về
nước ta
Đại Thanh nhất thống chí (còn gọi là Gia Khánh trùng tu nhất thống chí ) là sách địa chí
của nhà Thanh có quyển 553 nói về nước ta Hai bộ sách này có nhiều tài liệu phục vụ nghiêncứu về địa danh, nhất là các đường giao thông giữa Trung Quốc và nước ta thời ấy
Tiếp theo là các bộ sách Quảng dư ký của Lục Bá Linh (biên soạn năm 1600, tái bản 1686), quyển 26 nói về nước ta; Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư của Cố Viêm Vũ (thế kỷ XVII), quyển
118 nói về nước ta; Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tổ Vũ (xuất bản năm 1667), từ quyển 106
đến quyển 112 nói về tỉnh Quảng Tây có phần phụ lục chép nhiều tài liệu liên quan đến địa danhnước ta
2 Thuỷ kinh là sách ghi chép về các tuyến đường thuỷ (sông suối nói chung)
Trang 5Sang thời Pháp thuộc, từ đầu thế kỷ XX, giáo sỹ L.Cadière viết những bài nghiên cứu về
Quảng Bình:
“Géogaraphie historique du Quảng Bình d’après les annales impériales”(Địa lý lịch sử
tỉnh Quảng Bình theo quốc triều thực lục), BEFEO3, II;
“Les lieux historiques du Quảng Bình”(Những địa điểm địa lý lịch sử tỉnh Quảng Bình),
“La géographie politique de L’Annam sous les Lý, les Trần et les Hồ”(Địa lý chính trị các
triều Lý, Trần, Hồ), BEFEO, XVI
“Le royaume de Văn Lang”(Vương quốc Văn Lang)
Tiếp theo, L.Aurosseeau có các bài nghiên cứu:
“La première conquête Chinoise des pays Annamiles”(Tượng quận vị trí khảo), BEFEO,
XXIII;
“Le Tonkin ancien”(Xứ Bắc Kỳ xưa), BEFEO, XXXVI), 1923
v.v
2.2 Giai đoạn nghiên cứu chuyên về địa danh:
Khác với giai đoạn đầu, ở giai đoạn này, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chuyên vềđịa danh, tức là coi địa danh là đối tượng nghiên cứu Có thể chia thành ba hướng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu địa danh như một công cụ: Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể
ra các công trình sau:
Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh (1964) là bộ sách địa lý lịch sử đã hệ
thống hóa các địa danh trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của Việt Nam
Những thay đổi về địa lý hành chính trong thời kỳ Pháp thuộc của Vũ Văn Tỉnh, 1972 Phương pháp vận dụng địa danh học trong nghiên cứu địa lý học lịch sử cổ đại Việt Nam
của Đinh Văn Nhật, 1984
Việt Nam - cái nhìn địa văn hóa của Trần Quốc Vượng (1998) trong đó có tập trung giải
quyết những vấn đề về địa danh văn hoá của nhiều địa phương trong cả nước
v.v
+ Xây dựng các sách từ điển (sổ tay) về địa danh:
Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XX do Viện Hán Nôm biên soạn, 1981.
Số tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh, 1996.
Sổ tay địa danh Việt Nam của Nguyễn Dược và Trung Hải, 1999.
v.v
+ Nghiên cứu lý thuyết Địa danh học Việt Nam:
Hiện nay, ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu lý luận về địa
danh học Việt Nam Điều đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời ngành “Địa danh học Việt Nam” Có thể
kể đến một số tác phẩm nghiên cứu về địa danh như:
Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ của Hoàng Thị Châu (1969)
Thử bàn về địa danh Việt Nam của Trần Thanh Tâm (1976)
Bàn về tên làng Việt Nam của Thái Hoàng (1982)
3 Viết tắt của: Bulletin de :L’Ecole francaise d’Eirême - Orient
Trang 6Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh thành phố Hồ Chí Minh) của
Lê Trung Hoa (1991, 2003)
Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu (2000)
v.v
3 QUAN HỆ GIỮA ĐỊA DANH HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC
3.1 Địa danh học và ngôn ngữ học
Địa danh học có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ học Việc nghiên cứu địa danh giúp
người ta biết được các từ cổ nay không còn dùng nữa Chẳng hạn, các từ hóc (trong Hóc Môn) nghĩa là dòng nước nhỏ; thủ (trong Thủ Thừa) nghĩa là đồn canh thời phong kiến; nhum (trong
Cái Nhum) nghĩa là tên một loài cây giống cây cọ, có nhiều gai, v.v…
Mặt khác, nhờ nghiên cứu ta biết được những địa danh đã bị biến đổi cách phát âm, cáchviết ngữ âm.Ví dụ: An Thịt (Ăn Thịt), Dần Xây (Giằng Xay), Thị Đội (Thị Đôi), Thơm Rơm(Tham Rom), Lôi Giang (Lôi Giáng), Bảo Lộc (B’Lao), Lâm Viên (Lang Biang) v.v…
3.2 Địa danh học và địa lý học
Địa danh học có liên quan rất chặt chẽ với địa lý học Trước hết, thông qua địa danh người
ta thấy được những đặc trưng về từng vùng lãnh thổ Ví dụ, “pu” (hay “phu”, “bu” ) là đặc trưng cho địa danh chỉ núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Pu Luông…; “chử”
(hay “cử”, “chư” ) là đặc trưng cho địa danh núi ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ: Chử Yang Sin,
Chử Pan, Chử Dru, Chư Chân,…; “nậm” (hay “nam”, “nặm” ) là đặc trưng cho địa danh chỉ
sông suối ở Tây Bắc: Nậm Mu, Nậm Thi, Nậm Rốm, Nậm Tè, Nam Song, …
Thông qua địa danh người ta còn có thể hiểu được nguồn gốc của các đối tượng địa lý Ví
dụ, các địa danh “hòn”, “giồng” ở vùng ven biển
Đặc biệt, địa danh còn giúp các nhà nghiên cứu tìm ra mỏ quặng như Ngân Sơn (Núi Bạc), Lùng Lếch (Lũng Sắt), Bố Tày (Mỏ Đồng), Kim Bôi (Chén Vàng),…
3.3 Địa danh học và lịch sử
Địa danh là một phạm trù lịch sử, mang những dấu vết của thời điểm mà nó ra đời Thôngqua địa danh người ta “giải mã” được nhiều giá trị lịch sử Ví dụ, làng Giảng Võ, làng Lưu Kiếm,núi Thạch Bi, Luỹ Thầy, sông Gianh, cửa Đại Chiêm, Trạm Tấu…
Nhiều địa danh còn lưu giữ các chức tước thời phong kiến: nhiêu học, hương cả, tham biện,
trùm xã, v.v hay tên gọi các công trình, các đơn vị hành chính cổ: bảo (đồn bảo), thủ (đồn thủ), dinh, trấn, nhà việc, phủ, châu, v.v
Tóm lại, đối với khoa học lịch sử, địa danh là một công cụ nghiên cứu hết sức hữu hiệu.Địa danh cho ta biết nhiều điều về quá khứ của những vùng đất khác nhau
3.4 Địa danh học và dân tộc học
Địa danh cũng là một cửa ngõ quan trọng để đi vào lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học Thôngqua nghiên cứu so sánh địa danh, các nhà dân tộc học có thể biết được quá trình hình thành, pháttriển của các dân tộc Địa danh bảo lưu nhiều từ cổ của các dân tộc mà qua đó người ta biết đượcquan hệ nguồn gốc giữa các dân tộc
Nghiên cứu địa danh, người ta còn biết được những dân tộc đã sống trên địa bàn nào đó
Chẳng hạn, Những địa danh có từ sóc, trà… có thể phỏng đoán rằng đây là vùng cư trú của người
Khmer.…
Trang 73.5 Địa danh học và văn hoá học
Văn hoá là một thực thể có sự vận động trong không gian và thời gian Theo trục thời gianngười ta thấy được diễn trình lịch sử phát triển của văn hoá Nhìn trong không gian, người ta thấyđược những đặc trưng văn hoá của các vùng miền khác nhau Chừng mực nào đó cũng có thể coiđịa danh là những điểm mốc về không gian và thời gian của văn hoá học
Sự biến đổi của địa danh phản ánh những diễn tiến văn hoá theo thời gian Ví dụ, các têngọi địa danh Nhiêu Lộc, Phán Hùng, Tham Lương, Trùm Bích… đã lưu giữ nhiều chức vụ dướithời phong kiến (nhiêu học, thông phán, tham tướng, trùm làng…)
Sự khác biệt không gian của địa danh lại là những căn cứ xác định các vùng văn hoá trong
không gian Ví dụ, “rào” là đặc trưng của không gian văn hoá Bắc Trung Bộ (từ Nghệ Tĩnh đến Quảng Trị): rào Nậy, rào Tre, rào Cái, rào Thanh…”nậm” là đặc trưng của vùng Tây Bắc: nậm
Mu, nậm Mấc, nậm Rốm, v.v…
3.6 Địa danh học và du lịch
Du lịch, nhất là du lịch văn hoá có liên quan chặt chẽ với địa danh Hiểu biết ý nghĩa của
địa danh sẽ tăng thêm sự hiểu biết cho khách du lịch Vì vậy, người hướng dẫn viên du lịch cũng
cần có vốn kiến thức về địa danh Đã có câu chuyện rằng : Khách du lịch hỏi đàn Nam Giao là
gì ? Một hướng dẫn viên trả lời : Đó là một loại đàn cổ ( ?!) Đúng ra là đàn tế trời đất.
Một người hỏi : Lăng Ông Bà Chiểu là lăng của ai ? Hướng dẫn viên trả lời : Là lăng của ông bà Chiểu (?!) Đúng ra là lăng Lê Văn Duyệt v.v
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
4.1 Phương pháp thực địa (điền dã)
Khảo sát địa danh ngoài thực tế là một việc làm không thể thiếu được của người nghiên cứuđịa danh Có rất nhiều địa danh được ghi khắc trên cửa ra vào, trên bia đá, trong bộ câu đối, v.v Ngoài ra, trên các đối tượng đó còn có ghi năm tháng… Nhờ vậy mà người nghiên cứu hiểu rõđược thời điểm và hoàn cảnh ra đời của địa danh Khảo sát thực địa còn dựa trên việc phỏng vấntrực tiếp những người am hiểu ở địa phương về địa danh hoặc các nội dung liên quan về địadanh…
4.2 Phương pháp bản đồ
Bản đồ cũng là phương tiện rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh Bản đồ thể hiện vịtrí của các địa danh trong không gian và là cơ sở để nghiên cứu sự phân hoá của địa danh Bản đồcòn lưu giữ nhiều địa danh theo thời gian nên cũng góp phần tìm hiểu sự thay đổi của địa danhtheo dòng thời gian
4.3 Phương pháp so sánh
So sánh thường áp dụng theo hai trục: trục thời gian (lịch đại) và trục không gian (đồngđại) So sánh sẽ giúp người nghiên cứu tìm ra những nét giống nhau và khác biệt về địa danh.Đây cũng là phương pháp quan trọng để nghiên cứu địa danh
4.4 Phương pháp từ nguyên học
Đây là phương pháp truy tìm hình thức nguyên gốc của địa danh Để có thể phục hồi
nguyên gốc (phục nguyên) địa danh người ta phải vận dụng kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực,nhất là kiến thức về ngôn ngữ học (ngữ âm, ngữ pháp) kết hợp với những kiến thức lịch sử, địa
lý, văn hoá, xã hội để giải mã địa danh, trên cơ sở đó có thể sẽ phục hồi được từ nguyên củađịa danh
Trang 84.5 Phương pháp sử học
Địa danh luôn luôn mang tính lịch sử: ra đời và biến đổi theo thời gian Phương pháp lịch
sử được vận dụng để tìm hiểu thời điểm và hoàn cảnh ra đời của địa danh Ví dụ, địa danh Nha Trang có 2 cách giải thích: 1) vào thời Pháp thuộc, ở đây có căn nhà lầu màu trắng của bác sỹ
Yersin, những người đi trên tàu biển nhìn vào thấy nổi bật căn nhà này nên gọi là Nhà Trắng (gọitheo tiếng Pháp không có dấu nên biến thành Nha Trang); 2) Nha Trang bắt nguồn từ chữ YaTran (tiếng Chàm) nghĩa là sông có nhiều lau lách Bằng phương pháp lịch sử cho thấy địa danhNha Trang có từ trước thời Pháp thuộc Ví dụ: Ca dao
” Sông Nha Trang
Cát vàng sóng lục
Nhởn nhơ con cá đục
Lội dọc lội ngang ”
Hay như năm 1905, Trần Quý Cáp đã viết:
“Lưỡng ngạn lô hoa trường đáo hải
Tứ biên hoàng điệp tổng vi vu”
(Nghĩa là: Trắng ngập đôi bờ lau xuống biển
Vàng bay bốn mặt lá gieo thu).
Như vậy, nguồn gốc địa danh Nha Trang không phải từ chữ Nhà Trắng
4.6 Phương pháp thống kê
Thống kê cũng là một phương pháp quan trọng để nghiên cứu địa danh Phương pháp thống
kê nhằm đánh giá đặc trưng số lượng của địa danh Ví dụ, nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa đã
thống kê tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh từ thế kỷ XVII đến nay có 172 địa danh mang yếu tố “ông”,
trong đó có 166 yếu tố “ông” đứng trước, 6 yếu tố “ông” đứng sau Trong 172 địa danh có yếu tố
“ông” thì 100 địa danh chỉ kênh rạch, 28 địa danh chỉ cầu cống, còn lại là các đối tượng địa lýkhác
4.7 Phương pháp tiếp cận liên ngành
Như trên đã cho thấy, địa danh là một đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vựckhoa học khác nhau Vì vậy, phương pháp thích hợp nhất để nghiên cứu địa danh là tiếp cận liênngành, tức là xem xét địa danh dưới nhiều góc độ khác nhau: địa lý học, sử học, ngôn ngữ học,văn hoá học, dân tộc học, v.v…
5 NGUYÊN TẮC NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
Nghiên cứu địa danh là một việc làm khó khăn và phức tạp Để nâng cao giá trị các kết quảnghiên cứu, cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản như sau:
5.1 Phải am hiểu địa bàn nghiên cứu
Người nghiên cứu càng hiểu rõ những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hoá, xã hội của địabàn nghiên cứu thì càng có cơ sở để tìm hiểu các địa danh trên địa bàn đó Việc nghiên cứu địadanh cần sử dụng các tư liệu của các ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, địa
lý học, địa lý lịch sử,…Ví dụ, sự có mặt của người Pháp đã để lại nhiều địa danh như Năng-xi,La-cai, Sanh-tên, v.v Các biến cố lịch sử tại địa bàn cũng liên quan đến địa danh Chẳng hạn,
sau 30/4/75 hàng loạt tên đường phố ở miền Nam đã thay đổi Theo Popov, “bất cứ sự giải thích theo định kiến nào, không căn cứ vào các sự kiện, thường rơi vào sai lầm”
Các đặc điểm địa lý đã hình thành những tên gọi đặc trưng theo vùng: Kron Pach, Nà Ngần,
Láng Sen, Pu Hoạt, Khau Cọ, Lạng Sơn, Cao Bằng, v.v…Murzarev đã nhận xét: “…Trong những điều kiện như nahu hoặc gần giống nhau về địa hình, thường lặp lại những địa danh như nhau”.
Trang 95.2 Phải nắm vững các đặc điểm của phương ngữ tại địa bàn
Superranskaia đã viết: “Nhiều địa danh được sinh ra trong các phương ngữ, từ chất liệu phương ngữ” Vì vậy, phải căn cứ vào đặc điểm phương ngữ của địa danh để nghiên cứu địa danh Chẳng hạn, phương ngữ Nam Bộ thường không phân biệt “ăt” và “ăc” Vì vậy, các địa danh có từ “tắc” (Tắc Vân, Cái Tắc…) sẽ không cắt nghĩa được nếu không biết là do biến âm từ
“tắt” mà ra
5.3 Phải hết sức thận trọng trong nghiên cứu địa danh
Nghiên cứu địa danh đòi hỏi phải hết sức thận trọng Bởi vì, “có không ít địa danh đứngriêng biệt ngoài hệ biến hoá hoặc tham gia vào thành phần một hệ biến hoá đã mất hẳn” Mặtkhác, “có nhiều nguyên nhân làm sai lạc địa danh rất kỳ khôi và khó hiểu” Vì vậy, “bất cứ hiệntượng hàng loạt nào (lặp lại, tương tự) trong toàn bộ địa danh, luôn luôn phải được nghiên cứucẩn thận” Ví dụ, không thể suy luận rằng cù lao Ông Chưởng là tên ông Chưởng cơ Nguyễn HữuCảnh thì cù lao Ông Hổ là tên ông Hổ Hoặc theo Lê Trung Hoa, không thể suy diễn rằng: BàMôn, Bà Hói, Bờ Băng, Bà Ngựa… là tên các bà (thực ra là do biến âm các từ: Bàu Môn, BàuHói, Bờ Băng, Bờ Ngựa…biến thành “bà”) Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cũng đã chứng minhrằng trong địa danh Cổ Loa, chữa “cổ” không có nghĩa là xưa, cũ mà do biến âm từ “kẻ” màthành
Trang 10CHƯƠNG II
CƠ SỞ ĐỊA DANH HỌC
1 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐỊA DANH
Có ba nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành và biến đổi của dịa danh:
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”
Đất hoá tâm hồn là do sự cảm nhận của con người Câu thơ này đã thể hiện mối liên hệgiữa con người với địa danh
Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã nhận xét : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Tất cả
các câu nói trên đều nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa tâm trạng con người với hoàn cảnh Mốiquan hệ này liên quan đến sự hình thành địa danh
1.2 Ngôn ngữ :
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo thành địa danh Mặc dù con người chi
phối ngôn ngữ; nhưng, bản thân ngôn ngữ cũng có tính độc lập nhất định Thứ nhất là, trong vốnngôn ngữ rất phong phú, người ta chọn từ nào để đặt tên cho địa danh lại tùy thuộc vào nhữngđặc điểm tâm lý, văn hóa của họ Thứ hai là, một vùng lãnh thổ có thể có nhiều dân tộc cùng cưtrú, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng Nhhư vậy có thể có nhiều ngôn ngữ trên một địa bàn,nhưng địa danh chỉ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ nhất định Điều đó có nghĩa là một địa danh
gọi theo ngôn ngữ này có thể được vay mượn từ ngôn ngữ khác Ví dụ, địa danh Cà Mau bắt nguồn từ chữ “Tưc Khmau” (tiếng Kh’mer nghĩa là nước đen); địa danh Khánh Hoà bắt nguồn từ tiếng Chăm là “Kaut Hara” (tên một bộ lạc Chăm xưa kia), v.v
1.3 Địa lý :
Nhân tố địa lý cũng chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành địa danh Nó thể hiện ở đặc điểm
địa lý (vị trí, hình dạng, kích thước, màu sắc ) của đối tượng định danh Chính những đặc điểm
Con người
Trang 11của đối tượng đã được con người cảm nhận và là cơ sở cho việc hình thành địa danh Dân gian có
câu : «Trông mặt mà bắt hình dong »
Ví dụ, người ta gọi là sông Hồng vì nước sông có màu đỏ (nhiều phù sa), gọi là sông Lam
vì nước màu xanh lam, gọi là rạch Rừng vì ở đó có rừng, gọi là núi Con Voi vì núi có hình con voi, hay gọi là đảo Khỉ vì đảo có nhiều khỉ
2 CẤU TRÚC CỦA ĐỊA DANH
Một địa danh có thể được coi như sự tác động hỗn hợp của 3 yếu tố:
2.1 Yếu tố biểu vật:
Biểu vật cho biết địa danh được gọi tên theo cái gì Nói một cách khác, biểu vật chính là
đối tượng vật chất được dùng để đặt tên cho địa danh Ví dụ, một địa danh có thể được gọi têntheo hình dạng của đối tượng (núi Dài, núi Yên Ngựa, rạch Cổ Cò ); hoặc gọi theo kích thướccủa đối tượng (núi Lớn, núi Nhỏ, cửa Đại, cửa Tiểu ); hay gọi theo tên người có liên quan đếnđối tượng (TP.Hồ Chí Minh, sông Ông Đốc, chợ Bà Chiểu, cầu Ông Lãnh ), v.v
2.2 Yếu tố biểu âm:
Biểu âm là ngôn từ (phát âm) để thể hiện địa danh Một địa danh có thể có nhiều các đọc
theo ngôn ngữ khác nhau, hoặc chỉ là biến thể (nói trại đi) của một ngôn ngữ Ví dụ, Buôn Ma Thuột có thể là Ban Mê Thuột, Buôn Ma Thuật, v.v ; Lang Biang có thể là Lâm Viên; chùa Bramatuc có thể là Mã Tộc, cầu Tràng Tiền có thể là Trường Tiền, v.v
2.3 Yếu tố biểu nghĩa:
Biểu nghĩa là nghĩa của địa danh Một địa danh bao giờ cũng được đặt tên bằng những từ
ngữ có nghĩa nhất định Ví dụ: hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm cũng cùng có nghĩa là nơi xảy ratruyền thuyết vua Lê trả gươm (kiếm) cho Rùa Vàng (thần Kim Quy) Hay như các địa danh cónhiều cách gọi bằng những từ đồng nghĩa như núi Thạch Bích và Đá Vách, núi Thạch Bi và ĐáBia
Ba yếu tố trên luôn có quan hệ với nhau rất chặt chẽ Để tạo thành địa danh thì yếu tố biểuvật chi phối yếu tố biểu âm và biểu nghĩa Nhưng sau khi địa danh đã hình thành thì yếu tổ biểuvật trở nên mất vai trò và có thể dẫn đến sự sai lạc giữa hai yếu tố kia Thường thì lúc đầu, khi địadanh mới được hình thành, yếu tố biểu vật làm cho âm và nghĩa của địa danh thống nhất với nhau(do chúng cùng thể hiện một đối tượng đặt tên) Nhưng sau đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau,
âm và nghĩa bị biến dạng đi mà tạo ra sự sai biệt nào đó, thậm chí dẫn đến việc hiểu sai nghĩa
(cắt nghĩa sai) Ví dụ: cầu Dần Xây (TP.HCM) được hiểu theo nghĩa xây dần dần là không đúng
mà nguyên gốc là cầu Giằng Xay (cây giằng xay) Gò Vấp cũng bị biến âm từ Gò Vắp (cây vắp)
Biểu vật
Trang 12mà thành Hay như địa danh Trấn Di biến thành Trần Đề hay Tranh Đề; kênh Thị Đôi biến thành Thị Đội, v.v
Một trong những mục đích quan trọng của nghiên cứu địa danh là phục hồi mối quan hệban đầu của ba yếu tố này Đây là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp Do thời gian vànhững biến động của lịch sử mà địa danh bị biến đổi theo rất nhiều dạng khác nhau Trên thực tế,
có rất nhiều cách cắt nghĩa khác nhau cho một địa danh Ví dụ, Sài Gòn được cắt nghĩa là ThầyNgòn, Củi Gòn, Rài Gòn, Sài Côn, Đề Ngạn, Pre Nokor
3 DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG
3.1 Khái niệm :
Một địa danh đầy đủ bao gồm hai thành phần: danh từ chung và danh từ riêng Ví dụ, địadanh sông Hồng gồm danh từ chung là “sông”, danh từ riêng là “Hồng” Đây là cách phân chia
cơ bản trong ngôn ngữ học mà ta đã biết
Danh từ chung là danh từ dùng để chỉ nhóm, loại đối tượng Ví dụ: sông, suối, núi, biển,
đảo, làng, xã, thành phổ, đường, chợ, cầu, cống, v.v
Danh từ riêng là danh từ chỉ tên gọi của một đối tượng riêng biệt Như vậy danh từ riêng
mang tính cá biệt hoá và gắn với từng cá thể cụ thể Ví dụ, Cửu Long, Hồng, Trường Sơn, v.v
3.2 Quan hệ:
Giữa danh từ chung và danh từ riêng có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ và có nhiều cấp
độ Trật tự chung trong tiếng Việt thường là từ cấp độ chung nhất đến cấp độ cụ thể hơn và cuối
cùng là danh từ riêng Ví dụ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cần Thơ Tuy nhiên, nếu địa danh bị Hán hoá thì nó lại có trật tự ngược lại Ví dụ, Việt Nam Công thương Ngân hàng, Á Châu ngân hàng, Hoàng Liên Sơn, Hồng
Hà, Cửu Long Giang, Lê Xá, Đào Xá, Côn Đảo, Diễn Châu, Gia Định Thành, v.v
Danh từ chung và danh từ riêng có thể chuyển hoá lẫn nhau Sự chuyển hoá phổ biến là từ
danh từ chung sang danh từ riêng Ví dụ, làng Chiềng, làng Bản, sông Mương, rạch Kinh, tắt Ngọn, đảo Côn Lôn (Côn Đảo), đầm Dạ Trạch, cầu Kiều, cầu Nhị Kiều, thành phố Điện Biên Phủ, sông Hồng Hà, huyện Diễn Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Lai Châu, v.v Sự chuyển hoá từ danh từ riêng sang danh từ chung: Ví dụ, lúa chiêm, vịt xiêm, táo tàu, khoai tây,
Do sự chuyển hóa phức tạp của địa danh và do trật tự của danh từ chung và danh từ riêngcủa địa danh bị xáo trộn nên việc xác định yếu tố danh từ chung hoặc có nguồn gốc danh từchung hay danh từ riêng trong địa danh không phải dễ dàng Có nhiều trường hợp danh từ chung
đã được “riêng” hoá, tức là danh từ riêng có nguồn gốc từ danh từ chung Ví dụ: châu Diễn thành huyện Diễn Châu, trạm Tấu thành huyện Trạm Tấu; hay các địa danh như: núi Trường Sơn, hồ
Ba Bể, sông Nậm Thi, sông Ea Krông, rạch Xẻo Chít, v.v
Nhìn chung, khi sự giao lưu văn hóa tăng lên thì các yếu tố danh từ chung trong danh từ
riêng có thể bị loại bỏ dần Ví dụ, người ta không nói sông Tiền Giang, sông Hậu Giang, sông Cửu Long Giang mà nói sông Tiền, sông Hậu, sông Cửu Long; hoặc không nói sông Ea Krông Hinh mà là sông Hinh
Thực ra, thói quen ngôn ngữ là một hiện tượng rất phức tạp Vì vậy, có nhiều sự “vô lý”
vẫn tồn tại và người ta thường nói “tồn tại là hợp lý” Ví dụ: sông Hồng Hà, núi Trường Sơn, đảo Hòn Tre, sông Đak Krong, sông Nậm Thi,…
Trang 133 CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN TRONG ĐỊA DANH
3.1 Phương thức tạo thành địa danh
Các địa danh Việt Nam được hình thành theo ba phưong thức (kiểu) như sau:
a) Kiểu “tự nhiên” (Phương thức dân gian): Nhiều địa danh “tự nhiên mà có” hay cũng có
thể nói rằng: do gọi mãi thành quen Ví dụ: sông Cái, sông Con, biển Đông, v.v “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
b) Kiểu “nhân tạo” (Phương thức hành chính): Thường là các địa danh hiện đại, việc đặt
tên được thực hiện theo quyết định, nghị định, nghị quyết v.v Ví dụ: Tỉnh Minh Hải, HuyệnTrần Văn Thời, Xã Hồ Thị Kỷ, HTX Quyết Thắng, Đường Ngô Gia Tự, Trường Phạm Hùngv.v
c) Kiểu “hỗn hợp” (Phương thức hợp thức hoá): Lúc đầu là tên gọi dân gian, sau thành tên
gọi chính thức Ví dụ: Bà Chiểu, Bà Quẹo, Bà Hạt, Bà Hom, Ông Đốc, Ông Chưởng, Xóm Củi,Thị Nghè
3.2 Một số nguyên tắc đặt tên trong địa danh
Địa danh là một hiện tượng phức tạp Các nguyên tắc ở đây chỉ mang tínbh quy ước Mặtkhác, có nhiều trường hợp các nguyên tắc trùng hợp hoặc đan xen nhau Ví dụ: Núi Voi có thểcoi là đặt tên theo động vật (ở đó có nhiều voi), nhưng có thể là đặt tên theo hình dạng (núi cóhình con voi) Dưới đây nêu ra một số nguyên tắc cơ bản:
a) Theo đặc điểm, tính chất:
Ví dụ, tên gọi của các vùng biên cương thường có từ “biên”: Điện Biên, Tân Biên, AnBiên, Tịnh Biên v.v Nhiều tên gọi dựa theo đặc điểm tự nhiên của đối tượng: xóm Bàu, xómCồn, phố Núi, trấn Giang; hoặc theo tính chất đối tượng: chợ Cũ, chợ Mới, cầu Mới, lộ Mới, BếnĐục, Bến Trong, rạch Cửa Cạn, rạch Ranh, sông Gianh, cầu Đường Chừa, rạch Múc, kênh Xáng,xóm Liều, v.v
b) Theo hình dạng:
Ví dụ, sông Lòng Lợn, rạch Cổ Cò, kênh Ruột Ngựa, ngọn Ngay, đèo Cổ Mã, đèo RuộtTượng, hòn Vọng Phu, núi Mẫu Tử (Mẹ Bồng Con), hòn Trống Mái, hòn Chồng, Phương Thành,Loa Thành, Quy Thành (Bát Quái Thành), cầu Chữ Y, mũi Cột Buồm, Láng Tròn, v.v
Trang 14Ví dụ, động Tam Thanh, Nhị Thanh, núi Thiên Cầm, hòn Long Coong, suối Lồ Ồ, suối Ồ
Ồ, khe Bò Đái, v.v
g) Theo vật liệu, kiến trúc hoặc vật thể liên quan:
Ví dụ, cầu Sắt, cầu Tre, cầu Ván, cầu Đá, cầu Đúc, cầu Xây, cầu Lầu, cầu Phao, cầu Treo,xóm Nhà Lá, Bến Đá, Bến Cát, Rạch Sỏi, Rạch Cát, Bàu Cát, v.v
h) Theo địa vật:
Ví dụ, núi Pháo Đài, phố Cột Cờ, rạch Miễu, bến Nhà Rồng, cầu Kho, sông Cầu, sôngDinh, nhà hàng Phi Trường, huyện Cầu Kè, huyện Cầu Ngang, xóm Lò Vôi, xóm Lò Gạch, xómChùa, đồi Ông Bụt, hòn Xưởng, v.v
i) Theo tên loài cây cỏ:
Ví dụ, gò Cây Thị, gò Quao, gò Vấp, gò Dưa, giồng Trôm, rạch Giá, rạch Vông, rạch Bần,rạch Chiếc, suối Dầu, suối Tranh, chợ Hàng Dừa, nghĩa trang Hàng Dương, miếu Cây Dầu Đôi,miếu Cây Me, đồi Dương, bãi Dương, bãi Bàng, hàng Bàng, xẻo Mây, đường Xoài, sóc Xoài,
huyện Củ Chi (cây mã tiền), Vườn Chuối, Vườn Lài, Mười tám thôn Vườn Trầu, sông Cây Sao, vũng Cây Bàng, đồng Sậy, đồng Lác, đồng Cọ (Khánh Hoà), Hoàng Liên sơn (cây hoàng liên),
đèo Khế, đèo Bông Lau, v.v…
j) Theo tên loài động vật:
Ví dụ, rạch Cá Tra, rạch Vược, rạch Ngỗng, gành Hào, suối Bàu Sấu, Hố Bò, Hố Nai, VàmTrư, cù lao Ông Hổ, ấp Vườn Cò, chùa Dơi, hang Dơi, chùa Cò, oồn Hến, tháp Rùa, mũi Nai4,
rạch Đầu Sấu, thác Rùa, thác Nai, thác Ngựa Lồng, sông Mã, đảo Yến (có tổ yến), đảo Khỉ, hòn
Heo, v.v
k) Theo đặc sản, nghề nghiệp:
Ví dụ, làng Đường Lâm (mía), làng Khoai, làng Cót, Kẻ Vải, Mễ Trì (ao gạo), Diêm Điền (ruộng muối), các phố Hàng Bún, Hàng Đường, Hàng Mắm, Hàng Cót, Hàng Mã, ga Hàng Cỏ, sân Hàng Đẫy (giỏ sách), Cầu Muối, Xóm Chiếu, Chợ Vải, Chợ Đũi (vải đũi), Chợ Đệm (giỏ đệm), Chợ Gạo, Lò Siêu (ấm đun nước), Lò Gốm, v.v
l) Theo thứ tự, số lượng:
Ví dụ, Quận 1, Quận 5, Quận 10, Phường 1, Phường 2, Phường 3, Thị trấn Thứ Ba, ThứMười Một, kênh A, kênh B, kênh C, lộ 19, lộ 20, hương lộ 14, đồi A1, đồi A2, thị trấn Ngã Năm,Tam Giang, Lục Đầu Giang, Tam Đảo, Thất Sơn, Ngũ Hành Sơn, Ba Làng An, Tam Thôn Hiệp,Tân Sơn Nhất, Giáp Bát, v.v
m)Theo phương hướng, vị trí:
Ví dụ, Xóm Đông, Xóm Đoài, Biển Đông, xã Trí Phải Tây, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nam, Hà
Đông, Hà Nội, Sơn Tây, Sơn Nam, Đông Kinh, Đông Đô, Tây Đô, Đại Nội (Huế), sông Tiền,sông Hậu, hòn Vuông Trong, hòn Vuông Ngoài, Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ, BãiTrước, Bãi Sau,v.v
n) Theo tên tộc người, tên quốc gia:
4 Một số địa danh được đặt theo hình dạng: mũi Nai, núi Con Voi, núi Yên Ngựa
Trang 15Ví dụ, cao nguyên Mạ (cao nguyên của người Mạ), cù lao Chàm (cù lao của người Chàm),
Đà Lạt (nước của người M’lạt), xa lộ Đại Hàn5 (người Đại Hàn làm), cầu Cao Miên6 (người CaoMiên xây dựng), cầu Tây Ban Nha7 (người Tây Ban Nha xây dựng), v.v
o) Theo tên dòng họ:
Ví dụ, các làng Đỗ Xá (làng họ Đỗ), Lê Xá, Trần Xá, Phạm Xá, Đỗ Gia, Mã Cha (làng họ Mã), làng Nguyễn, làng Phùng, v.v
p) Theo tên người, chức tước:
Ví dụ, công viên Lưu Hữu Phước, TP.Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, đường Trần HưngĐạo, kênh Vĩnh Tế, kênh Lái Hiếu, đường Bà Hạt, chợ Bà Chiểu, đường Cô Giang, đường Cô
Bắc, cầu Ông Lãnh, cầu Tham Tướng (Mạc Tử Sanh), cù lao Ông Chưởng (Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh), sông Ông Đốc, rạch Ông Đồ, rạch Cai Tâm, kênh Thày Cai, kênh Nhiêu Lộc, rạch
Tham Lương, rạch Xã Thọ, ngã ba Thày Phó, tắc Ông Thục, lăng Cha Cả, v.v
q) Theo lịch sử, truyền thuyết:
Ví dụ, làng Giảng Võ, làng Cẩm Bào, làng Lưu Kiếm, hồ Gươm (Hoàn Kiếm), núi Thạch
Bi, Hải Phòng (Hải tần phòng thủ), Thăng Long, làng Ả Đào (Hưng Yên), đầm Dạ Trạch, cao
nguyên Lang Biang, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, hồ Thần8 (X.Quảng Phú, H.Thọ Xuân,Thanh Hoá), v.v
r) Theo sự kế thừa:
Chuyển từ tên gọi đối tượng này sang tên gọi đối tượng khác Ví dụ, các tỉnh Sông Bé, TiềnGiang, Kiên Giang đặt theo tên sông; tỉnh Hoàng Liên Sơn đặt theo tên núi; các huyện Cầu Kè,Cầu Ngang (Trà Vinh) đặt theo tên cầu
Một cách đặt tên địa danh mang tính kế thừa là dùng một địa danh đã có để đặt cho địadanh khác có tính chất tương tự Ví dụ, núi Cấm (An Giang) được gọi là Đà Lạt 2 Hoặc, lúc đầu
làng Vĩnh Tế (An Giang) hình thành (gắn với tên kênh Vĩnh Tế do vua Gia Long ban tặng), sau
đó các làng khác cũng lấy từ “Vĩnh” để đặt tên: Vĩnh Thuận, Vĩnh Điều, Vĩnh Nguơn, v.v
Ở một số địa phương còn có cách đặt tên xã theo tên huyện Ví dụ, huyện Cẩm Thuỷ(Thanh Hoá) có 18 xã đều bắt đầu bằng từ Cẩm: Cẩm Quý, Cẩm Tú, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc,Cẩm Thạch, Cẩm Bình, v.v Ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình) tên các xã đặt theo chữ Khánh:Khánh Ninh, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Thuỷ, v.v
4 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH
Nhìn chung, địa danh có tính bảo lưu rất mạnh mẽ Tuy nhiên, địa danh cũng có sự biếnđổi Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến đổi địa danh:
a) Do sự biến đổi của ngôn ngữ:
Sự biến âm là một yếu tố rất quan trọng làm biến đổi địa danh Ví dụ, T’Lem biến thành Từ
Liêm (đồng thời cũng biến thành Chèm); M’rinh (M’linh) thành Mê Linh; B’Lao thành Bảo Lộc;
vũng Quýt thành Dung Quất, bến Vượt thành bến Dược, v.v Nhiều cách phát âm không còn sử
5 Do công binh Nam Triều Tiên (Đại Hàn) xây dựng ở Sài Gòn.
6 Tức cầu Bông, do vua Cao Miên (Nặc Tha) xây năm 1736 ở Sài Gòn.
7 Do công binh Tây Ban Nha xây dựng ở Gò Công.
8 Theo truyền thuyết, có lần người ta thấy ở hồ này có chiếc kiệu nổi lên rồi chìm xuống.
Trang 16dụng nhưng vẫn còn tồn tại trong địa danh Ví dụ, “ông - uông” (Nậm Suông, Con Cuông); hoặc
“an-ôn” (Ôn Châu) Sự biến âm của phương ngữ Nam Bộ cũng làm cho nhiều địa danh bị biếnđổi Ví dụ, Nhân - Nhơn, Hoa - Huê, Chính - Chánh, Chu - Châu, Thịnh - Thạnh, Phúc - Phước,Quý - Quới, Thái - Thới, v.v
b) Do giao lưu văn hoá:
Sự tiếp biến, sự vay mượn, sự chuyển hoá Ví dụ, các nhà nghiên cứu cho rằng danh từì “cùlao” có nguồn gốc từ ngôn ngữ Mã Lai là “Pulaw” (đảo), từ “vàm” có nguồn gốc từ ngôn ngữ
Kh’mer là “Piam”(cửa sông), v.v Nhiều địa danh đã được Việt hoá như: Svayton Xà Tón Tri Tôn, Tưk Khmau (Nước đen)- Cà Mau Một số địa danh lại bị Hán hoá như: Bến Tre - Trúc
-Giang9, Kẻ Mơ (Buổi sáng) - Bạch Mai, v.v Một số địa danh đặt theo tiếng Pháp rồi lại bị Việt Hoá trở lại v.v làm cho địa danh trở nên rất đa dạng và phức tạp Ví dụ: sông Chu là phụ lưu của
sông Mã với tên chính là sông Lường, một đoạn thượng nguồn gọi là Nậm Sủ; song do một nhânviên lâm nghiệp người Pháp khi ghi vào bản đồ chuyển thành tên chung của sông và phiên âmthành Chou (Su) sau đó đọc thành Chu Hoặc kênh Tham Rom, kênh Santeinoir bị chuyển thànhkênh Thơm Rơm, kênh Sanh tên v.v
c) Do di dân:
Có hiện tượng khá phổ biến là người di cư mang theo tên làng mình đến nơi ở mới Ví dụ,nhiều làng nghề ở đồng bằng Bắc Bộ di dân ra Thăng Long đã đặt tên phố theo tên làng củamình Người làng Hà Trung (Thanh Hoá) di cư đến Gio Linh (Quảng Trị) lập làng mới cũngmang tên Hà Trung, sau đó một bộ phận lại di cư đến Phú Lộc (Huế) lập làng mới cũng gọi là HàTrung Có nhiều địa danh của Việt Nam trùng với của Trung Quốc (Thái Nguyên, Hà Đông, HàBắc, Sơn Tây, v.v ) có lẽ do người Hán sang đây đã đặt tên theo các địa danh của họ Bên cạnhtrường hợp đặt lại tên trùng với tên gốc, có những trường hợp thay đổi đi một phần do kết hợpvới tên của vùng đất mới Ví dụ, người làng Đề Kiều (Hà Bắc) vào vùng Phước Chiêm (ĐiệnBàn, Quảng Nam) đặt tên làng là Phước Kiều, người Hà Nội di cư đến Lâm Đồng lập ra huyệnmới gọi là Lâm Hà Ở Hòn Đất Kiên Giang có địa danh Nam Thái Sơn (người dân gốc từ ba tỉnhNam Hà, Thái Bình, Sơn Tây)…
d) Do kỵ huý, hèm:
Sự kiêng kỵ huý, hèm cũng làm cho địa danh bị thay đổi Huý tức là sự kiêng kỵ không nóitên của vua chúa đương thời ở nước ta và có khi cả tên vua chúa ở Trung Quốc Còn tục hèm làkiêng gọi tên các thần của làng (thành hoàng)10 Ví dụ, do kỵ huý mà trấn An Bang vào thời AnhTông Lê Duy Bang phải đổi thành An Quảng; sau lại trùng tên với An Đô Vương Trịnh Cươngnên đổi thành Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) Sự biến đổi địa danh do kỵ huý, hèm thườngtheo một số dạng như sau:
- Giữ âm đổi nghĩa: Ví dụ, do trùng với tên Thanh Vương Trịnh Tráng, các huyện
Thanh Liêm, Thanh Ba, Thanh Đàm đều đổi nghĩa từ Thanh (trong sạch) thành Thanh (màuxanh)
- Giữ nghĩa đổi âm: Ví dụ, Thanh Đàm do trùng với tên Thế Tông Lê Duy Đàm phải
đổi thành Thanh Trì (Hà Nội) Hoặc do trùng tên với Trang Tông Lê Duy Ninh, huyện NinhSơn phải đổi thành Yên Sơn (Sơn Tây cũ), huyện Ninh Hoá đổi thành Yên Hoá (ThanhHoá)
9 Theo Vương Hồng Sển, Bến Tre có nguồn gốc từ tiếng Kh’mer là Srok Kompong Trey nghĩa là bến cá (Trey hoặc Treay có nghĩa là Cá chứ không có nghĩa là Tre) vì vậy chuyển thành Trúc Giang là sai nghĩa gốc của địa danh này
10 Ở làng Thủ Lệ (Cầu Giấy, Hà Nội) thờ thần Linh Lang nên kiêng từ lang: khoai lang đổi thành khoai lương, thày lang đổi thành thày lương kiêng cả các động vật có màu lang (lợn lang, chuột lang).
Trang 17- Đổi cả âm và nghĩa: Ví dụ, do trùng tên với Uy Man vương Trịnh Giang, huyện Thao
Giang đổi thành Lâm Thao; các địa danh Tống Giang, Nga Giang (Thanh Hoá) đổi thànhTống Sơn, Nga Sơn; La Giang (Nghệ An), Nghĩa Giang (Quảng Nam) đổi thành La Sơn,Nghĩa Sơn (hoặc Chương Nghĩa); do húy kỵ tên bà Hồ Thị Hoa (mẫu hậu của vua Thiệu Trị)nên chợ Đông Hoa (Huế) đổi thành Đông Ba Hoặc do trùng tên với thành hoàng làng là LýBổn, trang Lập Bồn phải đổi thành Lập Chí rối Lập Trí (nay là xã Minh Trí, Sóc Sơn, HàNội)
e) Do nguyện vọng, ý chí của con người:
Nhiều địa danh bị thay đổi do người dân cảm thấy ý nghĩa của địa danh không tốt đẹp Ví
dụ, ngưòi dân ở ngoài đê sông Hồng (Hà Nội) thường bị lụt lội do lũ sông Hồng nên đặt tên làng
là Cơ Xá với nghĩa là làng “nhà gác” (cơ ngơi) Nhưng do cuộc sống vẫn khổ cực nên họ lại suy luận ra nghĩa Cơ Xá là làng “nghèo khổ” (cơ cực) nên mới đổi thành Phúc Xá Tương tự, làng Vô
Điền đổi thành Hữu Điền, Đại Ác đổi thành Đại An, huyện Khắc Nhân, Khắc Trung (PhongDinh) đổi thành Thuận Nhân, Thuận Trung, v.v Cũng có thể do vua chúa hoặc các nhà lãnh đạođặt cho tên mới Ví dụ, Vĩnh Tế Sơn (núi Sam), Thoại Sơn (núi Sập), các kênh Thoại Hà, Vĩnh
Tế hoặc đảo Titôp (ở Vịnh Hạ Long), núi Các Mác, suối Lê Nin (ở Pắc Bó, Cao Bằng)
f) Do sự thay đổi các đơn vị hành chính:
Sự thay đổi về hành chính cũng có thể làm cho địa danh thay đổi Ví dụ, hai tỉnh Cao Bằng
và Lạng Sơn sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng (nay lại tái lập hai tỉnh như trước), hai tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh nhập lại thành Nghệ Tĩnh, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên nhập lại thànhBình-Trị-Thiên, hai tỉnh Cao Lãnh và Sa Đéc sáp nhập thành Đồng Tháp, Bạc Liêu và Cà Maunhập lại thành Minh Hải, tỉnh Cần Thơ tách thành TP.Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, v.v Cũng cótình trạng do thay đổi cấp hành chính làm thay đổi địa danh, thường thì cấp hành chính cũ được
giữ lại trong địa danh mới (nhất là các địa danh chỉ có một từ) Ví dụ, mường Khương đổi thành
huyện Mường Khương, châu Diễn thành huyện Diễn Châu (Nghệ An), kon Tum thành tỉnh KonTum, buôn Ma Thuột thành TP Buôn Ma Thuột, pley Ku thành thị xã Pleiku, sóc Trăng thànhtỉnh Sóc Trăng, v.v
g) Do sự tác động của nhân tố chính trị-xã hội:
Khi thay đổi chế độ chính trị, nhiều địa danh cũng thay đổi Ví dụ tên các đường phố ở các
đô thị miền Nam sau năm 1975 có sự thay đổi đáng kể Đôi khi nhân một sự kiện chính trị hoặc
do các nguyên nhân hành chính, kinh tế-xã hội khác cũng làm cho địa danh bị thay đổi Ví dụ,công viên Thống Nhất thành công viên Lê Nin, Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh
6 TÍNH ĐA DẠNG CỦA ĐỊA DANH VIỆT NAM
Địa danh Việt Nam rất đa dạng Tính đa dạng được thể hiện qua một số yếu tố sau:
6.1 Tên gọi chính thức, tên gọi không chính thức:
Ví dụ Việt Nam là tên gọi chính thức của nước ta nhưng các tên gọi cũ vẫn được giữ lại vớitính chất là tên gọi không chính thức: Văn Lang, Hồng Bàng v.v Hà Nội là tên gọi chính thứcnhưng các tên gọi khác cũng còn được sử dụng: Thăng Long, Đông Đô, v.v TP.Hồ Chí Minh làtên gọi chính thức nhưng tên gọi khác vẫn được sử dụng: Sài Gòn, Chợ Lớn, Bến Thành, GiaĐịnh, Tân Bình, Bến Nghé, v.v
6.2 Tên chữ, tên nôm:
Trang 18Một hiện tượng khá phổ biến là tên các địa danh ở nước ta (nhất là các làng ở đồng bằngBắc Bộ) thường có dạng địa danh “song ngữ” (hán-nôm) gọi là tên chữ và tên nôm Ví dụ, Kẻ Vẽ(Ngạc Vĩ), Kẻ Noi (Nội Duệ), Kẻ Đơ (Cầm Đa), Kẻ Trôi (Lôi Xá), Kẻ Mọc (Nhân Mục), KẻThốn (Thuấn Nội), Kẻ Thày (Lật Sài), Kẻ So (Sơn Lộ), Kẻ Bún (Phúng Thượng), Kẻ Mía (CamGiá), Kẻ Xuôi (Thụy Lôi), Kẻ Sặt (Trang Liệt), Kẻ Mơ (Bạch Mai), làng Gióng (Phù Đổng), làng
Gạ (Phú Gia), làng Ché (Di Chế), làng Nguộn (Nguyên Xá), làng Khuốc (Cổ Khúc), sông Cầu(Nguyệt Đức), sông Thương (Nhật Đức), sông Đuống (Thiên Đức), sông Vạy (Vị Giang), bếnThông (Tùng Giang), Bến Tre (Trúc Giang), v.v…
6.3 Tên gọi là tập hợp các từ theo nhiều loại ngôn ngữ khác nhau:
Sông Nậm Thi, sông Đak Krông, sông Ea Krông Hinh, sông Đa Nhim, sông Hồng Hà, sôngTiền Giang, núi Khao Cọ, núi Trường Sơn, núi Chử Yang Sin, núi Chư Srê, v.v
6.4 Tên gọi theo từng bộ phận hoặc thời gian khác nhau:
Ví dụ, sông Hồng có tới 50 tên gọi theo từng đoạn và từng thời kỳ: Nậm Tao, Tây Đạo,
Nguyên Giang, Hoti Kiang, Sông Thao, Sông Cái, Nhị Hà, Nhĩ Hà, sông Hồng, sông Đào, v.v Các sông khác cũng có nhiều tên gọi: sông Gianh (sông Ranh, rào Nậy), sông Bến Hải (HiềnLương, rào Thanh), v.v…
Trang 19CHƯƠNG III
PHÂN LOẠI VÀ PHÂN VÙNG ĐỊA DANH
1 PHÂN LOẠI ĐỊA DANH
Phân loại địa danh là vấn đề khá phức tạp Thông thường, người ta chia địa danh thành cácloại theo 2 hệ thống như sau:
1.1 Phân loại địa danh theo đối tượng:
a) Địa danh tự nhiên: Địa danh tự nhiên là địa danh về các đối tượng tự nhiên như sông,
núi, biển, đảo v.v Ví dụ: sông Cửu Long, núi Sam, dãy Trường Sơn, hồ Than Thở, đảo PhúQuốc, vịnh Hạ Long, vũng Rô, bán đảo Hòn Khói, mũi Nai, biển Đông, v.v Địa danh tự nhiên
có thể chia thành các loại như sau:
+ Địa danh sông ngòi: là các đối tượng nước chảy thường xuyên trên bề mặt đất như sông
Hồng, ngòi Thia, rạch Chiếc, suối Đá, nậm Rốm, khuổi Cải, xẻo Chít, rào Nậy, kênh Cùng, v.v
+ Địa danh hồ đầm: là các đối tượng nước đọng trên bề mặt đất như hồ Tây, hồ Suối Hai,
ao Vua, đầm Vạc, đầm Sen, bàu Sen, bàu Bàng, láng Tròn, láng Thé, v.v
+ Địa danh đồi núi: là các dạng địa hình dương trên bề mặt đất như núi Đọi, núi Sam,
Trường Sơn, Chử Yang Sin, Pu Luông, Khau Cọ, Bù Rinh, đồi Độc Lập, đồi Tức Dụp, v.v
+ Địa danh rừng rú: là tên gọi của rừng rú, truông, trảng như rừng Cúc Phương, rừng U
Minh, rừng Sát, rú Mượu, ngàn Hống11, truông Nhà Hồ, truông Mây, trảng Bàng, v.v
+ Địa danh vũng vịnh: là tên gọi của các vùng nước ven biển ăn vào đất liền như vịnh Bắc
Bộ, vịnh Cam Ranh, vũng Tàu, vũng Rô, vũng Quýt (Dung Quất), v.v
+ Địa danh hải đảo, địa danh cồn, giồng: là các dạng địa hình dương trên bề mặt nước
(biển hoặc sông) như đảo Cồn Cỏ, Côn Đảo, quần đảo Trường Sa, hòn Tre, hòn Nghệ, cồn Hến, cồn Ấu, cồn Cái Khế, cù lao Dung, v.v
b) Địa danh kinh tế-xã hội: Địa danh kinh tế-xã hội là địa danh về các đối tượng được
hình thành do các hoạt động của con người Địa danh kinh tế-xã hội bao gồm rất nhiều loại như:làng, bản, thôn, xã, huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, cầu, cống, đường, nhà ga, sân bay, bến xe, bến
cảng, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, v.v Ví dụ, làng Sen, Ấp Bắc, huyện Châu Thành, thành phố Cần Thơ, thủ đô Hà Nội, Nhà máy Bia Phong Dinh, Trường PTCS Lương Thế Vinh, Bệnh viện Từ Dũ, v.v Địa danh kinh tế-xã hội có thể chia thành các loại như sau:
+ Địa danh cư trú: là các đơn vị quần cư cơ bản như làng Chùa, làng Thượng Cát, làng
Gióng, bản Kéo, mường Bi, mường Vang, chạ Chủ (Cổ Loa), xóm Củi, thôn Đoài, ấp Bắc, BátTràng, trang Liệt, cổ Lễ, sóc Bom Bo, sóc Xoài, công Hoa, kon Tum, buôn Hồ, pley Ku, pley
Me, v.v
+ Địa danh hành chính: là hệ thống các đơn vị hành chính các cấp từ xã12 trở lên như xãphường, quận, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố v.v Ở nước ta, tên gọi và quy mô các đơn vị hànhchính thay đổi rất lớn trong lịch sử Ví dụ: cấp tỉnh có thể tương đương với các tên gọi cổ như:
bộ, quận, lộ, đạo, trấn, hạt, v.v
11 Ở đây, không có sự phân biệt núi và rừng: rú vừa có nghĩa là núi vừa có nghĩa là rừng.
12 Xã vừa là đơn vị hành chính cấp cơ sở vừa là đơn vị cư trú Vì vậy, người ta thường sử dụng danh từ kép “làng xã”.
Trang 20SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH THỜI LÊ THÁNH TÔNG (1460-1497)
VUA TRIỀU ĐÌNH
CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG
13 ĐẠO THỪA TUYÊN
8006 xã, hương, thôn, phường, trang, động, sách, nguyên, trưởng
Hiện nay, ngoài cấp trung ương, ở nước ta có 3 cấp hành chính cơ bản là xã - huyện - tỉnh; tương đương với ba cấp này có các đơn vị hành chính dùng cho đô thị là phường (thị trấn) - quận (thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) - thành phố trực thuộc trung ương
Bảng hệ thống các cấp hành chính Việt Nam
Các cấp tương đương
(đối với đô thị) Thị trấnPhường Thị xã, Thành phốQuận Thành phố
+ Địa danh khác (cầu đường, bến bãi, ngã ba, ngã tư, chùa, miếu, cơ quan, xí nghiệp, ):
Loại địa danh này rất đa dạng và phức tạp Ví dụ, cầu Ông Lãnh, cầu Mỹ Thuận, ngã sáu Cộng Hoà, bùng binh Cây Gõ, chùa Dơi, chùa Vĩnh Nghiêm, miếu Bà Chúa Xứ, tháp Bà, lăng Ông Bà Chiểu, lăng Cha Cả, đường Trần Hưng Đạo, bảo tàng Quang Trung, khách sạn Khánh Hưng, bệnh viện Xanh Pôn, v.v
Hệ thống phân loại như trên chỉ mang tính tương đối Có những tên gọi vừa ở nhóm này,
vừa ở nhóm khác Ví dụ: hòn, ngọc, đảo v.v vừa là danh từ chỉ núi (Hòn Chông, Ngọc Linh, Tam Đảo…) vừa là danh từ chỉ đảo (Hòn Dấu, Hòn Nghệ, đảo Bạch Long Vĩ, Côn Đảo…); ngàn có thể chỉ núi (núi Ngàn Hống), có thể chỉ sông (sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố); sông,
núi cũng có thể chỉ đơn vị hành chính: tỉnh Tiền Giang, tỉnh Sông Bé, huyện Núi Thành, huyện Sông Cầu, v.v
Hãy tìm những tỉnh, hụyện có tên từ sông, núi
Trung ương:
Địa phương:
Cơ sở:
Trang 21Mặt khác, sự chuyển hoá và thay đổi các cấp hành chính của địa danh rất phức tạp Ví dụ,
Hà Tiên trước kia là tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), sau đổi thành thị trấn, hiện nay được nâng cấp thành thị xã; Kon Tum, Buôn Ma Thuột là tên một buôn (bản) chuyển thành tên tỉnh, tên thành phố…
Giữa địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế-xã hội cũng có sự chuyển hoá lẫn nhau.
Thường thì tên gọi các đơn vị cư trú gắn với tên gọi các yếu tố tự nhiên, nhất là nguồn nước13
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, từ “làng” bắt nguồn từ một từ cổ dùng để chỉ sông là: long, lương, lang dần dần chuyển hoá thành làng Trong sách Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã nói tới địa bàn cư trú của người Nguồn (sông suối) như sau: “Ở thượng lưu gọi là nguồn, cũng như ở hạ huyện gọi là tổng (hay xã)” Theo Nguyễn Dương Bình14, ở châu Bắc Bố Chính có nguồn Cơ Sa gồm có 7 thôn, phường là: ”trang Ma Nai, phường Mít, thôn Bắc Thọ, phường Kim Bảng, phường Lỗ Hang, phường Đồng Sai, phường Lãng Trần” Trong các từ gọi đơn vị cư trú của người R’ngao ở những nơi gần với người Sêđăng có một từ khá phổ biến là đăk (nước, sông): đăk
Ri, đăk Rao, đăk Ước15…
Phạm Đức Dương16 cũng cho rằng hệ thống mương phai của các tộc người Mường, Thái có
tầm quan trọng đến nỗi về sau trở thành tên của công xã nông thôn cổ là mương hay mường như
mường Bi, mường Thanh, mường Vang, mường Khương v.v
Vào thời cận hiện đại, việc dùng tên sông để đặt cho các đơn vị hành chính cũng khá phổ
biến Ví dụ: các tỉnh Tiền Giang, Cửu Long, Sông Bé, Kiên Giang, các huyện, thành phố, thị xã:
Long Xuyên, Mỹ Xuyên, Sông Cầu, v.v
Ngoài ra, từ dùng chỉ núi cũng có thể trở thành địa danh kinh tế-xã hội như tỉnh Hoàng
Liên Sơn, huyện Bảy Núi (An Giang), huyện Tiên Sơn (Hà Bắc), huyện Núi Thành (QuảngNam), v.v
Xu hướng ngược lại, chuyển từ địa danh kinh tế-xã hội sang tự nhiên cũng có xảy ra nhưng
ít hơn Có lẽ vì địa danh tự nhiên thường có trước nên nó mới chuyển thành địa danh kinh tế-xã
hội Ví dụ như: sông Dinh, sông Cầu, rạch Miễu, rạch Xóm Củi, núi Pháo Đài, núi Chùa, hang Tiền, hang Công Binh, hòn Trại Thuỷ, đồi Ông Bụt, bãi Bụt, v.v
1.2 Phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ:
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) Ngoài mối quan hệ giao lưu văn hóa với cácnước Đông Nam Á láng giềng, lại chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa lớn (Trung Hoa, Ấn
Độ, Pháp,…) Vì vậy nguồn gốc ngôn ngữ của địa danh Việt Nam rất phức tạp Có thể chia ra cácloại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ như sau:
a) Địa danh thuần Việt:
Địa danh Việt hay địa danh thuần Việt là các địa danh đặt theo ngôn ngữ của người Việt,
cũng có người gọi là đặt tên nôm (nam) Ví dụ, kẻ Noi, kẻ Sặt, kẻ Gỗ, Trôi, Nhổn, xóm Củi, cầu
Muối, rạch Bần, v.v
b) Địa danh Hán Việt:
13 Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta dùng từ nước (hay đất nước, sông núi ) để chỉ Tổ Quốc: Nước Việt Nam hay đất nước Việt Nam
14 Nguyễn Dương Bình: “Về thành phần dân tộc của người Nguồn”, 1975.
15 Đỗ Thuý Bình, Nguyễn Văn Huy, La Công Ý: “Góp phần tìm hiểu người R’ngao”, 1978.
16 Phạm Đức Dương: “Về mối quan hệ Việt Mường, Tày Thái qua tư liệu dân tộc ngôn ngữ”, 1978
Trang 22Địa danh Hân Việt lă địa danh được đặt theo ngôn ngữ Hân (hoặc Hân-Việt), cũng có
người gọi lă đặt tín chữ Ví dụ, sông Thiín Đức, sông Nhật Đức, sông Cửu Long, núi Trường
Sơn, dêy Thất Sơn…
c) Địa danh gốc Khmer:
Địa danh gốc Khmer lă địa danh đặt theo ngôn ngữ Khmer Loại địa danh năy ở Nam Bộrất phổ biến: Tưk Khmau (Că Mau), Svayton (Tri Tôn), chùa Bramatuc (Mê Tộc), đồi Tưk Dup(Tức Dụp), v.v…
d) Địa danh gốc Phâp:
Địa danh gốc Phâp có thể lă đặt theo ngôn ngữ Phâp hoặc có nguồn gốc ngôn ngữ Phâp(câc từ phiín đm theo tiếng Phâp) Do ảnh hưởng văn hóa Phâp, ở Việt Nam có nhiều địa danhgốc Phâp, nhất lă ở Nam Bộ: chợ Nancy (Nan xy), Viện Pasteur, kính Xâng, cầu Xâng,…
e) Địa danh có nguồn gốc khâc:
Gốc Chăm-Íđí : Bôndana (Đă Nẵng), Kaut Hara (Khânh Hoă), Panduranga (Phan Rang),
Ya Tran (Nha Trang), v.v
Gốc Mường, Tăy, Thâi : Mường Lay (Lai Chđu), Mường La (Sơn La), Mường Lò (NghĩaLộ), nậm Tỉ (sông Đă), nậm Rốm, nă Lừa, nă Dương, nă Ngần, khau Phạ, khđu Cấp…
v.v…
2 PHĐN VÙNG ĐỊA DANH
2.1 Khâi niệm:
Phđn vùng địa danh tức lă sự phđn chia lênh thổ địa lý ra thănh những bộ phận khâc nhau
dựa văo những đặc trưng nhất định của địa danh Hay nói một câch khâc, phđn vùng địa danhchính lă sự phđn chia lênh thổ theo sự phđn hoâ địa danh Để đảm bảo phản ânh được sự phđnhoâ địa danh, người ta thường xđy dựng một hệ thống phđn vị, tức lă hệ thống phđn chia câc cấpđơn vị lênh thổ trong phđn vùng Theo câc nhă nghiín cứu, ở nước ta có thể chia thănh 3 cấpphđn vị cơ bản như sau:
- Miền địa danh: tương ứng với một ngữ hệ17
- Khu địa danh: tương ứng với một ngữ chi
- Vùng địa danh: tương ứng với một ngữ tộc
Ngoăi ra, trong những trường hợp cụ thể có thể bổ sung thím một số cấp phụ để hệ thốngphản ânh đúng sự phđn hoâ địa danh
17 Câc ngữ hệ ở Việt Nam được xâc định như sau:
a) Ngữ hệ Nam  (32 ngôn ngữ)
+Nhóm Việt-Mường: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt
+Nhóm Môn-Khmer: Khmer, Bana, Xơđăng, Cơho, Hơrí, Mnông, Xtiíng, Bru-Vđn Kiều, Cơtu, Khơmú, Tẵi, Mạ, co, Giẻ-Triíng, Xinhmun, Chơro, Mêng, Khâng, Rơmăm, Ơđu, Brđu.
+Nhóm Hmông-Dao: Hmông (Mỉo), Dao, Pă thẻn
+Nhóm hỗn hợp: Lachi, Laha, Cơlao, Pupĩo
b) Ngữ hệ Thâi (8 ngôn ngữ): Tăy, Thâi, Nùng, Sân Chay, Giây, Lăo, Lự, Bố y.
c) Ngữ hệ Nam Đảo (5 ngôn ngữ): Giarai, Íđí, Chăm, Raglai, Churu.
d) Ngữ hệ Hân-Tạng (9 ngôn ngữ):
+Nhóm Hân: Hoa (Hân), Sân dìu, Ngâi.
+Nhóm Tạng-Miến: Hă Nhì, Phù Lâ, La hủ, Lô lô, Cống, Sila.