Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng định nghĩa du lịch của nhà khoa học người Belarus- Pirojnik đưa ra năm 1985 : Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi,
Trang 1GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM
NGƯỜI BIÊN SOẠN
TS Phan Thành Vĩnh
HCM – 2009
Trang 2MỤC LỤC Phần I
1.1.3 Ý nghĩa kinh tế-xã hội của du lịch:
1.2 ĐỊNH NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ DU LỊCH
2.1.1 Các khái niệm tài nguyên
2.1.3 Các loại tài nguyên du lịch:
A TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
1 Khái niệm
Trang 32.2 CÁC NHÂN TỐ KHÁC
2.2.1 Dân cư và lao động
2.2.2 Sự bùng nổ khoa học kỹ thuật và phát triển của các ngành kinh tế
2.2.3 Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch:
2.2.4 Thời gian rỗi:
3.1.1 Thời kỳ cổ đại
3.1.2 Thời kỳ trung đại
3.1.3 Thời kỳ cận đại
3.1.4 Xu hướng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
3.2 SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
Trang 44.3.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở VCKT kèm theo đội ngũ CBCNV
4.3.3 Trung tâm tạo vùng:
5.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
5.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
5.2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể:
Trang 55.5.1 Sản phẩm du lịch
5.5.2 Các tuyến, điểm du lịch có ý nghĩa quốc tê và quốc gia
5.5.3.Các tuyến du lịch chủ yếu
5.5.3.Các điểm du lịch thuộc tiểu vùng trung tâm:
5.5.3 Các điểm du lịch thuộc tiểu vùng duyên hải Đông Bắc
5.5.4 Các điểm du lịch thuộc tiểu vùng miền núi Đông Bắc
5.5.5 Các điểm du lịch thuộc tiểu vùng miền núi Tây Bắc
5.5.6 Các điểm du lịch thuộc tiểu vùng phía nam Bắc Bộ
6.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
6.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
6.2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể:
6.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
6.6.2 Các điểm du lịch ở tiểu vùng phía bắc:
6.6.3 Các điểm du lịch ở tiểu vùng phía nam:
CHƯƠNG 7
VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
Trang 67.1 KHÁI QUÁT
7.1.1 Giới hạn
7.1.2 Diện tích, dân số
7.2 TIỀM NĂNG DU LỊCH
7.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
7.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
7.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH
7.5.2 Các điểm du lịch tiểu vùng duyên hải Nam Trung Bộ
7.5.3 Các điểm du lịch tiểu vùng Tây Nguyên
7.5.4 Các điểm du lịch tiểu vùng Đông Nam Bộ
7.5.5 Các điểm du lịch tiểu vùng Tây Nam Bộ
Trang 7Phần I
CƠ SỞ ĐỊA LÝ DU LỊCH
Chương 1 NHẬP MÔN DU LỊCH VÀ ĐỊA LÝ DU LỊCH
1.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA CỦA DU LỊCH
1.1.1 Một số khái niệm:
Du lịch
Hiện nay thuật ngữ du lịch trở nên rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được la tinh hoá thành tornus và sau đó thành touriste (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh)
Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán Du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải
Trước kia du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh
Càng ngày số lượng người đi du lịch nhiều hơn, khoảng cách xa hơn, thời gian kéo dài hơn Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành hiện tượng thường xuyên, phổ biến Để thoả mãn các nhu cầu của con người trong chuyến du lịch như giao thông, lưu trú, ăn uống, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng, dịch vụ khác đòi hỏi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó
Vì thế khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận, có nhà nghiên cứu cho rằng hầu như mỗi tác giả nhiên cứu du lịch đều đưa ra một định nghĩa cho riêng mình, theo thời gian nội dung khái niệm càng rộng hơn
Ngày nay người ta đã thống nhất rằng về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm, xâm lược thì đều mang ý nghĩa du lịch
Trang 8Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng định nghĩa du lịch của nhà khoa học người Belarus- Pirojnik đưa ra năm 1985 :
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới
sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá
Luật du lịch VN năm 2005 định nghĩa:
Du lịch là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định
Từ hai định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm du lịch có nội hàm kép:
1 Du lịch mang ý nghĩa truyền thống của từ: Sự di chuyển của con người
ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi xa lạ, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, thỏa mãn những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần
Nội hàm này chỉ mới giải thích được hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây là cũng là khái niệm cơ sở để xác định khách du lịch, một yếu tố quan trọng để hình thành cầu du lịch,
Một mặt do mức sống người dân nâng cao, giá cả dịch vụ rẻ hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, giáo dục phát triển Mặt khác do sự gia tăng ô nhiễm các thành phố, khu công nghiệp, đã kích thích du lịch phát triển, số lượng
du khách càng ngày càng tăng nhanh, thành phần du khách được xã hội hoá, địa
Trang 9- Ngành kinh tế được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch trong thời gian rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ, đó là ngành kinh tế
du lịch, bao gồm các lĩnh vực phục vụ nhu cầu của khách:
Trang 10- Nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt (thưởng thức, tìm hiểu, thư giản…)
- Nói chung là không cụ thể
- Khoảng thời gian mua sản phẩm và khi nhìn thấy thấy, sử dụng sản phẩm cách xa nhau
- Sản phẩm du lịch hình thành do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau
- Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước
- Sản phẩm du lịch nói chung là không thể để tồn kho, thường được sản xuất và tiêu thụ đồng thời
- Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc giảm sút
- Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với
Trang 11Chức năng xã hội:
- Giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân
- Hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người
- Tạo việc làm, nâng cao mức sống
- Tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng
- Trau dồi, bổ sung kiến thức, làm cho đời sống văn hoá tinh thần trở nên phong phú hơn
Chức năng xã hội của du lịch góp phần hình thành nhân cách cá nhân cua khách du lịch
Năm 2005, khi phân tích hoạt động du lịch và lữ hành, Hội đồng Du lịch và
Lữ hànhThế giới (WTTC) đã công bố Báo cáo Dự báo du lịch cho 174 nước tại Hội nghị cấp cao về du lịch và lữ hành toàn cầu lần thứ V họp ở New Dehli - Ấn Độ:
10 quốc gia tăng trưởng du lịch mạnh nhất là: 1 Montenegro (9,9%) 2 Trung Quốc (9,2%) 3 Ấn Độ (8,6%) 4 Reunion (8,3%) 5 Croatia (7,8%) 6 Sudan (7,7%) 7 Việt Nam (7,7%) 8 Lào (7,6%) 9 Cộng hòa Séc (7,5%) 10 Guadeloupe (7,2%)
Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của du lịch và lữ hành thế giới từ 2006 - 2015 là 4,6% với doanh số dự kiến đạt 6.201tỷ USD, tương đương 10,6% tổng GDP toàn cầu
Việt Nam coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, hiện có khoảng 850.000 lao động, 250.000 lao động trực tiếp (0.41%) và mang lại 4% GDP
Trang 12Như vậy, ngành du lịch của Việt Nam cũng được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng 7,7%, cao thứ bảy thế giới
Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, cần phải đáp ứng yêu cầu đón tiếp khoảng 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm 2010 Tuy nhiên trong tình hình khủng hoảng tài chính thế giới như hiện nay thì chỉ tiêu trên không thể trở thành hiện thực
Chức năng chính trị:
- Du lịch góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho du khách Tạo điều kiện cho các nền văn hoá có điều kiện hoà nhập với nhau, nó trở thành cầu nối hoà bình giữa các dân tộc
Tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu lần thứ nhất về hoà bình thông qua du lịch đã phê chuẩn tuyên bố Amman (Jordan), tháng 11/2000, khẳng định du lịch là ngành công nghiệp hoà bình của thế giới
Nhân ngày Du lịch Thế giới 27/9 hàng năm, Liên Hợp quốc đã đề ra
những các chủ đề khác nhau, cổ vũ cho hoạt động du lịch vì mục đích hoà bình:
“ Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967)
“ Du lịch không phải là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)
Chức năng bảo vệ môi trường nhân văn và sinh thái:
Du lịch tạo điều kiện tối ưu hoá quá trình sử dụng các di tích văn hoá lịch
sử, các tài nguyên du lịch tự nhiên Nhờ có các khoản thu từ du lịch, mỗi nước, từng vùng có điều kiện tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, môi trường sinh thái…để phục vụ du lịch
Trang 13Du lịch làm thay đổi các cân thu chi ngoại tệ và tạo điều kiện đưa đồng tiền nội địa tồn đọng trong dân cư vào vòng chu chuyển tài chính
Hoạt động du lịch làm tăng thu nhập quốc dân, các nước có nền du lịch hoạt động tốt, tỷ trọng GDP ngành du lịch có thể lên tới 20% GDP quốc dân
Du lịch là ngành xuất khẩu lao động tại chổ, tạo công ăn việc làm, tận dụng được lao động nhàn rỗi với thu nhập cao
Du lịch cũng là ngành “ngoại thương”, bán hàng hoá, dịch vụ cho khách nước ngoài tại chổ, mà phần lớn là những loại hàng hoá khó xuất khẩu, không gặp rủi ro như trong quá trình xuất khẩu Ngoài ra người sản xuất hưởng lợi nhiều hơn khi xuất khẩu theo con đường ngoại thương, người tiêu dùng mua với giá rẻ hơn, nên kích thích sản xuất và tiêu dùng
Du lịch còn tạo điều kiện quảng cáo hình ảnh của quốc gia dân tộc
Đối với nước có người đi du lịch sẽ tăng thêm khả năng lao động: sức khoẻ, tư tưởng sáng tạo, thẩm mỹ, kinh nghiệm làm việc…
1.2 ĐỊNH NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ DU LỊCH
1.2.1 Địa lý du lịch là:
- Ngành khoa học nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch
- Phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp
- Dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối
ưu
- Liên kết về mặt không gian của các đối tượng du lịch, các cơ sở phục vụ
có liên quan, để khai thác những lợi thế cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao
Vì vậy hoạt động du lịch muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, cần có sự nghiên cứu Địa lý du lịch
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu địa lý du lịch:
Địa lý du lịch hình thành từ những năm 1930, đối tượng nghiên cứu là hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, gồm các phân hệ sau:
Trang 14- Phân hệ khách
- Phân hệ tài nguyên
- Phân hệ công trình kỹ thuật
- Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu thực địa
Trang 15CHƯƠNG 2:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
2.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH
2.1.1 Các khái niệm tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên:
Theo nghĩa rộng bao gồm nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ, mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
Tài nguyên thiên nhiên phụ thuôc vào trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ phát hiện và sử dụng của con người
Tài nguyên nhân tạo:
Gồm những giá trị vật chất và phi vật chất, do con người sáng tạo ra trong lịch sử phát triển, có thể sử dụng để phục vụ cho sản xuất và cuộc sống
Tài nguyên du lịch:
Là dạng đặc sắc của 2 loại tài nguyên trên
Luật du lịch VN năm 2005 định nghĩa:
“ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,di tích lịch
sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch…”
2.1.2 Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch không đồng nhất với điều kiện tự nhiên và tiền đề văn hóa-lịch sử, là phạm trù lịch sử, phạm trù động và có những đặc điểm chung sau:
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch
- Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị
vô hình
Trang 16- Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau, tạo nên tính mùa trong du lịch
- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chổ, nên có sức hút cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khách du lịch tới nơi tập trung các tài nguyên đó
- Tài nguyên du lịch có thể tái tạo, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên, nếu sử dụng kết hợp với bảo vệ hợp lý
- Tài nguyên du lịch là dạng đặc biêt, rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài, cho nên đòi hỏi được bảo vệ ở mức cao nhất
2.1.3 Các loại tài nguyên du lịch:
Có thể phân làm 2 nhóm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Tài nguyên du lịch nhân văn
A TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các yếu tố, các hiện tượng tự nhiên, thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên… trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa:
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”
Giá trị cao nhất của tài nguyên du lịch tự nhiên là các di sản thiên nhiên thế giới
Trang 17Địa chất, địa hình, địa mạo
Lịch sử phát triển của địa chất, các vận động địa chất kiến tạo trong quá khứ, hiện tại và tương lai, quá trình địa chất, địa mạo của một vùng, cấu tạo và phân bố các lớp đá, các điểm nước khoáng và chất lượng của chúng, đó là tài nguyên du lịch Những mẫu tiêu biểu cho các quá trình địa chất trên thế giới được công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới, trong đó vịnh Hạ Long (2000) và Phong Nha-Kẻ Bàng (2003)
Đặc điểm hình thái và các dạng đặc biệt của địa hình góp phần tạo nên vẽ đẹp và sự đa dạng của cảnh quan du lịch, tạo nên sự hấp dẫn đối với khách du lịch Địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì sức hấp dẫn càng cao
Thông thường có các dạng địa hình sau: miền núi, vùng đồi, núi và đồng bằng
- Miền núi:
Địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì:
+ Do địa hình chia cắt, tạo nên sự tương phản cho nên miền núi có nhiều phong cảnh đẹp và đa dạng
+ Khí hậu mát mẻ, do chịu tác động của quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao + Nhiều suối, thác nước, hang động
+ Miền núi là nơi sinh sống nhiều sinh vật hoang dã, tập trung nhiều vườn quốc gia, có tính đa dạng sinh học cao Mặt khác đây là nơi sinh sống của các các dân tộc ít người với nền văn hoá bản địa phong phú và đa dạng, rất thích hợp để tổ chức loại hình du lịch sinh thái
+ Địa hình, khí hậu, động-thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp, có thể tổ chức nhiều thể loại du lịch ngắn và dài ngày khác nhau Ở các nước ôn đới trên núi cao 1500-2000m thường có nhiều băng tuyết, phong cảnh đẹp, tạo thành những trung tâm thể thao mùa đông như trên dãy Alps, Pyrenee…, núi cao hơn nữa thì có thể tổ chức các loại du lịch leo núi mạo hiểm như Everest, Fansipan
Ở VN nhiều khu vực núi có độ cao khoảng 1500m, từ cuối TK XIX đầu
TK XX đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng: Mẫu sơn, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì,
Trang 18Bạch Mã, Đà Lạt… Người pháp đã xây dựng khu an dưỡng, nghỉ mát vào mùa
hè
Theo các nhà nghiên cứu du lịch, do tính phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch ở địa hình núi, nên trong tương lai miền núi sẽ trở thành khu vực thu hút nhiều khách du lịch nhất
- Đồng bằng:
+ Địa hình đơn điệu, tuy nhiên kết hợp với sông, hồ, ao, kênh rạch, tài nguyên sinh vật nuôi trồng cũng tạo nên những phong cảnh đồng quê yên ả, nên thơ, đó là tài nguyên du lịch Đồng bằng Tây Nam Bộ có cảnh quan thuộc loại này
Ngoài ra địa hình đồng bằng còn thuận lợi cho việc cư trú của con người từ lâu, vì vậy ở đây có nhiều di tích văn hóa-lịch sử, nhiều đô thị, cho nên cũng là nơi thu hút nhiều du khách, đặc biệt là đối với loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái ngắn ngày hoặc cuối tuần
- Vùng đồi:
Địa hình vùng đồi ít chia cắt, không bị lũ lụt như đồng bằng, nên thường là nơi cư trú của người xưa, vì vậy khu vực này tập trung nhiều di tích khảo cổ như ở Sơn Vi, Lâm Thao, Phong Châu (Phú Thọ), Đồng Nai Mặt khác khu vực đồi thường có nhiều tài nguyên văn hóa độc đáo cho nên thuận lợi cho tham quan, nghiên cứu, cắm trại
Các dạng địa hình đặc biệt:
- Địa hình Karst:
Là địa hình được hình thành hoà tan của nước mặt và nước ngầm đối với
Trang 19Ở trên thế giới hiện nay có khoảng 650-700 hang động đang được ngành du lịch khai thác
Ở VN diện tích đá vôi khoảng 50.000km2 (15% diện tích cả nước), nên có nhiều hang động, phân bố chủ yếu từ Quảng Bình trở ra phía bắc Hang động nước
ta tuy không sâu, không dài, nhưng phong cảnh rất đẹp như:
Động Phong Nha-Quảng Bình, động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), Bích động, Địch Lộng (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây), Hang Bồ Nâu, hang Luồn (Quảng Ninh), động Puông, động Tiên (Bắc Cạn)…
Địa hình Karst ngập nước: như địa hình ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long,
Cát Bà, vùng biển Hà Tiên…
Địa hình Karst khô: như địa hình ở Ninh Bình
Địa hình Karst là tải nguyên để phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, thám hiểm hang động
- Địa hình bờ biển, biển đảo:
Địa hình ven biển có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, có thể khai thác để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thao dưới nước, tham quan hệ sinh thái đảo ven bờ…, hiện nay số du khách du lịch đi nghỉ ở
bờ biển nhiều nhất, theo WTO có hơn 70% du khách thích đi du lịch biển
Một bãi biển được coi là thuận lợi cho phát triển du lịch cần bao gồm những tiêu chí như: bãi biển dài, rộng, độ mịn của cát, bằng phẳng với độ dốc 1-
3o, độ mặn 25-40‰, độ trong, độ sâu của nước <1,5m, cảnh quan đẹp … Ngoài ra giá trị của bãi biển cần gắn liền các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, số ngày mưa
Ngoài ra bãi biển càng gần thành phố lớn thì càng thu hút du khách
VN có chiều dài bờ biển 3260 km với nhiều cảnh quan đẹp và có 300 bãi biển có thể khai thác du lịch, trong đó những bãi tắm nổi tiếng từ Bắc chí Nam: Bãi biển Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn, (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận
An (Thừa Thiên-Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang, Vũng Tàu…
Trang 20Những bãi tắm từ Đà Nẵng vào nam, nhất là những bãi biển liên lục từ Đại Lãnh đến Nha Trang, khí hậu ấm quanh năm, có thể khai thác du lịch 10 tháng trong năm
VN còn có nhiều vịnh đẹp như vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh Trên biển Đông và vịnh Thái Lan thuôc nước ta có khoảng 3000 hòn đảo, một số hòn đảo lớn như Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc , có cảnh quan đẹp, đa dạng sinh học cao, những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch sinh thái
Cảnh quan biển đảo là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực
- Các di tích tự nhiên:
Hoạt động kiến tạo và địa chất đã tạo nên những di tích tự nhiên lạ lùng, có giá trị thẩm mỹ cao và được con người lại thêu dệt thêm cho chúng những huyền thoại để giải thích nguyên nhân hình thành, do đó chúng trở thành những điểm du lịch nổi tiếng như hòn Chồng (Nha Trang), Hòn Trống Mái (Thanh Hoá), Hòn Gà Chọi (vịnh Hạ Long), giếng Giải Oan (Chùa Hương)
Khí hậu
Khí hậu rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nó là một nhân tố quyết định mức hấp dẫn của địa bàn đối với khách du lịch, là nguyên nhân chính làm nên tính mùa trong du lịch Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, gió mùa, gió phơn (foehn), lũ lụt, mùa mưa ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch
Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng hợp các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió, ánh nắng mặt trời…
Các nhà khí hâu học đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định
Trang 21- Đối với khách đi du lịch biển thì thời tiết được coi là thuận lợi khi:
+ Số ngày mưa tương đối ít
+ Số giờ nắng trung bình ngày cao (từ 10 -12 giờ)
+ Nhiệt độ TB ngày không cao lắm, nhiệt độ nước biển khoảng 20-25oC
- Đối với các loại hình du lịch thể thao vui chơi giải trí:
Nhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm… hướng gió, tốc
độ gió, quang mây, không có sương mù là cần thiết
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho nhu cầu an dưỡng, chửa bệnh như khí hậu ven hồ, ven biển, vùng núi, cao nguyên hoặc triển khai một số các hoạt động du lịch như thể thao mùa hè, mùa đông, vui chơi giải trí
Tài nguyên nước
Nước mặt còn có tác dụng gián tiếp qua các thành phần khác ven bờ, các bãi biển hoặc bãi ven hồ khí hậu mát mẻ, có thể sử dụng để tắm khí trời, dạo chơi, hoạt động thể thao
Nước khoáng:
Nhờ các nguyên tố hoá học, các khí và các nguyên tố phóng xạ hoặc một
số tính chất vật lý như nhiệt độ và độ pH có tác dụng đến sinh lý con người, có ý nghĩa đối với du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng và chửa bệnh
Nguồn nước khoáng ở nước ta phong phú, có khoảng 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 27oC-105 oC thành phần hoá học từ bicarbonat natri đến clorua natri với độ khoáng hoá cao
- Nhóm nước khoáng cacbônic:
Trang 22Chữa bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thần kinh ngoại biên và làm nước uống như nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong, Bình Thuận), được khai thác từ 1928
- Nhóm nước khoáng silic:
Chữa các bệnh thần kinh, thấp khớp, tiêu hoá, phụ khoa như nước khoáng Kim Bôi, Hoà Bình, Hội Vân, Bình Định
- Nhóm nước khoáng Brôm-Iot-Bo:
Chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa như nước khoáng Quang Hanh, Cẩm Phả
Tài nguyên động thực vật:
Tài nguyên sinh vật bao gồm thực vật, động vật, các hệ sinh thái tự nhiên hay do con người nuôi trồng trên lục địa hay dưới đáy biển Tài nguyên này thường tập trung ở các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu rừng văn hoá-lịch sử-môi trường và các khu bảo tồn thiên nhiên dạng khác
Sinh vật tự nó là một một tài nguyên du lịch hấp dẫn, có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, vừa góp phần cùng thành phần tự nhiên khác tạo thành cảnh quan đẹp, vừa có vai trò tích cực trong bảo vệ môi trường trong lành Tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, dù trên cạn hay dưới nước, đều có đối tượng là động, thực vật
Thực vật:
Để trở thành tài nguyên du lịch, thực vật cần có tiêu chí sau:
+ Phong phú, độc đáo, điển hình
+ Đặc hữu, quý hiếm
Trang 23+ Hoa quả ở thân
+ Nhiều cây phụ sinh, ký sinh
+ Động vật tập hợp nhiều loài có cách kiếm sống khác nhau phù hợp từng tầng rừng
Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cho sự phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch chửa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu, lặn biển Tuy nhiên tài nguyên sinh vật rất nhạy cảm với các tác động của bên ngoài, vì vậy nên
tổ chức các loại hình du lịch bền vững-du lịch sinh thái, phát triển du lịch vừa đi đôi với việc nghiên cứu bảo tồn
3 Các tổ hợp tự nhiên:
Trong nghiên cứu chúng ta phân tích từng thành phần của thiên nhiên để hiểu rõ giá trị tài nguyên du lịch của chúng và có trường hợp từng thành phần tự nhiên có thể sử dụng để làm tài nguyên du lịch riêng lẽ như một suối nước khoáng, một hang động hay một cồn cát có cảnh quan đẹp Tuy nhiên đa số trường hợp tài nguyên du lịch tự nhiên là những tổ hợp tất cả các thành phần thiên nhiên
Trang 24hay vài thành phần thiên nhiên kết hợp với nhau thành những tổ hợp hay những tổng hợp thể tự nhiên
Có 3 tổ hợp đáng chú ý sau:
Tổ hợp ven biển:
- Được sử dụng nhiều nhất cho du lịch tắm biển, thể thao, tắm nắng…
- Phân bố theo tuyến dọc bờ biển, diện tích hẹp
- Nước, khí hậu và địa hình quan trọng hơn thực động vật
Tổ hợp núi:
- Là nguồn tài nguyên tổng hợp nhất, bao gồm tất cả các thành phần của tự nhiên Thiên nhiên ở đây có sự phân hóa lớn, có đặc trưng khác nhau theo từng khu vực núi, theo sườn núi, theo độ cao
Tuy vậy do giao thông thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, có thể xây dựng các khu du lịch bằng phương pháp công nghiệp cho nên tổ hợp này
có thể đáp ứng nhu cầu du lịch hàng ngày, cuối tuần
Trang 25Có 2 dạng tài nguyên du lịch nhân văn chính: Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm:
- Di sản văn hoá thế giới vật thể
- Di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương
- Các cổ vật và bảo vật quốc gia
- Các công trình kiến trúc
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm:
- Di sản văn hoá thế giới phi vật thể
- Truyền thống văn hoá như văn hoá nghệ thuật, ẩm thực, ứng xử, phong tục tập quán, văn hoá các tộc người…
- Thơ ca và văn học, các phát minh sáng kiến khoa học
- Các hoạt động văn hoá, thể thao, kinh tế-xã hội có tính chất sự kiện
- Các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
2 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể:
Trên thế giới các loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể sau có giá trị lớn:
Các kỳ quan thế giới:
Tập trung ở những nôi văn minh nhân loại, do nhà sử học Herodotos
(305-240 TCN) lựa chọn:
- Kim tự tháp Cheops (Ai Cập)
- Hải đăng Alexandria (Ai Cập)
- Tượng thần Zeus (Olympia, Hy Lạp)
- Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes (Hy Lạp)
- Đền Artemis (Thổ Nhĩ Kỳ)
- Lăng mộ của Mausolus (Thổ Nhĩ Kỳ)
- Vườn treo Babylon (Iraq)
Trang 26Các kỳ quan này phần lớn bị huỷ hoại bởi thời gian và hoả hoạn, chỉ còn Kim Tự Tháp Cheops là tồn tại đến ngày nay
7 kỳ quan thế giới mới:
Do tổ chức New Open World Corporation (NOWC) tổ chức bình chọn và công bố năm 2007, đây cũng là những di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận:
Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
Làng Machu Picchu (Peru)
Tượng chúa cứu thế (Brazil)
Đấu trường Colosseum ở Rome (Italy)
Thành phố cổ Petra (Jordan)
Kim tự tháp ở Chichen Itza (Mexico)
Đền Taj Mahal (Ấn Độ)
Các di sản văn hoá thế giới
Các di sản nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản văn hoá thế giới
Đến năm 2008, tại 145 quốc gia, có 679 di sản văn hóa thế giới và 25 di sản hổn hợp
Ở VN có các di sản văn hóa thế giới sau:
- Quần thể di tích cố đô Huế, 1993
- Phố cổ Hội An, năm 1999
- Thánh địa Mỹ Sơn, 1999
VN đang đề nghị công nhận các di tích sau là di sản văn hóa thế giới:
Trang 27- Các công trình đương đại
- Các đối tượng văn hoá-thể thao
+ Viện khoa học, trường đại học, thư viện lớn và nổi tiếng + Các trung tâm diễn ra liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao…
Loại này thường tập trung ở thủ đô và thành phố lớn, thu hút nhiều khách
du lịch với mục đích khác nhau
3 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể:
Các di sản văn hoá phi vật thể thế giới:
Các di sản văn hoá thế giới phi vật thể là tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị du lịch lớn Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam là 2 trong số 90 kiệt tác văn hoá truyền khẩu và phi vật thể trên toàn thế giới được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới Ngoài ra Việt Nam cũng đã và đang lập hồ sơ đề nghị công nhận các di sản văn hoá phi vật thể sau là di sản văn hoá phi vật thể thế giới:
- Múa rối nước
Trang 28- Quan họ Bắc Ninh
- Ca Trù
- Múa Thái
- Hát chèo Tàu
- Sử Thi Tây Nguyên
- Áo dài Việt Nam
Các lễ hội
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả, là dịp để nhớ về tổ tiên, cội nguồn, người có công với đất nước hoặc liên quan đến nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, sự kiện văn hoá lịch sử
Là tài nguyên nhân văn quan trọng, vì lễ hội rất đa dạng và phong phú, là quốc hồn, quốc tuý của mỗi quốc gia, là giá trị văn hoá của mỗi địa phương, thu hút nhiều người tham gia, hấp dẫn nhiều du khách
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:
Mỗi dân tộc có quá trình phát triển và địa bàn sinh sống khác nhau, từ đó hình thành đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng
Các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc … chính là sức hút trong du lịch dân tộc học
Việt Nam với 54 sắc tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, những làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, đó là tài nguyên du lịch rất giá trị để tổ
Trang 29Dân cư là nhân tố quan trọng đối với hoạt động du lịch: vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ gắn với nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch
Dân số càng đông, lực lượng tham gia càng nhiều thì du lịch càng có điều kiện phát triển
Trong quy hoạch tổng thể để phát triển lãnh thổ du lịch cần phân tích:
- Các đặc điểm của dân cư: nhân khẩu, cấu trúc, mật độ, thành phần dân tộc
- Kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị hoá và tỷ lệ dân đô thị
2.2.2 Sự bùng nổ khoa học kỹ thuật và phát triển của các ngành kinh
tế
Sự bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp phát triển và tự động hóa quá trình sản xuất là những nguyên nhân vừa trực tiếp vừa gián tiếp cho việc phát triển du lịch Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ phát triển tạo điều kiện nhiều mặt cho du lịch phát triển
2.2.3 Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch:
Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa, kéo dài tuổi thọ…là những nguyên nhân của nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Đô thị hoá tạo nên lối sống đặc biệt, lối sống “thành thị” Quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thay đổi đời sống vật chất và văn hoá cho con người theo hướng tích cực Tuy nhiên quá trình này còn dẫn tới sự thay đổi điều kiện tự nhiên, tách con người ra khỏi thiên nhiên bao quanh, làm thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cuộc sống của con người Mật độ dân số cao, lượng thông tin quá nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thông ách tắc…là những nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh, bệnh stress
Các nghiên cứu cho thấy cư dân tại các đô thị và các khu có mật độ tập trung, nhu cầu du lịch cao hơn nhiều so với nông thôn Họ muốn đến những nơi có môi trường trong lành, yên tỉnh để nghỉ dưỡng thư giản nhằm phục hồi sức khoẻ thể chất và tinh thần
Cần nghiên cứu nhu cầu nghỉ ngơi để có kế hoạch phát triển ngành du lịch
Trang 302.2.4 Thời gian rỗi:
Được sự trợ giúp của máy móc, năng suất lao động tăng cao, con người có thể hoàn thành khối lượng các công việc sản xuất, phục vụ một cách nhanh chóng
và phần thời gian còn lại dành cho du lịch, nghỉ ngơi
Hiện nay thời gian làm việc giảm, ở nhiều nước trong đó có Việt Nam quy định mỗi tuần chỉ làm việc 5 ngày, mỗi năm có số ngày nghỉ tổng cộng có thể đạt 120-130 ngày Mặt khác xã hội đang phát triển các ngành dịch vụ, sản xuất nhiều máy móc phục vụ trong đời sống và công việc gia đình, nội trợ như máy giặt, thức
ăn chế biến sẳn, máy móc hổ trợ khác…cho nên con người càng ngày càng có nhiều thời gian hơn cho du lịch
2.2.5 Các nhân tố chính trị, chính sách
Để phát triển du lịch, ngoài tài nguyên là cơ sở quan trọng, thì yếu tố con người và cơ chế có ý nghĩa quyết định Một chính sách đứng đắn, phù hợp, thuận lợi cho việc phát triển du lịch mới có thể đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả cao
Các nước phát triển du lịch tốt trên thế giới đều có chính sách phát triển du lịch dứng đắn Nước ta coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều chính sách văn bản pháp luật ra đời theo hướng càng ngày càng thông thoáng hơn, tạo hành lang pháp lý để kiểm tra, giám sát, triển khai hoạt động du lịch Tuy nhiên các chính sách này cần luôn được điều chỉnh thích ứng để thúc đẩt hoạt động du lịch phát triển
Ngành du lịch là ngành mang tính chất quốc tế hoá cao, cần có sự liên kết, các nước, hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc Không thể phát triển du lịch trong
Trang 31Ở các địa phương, các quốc gia có bộ máy quản lý nhà nước du lịch hoàn hảo, chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất tốt làm việc hiệu quả thì ngành du lịch phát triển tốt
Số lượng, chất lượng, phẩm chất của người lao động trong ngành du lịch cũng rất quan trọng, họ quyết định đẳng cấp của sản phẩm du lịch và thu hút được khách du lịch
Chính vì điều đó mỗi quốc gia và mỗi địa phương cần có chiến lược phát triển, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực phù hợp, đứng đắn để phát triển du lịch
Những nước có nền du lịch phát triển tốt thường trích khoảng 6-8% doanh thu du lịch để xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch
2.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ ĐIỀU KIỆN VẬT CHÂT KỸ THUẬT
- Cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kỹ thuật có vai trò biến những tài nguyên tiềm năng phục vụ du lịch
- Giữa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên có sự liên hệ:
+ Không có cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất kỹ thuật thì tài nguyên du lịch vẫn chỉ ở dạng tiềm năng
- Thiếu tài nguyên sẽ không có cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch
2.3.1 Cơ sở hạ tầng:
Trang 32Gồm giao thông, điện, nước, phương tiện thông tin…là tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch Đây là nguồn lực quan trọng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách và thuận lợi cho phát triển du lịch
Trong các diều kiện cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng nhất trong hoạt động du lịch ví:
+ Đảm bảo sự di chuyển của con người trong quá trình du lịch
+ Tạo điều kiện khai thác sớm và có hiệu quả các tài nguyên du lịch
+ Du lịch có điều kiện trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội
Ở các nước phát triển, các nước mới phát triển hệ thống giao thông đồng
bộ, hệ thống thông tin hiện đại, đã tạo ra các tiện ích, rút ngắn khoảng cách về không gian, giảm giá thành sản phẩm cho du khách Đây là những điều kiện thuận lợi, hấp dẫn du khách và hoạt động kinh doanh du lịch
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, hệ thống giao thông chưa tốt làm hạn chế việc khai thác tài nguyên du lịch và triển khai hoạt động du lịch
2.3.2 Điều kiện vật chất kỹ thuật du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cung cấp các sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, mua bán, thể thao, y tế, các công trình phục vụ thông tin văn hoá…
Cơ sở vật chát kỹ thuật có vai trò đảm bảo cho vùng du lịch hoạt động bình thường, tạo ra tiện nghi hấp dẫn du khách Hoạt động du lịch tại một địa phương, một quốc gia có phát triển hay không, mức độ hấp dẫn du khách phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Trang 33thiếu quy hoạch, hoặc quy hoạch chưa tốt, đã tác động không tốt đến tài nguyên môi trường và làm giảm hiệu quả kinh doanh
Trang 34Chương 3 LỊCH SỬ, TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
3.1 SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN THẾ GiỚI
3.1.1 Thời kỳ cổ đại:
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng du lịch chỉ xuất hiện từ khi phát hiện và chế ngự được lửa và khi xã hội đã bước ra khỏi giai đoạn hái lượm, vì khả năng tích lũy thức ăn là một điều kiện rất quan trọng cho việc tạo ra nhu cầu du lịch
Trong giai đoạn này có những phát minh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại Đó là phát minh ra thuyền buồm của người Ai Cập vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN, phát minh ra bánh xe của người Sumeri vào khoảng năm
3500 TCN
Các chuyến đi truyền giáo của các tu sĩ, sự tham gia hành hương của các tín
đồ tôn giáo và đặc biệt sự ra đời của sự kiện Olympic vào năm 776 TCN tại Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng sâu sắc đến du lịch Xunh quanh những khu vực thi đấu, người ta đã xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ ăn nghỉ, vui chơi cho vận động viên
và khán giả Nhiều làng Olympic có đầy đủ điều kiện về ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cho hàng nghìn người
3.1.2 Thời kỳ trung đại
Sự suy sụp của nhà nước La Mã đã làm cho du lịch cũng bị ảnh hưởng sâu sắc Nhiều kiệt tác …kiến trúc, nghệ thuật, xã hội, văn học bị vứt bỏ, hủy hoại
Trang 35Năm 1271 Marco Polo đã cùng cha và chú sang Trung Quốc trong một chuyến buôn Ông ở đó 17 năm, những điều bí ẩn và khác lạ của Phương Đông đã được ông trình bày trong cuốn: “Marco Polo phiêu lưu ký”
Christopher Columbus (1451-1506)
Cuối TK XV, các học giả về môn địa dư đều cho rằng nếu đi bằng đường biển đi về hướng tây, người ta có thể tới Trung Hoa và Nhật Bản Người thời đó chưa biết rằng sau Ðại Tây Dương còn có lục địa châu Mỹ và một đại dương bao
la là Thái Bình Dương
Theo lý thuyết trên, ngày 12/10/1492 sau ba tháng lênh đênh trên biển Colombus-nhà hàng hải Ý đã cùng đoàn thủy thủ đặt chân lên đảo Guanahani, ông đặt tên cho là San Sanvador, tìm ra Haiti và CuBa
Năm 1493, Columbus thực hiện chuyến hành trình lần thứ hai.Lần này, ông đến đảo Ăngti nhỏ, Puertorico, Jamaica
Do chưa tìm được đường đến Ấn Độ, Columbus lại được bảo trợ cho chuyến hành trình lần thứ 3 Lần này ông phát hiện ra Trinidad (1498)
Vào tháng 8 năm 1497 ông đã cùng thủy thủ đoàn đi dọc theo bờ biển Tây Phi xuống phía Nam, vượt qua mũi Hảo Vọng và đến đất nước Ấn Độ vào ngày 20/5/1498
Sau đó ông còn thực hiện tiếp 2 chuyến đi nữa và chết ở Ấn Độ do bệnh sốt rét vào đêm giáng sinh năm 1524
Có thể nói những đóng góp của ông có vai trò rất lớn đối với thế giới và đất nước Bồ Đào Nha
Ferdinand Magellan (1480 – 1529)
Năm 1512 Magellan đã đệ trình lên vua Bồ Đào Nha kế hoạch đi vòng quanh thế giới, nhưng không được chấp nhận Bảy năm sau, phương án của ông được nhà vua Tây Ban Nha bảo trợ
Ông đã đi xuống Nam Mỹ, đặt tên cho Argentina, quần đảo Đất lửa, eo biển Magellan…năm 1529 ông đến Philippines và hi sinh tại đây trong 1 cuộc chiến giúp chúa đảo chống lại các đảo láng giềng
Trang 36Tuy mất di, nhưng ông đã để lại kinh nghiệm quý báu cho các lớp người kế tiếp, kích thích óc tò mò, sự ham hiểu biết của nhiều người, mở đường cho các chuyến đi sau
Năm 1885, một kỹ sư người Đức là Benz đã chế tạo ra chiếc ô tô đầu tiên
Do tính tiện ích của nó, ngay sau đó công nghiệp ô tô đã ra đời
Thời kỳ này con người đã phát minh ra các phương tiện truyền tin không gian như điện tín (1876), điện thoại (1884), radio (1895)…
Đầu TK XX, năm 1903 hai anh em nhà Wright đã cho ra đời chiếc máy bay đầu tiên Năm 1958 chiếc máy bay Boing 747 ra đời, đánh dấu sự phổ biến hoá phương tiện giao thông hàng không với giá cả phù hợp với những người có thu hập bình thường
Thomas Cook, ông tổ ngành kinh doanh lữ hành
Thomas Cook sinh năm 1808 ở miền Trung nước Anh
Năm 1841, Ông tổ chức cho tập thể 570 người tới dự một hội nghị của
Trang 37Tại cuộc triển lãm thế giới tổ cức năm 1878 tại Paris, Thomas Cook đã tổ chức cho 75.0000 người Anh đi tham dự
Năm 1919 Thomas Cook đã tổ chức chuyến du lịch đầu tiên bằng máy bay
Cuối XIX du lịch đã tăng lên không ngừng, du lịch nghỉ núi, nghỉ biển được phát triển Nhiều khu du lịch, khách sạn được xây dựng ở miền núi và vùng biển, nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, không gian yên tỉnh
để giới quý tộc và thực dân nghỉ dưỡng trong mùa hè
Những năm đầu TK XX, du lịch phát triển cho đến chiến tranh thế giới lần
I, thì bị dình trệ và sau đó mới phục hồi, phát triển ở các nước Châu Âu như Pháp,
Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Anh, Đức Các cơ quan nhà nước phụ trách về du lịch
ở các nước này đã được thành lập
Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch thế giới (IUOTO) được thành lập năm 1925 tại Hà Lan, năm 1946 đổi thành “Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch”, năm 1974 thành “Tổ chức du lịch thế giới” (WTO- World tourism organization), có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha
Đến trước Thế Chiến II du lịch phát triển nhanh, có khoảng khoảng 50 triệu khách quốc tế, nhưng trong chiến tranh thế giới lần II ngành này bị tê liệt, sau thế chiến lượng khách du lịch giảm mạnh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị phá huỷ hoặc bị biến thành cơ sở phục vụ cho chiến tranh
Từ 1955 du lịch quốc tế mới có những điều kiện thuận lợi để phát triển và thu nhập từ du lịch quốc tế tăng liên tục
Năm 1963, diễn ra hội nghị du lịch của Liên Hiệp Quốc tại Roma
Năm 1980, 47 nước đưa ra tuyên bố Manila về du lịch
Năm 2005, hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của WTTC được tổ chức tại New Dehli, Ấn Độ
3.1.4 Xu hướng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
- Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng
+ Mức sống người dân cao, giá cả dịch vụ rẻ hơn
Trang 38+ CSVCKT du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn
+ Mức độ gia tăng ô nhiễm
- Kéo dài thời vụ du lịch
3.2 SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
3.2.1.Quá trình hình thành:
Từ thời phong kiến, đặc biệt là thời Pháp việc khai thác tài nguyên để phục
vụ cho du lịch đã thể hiện rõ nét Nhiều khu vực miền núi, cao nguyên, vùng biển
đã được khai thác cho du lịch, nhiều nhà nghỉ, biệt thự đã được xây dựng
Ngày 9/7/1960 thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành Du lịch Việt Nam
Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam
Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ
Ngày 26/10/1992 thành lập Tổng cục Du lịch
Trang 39Việt Nam gia nhập tổ chức du lịch thế giới (WTO) từ 1981 và sau đó 10 năm gia nhập vào Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA)
3.2.2.Tình hình hoạt động:
Trước 1975 du lịch cũng như nhiều ngành khác hoạt động mang tính chất bao cấp, chỉ quan tâm đến khía cạnh xã hội, du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách quốc tế vào nước ta theo các Nghị định thư, chưa đề cập đến mục đích kinh tế
Sau năm 1975, hoạt động du lịch có bước phát triển mới, một số công ty du lịch ở miền Nam hình thành như Saigon tourist, OSC Việt Nam Tuy nhiên du lịch chỉ chuyển biến mạnh và trở thành một ngành kinh tế thực sự từ khi đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt trong thập kỉ 90
Ngành du lịch nước ta đã đạt những kết quả sau:
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch:
Trường DLVN thành lập (1972), nay Cao đẳng du lịch Hà Nội
Từ những năm 1990 thành lập khoa Du lịch tại các trường đại học
Cho đến nay mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (với khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (trên 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại;
Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên, nhân tố quyết định sự nghiệp
và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch; chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng, từng bước được chuẩn hóa
Năm 1990 toàn ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến 2005 đã
có trên 23 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước, phần đông
từ các ngành khác chuyển sang) và trên 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2,5% lao động toàn quốc, trong đó 56,86% lao động được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình
Trang 40độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề)
Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều
- Hiện trạng đầu tư xây dựng:
Tăng nhanh chóng, đặc biệt sau khi có Luật Đầu tư
Đầu tư từ nguồn vốn trong nước:
Trong 5 năm (2001-2005), Chính phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm
Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Năm 2001 2002 2003 2004 20051 Tổng số Lượng vốn (tỷ đồng) 266 380 450 500 550 2.146