1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH địa lý tự NHIÊN các lục địa (dành cho sinh viên đại học địa lý học chuyên ngành địa lý du lịch, hệ chính quy)

117 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về địa lý tự nhiên khu vực, khái quát về các lục địa trên Trái Đất và nội dung chi tiết về các lục địa các yếu tố hình thành tự nhiên, đặc điểm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI NÓI ĐẦU viii

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1

1.1 VỊ TRÍ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC 1

1.1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC 1

1.1.1.1 Thời Cổ đại (trước thế kỷ V) 1

1.1.1.2 Thời Trung đại (thế kỷ V – XV) 1

1.1.1.3 Giai đoạn thế kỷ XV – XVII 2

1.1.1.4 Thời hiện đại 3

1.1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC 3

1.1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.1.2.2 Nhiệm vụ của địa lý khu vực 3

1.1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3

1.1.3.1 Phương pháp luận phổ biến 3

1.1.3.2 Phương pháp luận cụ thể 4

1.1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC 4

1.1.4.1 Phương pháp khảo sát thực địa 4

1.1.4.2 Phương pháp địa vật lý 4

1.1.4.3 Phương pháp địa hóa học 4

1.1.4.4 Phương pháp toán học 4

1.1.4.5 Phương pháp cổ địa lý 5

1.1.4.6 Phương pháp bản đồ 5

1.1.4.7 Phương pháp ảnh viễn thám 5

1.1.4.8 Phương pháp phân tích hệ thống 5

1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC LỤC ĐỊA TRÊN TRÁI ĐẤT 5

1.2.1 SỰ HÌNH THÀNH CÁC LỤC ĐỊA 5

1.2.1.1 Các thuật ngữ liên quan 5

1.2.1.2 Sự thay đổi các phần đất nổi trên bề mặt Trái Đất 6

1.2.1.3 Các chu kỳ tạo núi chính 10

1.2.2 SỰ PHÂN CHIA VÀ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA 11

1.2.2.1 Sự phân chia các lục địa 11

1.2.2.2 Sự phân bố các lục địa 12

1.2.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN 12

CHƯƠNG 2 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á – ÂU 15

2.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU 15

2.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP 15

2.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn 15

2.1.1.2 Tiếp giáp 15

2.1.2 HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC 16

2.1.2.1 Về hình dạng 16

2.1.2.2 Kích thước 16

2.1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN 16

2.1.3.1 Thời kỳ Tiền Cambri 16

2.1.3.2 Đại Paleozoi - Pz 16

2.1.3.3 Đại Mesozoi – Mz 18

Trang 3

2.1.3.4 Đại Kainozoi – Kz 18

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU 18

2.2.1 ĐỊA HÌNH 18

2.2.1.1 Địa hình bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 18

2.2.1.2 Các dạng địa hình phân bố không đều 19

2.2.1.3 Hướng núi gồm hai hướng chính 19

2.2.2 KHOÁNG SẢN 19

2.1.2.1 Các mỏ mạch 19

2.1.2.2 Các mỏ trầm tích 20

2.2.3 KHÍ HẬU 20

2.2.3.1 Các yếu tố hình thành khí hậu 20

2.2.3.2 Đặc điểm khí hậu 21

2.1.4.3 Các đới khí hậu 24

2.2.4 THỦY VĂN 27

2.2.4.1 Sông ngòi 27

2.2.4.2 Hồ 29

2.2.4.3 Băng hà 29

2.2.5 SINH VẬT 30

2.2.5.1 Giới thiệu khái quát 30

2.2.5.2 Các đới sinh vật 30

2.3 CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU 34

2.3.1 BẮC Á 34

2.3.1.1 Tây Siberia 34

2.3.1.2 Trung Siberia 34

2.3.1.3 Đông Siberia và Nam Siberia 34

2.3.2 TÂY Á - ÂU 35

2.3.2.1 Bắc Âu 35

2.3.2.2 Đông Âu 35

2.3.2.3 Tây và Trung Âu 36

2.3.2.4 Nam Âu 36

2.3.3 TRUNG Á VÀ NỘI Á 37

2.3.3.1 Đồng bằng Trung Á 37

2.3.3.2 Miền núi Thiên Sơn và Pamia -Antai 37

2.3.3.3 Đồng bằng Nội Á 38

2.3.3.4 Sơn nguyên Tây Tạng 38

2.3.4 ĐÔNG Á 38

2.3.4.1 Kamchatka 38

2.3.4.2 Amua - Triều Tiên 39

2.3.4.3 Quần đảo Nhật Bản 39

2.3.4.4 Đông Trung Hoa 39

2.3.5 TÂY NAM Á - ÂU 40

2.3.5.1 Caucasus - Crum 40

2.3.5.2 Tiền Á 40

2.3.5.3 Tây Nam Á 41

2.3.6 NAM Á VÀ ĐÔNG NAM Á 41

2.3.6.1 Miền núi Hymalaya 41

2.3.6.2 Đồng bằng Ấn - Hằng 41

Trang 4

2.3.6.3 Bán đảo Ấn Độ và Srilanca 42

2.3.6.4 Bán đảo Trung Ấn 42

2.3.6.5 Quần đảo Mã Lai 43

CHƯƠNG 3 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI 44

3.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI 44

3.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP 44

3.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn 44

3.1.1.2 Tiếp giáp 44

3.1.2 HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC 44

3.1.2.1 Về hình dạng 44

3.1.2.2 Kích thước 44

3.1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN 45

3.1.3.1 Thời kỳ Tiền Cambri 45

3.1.3.2 Đại Paleozoi - Pz 45

3.1.3.3 Đại Mesozoi – Mz 45

3.1.3.4 Đại Kainozoi – Kz 46

3.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI 46

3.2.1 ĐỊA HÌNH 46

3.2.1.1 Địa hình bề mặt đơn giản, ít bị cắt xẻ 46

3.2.1.2 Địa hình phân hóa thành hai khu vực rõ rệt 46

3.2.2 KHOÁNG SẢN 47

3.2.2.1 Các mỏ mạch 47

3.2.2.2 Các mỏ trầm tích 48

3.2.3 KHÍ HẬU 48

3.2.3.1 Các yếu tố hình thành khí hậu 48

3.2.3.2 Đặc điểm khí hậu 48

3.2.3.3 Các đới khí hậu 51

3.2.4 THỦY VĂN 53

3.2.4.1 Sông ngòi 53

3.2.4.2 Hồ 54

3.2.5 SINH VẬT 54

3.2.5.1 Giới thiệu khái quát 54

3.2.5.2 Các đới sinh vật 55

3.3 CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI 57

3.3.1 BẮC PHI 57

3.3.1.1 Miền núi Atlas 57

3.3.1.2 Hoang mạc Sahara 57

3.3.1.3 Xứ Sudan 58

3.3.2 ĐÔNG PHI 58

3.3.2.1 Sơn nguyên Somalia 58

3.3.2.2 Sơn nguyên Ethiopia 58

3.3.2.3 Sơn nguyên Đông Phi 58

3.2.3 TRUNG VÀ NAM PHI 59

3.2.3.1 Guinea Thượng 59

3.2.3.2 Congo 59

3.2.3.3 Nam Phi 59

3.2.3.4 Madagascar 59

Trang 5

CHƯƠNG 4 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ 60

4.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ 60

4.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP 60

4.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn 60

2.1.1.2 Tiếp giáp 60

4.1.2 HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC 60

4.1.2.1 Về hình dạng 60

4.1.2.2 Kích thước 60

4.1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN 61

4.1.3.1 Thời kỳ Tiền Cambri 61

4.1.3.2 Đại Paleozoi (Pz) 61

4.1.3.3 Đại Mesozoi (Mz) 62

4.1.3.4 Đại Kainozoi (Kz) 62

4.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ 62

4.2.1 ĐỊA HÌNH 62

4.2.1.1 Các dạng địa hình cao chiếm ưu thế 62

4.2.1.2 Địa hình phân hóa rõ nét hướng tây - đông 62

4.2.1.3 Hướng núi chính là bắc - nam 63

4.2.2 KHOÁNG SẢN 63

4.2.2.1 Các mỏ mạch 63

4.2.2.2 Các mỏ trầm tích 63

4.2.3 KHÍ HẬU 64

4.2.3.1 Các yếu tố hình thành khí hậu 64

4.2.3.2 Đặc điểm khí hậu 64

4.2.3.3 Các đới khí hậu 67

4.2.4 THỦY VĂN 69

4.2.4.1 Sông ngòi 69

4.2.4.2 Hồ 70

4.2.5 SINH VẬT 70

4.2.5.1 Giới thiệu khái quát 70

4.2.5.2 Các đới sinh vật 70

4.2 CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ 72

4.2.1 BẮC BẮC MỸ 72

4.2.1.1 Đảo Greenland 72

4.2.1.2 Quần đảo Bắc Cực Canađa 73

4.2.1.3 Sơn nguyên Laurensia 73

4.2.2 ĐÔNG BẮC MỸ 73

4.2.2.1 Đồng bằng Trung Tâm 73

4.2.2.2 Đồng bằng Lớn 73

4.2.2.3 Núi Appalachian 73

4.2.2.4 Đồng bằng Duyên Hải 73

4.2.3 TÂY BẮC MỸ 73

4.2.3.1 Coocdiee Alaska 73

4.2.3.2 Coocdiee Canađa 73

4.2.3.3 Coocdiee Hoa Kỳ 73

4.2.3.4 Sơn nguyên Mêhicô 74

4.2.3.5 Trung Mỹ và Caribe 74

Trang 6

CHƯƠNG 5 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ 75

5.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ 75

5.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP 75

5.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn 75

5.1.1.2 Tiếp giáp 75

5.1.2 HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC 75

5.1.2.1 Về hình dạng 75

5.1.2.2 Kích thước 75

5.1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN 75

5.1.3.1 Thời kỳ Tiền Cambri 75

5.1.3.2 Đại Paleozoi - Pz 76

5.1.3.3 Đại Mesozoi – Mz 76

5.1.3.4 Đại Kainozoi – Kz 77

5.2.1 ĐỊA HÌNH 77

5.2.1.1 Địa hình phân hóa rõ nét hướng tây - đông 77

5.2.1.2 Các dạy địa hình theo một hướng chung gần với hướng bắc - nam 77 5.2.2 KHOÁNG SẢN 78

5.2.3 KHÍ HẬU 78

5.2.3.1 Các yếu tố hình thành khí hậu 78

5.2.3.2 Đặc điểm khí hậu 79

5.2.3.3 Các đới khí hậu 81

5.2.4 THỦY VĂN 83

5.2.4.1 Sông ngòi 83

5.2.4.2 Hồ 84

5.2.5 SINH VẬT 84

5.2.5.1 Giới thiệu khái quát 84

5.2.5.2 Các vành đai sinh vật 84

5.3 CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ 86

5.3.1 ĐÔNG NAM MỸ 86

5.3.1.1 Guyana - Orinoco 86

5.3.1.2 Đồng bằng Amazon 86

5.3.1.3 Sơn nguyên Brazin 86

5.3.1.4 Đồng bằng Nội Địa 86

5.3.1.5 Patagonia 86

5.3.2 TÂY NAM MỸ 87

5.3.2.1 Bắc Andes 87

5.3.2.2 Trung Andes 87

5.3.2.3 Nam Andes 87

CHƯƠNG 6 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA ÚC VÀ CÁC ĐẢO THUỘC THÁI BÌNH DƯƠNG 88

6.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN 88

6.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP 88

6.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn 88

6.1.1.2 Tiếp giáp 88

6.1.2 HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC 88

6.1.2.1 Về hình dạng 88

6.1.2.2 Kích thước 88

Trang 7

6.1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN 88

6.1.3.1 Thời kỳ Tiền Cambri 88

6.1.3.2 Đại Paleozoi - Pz 89

6.1.3.3 Đại Mesozoi – Mz 89

6.1.3.4 Đại Kainozoi – Kz 89

6.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA 90

6.2.1 ĐỊA HÌNH 90

6.2.1.1 Địa hình lục địa Úc 90

6.2.1.2 Địa hình các khu vực đảo 90

6.2.2 KHOÁNG SẢN 91

6.2.3 KHÍ HẬU 91

6.2.3.1 Các yếu tố hình thành khí hậu 91

6.2.3.2 Đặc điểm khí hậu 92

6.2.3.3 Các đới khí hậu 94

6.2.4 THỦY VĂN 95

6.2.4.1 Sông ngòi 95

6.2.4.2 Hồ 96

6.2.5 SINH VẬT 96

6.2.5.1 Giới thiệu khái quát 96

6.2.5.2 Các vành đai sinh vật 96

6.3 CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 98

6.3.1 ÚC 98

6.3.1.1 Miền núi Trường Sơn Úc 98

6.3.1.2 Đồng bằng Trung Tâm 99

6.3.1.3 Sơn nguyên Tây Úc 99

6.3.1.4 Đảo Tasmania 99

6.3.2 MELANESIA 99

6.3.3 MICRONESIA 101

6.3.4 POLYNESIA 102

CHƯƠNG 7 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC 103

7.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC 103

7.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP 103

7.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn 103

7.1.1.2 Tiếp giáp 103

7.1.2 HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC 103

7.1.2.1 Về hình dạng 103

7.1.2.2 Kích thước 103

7.1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN 103

7.1.3.1 Thời kỳ Tiền Cambri 103

7.1.3.2 Đại Paleozoi - Pz 104

7.1.3.3 Đại Mesozoi – Mz 104

7.1.3.4 Đại Kainozoi – Kz 104

7.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC 104

7.2.1 ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 104

7.2.1.1 Địa hình 104

7.2.1.2 Khoáng sản 104

7.2.2 KHÍ HẬU 105

Trang 8

7.2.2.1 Các yếu tố hình thành khí hậu 105

7.2.2.2 Đặc điểm khí hậu 105

7.2.3 BĂNG HÀ 106

7.2.4 THỰC – ĐỘNG VẬT 107

7.2.4.1 Thực vật 107

7.2.4.2 Động vật 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 0

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình “Địa lý tự nhiên các lục địa” được biên soạn trên cơ sở

những giáo trình đã có trước đây, những giáo trình có liên quan của các trường bạn và các bài giảng nhiều năm giảng dạy cho sinh viên ngành Địa lý học, chuyên ngành Địa lý du lịch

Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về địa lý tự nhiên khu vực, khái quát về các lục địa trên Trái Đất và nội dung chi tiết về các lục địa (các yếu tố hình thành tự nhiên, đặc điểm tự nhiên và các khu vực địa lý tự nhiên) của các lục địa: Á – Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc và các đảo thuộc Thái Bình Dương, Nam Cực) cho sinh viên ngành Địa lý học, chuyên ngành Địa lý

du lịch được đào tạo tại Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Quảng Bình Qua học phần, sinh viên biết vận dụng các kiến thức về địa lý tự nhiên chung

và đặc trưng riêng của từng khu vực để giải thích được sự phân bố của các đối tượng tự nhiên ở một khu vực cụ thể thuộc các lục địa Âu - Á, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, Nam Cực

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để nội dung giáo trình đáp ứng được yêu cầu của chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo, song chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Tác giả kính mong nhận được sự chỉ bảo của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp , cùng sự góp ý của các bạn sinh viên khi

sử dụng giáo trình này

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể Bộ môn Địa lý – Việt Nam học – Công tác xã hội, Trường Đại học Quảng Bình đã đọc và góp nhiều ý kiến bổ ích

TÁC GIẢ

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 VỊ TRÍ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC

1.1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC

1.1.1.1 Thời Cổ đại (trước thế kỷ V)

Kiến thức được truyền miệng là chính cho tới thế kỷ V Tr CN Các lò văn minh Trung Hoa, India, ven Địa Trung Hải (đến thế kỷ V): các đặc tính riêng lẻ của một vài yếu tố trong không gian được thu thập sau nhưng chuyến đi dài ven biển hay trên đất liền Những nghiên cứu về hình dạng và kích thước Trái Đất đã được thực hiện Aristotel (thế kỷ IV Tr CN) đã đưa ra các bằng chứng về dạng cầu của Trái Đất dựa vào các hiện tượng: bóng Trái Đất khi nguyệt thực, bầu trời sao thay đổi khi đi theo hướng bắc – nam, chân trời mở rộng khi người quan sát đứng càng cao, con tàu càng đi xa, ống khói càng thấp dần Erastothen (thế kỷ III – IV Tr CN) đã đo được chu vi Trái Đất là 39.500km (chính xác nhất cho đến TK VIII) và đưa ra được khái niệm Địa lý học cho môn học nghiên cứu Trái Đất Ptoleme (thế kỷ II) đã tìm ra hệ thống địa tâm biểu diễn vũ trụ và Trái Đất và thành lập bản đồ thế giới đầu tiên

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tự nhiên một khu vực cụ thể cũng đã được hình thành Herodote (thế kỷ V Tr CN) đã mô tả các vùng đất và biển khu vực biển Đen, Tiểu

Á, Lưỡng Hà, Ai Cập, ven Địa Trung Hải Straborn (thế kỷ I Tr CN – I) đã xuất bản hai

bộ sách Tự nhiên đại cương và 15 bộ Tự nhiên khu vực Ngoài ra, còn có nhiều nhà khoa học khác cũng đã tích luỹ nhiều tài liệu về địa lý tự nhiên khu vực xung quanh các lò văn minh và nhận thực được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai hướng nghiên cứu trên

Như vậy, ngay từ cổ đại các nghiên cứu địa lý tự nhiên khu vực đã xuất hiện Nó được nghiên cứu trong mối tương quan với địa lý tự nhiên đại cương Tuy nhiên, trong thời kỳ này, việc nghiên cứu địa lý khu vực chỉ mới ở giai đoạn sơ khai, chủ yếu là các dạng ghi chép ở những khu vực lân cận chứ chưa được nghiên cứu một cách quy mô, trên một diện rộng

1.1.1.2 Thời Trung đại (thế kỷ V – XV)

Sự phát triển của khoa học nói chung và địa lý học nói riêng bị các quan niệm tôn giáo cổ hủ kìm hãm Nhiều thành tựu trước đây bị phủ nhận Trái Đất được cho là phẳng dạng đĩa, bản đồ định hướng về phương đông, bầu trời thuỷ tinh, thời tiết do các vị thần điều khiển Tuy nhiên, tại những khu vực nằm ngoài ảnh hưởng của nhà thờ, địa lý học vẫn tiếp tục phát triển Người Ả Rập đo lại chu vi Trái Đất = 40.680km, mô tả nhiều vùng đất họ đánh chiếm được Buruni (thế kỷ XI) đo kích thước Trái Đất và đưa ra ý niệm nhật tâm (trước cả Copecnic) Người Normandi và các cuộc vượt biển táo bạo tới biển Trắng, biển Đen, Địa Trung Hải, Iceland, bán đảo Labrado dọc theo bờ biển phía đông Mỹ Gia đình Marco Polođến Trung Hoa, Mông Cổ bằng đường bộ sau đó vòng quanh Nam Á và Tiểu Á bằng đường biển để lại nhiều tài liệu quý giá

Nhưng về sau, uy tín của nhà thờ bị giảm sút, quan hệ buôn bán được mở rộng, tiền

tệ xuất hiện, các cuộc săn lùng hàng hoá và thị trường ngày một ráo riết Đế quốc Thổ xuất hiện ở Tiểu Á cắt đứt con đường thuỷ bộ sang phương đông Nhu cầu có con đường buôn bán mới thúc đẩy sự phát triển của địa lý học Quá trình thăm dò thám hiểm này vô tình tìm ra nhiều kết luận và quy luật địa lý mới

Các công cuộc phát kiến chính ra đời mà khởi đầu là cuộc phát kiến của Cristoforo Colombo và cuộc hành trình sang châu Mỹ năm 1492 – 1502 Sau đó là của người Bồ Đào Nha sang Ấn Độ bằng cách vòng quanh Phi và từ Ấn Độ đến Indonesia, ngược lên Trung Hoa và Nhật Bản sang Brasil; của người Tây Ban Nha vượt eo đất Panama sang Thái Bình Dương, dọc bờ đông Mỹ để đi xuống Nam Mỹ; cuộc thám hiểm vòng quanh

Trang 11

Trái Đất của Magellan đã phát hiện ra rằng: đại dương nối liền nhau đồng thời tìm ra các miền đất mới ở phương nam (châu Đại Dương)

Như vậy, trong giai đoạn này đã có những tiến bộ vượt bậc Việc khảo sát địa lý tự nhiên khu vực đã thoát ra khỏi những không gian chật hẹp, bắt đầu đã có những nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, địa lý tự nhiên khu vực giai đoạn này vẫn chưa được nghiên cứu quy mô với phương pháp hoàn chỉnh

1.1.1.3 Giai đoạn thế kỷ XV – XVII

Điều kiện hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, cách mạng khoa học kỹ thuật và nhiều thành tựu trong công nghệ ra đời đã làm cho nhu cầu thị trường, nguồn nguyên liệu, nhân công ngày càng cao Các cuộc thám hiểm đòi hỏi quy mô, nguồn tài trợ lớn Sự ra đời của các hiệp hội, các cơ quan chức năng ở nhiều nước

Giáo lý của nhà thờ dần bị phủ định Thuyết tiến hoá (Darwin), các định luật Newton và giả thuyết về nguồn gốc của Trái Đất (Kant–Laplace) ra đời

Địa lý học bước đầu có sự phân dị thành các nhóm địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế – xã hội Trong đó các ngành địa lý tự nhiên phân hoá thành các ngành khí hậu, địa lý thủy văn, địa mạo, địa lý thổ nhưỡng, địa sinh vật, địa sinh thái, Địa lý khu vực cũng

có nhiều chuyển biến, hình thành nên các hướng nghiên cứu chính:

* Nghiên cứu các đại dương

J Cook đi vòng quanh Trái Đất ba lần, tìm ra châu Đại Dương, một số đảo Nam Cực Belinhauxen, Lazarev tìm ra châu Nam Cực (1820) Hoạ đồ ranh giới biển, đại dương, đảo, quần đảo chính được xây dựng Đặc tính đáy biển một số khu vực được nghiên cứu

* Nghiên cứu các lục địa

Lục địa Phi, Mỹ được quan tâm đặc biệt do giàu tài nguyên Trong đó: Alexander von Humboldt đã thực hiện cuộc thám hiểm đến Nam Mỹ và Trung Mỹ (1799 – 1804).Ông là người đầu tiên tìm hiểu và mô tả vùng đất “mới” này theo quan điểm khoa học thực sự Ông cũng là một trong những người đầu tiên đề ra giả thuyết cho rằng hai bờ Đại Tây Dương (ở phía Mỹ Latinh và phía Phi) đã từng gắn liền với nhau Đến 1829, Humboldt lại tiếp tục thực hiện chuyến thám hiểm tại vùng nội địa nước Nga (Ural, Altai) Về cuối đời, Von Humboldt đã xuất bản bộ sách 5 tập Kosmos trong nỗ lực thống nhất các nhánh kiến thức khác nhau của Trái Đất

David Livingstone đã thực hiện cuộc thám hiểm đến Nam Phi và Trung Phi, tiến sâu vào nội địa Phi và hành trình nối hai bờ biển của lục địa, khởi hành từ Luanda tại cửa sông Zambezi và kết thúc ở bờ biển phía đông (1852 – 1856), mở đường cho người Anh xâm nhập vào Phi G.Stanley đã thực hiện việc thám hiểm đến khu vực xích đạo Phi Nhiều hội địa lý lớn ra đời, tài trợ cho các cuộc thám hiểm trung tâm các lục địa lớn (Siberia)

* Nghiên cứu các xứ ở cực

Đoàn Nordensen (Nga) đã đi vòng quanh rìa bắc lục địa Á – Âu theo con đường hàng hải Đông Bắc (1878 – 1879) Đoàn của Amunxen (Anh) quay lại mở đường hàng hải Tây Bắc từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương (1906) Trong khi đó, việc thám hiểm Nam Cực đã được tiến hành nhiều lần nhưng kết quả không được như ý (chỉ đến được vĩ độ 86o14’Nam) nhưng các tài liệu thu thập được lại có giá trị cao Việc thám hiểm Nam Cực chỉ thật sự rầm rộ sau chuyến đi của Bellingshausen

Như vậy, trong giai đoạn này, địa lý khu vực đã có những bước tiến vượt trội theo hướng chuyên môn rõ rệt Vấn đề nghiên cứu về các lục địa đã được tách thành một mảng riêng và có những đầu tư bài bản hơn so với trước đây

Trang 12

1.1.1.4 Thời hiện đại

Hiện nay, việc nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý khu vực nói riêng đã được tiến hành trên quy mô rộng lớn với mức độ chuyên môn cao Địa lý hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về Trái Đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố đó

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu địa lý khu vực ngày càng có ý nghĩa trong việc

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên theo từng khu vực, là cơ sở cho việc phát triển bền vững trước áp lực dân số ngày càng tăng nhanh, nhất là ở các quốc gia nghèo như hiện nay

1.1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC

1.1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Địa lý tự nhiên khu vực được xem là một bộ phận của địa lý tự nhiên, nghiên cứu

về các đặc điểm, phân bố và tổ chức không gian của các vấn đề về tự nhiên tại một khu vực được giới hạn cụ thể

Sự khác biệt cơ bản giữa địa lý tự nhiên khu vực và địa lý tự nhiên đại cương ở chỗ: Địa lý tự nhiên đại cương phân tích và nghiên cứu quy luật phân bố không gian của các vấn đề tự nhiên ở góc độ tổng thể Trong khi đó, địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu

về một khu vực cụ thể trên Trái Đất Do đó, địa lý tự nhiên khu vực chú ý đến đặc điểm độc đáo về các vấn đề tự nhiên của một vùng cụ thể mà trong địa lý tự nhiên đại cương không phản ánh được Các vấn đề về tự nhiên thuộc về nhóm địa lý tự nhiên bao gồm: Địa mạo học, Khí tượng và khí hậu học, Địa lý thuỷ văn, Địa lý thổ nhưỡng, Địa lý sinh vật, Địa lý cảnh quan học và Cổ địa lý

Từ những nhận thức trên, có thể xác định được đối tượng nghiên cứu của địa lý tự

nhiên khu vực chính là hệ thống lãnh thổ tự nhiên trong một khu vực cụ thể Hệ thống

này bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau như những cơ quan chức năng Các yếu tố tự nhiên trong hệ thống bao gồm: vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ, địa chất, khoáng sản, địa hình, khí hậu, sinh vật, … Giữa các yếu tố này có sự gắn kết với nhau theo những quy luật tự nhiên nhất định Sự thay đổi của một yếu tố này sẽ kéo theo

sự thay đổi của các yếu tố khác trong hệ thống

1.1.2.2 Nhiệm vụ của địa lý khu vực

Nhiệm vụ của địa lý tự nhiên khu vực được xác định bao gồm:

– Nghiên cứu các hệ thống sinh thái khu vực và kiểm soát quá trình phát triển của chúng

– Phân bố tài nguyên và vấn đề sử dụng tài nguyên tại một khu vực cụ thể

– Phát triển bền vững khu vực trong mối liên hệ với toàn cầu

– Xây dựng các mô hình tối ưu cho các hoạt động sản xuất kinh tế – xã hội tại một khu vực

1.1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế

giới Phương pháp luận bao gồm nhiều mức độ khác nhau: phương pháp luận phổ biến, phương pháp luận cụ thể, quan điểm, hệ phương pháp

Vì địa lý tự nhiên khu vực là một bộ phận của địa lý tự nhiên nên địa lý tự nhiên khu vực cũng sử dụng các phương pháp luận chung của địa lý tự nhiên

1.1.3.1 Phương pháp luận phổ biến

Cũng như các ngành khoa học khác, phương pháp luận phổ biến là chủ nghĩa duy vật biện chứng Phương pháp luận phổ biến trong Địa lý học nói chung và Địa lý tự nhiên khu vực nói riêng được thể hiện như sau:

– Các sự vật hiện tượng không riêng rẽ mà có quan hệ chặt chẽ với nhau

– Thiên nhiên và lớp vỏ địa lý luôn vận động

Trang 13

– Quá trình phát triển của vật chất là sự phát triển tiến lên từ đơn giản đến phức tạp, không đơn thuần là sự chồng chất về số lượng Sự biến đổi về lượng sau khi vượt qua những ngưỡng nhất định sẽ chuyển thành biến đổi về chất

– Mọi quá trình phát triển mang tính thời gian và không gian

1.1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC

1.1.4.1 Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là phương pháp cổ điển, không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý

tự nhiên khu vực Phương pháp khảo sát thực địa thường được kết hợp với phương pháp

mô tả, so sánh Vì đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên khu vực là hệ thống lãnh thổ

tự nhiên trong một khu vực cụ thể, muốn nắm rõ đặc tính phân bố của các thành phần, xác

định chính xác mối quan hệ giữa các thành phần với nhau cần phải khảo sát thực địa Trong các giai đoạn lịch sử phát kiến địa lý, các nhà thám hiểm đã thực hiện rất nhiều chuyến khảo sát thực địa khác nhau Phương pháp khảo sát thực địa giúp bổ sung các dữ liệu trống về địa bàn khu vực cụ thể mà các phương pháp nội nghiệp không thể giải quyết được Khảo sát thực địa còn có ý nghĩa kiểm chứng, loại bỏ các lập luận chưa chuẩn xác

về khu vực nghiên cứu

1.1.4.3 Phương pháp địa hóa học

Các phương pháp địa hóa học được sử dụng để nghiên cứu địa chất như tính hoạt động của đứt gãy kiến tạo hiện đại, tốc độ xói mòn, bồi lắng, tìm kiếm khoáng sản; nghiên cứu đặc điểm môi trường, …

– Địa hoá các quá trình địa chất: bao gồm địa hoá các quá trình nội sinh (magma, biến chất, các quá trình quặng hoá nội sinh); địa hoá các quá trình ngoại sinh và các quá trình quặng hóa ngoại sinh

– Địa hoá đồng vị: sử dụng đồng vị phóng xạ trong xác đinh tuổi tuyệt đối của các đối tượng địa chất, sử dụng đồng vị để nghiên cứu nguồn gốc và bản chất các quá trình thành tạo các đối tượng địa chất

1.1.4.4 Phương pháp toán học

Phương pháp toán học được sử dụng để nghiên cứu các hệ thống động lực phức tạp – sự thay đổi trạng thái của các sự vật theo thời gian và không gian trên cơ sở các quan hệ thuận và các quan hệ nghịch

Trang 14

1.1.4.5 Phương pháp cổ địa lý

Nhằm giải quyết vấn đề về tuổi, xác định các giai đoạn trong lịch sử phát triển của yếu tố địa lý Trên cơ sở đó để dựng lại địa lý cổ và xác định các điều kiện tồn tại, phát triển của các yếu tố địa lý của khu vực nghiên cứu trong quá khứ

1.1.4.6 Phương pháp bản đồ

Phương pháp này được sử dụng để ghi nhận, mô tả, phân tích, tổng hợp và nhận thức các hiện tượng thực tại)cũng như dự báo sự phát triển của chúng thông qua việc thành lập và sử dụng bản đồ Đây là một phương pháp nhận thức, thể hiện ở ba hình thái: – Thành lập bản đồ cơ sở như những mô hình không gian của thế giới vật chất; – Thành lập bản đồ dẫn xuất từ các bản đồ cơ sở với quá trình biến đổi hình biểu thị của bản đồ và tổng quát hoá bản đồ;

– Sử dụng bản đồ để mô tả, phân tích tổng hợp và nhận thức thực tại

Dựa theo phương pháp sử dụng, nguồn tài liệu và mục đích sử dụng, hình thành các hướng sử dụng bản đồ sau: nghiên cứu bản đồ ở dạng nguyên bản; biến đổi hình biểu thị bản đồ; tách hình biểu thị trên bản đồ thành các hình biểu thị thành phần; đối sánh bản đồ phản ánh đối tượng ở các thời điểm khác nhau; nghiên cứu kết hợp các bản đồ có các chủ

đề hoặc đối tượng khác nhau; nghiên cứu, đối sánh các bản đồ – tương đương (cùng chủ đề), được thành lập cho các vùng khác nhau; phân tích kết hợp bản đồ cùng chủ đề, cùng lãnh thổ nhưng ở tỷ lệ khác nhau

1.1.4.7 Phương pháp ảnh viễn thám

Viễn thám cho phép nghiên cứu việc đo đạc, thu thập thông tin về một đối tượng, sự vật bằng cách sử dụng thiết bị đo qua tác động một cách gián tiếp (ví dụ như qua các bước sóng ánh sáng) với đối tượng nghiên cứu Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái Đất hay các hành tinh mà nó còn có thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh Trên Trái Đất, người ta có thể sử dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng hay các vệ tinh nhân tạo để thu phát các ảnh viễn thám Trong nghiên cứu địa lý tự nhiên khu vực, việc sử dụng viễn thám giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực địa cũng như công sức đi lại, đặc biệt tại các khu vực địa hình hiểm trở Đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp cần quan sát tổng quát một khu vực mà việc khảo sát thực địa tỏ ra kém hiệu quả

1.1.4.8 Phương pháp phân tích hệ thống

Phân tích hệ thống là việc tách rời các thành phần trong hệ thống ra thành những bộ phận riêng biệt Trong nghiên cứu địa lý khu vực, phương pháp này có ý nghĩa trong việc loại trừ bớt các yếu tố tác động gây nhiễu Từ đó, ta có thể dễ dàng xem xét được sự thay đổi theo không gian của đối tượng mà ta cần khảo sát Coi vỏ Trái Đất bao gồm những tổng thể địa lý tự nhiên, hoạt động như nhưng cơ quan chức năng, duy trì những quá trình trao đổi vật chất năng lượng (Ví dụ: chu trình đá, chu trình nước)

1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC LỤC ĐỊA TRÊN TRÁI ĐẤT

1.2.1 SỰ HÌNH THÀNH CÁC LỤC ĐỊA

1.2.1.1 Các thuật ngữ liên quan

Các thuật ngữ châu lục, lục địa, đảo có mối quan hệ với nhau, tuy nhiên giữa chúng

vẫn có những sự khác biệt nhất định Hiện nay, các thuật ngữ này còn chưa được hiểu và

sử dụng một cách thống nhất

Lục địa, đại lục và đảo là các khái niệm của địa lý tự nhiên Tùy theo các quan niệm

khác nhau mà ngoại diên của các khái niệm này cũng không giống nhau

- Quan niệm thứ nhất dựa vào yếu tố diện tích để phân biệt lục địa và đảo Lục địa

và đảo nói chung là những mảng đất nổi tự nhiên nằm trên bề mặt lớp vỏ của Trái Đất, bị nước bao quanh Như vậy, đường bờ biển được xem là giới hạn của các lục địa và đảo Lục địa (đôi khi thường được thay thế bởi thuật ngữ đại lục) thường được xem là các

Trang 15

vùng đất nổi có diện tích lớn hơn so với các đảo Tuy nhiên, nếu theo diện tích thì lục địa

và đảo lại không có chuẩn phân biệt rõ ràng

- Quan niệm thứ hai dựa vào vị trí so với thềm lục địa để phân biệt lục địa vào đảo Lục địa gắn với một mảng nền riêng biệt nhưng đảo chỉ là một bộ phận nổi nằm trên cùng một mảng với lục địa Theo đó, lục địa không dừng lại ở đường bờ biển, nó có thể kéo dài liên tục ra bên ngoài đường bờ biển đến khu vực nước nông gần kề (gọi là thềm lục địa) Như vậy, rìa của thềm lục địa mới là rìa thực sự của lục địa Và các bộ phận đất nổi trên thềm lục địa sẽ được gọi là các đảo thuộc về lục địa chính đó Ví dụ: Greenland với diện tích 2.166.086km² hay Madagascar với diện tích 587.040km² chỉ được gọi là các đảo (dù

có diện tích rất lớn) vì Greenland chỉ là một bộ phận của lục địa Bắc Mỹ còn Madagascar

là bộ phận của lục địa Phi

Trong khi đó, châu lục là khái niệm được sử dụng chủ yếu trong địa chính trị, dựa vào quá trình phát kiến đất đai Châu lục là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh

1.2.1.2 Sự thay đổi các phần đất nổi trên bề mặt Trái Đất

Hình dạng và sự phân bố các châu lục đã trải qua lịch sử hình thành lâu dài Từ khi

vỏ Trái Đất mới hình thành vào cách đây 3,5 tỷ năm trên bề mặt Trái Đất, nước bao phủ phần lớn diện tích Các vật liệu phân hủy của đất đá lắng đọng dần dưới những lớp nước sâu, qua hàng triệu năm tạo nên những tầng đá trầm tích dày hàng nghìn mét Do nội lực (sức ép của các lực bên trong Trái Đất) các lớp đá trầm đó uốn nếp rồi nổi dần lên trên mặt nước, tạo thành vùng núi uốn nếp Nhưng rồi do tác động của ngoại lực (nhiệt độ, mưa, gió, sông ngòi, băng hà, …) những vùng núi cao đó bị phá hủy, bào mòn dần qua hàng triệu năm và cuối cùng biến thành những mặt bằng Các quá trình tạo núi sau này không thể làm cho các mặt bằng rắn chắc đó tiếp tục uốn nếp nữa mà chỉ có thể nâng chúng lên hoặc hạ xuống, đứt gãy, đổ vỡ Đó là những vùng tương đối ổn định nhất của

vỏ Trái Đất mà được gọi là nền lục địa Trên các biển ở rìa các nền lục địa đó lại tiếp tục hình thành những hệ thống núi trẻ và những lục địa mới lại xuất hiện

Bên cạnh những vùng nền lục địa vững chắc, tương đối ổn định lại có những vùng bất ổn, vận động tạo núi còn đang tiếp diễn, với những trận động đất và núi lửa phun trào đang xảy ra Nhiều vùng trước kia là đất liền thì nay là biển (vùng biển Manchess ở châu

Âu, vùng biển Đông Nam Á) Ngược lại có những vùng biển trước kia giờ lại là đất liền (đồng bằng Tây Siberia, đồng bằng Đông Âu)

Ngay cả khí hậu cũng có những biến đổi lớn Ngày nay, người ta tìm thấy những mẫu thực vật nhiệt đới đã hóa thạch và những san hô ở đồng bằng châu Âu, ở Anh, ở bán đảo Scandinavia Điều đó chứng tỏ trước kia ở đây là những vùng có khí hậu nóng Những lòng sông cạn ở hoang mạc Sahara chứng tỏ trước đây là vùng khí hậu ẩm

Ngày nay, trên các lục địa vẫn có những vùng đang được nâng lên và có những vùng đang tiếp tục hạ xuống, có những đồng bằng hàng năm lấn ra biển hàng trăm mét,

và có những vùng đang bị biển nhấn chìm dần Có những dòng sông vẫn tiếp tục đào sâu thêm và mở rộng các thung lũng, trong khi đó có nhiều dòng sông đang bị bồi lấp mà cạn dòng Nói tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên vẫn đang thay đổi, và đó cũng là quy luật của tự nhiên

Theo thuyết kiến tạo mảng do các nhà địa vật lý: J Morgan, Z Le Pichon, B Issack, J Oliver, … đưa ra (1968) thì bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các phần đất nổi bao gồm các lục địa và các đảo

Dựa vào vị trí hiện tại của các mảng, vị trí cực quay, phương hướng và tốc độ dịch chuyển của các mảng trong quá khứ cũng như trong tương lai Từ đó đưa ra sự thay đổi

Trang 16

về các phần đất nổi trên Trái Đất qua các niên đại địa chất khác nhau Từ khi Trái Đất hình thành đến nay, các phần đất nổi trên bề mặt Trái Đất đã liên tục thay đổi hình dạng của chính nó dưới dạng các lục địa hình thành và phân rã Các lục địa di chuyển trên bề mặt, đôi khi kết hợp với nhau để tạo thành một siêu lục địa

Khoảng 1,1 tỷ năm trước, siêu lục địa Rodinia đã ra đời Hiện nay, siêu lục địa Rodinia được coi là siêu lục địa xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất Tuy nhiên, đây cũng chỉ

là giả thuyết và hiện nay vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu bổ sung Khoảng 750 triệu năm trước, siêu lục địa Rodinia đã bắt đầu chia tách thành các lục địa: Đông Gondwanaland (EG), Laurentia (LA), Tây Gondwanaland (WG), Khối Niger (NI), Baltica (BA), Craton Siberian (SB), Khối Baikal (BK), Cordilleran (CO), Tây Ả Rập (WA), Craton Rio De La Plata (RP)

Hình 1: Các lục địa được tách ra từ Rodinia (750 triệu năm trước)

Cập, tiếp giáp Biển Đỏ)

Waf – Craton Tây Phi

Trang 17

Đến cách đây 540 triệu năm thì siêu lục địa Pannotia lại bắt đầu chia tách thành các lục địa: Gondwanaland (GON), Laurentia (LA), Baltica (BA), Craton Siberian (SB), Cordilleran (CO), Khối Baikal (BK)

Hình 3: Các lục địa được tách ra từ Pannotia (500 triệu năm trước)

Và sau đó các lục địa bị chia tách từ Pannotia lại liên kết thành một siêu lục địa

là Pangaea (cách đây 300 triệu năm) Bên cạnh siêu lục địa là các tiểu lục địa như: Iran, Bắc Trung Hoa, Nam Trung Hoa, Đông Nam Á, Bắc Terranes, Khối Baikal phân bố thành cách dải nằm dọc theo bờ biển Tethys

Hình 4: Siêu lục địa Pangaea (cách đây 250 triệu năm)

Trang 18

Hình 5: Các lục địa trên Trái Đất (cách đây 150 triệu năm)

Siêu lục địa Gondwana bắt đầu tách thành hai phần từ kỷ Jura sớm (khoảng 184 triệu năm trước): Đông Gondwana (gồm Nam Cực, Úc, New Guinea, New Zealand, Madagascar, Ấn Độ ngày nay); Tây Gondwana (gồm Phi và Nam Mỹ ngày nay) Trong khoảng thời gian này, tiểu lục địa Baikal, Bắc Trung Hoa, Nam Trung Hoa đang dần tiếp xúc với nhau Các tiểu lục địa Đông Nam Á, Bắc Terranes, Iran chuyển động dần dần về phía tây bắc

Siêu lục địa Laurasia bắt đầu tách thành hai phần vào đầu kỷ Creta (khoảng 140 triệu năm trước): Laurentia (phần lớn lục địa Bắc Mỹ ngày nay) và Eurasia (phần lớn lục địa Á – Âu ngày nay)

Tây Gondwana cũng bắt đầu chia tách ra thành lục địa Phi và lục địa Nam Mỹ vào đầu kỷ Creta (khoảng 130 triệu năm trước) Lục địa Nam Mỹ dần tách ra xa và bắt đầu trôi chậm về phía tây, còn lục địa Phi trôi chậm về phía bắc và xoay góc ngược chiều kim đồng hồ Tuy nhiên, sau đó phần cực nam của Nam Mỹ lại kết nối trở lại với phần phía tây Nam Cực ngày nay

Sau đó, Đông Gondwana cũng bắt đầu chia tách vào giai đoạn đầu của kỷ Creta (khoảng 120 triệu năm trước) với sự kiện tiểu lục địa Madagascar – Ấn Độ tách ra khỏi Đông Gondwana và di chuyển dần về phía bắc Sau đó, tiểu lục địa Madagascar – Ấn Độ phân rã ra thành hai phần riêng biệt Trong thời gian này, tiểu lục địa Trung Hoa (Bắc Trung Hoa và Nam Trung Hoa) tiếp xúc với lục địa Á – Âu Các tiểu lục địa Đông Nam

Á, Bắc Terranes, Iran tiếp tục chuyển động dần dần về phía tây bắc hướng về phía lục địa

Á – Âu

Trang 19

Hình 6: Các lục địa trên Trái Đất (cách đây 80 triệu năm)

Vào thế Eocen thuộc kỷ Paleogen (55 triệu năm trước), lục địa Úc – New Guinea cũng bắt đầu từ từ tách ra khỏi Đông Gondwana và chuyển động về phía bắc Trong thời gian này, tiểu lục địa Ấn Độ tiếp tục di chuyển về phía bắc và gần tiếp xúc với lục địa Á – Âu

Sau đó, vào thế Eocen thuộc kỷ Paleogen (45 triệu năm trước), New Zealand và Tasmania (phần cực nam của Úc ngày nay) cũng đã tách ra khỏi Đông Gondwana Các tiểu lục địa Đông Nam Á, Bắc Terranes, Iran và Ấn Độ từ phía nam trôi lên đã tiếp xúc với lục địa Á – Âu Sự tiếp xúc của tiểu lục địa Ấn Độ đã làm cho lớp vỏ Trái Đất lồi lên, tạo ra dãy núi Hymalaya

Vào thế Miocen (khoảng 15 triệu năm trước), New Guinea bắt đầu va chạm với phần phía nam của lục địa Á – Âu, một lần nữa làm cao lên các ngọn núi, và Nam Mỹ bắt đầu kết nối với Bắc Mỹ qua khu vực bây giờ là eo đất Panama Diện mạo các lục địa và các đảo tại thời điểm về cơ bản đã gần giống với hiện nay Tuy nhiên, các vận động của các lục địa vẫn tiếp tục diễn ra

Hình 7: Các lục địa trên Trái Đất (hiện nay)

1.2.1.3 Các chu kỳ tạo núi chính

Chu kỳ tạo núi đã được nhà địa chất học người Pháp là M Bertrand (1887, 1894) đưa ra lần đầu tiên M Bertrand cho rằng sự tiến hóa của vỏ Trái Đất trải qua 4 chu kỳ kiến tạo quan trọng: Huroni, Caledonia, Hercynia, Alpide Trong đó, ngày nay 3 chu kỳ

Trang 20

Caledonia, Hercynia, Alpide được sử dụng phổ biến hơn cả trong khi chu kỳ Huroni ngày nay hầu như không được sử dụng nhiều Các nhà nghiên cứu sau này bổ sung nhiều chu

kỳ kiến tạo mang tính chất địa phương: Belomori, Careli, Baicali, Indosini, Kimmeri, Các chu kỳ kiến tạo (theo Bertrand) biểu thị sự mở và đóng các bể đại dương nhỏ, các quá trình sụt lún – nâng hoặc địa máng – uốn nếp Sau này, học giả người Đức WH Shi Dile đã xác định thời gian cụ thể xảy ra của mỗi chu kỳ kiến tạo: Huroni (Tân Nguyên sinh), Caledonia (đầu Paleozoi), Hercynia (cuối Paleozoi), Alpide (cuối Mesozoi, đầu Kainozoi)

– Chu kỳ tạo núi Caledonia

Đây là một thời kỳ tạo núi đã xảy ra ở phần phía bắc đảo Anh, tây Scandinavia, Svalbard, đông Greenland, các phần thuộc phía bắc khu vực trung tâm châu Âu, bắc và đông châu Á, phía đông lục địa Úc Vận động tạo núi Caledonia bao gồm các sự kiện xảy

ra từ kỷ Ordovic đến kỷ Devon (cách đây khoảng 390 – 490 triệu năm) Nó là nguyên nhân làm khép lại đại dương Iapetus khi các lục địa và địa thể thuộc Laurentia, Baltica và Avalonia va chạm vào nhau

– Chu kỳ tạo núi Hercynia (Variscan)

Đây là một thời kỳ tạo núi đã xảy ra ở Nam Ireland, Anh khu vực phía nam của Tây

và Trung Âu, bắc và đông Á, phía đông Bắc Mỹ, cực nam Nam Mỹ, phía đông lục địa

Úc, … xảy ra ở giữa và cuối Paleozoi (khoảng kỷ Carbon đến kỷ Pecmi)

– Chu kỳ tạo núi Alpide

Đây là một thời kỳ tạo núi đã xảy ra ở Nam Âu, Tây và Trung Âu, Bắc Phi, Tây Á, Nam Á, hình thành nên các dãi núi: Atlas, Pyrenees, Alp, Dinaric Alps, Hellenides, Carpathians, Balkan, Taurus, Caucasus, Alborz, Zagros, Hindu Kush, Pamir, Karakoram

và Hymalaya Vận động tạo núi Alpide bao gồm các sự kiện xảy ra từ kỷ Creta đến kỷ Paleogen, cách đây khoảng 25 – 146 triệu năm, tuy nhiên các chính tạo núi bắt đầu từ thế Paleocen đến thế Eocen Hiện tại, quá trình này vẫn đang tiếp diễn ở một vài nơi trong dãi núi Alps

1.2.2 SỰ PHÂN CHIA VÀ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA

1.2.2.1 Sự phân chia các lục địa

Trải qua lịch sử hình thành phức tạp, nhiều biến động nên có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại lục địa Mô hình 7 lục địa (Phi, Âu, Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc) thường được giảng dạy ở Trung Hoa, Ấn Độ, một vài phần ở Tây Âu và hầu hết các nước nói tiếng Anh, bao gồm cả Úc và Anh Mô hình 6 lục địa (Phi, Á – Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc) được các cộng đồng địa lý học, Nga, Đông Âu, và Nhật Bản đề cập Do ảnh hưởng từ Nga và Đông Âu, hiện nay Việt Nam cũng áp dung mô hình 6 lục địa này Trong khi đó, một kiểu mô hình 6 lục địa khác (Phi, Âu, Á, Mỹ, Nam Cực, Úc) được dùng ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và một vài phần của châu Âu bao gồm

Hy Lạp

Ngoài ra còn có mô hình 5 (Phi, Á – Âu, Mỹ, Nam Cực, Úc) và 4 lục địa (Phi -Á –

Âu, Mỹ, Nam Cực, Úc) được sử dụng tại một số quốc gia khác Tuy nhiên, các mô hình này ít phổ biến

Tổng diện tích toàn bộ đất nổi trên Trái Đất là 149.420.000km², chiếm khoảng 29,1% diện tích bề mặt Trái Đất Với quan điểm phân chia thành 6 lục địa thì: lớn nhất là

Á - Âu (54.363.000km2), thứ hai là Phi (30.370.000 km2), kế tiếp là Bắc Mỹ (24.130.000km2), Nam Mỹ (18.200.000km2), Nam Cực (13.720.000km2) và nhỏ nhất là

Úc (7.010.000km2) Ngoài ra, còn có các đảo trong Thái Bình Dương với diện tích khoảng 2.000.000km2

Trang 21

Hình 8: Các quan điểm phân chia lục địa

1.2.2.2 Sự phân bố các lục địa

Nếu lấy xích đạo để phân chia bề mặt Trái Đất thành hai nửa cầu thì ta có: bán cầu Bắc và bán cầu Nam Mặt khác, nếu lấy kinh tuyến 0o (Greenwich – đi ngang qua Đài thiên văn Hoàng gia Anh) và kinh tuyến 180o chia bề mặt Trái Đất thành hai nửa cầu thì

ta có bán cầu Tây và bán cầu Đông Có thể hình dung sự phân bố của các lục địa trên Trái Đất như sau:

Á - Âu nằm phần lớn ở bán cầu Bắc (chỉ có một phần nhỏ các đảo ở Đông Nam Á nằm ở bán cầu Nam) và chủ yếu thuộc về bán cầu Đông (chỉ có 1 phần bán đảo Iberich thuộc về bán cầu Tây)

Phi nằm ở phía tây nam Á – Âu, trải đều trên hai nửa cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam (đường xích đạo đi qua khoảng giữa của Phi) và phần lớn Phi nằm ở bán cầu Đông, một bộ phận nhỏ hơn nằm ở bán cầu Tây

Úc nằm ở bán cầu Nam và bán cầu Đông, phía đông lục địa Úc là các đảo thuộc Thái Bình Dương

Bắc Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây bán cầu Bắc, trong khi đó Nam Mỹ nằm ở chủ yếu ở bán cầu Nam (có đường xích đạo đi qua ở phía bắc của lục địa Nam Mỹ) Nam Cực nằm ở vùng cực của bán cầu Nam, trải toàn bộ trên cả bán cầu Đông và bán cầu Tây Điểm cực Nam của Trái Đất nằm trên Nam Cực

Bao quanh các lục địa là năm đại dương: Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Nam Đại Dương và Thái Bình Dương Trong đó Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Trái Đất

1.2.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN

Các lục địa có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, địa chất, khoáng sản, địa hình, khí hậu, sông ngòi – hồ, thực và động vật Những yếu tố này kết hợp lại với nhau, tác động và quyết định lẫn nhau, tạo nên bộ mặt độc đáo cho mỗi châu lục

Trang 22

Hình 9: Hệ thống dòng biển trên Trái Đất

Ví dụ trường hợp phần phía tây của lục địa Á - Âu là một lãnh thổ nhỏ, nằm gần như hoàn toàn ở các vĩ độ ôn đới, lại có bờ biển cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền Những đặc điểm đó làm cho khu vực này có khí hậu ôn hòa, không lạnh lắm và cũng không nóng lắm Các dãy núi phần lớn lại chạy theo hướng tây – đông nên gió Tây ôn đới dễ dàng vào sâu nội địa, mang theo khí ấm và hơi ẩm từ Đại Tây Dương làm cho mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ bớt nóng, phân bố mưa đều hơn Chế độ nước của sông ngòi ít thay đổi Cũng nhờ điều kiện khí hậu như vậy mà khu vực này có nhiều rừng, trong khi đó lại

ít hoang mạc, đài nguyên Trong khi đó lục địa Nam Cực nằm hoàn toàn ở vùng cực Nam của Trái Đất, bao xung quanh là hệ thống dòng biển lạnh, bờ biển lại ít chia cắt Những đặc điểm đó làm cho Nam Cực có khí hậu cực, bề mặt luôn luôn bị bao phủ bởi lớp băng dày Với đặc điểm đó, thực – động vật của Nam Cực rất nghèo nàn

Hình 10: Các khu áp cao, áp thấp vào tháng 1

Trang 23

Hình 11: Các khu áp cao, áp thấp vào tháng 7

Rõ ràng là vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, … của một lục địa không hề tách rời nhau

mà phải được xem xét trong mối quan hệ với nhau và chính các mối quan hệ đó đã tạo nên tổng thể tự nhiên lục địa

Trang 24

CHƯƠNG 2 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á – ÂU

2.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU

2.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP

2.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn

Lục địa Á - Âu nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc Điểm cực bắc: mũi Sêliuxkin (trên bán đảo Taimưa): 77o44’B Điểm cực nam: mũi Piai (trên bán đảo Malacca): 1o16’B Nếu tính cả đảo thì điểm cực bắc nằm trên quần đảo Phranxa Iosip: 82oB và điểm cực nam là mũi Pamana trên đảo Rôti (Nam Indonesia): 11oN Như vậy, từ cực bắc đến nam dài hơn

76o vĩ tuyến, tương đương 8.500km

Theo phương đông – tây, điểm cực đông: mũi Diegionep (trên bán đảo Chucot):

169o40’T; điểm cực tây: mũi Roca (trên bán đảo Pirênê): 9o34’T Như vậy, từ cực đông đến cực tây: 180o kinh tuyến Bộ phận lục địa mở rộng nhất nằm trên các vĩ độ cận nhiệt

và ôn đới (từ 35oB đến 50oB): hơn 12.000km

2.1.1.2 Tiếp giáp

* Tiếp giáp với 3 lục địa

- Phía tây nam, Á - Âu tiếp giáp với lục địa Phi, phân cách với nhau bởi Địa Trung Hải và biển Đỏ

- Phía đông bắc, Á - Âu phân cách với Bắc Mỹ bởi một eo biển hẹp - eo Bering:

rộng 34km, sâu 42m, mới được hình thành vào cuối Kainozoi

- Phía đông nam, Á - Âu tuy cách xa lục địa Úc nhưng lại có mối liên hệ chuyển tiếp nhờ quần đảo Mã Lai với các biển hẹp

* Tiếp giáp với 4 đại dương

- Phía bắc, Á - Âu tiếp giáp với các biển của Bắc Băng Dương: Nauy, Baren, Cara, Laptep, Đông Siberia và Chucot Trừ biển Nauy là biển sâu (>3.000m), các biển khác đều nằm trên thềm lục địa, sâu dưới 300m Các biển được phân cách bởi các quần đảo: Spitberghen, Đất Phransa Iosip, Novaia Demlia, Severonaia Demlia và Novosiberia Phía bắc các biển là các vực biển sâu

- Phía đông, Á - Âu tiếp giáp Thái Bình Dương Dọc theo bờ lục địa, đáy đại dương

có cấu tạo phức tạp, tạo nên nhiều bán đảo, nhiều đảo và chuỗi đảo vòng cung, nhiều biển nhỏ (Bering, Okhot, Nhật Bản, Hoàng Hải, Hoa Đông, …) và nhiều vực biển sâu

- Phía đông nam, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có các bán đảo, đảo, quần đảo, biển và vịnh biển phức tạp, đó là khu vực Đông Nam Á, gồm bán đảo Trung Ấn và các quần đảo (Philippines, Sunda Lớn, Sunda Nhỏ và Molucca, gọi chung là quần đảo Mã Lai) Nằm giữa các bán đảo và quần đảo có nhiều biển lớn như: Đông, Java, Sulu, Sulavedi, Banda Biển Đông là biển lớn nhất trong các biển này, có tên quốc tế là Nam Trung Hoa

- Phía nam, Á - Âu tiếp giáp với Ấn Độ Dương Bờ lục địa bị chia cắt, tạo thành ba bán đảo lớn là Trung Ấn, Ấn Độ và Ả Rập Nằm giữa các bán đảo này là các biển và vịnh biển mở rộng ra đại dương (Anđaman, Ả Rập, Pecxích, )

- Phía tây, Á - Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương, có các biển Baltica, biển Bắc và Địa

Trung Hải Trong đó, Địa Trung Hải là một biển kín (chỉ nối liền với Đại Tây Dương qua

eo Gibranta ở phía tây) nhưng lớn, đáy biển sâu, cấu tạo phức tạp, đường bờ biển bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều biển nhỏ như Tirênê, Adriatic, Ioni, Egie, biển Đen và biển Azop; các bán đảo Apennin, Bankan, Tiểu Á; các đảo Cooc, Sacdenher, Xixilia, Creat, Như vậy, các biển và đại dương bao quanh lục địa Á - Âu không những làm giới hạn

tự nhiên của lục địa, mà còn có ảnh hưởng lớn tới điều kiện tự nhiên Đặc biệt, khối lục địa rộng nằm bên cạnh các đại dương lớn tạo nên sự tương phản giữa biển và lục địa, là

Trang 25

nhân tố hình thành hoàn lưu không khí giữa biển và lục địa theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa ở lục địa Á - Âu phân bố rộng hơn các lục địa khác

Tuy bờ biển bị chia cắt khá mạnh, nhưng do diện tích lục địa rộng, vịnh và biển không ăn quá sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt theo chiều ngang vẫn không đáng

kể Các vùng trung tâm lục địa vẫn nằm cách bờ biển rất xa, có nơi tới 2.500 km

2.1.2.2 Kích thước

Á - Âu là lục địa rộng nhất Trái Đất, có diện tích lục địa chính là 50,7 triệu km2 Xung quanh lục địa chính có nhiều đảo và quần đảo lớn Diện tích các đảo và quần đảo với diện tích gần 2,8 triệu km2 Tổng diện tích lục địa gần 53,5 triệu km2

Lục địa Á - Âu được chia thành hai phần: Á và Âu Ranh giới bắt đầu từ dãy Ural (Nga), đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba Từ

đó ranh giới này kéo đến hồ Caspian (thường gọi là biển Caspian), sông Kuma và Manych hoặc dãy Caucasus rồi kéo đến biển Đen, biển Marmara và Địa Trung Hải Theo ranh giới này, Á rộng 43,5 triệu km2, Âu rộng trên 10 triệu km2

Tóm lại, Á - Âu là lục địa có vị trí kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích

thước lớn, có bề mặt dạng khối Đó là những điều kiện cơ bản đầu tiên quyết sự hình thành khí hậu của lục địa Do vậy, lục địa Á - Âu có đủ tất cả các đới, các kiểu khí hậu

nên thiên nhiên lục địa Á - Âu rất phong phú, đa dạng

2.1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN

2.1.3.1 Thời kỳ Tiền Cambri

Cơ sở cấu thành nên lục địa Á – Âu hiện nay bao gồm khoảng 6 nền cổ chính:

- Nền Siberia: nằm trên khu vực giữa 2 sông Lena và Enitxay Hiện nay, lộ ra hai

khiên tuổi Archean: Anabar và Aldan (thứ tự bắc xuống nam)

- Nền Baltica: còn gọi là nền Đông Âu hay nền Nga, chiếm toàn bộ đồng bằng Đông

Âu, vùng biển Baltica và phần lớn bán đảo Scandinavia hiện nay Trên nền Âu, thấy được

4 khiên lớn tuổi Archean: Kola, Karelia,Volga – Uralia và Ukraina

- Nền Bắc Trung Hoa: nằm trên vị trí của bắc Trung Hoa và Triều Tiên hiện nay, là

vùng nền kém ổn định nhất

- Nền Nam Trung Hoa: nằm trên vị trí của nam Trung Hoa hiện nay, cũng là vùng

nền kém ổn định

- Nền Tây Ả Rập: Bộ phận của nền Phi, tách ra khỏi nền Phi vào cuối Mesozoi và

thành một bộ phận của lục địa Á - Âu

- Nền Ấn Độ: Có quá trình phát triển tương tự như nền Tây Ả Rập

Trong thời kỳ Tiền Cambri, do vận động kiến tạo, các nền trên đã trải qua nhiều lần hợp nhất thành siêu lục địa (Rodinia – 1,1 tỷ, Pannotia – 600 triệu năm trước) và chia tách (750 triệu, 540 triệu năm trước) Vào lần chia tách cuối Proterozoi, nền Baltica và Siberia tách ra nhau, trong khi đó, các nền Bắc Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Ả Rập vẫn còn dính vào một khối trong lục địa Gondwana

2.1.3.2 Đại Paleozoi - Pz

Sau sự phân rã của lục địa Pannotia, trong đại Paleozoi, các nền cổ tiếp tục di chuyển, xô húc và tách giãn, làm xảy ra 2 vận động tạo núi lớn: Caledonia (cuối kỷ Silua, đầu Devon) và Hercynia (kỷ Carbon) Các vận động này bao gồm uốn nếp, vận động

Trang 26

thẳng đứng và đứt gãy Vận động uốn nếp đã hình thành miền núi Scandinavia, quần đảo Anh - Ireland, tây Spitsbergen (Na Uy), Zemlya Frantsa–Iosifa (Nga), các khối núi Trung

Âu, các dãy núi: Sajan, Alatau, ven Baikan (phía bắc); Thiên Sơn, Altay, Đại Hưng An (phía nam); Ural (tây bắc) bao quanh nền cổ Siberia kéo dài từ bắc Tây Tạng đến đông bắc Baikan Những dãy núi này đã bị bào mòn nhiều nhưng phần lớn được nâng lên trong các đại sau

Hình 12: Địa chất lục địa Á - Âu

Trang 27

Sự xô húc đã nối liền nền cổ Batica với Siberia và nối với các nền khác (Tây Ả Rập,

Ấn Độ) hình thành siêu lục địa Pangea (Toàn lục) cách đây 300 triệu năm Từ khi hình thành Pangea, giới sinh vật phát triển mạnh, đặc biệt xuất hiện thực vật lộ trần rồi đến hạt kín Lúc này Bắc Trung Hoa, Nam Trung Hoa, Đông Nam Á là các nền nhỏ tách rời

2.1.3.3 Đại Mesozoi – Mz

Vào cuối kỷ Trias, lục địa Pangea bắt đầu bị nứt vỡ, hình thành nên 2 lục địa: Laurasia và Gondwana do sự tách vỡ dọc bờ biển Caribe và mở rộng biển Tethys (từ biển Caribe qua Địa Trung Hải, sang Nam Á và kéo về phía đông) Hiện tượng nứt vỡ và tách dãn đầu tiên là sự hình thành eo Môdămbich, tách Madagasca, Ấn Độ, Úc và Phi rời nhau Nền Ấn Độ trôi dần về phía bắc để gắn với Á - Âu ở cuối đại Kainozoi

Vào kỷ Kreta, Bắc Trung Hoa và Nam Trung Hoa tiếp xúc với lục địa Á – Âu Cũng trong thời gian này bắt đầu có hiện tượng biển tiến tràn ngập nhiều vùng rộng như Đông

Âu, Siberia, Trung Hoa, …

Bên cạnh đó, sự xô húc giữa Á – Âu (ở phía đông) với nền Bắc Mỹ đã sinh ra vận động tạo núi Mesozoi (Kimeri) kéo dài suốt 3 kỷ nhưng chủ yếu ở kỷ Jura và kỷ Kreta hình thành các cấu trúc uốn nếp phát triển trên một diện rộng lớn, bao gồm vùng Đông Siberia, sau đó tiếp tục kéo dài sang Alaska, miền núi Coocdie (Bắc Mỹ), duyên hải Viễn Đông, cận Amua (Nga) và Đông Dương

- Hệ thống núi thứ hai kéo dài từ Kamchatka, Viễn Đông (Nga) qua Nhật Bản, Đài Loan, Philippines tới Indonesia gồm hệ thống núi đảo, các máng đại dương rất sâu như các máng Aleut - Kuril, Nhật Bản, Philippines, Marian và Xonda ở tây Thái Bình Dương thuộc phía đông Á - Âu là do sự xô húc của nền Thái Bình Dương và Ấn Độ với Á - Âu

Bên cạnh sự hình thành các núi uốn nếp do sự xô húc của các mảng, ở rìa các mảng tiếp giáp với đới uốn nếp bị lún xuống, được bồi trầm tích và hình thành các đồng bằng: trung và hạ lưu sông Đanuyp, Lưỡng Hà và vịnh Pecxich, Ấn - Hằng, …

Cuối Kainozoi, khí hậu bắc Á - Âu bị hoá lạnh, băng hà phủ một diện tích rộng ở Bắc Âu và Bắc Á, tiêu diệt toàn bộ động - thực vật, phá huỷ thổ nhưỡng, thay đổi địa hình và mạng lưới sông ngòi Sự tồn tại của băng hà Neogen suốt thời kỳ Pleitoxen với nhiều băng kỳ khác nhau Trong các kỳ băng hà phát triển, mực nước biển giảm, lục địa

mở rộng, nhiều đảo, quần đảo và lục địa nối liền nhau Sau thời kỳ băng hà Neogen, mực nước biển dâng lên, lục địa có hình dạng và kích thước như hiện nay Trên các lãnh thổ trước đây bị băng hà phủ, địa hình, sông hồ, thổ nhưỡng, động - thực vật phát triển trở lại Tóm lại, trong giai đoạn Kainozoi, vận động tạo núi Anpide - Hymalaya và hiện tượng băng hà Neogen có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển tự nhiên, từ đó quyết định các đặc điểm tự nhiên ngày nay trên lục địa

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU

Trang 28

- Các hệ thống núi và sơn nguyên cao thường nằm bên cạnh các đồng bằng rộng và phẳng, cao trung bình không quá 300m như: dãy Ural nằm cạnh đồng bằng Đông Âu, sơn nguyên Trung Siberia nằm cạnh đồng bằng Tây Siberia, khối núi Pamir trên 7.000m được coi là “nóc nhà của Trái Đất” nằm cạnh đồng bằng Turan, Mêdôpôtami, dãy Hymalaya:

“xứ sở của Chúa Tuyết” với đỉnh Chomolungma cao nhất Trái Đất (8.848m) nằm cạnh đồng bằng Ấn - Hằng, …

- Trong các vùng núi và sơn nguyên cao có các bồn địa thấp xen giữa làm tính chất chia cắt của bề mặt rõ hơn Các bồn địa này thường có dạng bầu dục nằm trên những độ cao khác nhau Đặc biệt ở trung tâm lục địa, các bồn địa sâu và hẹp kẹp giữa các dãy núi rất cao, tạo thành kiểu địa hình “cấu trúc tổ ong” Ví dụ: bồn địa Tarim cao trung bình 800m nằm giữa các dãy Thiên Sơn và Côn Luân cao 5.000 - 7.000m; bồn địa Dungari cao 400 - 600m nằm giữa Thiên Sơn và Antai; bồn địa Tuocphan là bồn địa hẹp và sâu nhất lục địa, có đáy sâu -154m, kẹp giữa các nhánh núi phía đông Thiên Sơn

2.2.1.2 Các dạng địa hình phân bố không đều

- Các hệ thống núi trung bình và núi cao rải ra trên các bộ phận của lãnh thổ: dãy Pirene, Alps, Carpatha, Bankan (Trung và Nam Âu); Caucasus, Enbuoc (Tây Nam Á); Scandinavi (Bắc Âu); Veckhoian, Columa, Antai (Đông Bắc Á); Xkhote Alin, Đại Hưng

An, Tần Lĩnh, … (Đông Á) Các hệ thống này cao trung bình 2.000 - 3.000m

- Các núi và sơn nguyên cao nhất (5.000 - 7.000m) tập trung gần trung tâm, tạo thành một miền núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất Trái Đất Ở đây, khối Pamir là điểm nút,

từ đó toả ra ba cánh cung lớn Cánh đông bắc: hệ thống Thiên Sơn, Antai, Xaian và tiếp tục tới đông bắc Siberia Cánh tây: Hinđu Cúc và các núi trên sơn nguyên Iran, Tiểu Á và Nam Âu Cánh đông nam: các núi thuộc khối Tây Tạng, Hymalaya và ở Đông Nam Á

- Ba cánh núi này chia bề mặt lục địa thành ba phần: phần bắc ưu thế gồm đồng bằng, sơn nguyên và núi thấp Bộ phận này hình thành chủ yếu trên nền Tiền Cambri và Paleozoi nên thấp nhất lục địa Phần đông gồm núi cao, sơn nguyên, cao nguyên cao và núi trung bình xen đồng bằng thấp Đây là bộ phận hình thành chủ yếu trên nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Paleozoi, Mesozoi được nâng mạnh nên cao, hiểm trở, đồ sộ nhất Các núi và sơn nguyên thấp dần từ vùng nội địa ra biển Phần nam và tây nam gồm núi uốn nếp trẻ, sơn nguyên, đồng bằng xen kẽ Địa hình bị chia cắt mạnh hơn phần bắc

2.2.1.3 Hướng núi gồm hai hướng chính

- Hướng đông - tây hoặc gần với đông - tây: bao gồm các hệ thống núi kéo dài từ Nam Âu qua Tiểu Á đến Hymalaya và các núi vùng Trung Á và Nội Á

- Hướng bắc - nam hoặc gần với bắc - nam: gồm các núi chạy theo bờ Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Âu và các dãy Uran, Scandinavi ở phía bắc

2.2.2 KHOÁNG SẢN

Nguồn khoáng sản của lục địa Á - Âu rất phong phú và có trữ lượng lớn Các loại giàu nhất là dầu mỏ, than đá, sắt và các kim loại màu như đồng, chì, kẽm thiếc và bôxít Nguồn gốc hình thành và sự phân bố các mỏ quặng tuy phức tạp, nhưng trong mỗi đới kiến tạo cũng như trong từng khu vực đều có tập trung một số loại chính có liên quan mật thiết đối với các quá trình địa chất

Trang 29

Trong đới uốn nếp Paleozoi có nhiều kim loại màu như đồng, chì, thiếc, kẽm Các loại này có nhiều ở Kazakhstan và vùng núi Nam Siberia

Trong đới uốn nếp Mesozoi, thiếc là kim khoáng quan trọng nhất Ở đây, thiếc thường kèm vônphram hoặc chì, kẽm, vàng Các vùng nhiều thiếc nhất là vùng núi Đông Siberia và Đông Nam Á Thiếc Đông Nam Á tập trung trong một dải kéo dài từ cao nguyên Vân Quý qua bán đảo Trung Ấn đến các đảo Bangka và Billiton thuộc Indonesia, chiếm tới 70% trữ lượng Trái Đất

Trong đới uốn nếp Kainozoi, có nhiều kim loại khác nhau như đồng, chì, kẽm, bauxit và sau đó là sắt, mangan và thuỷ ngân Ngoài ra, ở Tiểu Á và Iran còn có nhiều crom và molopden

2.1.2.2 Các mỏ trầm tích

Các mỏ trầm tích nằm trong các vỉa trầm tích, các miền võng trên nền, võng trước

và giữa núi Các vùng than có trữ lượng lớn gọi là bồn địa than có nhiều ở Trung Hoa, Ấn

Độ, Mông Cổ, Trung Siberia (Nga) và Rua (Đức)

Các mỏ dầu và khí đốt tập trung nhiều ở đồng bằng Tây Siberia, Trung Á, thềm lục địa phía Nam Biển Đông, ở Indonesia, Myanma và đồng bằng Ấn – Hằng, vùng đồng bằng Lưỡng Hà và ven vịnh Ba Tư, đảo Sakhalin, Nhật Bản, bồn địa Tarim, Xaidam, Dungari, Tứ Xuyên và cao nguyên Gobi (Trung Hoa)

Diện tích rất rộng lớn của lục địa cùng với dạng khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa bị khối khí lục địa khô quanh năm thống trị, dễ bị sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa

Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa

Khối lục địa Á - Âu rộng lớn nằm bên cạnh các đại dương nên xuất hiện sự tương phản về khí áp giữa lục địa và biển theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất mạnh, đặc biệt dọc theo duyên hải phía đông và phía nam lục địa

* Địa hình

- Địa hình chi phối sự phân bố nhiệt trên lục địa khá rõ Các mạch núi đông - tây ngăn các khối khí khô, lạnh phía bắc không xâm nhập xuống phía nam và các khối khí nóng ẩm phía nam không lan xa về phía bắc Các bồn địa xen vào giữa các dãy núi và sơn nguyên cao sinh ra các giá trị nhiệt độ biến động nhạy theo mùa Về mùa đông, không khí bồn địa hoá lạnh nhanh hơn và nằm yên tại chỗ vì thế nhiệt độ thấp hơn xung quanh Về mùa hạ, không khí trong bồn địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ cao hơn lân cận Ở các vùng núi và sơn nguyên cao: Alps, Caucasus, Pamir, Hymalaya, Tây Tạng, … càng lên cao nhiệt độ càng giảm và đến độ cao 3.000 - 5.000m bắt đầu đới băng tuyết vĩnh viễn

- Địa hình làm cho sự phân bố mưa trên lục địa không đồng đều Các núi chạy theo hướng bắc – nam: có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía đông và tây đi sâu vào lục địa nên trên sườn đón gió có mưa nhiều Các núi chạy hướng đông - tây: có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía nam lên, làm cho sườn nam các núi có mưa khá lớn

* Các dòng biển

Dòng biển cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến khí hậu các vùng lân cận Trong

số các dòng biển chảy gần bờ lục địa Á- Âu, quan trọng nhất là dòng nóng Bắc Đại Tây

Trang 30

Dương (chảy ven bờ Tây Âu và Bắc Âu) và dòng lạnh Kuril-Kamchatka (chảy ven bờ

phía đông bắc lục địa Á – Âu)

Trang 31

biệt, ở Veckhoian và Oiamicon nhiệt độ còn xuống gần - 700C

- Khí áp

Do sự hoá lạnh của không khí như vậy, trên lục địa hình thành một vùng áp cao gọi

là áp cao Siberia, nó nối liền với áp cao Azores tạo thành một dải, phân cách với áp cao Bắc Phi bởi khu áp thấp Địa Trung Hải Áp thấp Iceland phát triển mạnh, trùm lên phần bắc và tây bắc lục địa, áp thấp Aleut cũng phát triển mạnh, bao phủ gần toàn bộ phần bắc của đại dương và lan sang bờ đông Á Ở phía nam lục địa là áp thấp xích đạo Trên bắc Thái Bình Dương, áp cao Hawaii vẫn tồn tại và thường tác động tới vùng đông nam Trung Hoa, bán đảo Trung Ấn

- Gió

Toàn bộ phần nam lục địa về mùa đông có gió Đông Bắc từ lục địa thổi xuống Ở các bán đảo phía nam, do ảnh hưởng của địa hình, gió Đông Bắc ở các khu vực này thực chất là gió Mậu Dịch từ áp cao cận nhiệt thổi về xích đạo Gió Đông Bắc mang theo khối khí nhiệt đới lục địa khô nên không có mưa, thời tiết trong sáng, ổn định và tương đối nóng

Ngoài ra, về mùa đông dọc theo đới cận nhiệt (từ Địa Trung Hải tới đông Trung Hoa) thường xuyên có gió Tây và khí xoáy nên thời tiết thường bị nhiễu loạn, có mưa

Ở phía bắc lục địa có gió Tây Nam thổi từ nội địa về phía bắc, gây ra thời tiết khô và rất lạnh Miền duyên hải Đông Á có sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và biển rất lớn, tạo thành gió mùa Tây Bắc khô và rất lạnh

+ Tháng 7

- Nhiệt độ

Toàn bộ lục địa được sưởi nóng và có nhiệt độ dương Càng về phía nam, nhiệt độ càng tăng dần Nhiệt độ trung bình từ 240C - 300C Ở các vùng hoang mạc Trung Á và Tây Nam Á, nhiệt độ trung bình trên 300C

- Khí áp

Áp cao Siberia yếu đi, ở Nam Á hình thành áp thấp Iran Áp thấp Iran còn phối hợp với áp thấp Bắc Phi và đới áp thấp xích đạo, tạo thành một đới áp thấp liên tục bao phủ phần lớn lục địa Phi và Nam Á

Ở phía tây, áp cao Azores phát triển và dịch lên phía bắc, bao trùm vùng Trung Âu

và Địa Trung Hải

Ở phía đông, áp hạ Aleut suy yếu và áp cao Hawaii phát triển, chiếm phần bắc Thái Bình Dương lan sang tận bờ Đông Á

Ở bán cầu Nam, các khu áp cao Nam Phi, Nam Ấn Độ Dương và Úc cũng phát triển thành một đới áp cao liên tục

Ở Bắc Á và Nội Á có gió Bắc hoặc Đông Bắc Gió này đem theo không khí cực và

ôn đới xuống phía nam nhưng bị biến tính

Địa Trung Hải nằm dưới áp cao cận nhiệt và gió Mậu Dịch nên thời tiết ổn định, khô nóng và mưa rất ít

Tây Nam Á thống trị bởi gió Tây Bắc, thực chất là gió Mậu Dịch, gây nên thời tiết khô và nóng Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á, có gió Tây Nam và Đông Nam từ biển thổi vào lục địa

Trang 32

Hình 14: Phân bố nhiệt độ lục địa Á - Âu tháng 7

* Mưa

Sự phân bố mưa trên lục địa nhìn chung không đồng đều Nam Á và Đông Nam Á là các vùng mưa nhiều nhất Lượng mưa trung bình ở đây từ 1.500 - 2.000mm/năm (ở đồng bằng) và từ 2.000 - 3.000mm/năm (ở miền núi) Các vùng Tây Âu và Đông Á lượng mưa tuy có giảm nhưng vẫn còn khá lớn, trung bình từ 500 - 1.000mm/năm Các vùng Trung

Á, Nội Á và Bắc Á có lượng mưa thấp, trung bình < 300mm/năm Khu vực Tây Nam Á

là nơi mưa ít nhất, dưới 100mm/năm

Trang 33

Hình 15: Phân bố lượng mưa lục địa Á - Âu

2.1.4.3 Các đới khí hậu

* Đới khí hậu xích đạo

Đới khí hậu xích đạo bao gồm phần nam đảo Sri Lanka, nam bán đảo Malacca và

phần lớn quần đảo Sunda Lớn và Sunda Nhỏ (Indonesia)

Trong đới này, đa phần là kiểu khí hậu xích đạo ẩm Ở đây nhiệt độ trung bình trên

25oC, biên độ nhiệt giữa các mùa thấp hơn và lượng mưa cao hơn so với vùng xích đạo của lục địa Phi Biên độ nhiệt hàng năm ở đây từ 1 – 2oC Lượng mưa trung bình đạt từ

2.000 - 4.000mm/năm Riêng khu vực từ nửa đảo Java về phía đông thuộc kiểu phụ khí hậu

xích đạo gió mùa bán cầu Nam nên có đặc điểm khí hậu mang tính chất mùa rõ rệt

Trang 34

* Đới khí hậu nhiệt đới

Đới khí hậu nhiệt đới từ vĩ tuyến 5o đến hai chí tuyến Bắc và Nam Khí hậu nhiệt đới có đặc trưng là nhiệt độ cao quanh năm và có một thời kỳ khô hạn, chia làm 2 kiểu:

- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa còn được gọi là cận xích đạo gió mùa Đới này bao

gồm khu vực Nam Á, bán đảo Trung Ấn, Nam Trung Hoa và quần đảo Philippines

Trong kiểu khí hậu này, mùa hạ có gió mùa từ biển vào, nóng, ẩm và có mưa nhiều, thường có bão xâm nhập làm cho thời tiết nhiễu loạn gây mưa lớn Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa không đồng đều: trên các sườn đón gió mưa trung bình từ 2.000 - 4.000mm/năm, còn ở đồng bằng từ 1.000 - 2.000mm/năm Đây là nơi có mưa nhiều nhất lục địa Mùa đông có gió mùa Đông Bắc từ lục địa thổi ra, thời tiết khô ráo Ngoại trừ bắc Ấn Độ, phía bắc và đông bắc bán đảo Trung Ấn thời tiết tương đối lạnh và có mưa do ảnh hưởng của khí xoáy

- Kiểu khí hậu nhiệt đới khô: kiểu này không tạo thành một dải liên tục, mà chỉ

chiếm phần Tây Nam Á, gồm bán đảo Ả Rập, nam sơn nguyên Iran đến vùng tây bắc Ấn

Độ Các khu vực này quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới lục địa và gió Mậu Dịch Vì thế, mùa hạ rất khô nóng, mùa đông khô và hơi lạnh Lượng mưa thấp, trung bình dưới 100mm/năm (ở đồng bằng) và từ 300 - 400mm/năm (ở miền núi) Do không khí khô nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần lượng mưa nên thiếu ẩm gay gắt Nhiệt

độ trung bình tháng 7 từ 28 – 32oC, và tháng 1 từ 12 – 20oC Biên độ nhiệt giữa các mùa

và giữa ngày đêm rất lớn

* Đới khí hậu cận nhiệt

Chiếm một dải rộng từ bờ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, có 4 kiểu:

- Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Hình thành trong khu vực Địa Trung Hải và

các vùng lân cận Đặc điểm nổi bật của kiểu khí hậu này là mùa hạ khô nóng, thời tiết ổn định, trong sáng Mùa đông, do ảnh hưởng của gió Tây và hoạt động của khí xoáy nên thời tiết hay thay đổi, mát và mưa nhiều Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 4 – 12oC, tháng 7 từ

25 – 28oC Lượng mưa trung bình từ 500 - 600mm/năm

- Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa: Hình thành trong các miền nội địa như phần nam

đồng bằng Trung Á, Nội Á, sơn nguyên Iran Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới lục địa khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 tới 30oC, độ ẩm tương đối thấp, mưa rất hiếm Mùa đông, chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới lục địa, thời tiết lạnh, do hoạt động của khí xoáy trên frông ôn đới nên có mưa Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 0 đến -1oC Lượng mưa không đáng kể, từ 100 - 300mm/năm

- Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao: Là một biến dạng đặc biệt của kiểu khí hậu cận

nhiệt lục địa Hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 3.500 - 4.000m trở lên, chủ yếu

ở Pamir và Tây Tạng Khí hậu vẫn mang tính lục địa: mùa đông rất lạnh và khô, mùa hạ mát Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn, thời tiết trong ngày luôn thay đổi Lượng mưa trung bình thấp nên xuất hiện hoang mạc núi cao

- Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa: Nằm ở phía đông lục địa như đông Trung Hoa, nam

Triều Tiên và Nhật Bản Ở đây, mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết nóng và mưa nhiều Lượng mưa mùa hạ chiếm tới 60% - 75% lượng mưa cả năm Về mùa đông, gió mùa Tây Bắc từ lục địa thổi ra, khô và lạnh Lượng mưa trung bình từ 1.000 - 1.500mm/năm Đây là miền ẩm nhất của đới khí hậu cận nhiệt

* Đới khí hậu ôn đới

Trên lục địa Á - Âu, vòng đai ôn đới chiếm một dải rộng lớn nhất, diện tích khoảng 27,6 triệu km2, tức khoảng hơn 70% diện tích toàn bộ vòng đai ôn đới của các lục địa gồm một dải rộng lớn nhất Đường ranh giới phía nam từ 45oB ở Tây Âu đến 40oB ở Trung Á và 35oB ở Triều Tiên và Nhật Bản Trên toàn đới tuy quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới, nhưng khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa nên được chia thành 4

Trang 35

kiểu sau:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: Hình thành một dải hẹp dọc theo duyên hải phía

tây lục địa Ở khu vực này quanh năm có gió Tây từ Đại Tây Dương thổi vào, mang theo khối khí ôn đới hải dương ấm ẩm nên khí hậu rất điều hoà Mùa đông thời tiết ấm dịu, không có băng giá, nhưng thường có mưa nhiều, gió mạnh và thỉnh thoảng có sương mù dày đặc Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 1 – 6oC Mùa hạ mát, mưa nhiều và ít khi nóng bức Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 12 – 18oC Mưa phân bố tương đối đều trong năm và lượng mưa trung bình từ 500 - 600mm/năm

Hình 16: Các đới khí hậu lục địa Á – Âu

Trang 36

+ Kiểu khí hậu ôn đới chuyển tiếp: Nằm tương đối sâu trong nội địa, bao gồm phần

châu Âu ôn đới cho tới dãy Ural Trong khu vực này, không khí hải dương dần dần bị biến tính nên càng đi sâu vào nội địa mùa đông càng lạnh, mùa hạ càng nóng, dao động nhiệt

độ giữa hai mùa càng lớn, lượng mưa càng giảm, thời gian băng giá càng dài Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 0 đến – 15oC còn tháng 7 từ 12 – 24oC theo hướng tây - đông Lượng mưa cũng giảm từ tây sang đông, 600 - 300mm/năm

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: nằm ở vùng trung tâm lục địa, bao gồm khu vực từ dãy

Ural cho tới dãy Đại Hưng An Quanh năm thống trị bởi khối khí ôn đới lục địa nên mùa đông rất khô và lạnh; mùa hạ ấm ẩm ở phía bắc, khô nóng ở phía nam Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ - 4 đến – 40oC; còn tháng 7 từ 15 – 28oC Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ Lượng mưa giảm dần từ bắc xuống nam, phía nam lượng mưa dưới 250mm/năm

+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa: Hình thành trong miền duyên hải phía đông Mùa

đông, gió Tây Bắc từ lục địa thổi ra rất khô lạnh Mùa hạ có gió Đông Nam từ biển thổi vào

ấm ẩm Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ, chiếm 60% - 70% lượng mưa cả năm Về mùa hạ thỉnh thoảng có bão từ phía Đông Nam lên, làm thời tiết nhiễu loạn

Đới khí hậu cận cực được chia thành 3 kiểu:

+ Kiểu khí hậu cận cực hải dương phía tây: có mùa đông tương đối dịu, mùa hạ mát

và ẩm

+ Kiểu khí hậu cận cực lục địa: có mùa đông rất lạnh và biên độ nhiệt giữa hai mùa

lớn nhất Trái Đất

+ Kiểu khí hậu cận cực hải dương phía đông: tương tự như kiểu phía tây, nhưng có

mùa đông lạnh hơn và thường có gió Bắc hoặc Đông Bắc; mùa hạ có gió Đông Nam

* Đới khí hậu cực đới

Gồm các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc lục địa Giới hạn phía nam của đới gần trùng với vĩ tuyến 71oB

Do nằm trên những vĩ độ cao nên quanh năm thống trị khối khí cực khô lạnh Về mùa đông, ở đây có đêm địa cực kéo dài nên nhiệt độ rất thấp Nhiệt độ trung bình tháng 1

từ - 22 đến – 34oC Mùa đông thường có gió mạnh và bão tuyết, thời tiết rất giá buốt Mùa

hạ có ngày liên tục kéo dài, độ nắng phong phú, song do cường độ bức xạ rất yếu nên nhiệt độ mùa hạ vẫn thấp Nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất vẫn không vượt 5oC, thường có gió Bắc, thời tiết lạnh, hay có sương mù và mưa tuyết Lượng mưa trung bình

từ 100 - 200mm/năm

2.2.4 THỦY VĂN

2.2.4.1 Sông ngòi

* Đặc điểm của sông ngòi lục địa Á - Âu

- Lục địa Á - Âu có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất Trái Đất

Hàng năm, các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ: 15.694 km3 (tức 2/3 khối lượng dòng chảy của tất cả các lục địa) Sự phát triển các hệ thống sông lớn là do lục địa rộng, các sơn nguyên và cao nguyên cao tập trung ở gần trung tâm lục địa Trên các núi và sơn nguyên cao có băng hà tạo nguồn cung cấp nước quan trọng Đây là nơi bắt nguồn của tất cả các sông lớn Các sông lại chảy qua nhiều sơn nguyên và đồng bằng rộng, phẳng, có khí hậu ẩm nên phát triển thuận lợi

Trang 37

- Do ảnh hưởng của khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông không đều

Các vùng có mưa nhiều như Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á; các khu vực có khí hậu ôn đới ẩm như tây Bắc Âu, Bắc Á mạng lưới sông rất phát triển, các sông có nhiều nước quanh năm Các vùng khí hậu khô hạn, lượng mưa hàng năm ít, lượng bốc hơi cao như Ả Rập, Iran, Trung Á, Nội Á, thì mạng lưới sông rất thưa, thậm chí nhiều khu vực hoàn toàn không có dòng chảy

- Chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn cung cấp nước

Theo chế độ sông, có thể phân thành 5 kiểu chính sau: Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương: có nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa Lượng mưa phân bố đều trong năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên; Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa: có mưa chủ yếu về mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ - thu; cạn vào đông – xuân; Sông chảy trong miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: có mưa mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông, khô cạn vào mùa hạ; Sông chảy trong các miền khí hậu cận cực, ôn đới và nhiệt đới lục địa: có nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và mưa nên có nước lớn vào cuối xuân và đầu hạ Mùa đông các sông đóng băng một thời gian dài; Sông chảy trong miền khí hậu khô hạn: nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết

và băng tan nên có nước lớn vào cuối xuân

* Các lưu vực sông ở lục địa Á - Âu

- Lưu vực Bắc Băng Dương

Gồm các sông chảy trên vùng đông bắc đồng bằng Nga và miền Siberia Các sông chính là Dvina Bắc, Petsora, Obi-Ietuso, Enitxay, Lena, Indigisca và Columa

Các sông thuộc lưu vực này có đặc điểm chung là bắt nguồn từ các vùng núi hoặc đất cao ở phía nam và chảy về phía bắc, qua các miền khí hậu ngày càng lạnh dần Nguồn cung cấp nước chủ yếu của các sông là tuyết tan và mưa mùa hạ Mạng lưới sông khá dày thể hiện ở mật độ sông ở phần bắc đồng bằng Nga từ 0,4 - 0,8 km/km2; đồng bằng Tây Siberia và Trung Siberia từ 0,35 - 0,5 km/km2 Tất cả các sông có thời kỳ nước lớn vào cuối xuân và đầu hè Đặc biệt, các sông lớn phần trung và thượng lưu vào cuối xuân hay

có lũ lớn do tuyết và băng vùng thượng nguồn tan sớm hơn các vùng hạ lưu Mùa đông, các sông bị đóng băng một thời gian dài Sang mùa hạ, nhờ có mưa và nước ngầm nên sông vẫn đầy nước

- Lưu vực Thái Bình Dương

Gồm các sông chảy trên miền Đông Á, bán đảo Đông Dương, quần đảo Mã Lai và các đảo dọc theo bờ đông lục địa Các con sông lớn là Amua, Hoàng Hà, Trường Giang,

Mê Công, Mê Nam

Phần lớn các sông chịu ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên có nước lớn về mùa

hạ và cạn về mùa đông Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và nguồn cung cấp nước của từng miền, từng sông có khác nhau nên chế độ các sông không đồng nhất trên toàn bộ lưu vực + Các sông miền duyên hải bắc Viễn Đông và Kamchatka: có nước lớn nhất vào cuối xuân do tuyết tan từ trên núi

+ Các sông vùng Đông Á: có chế độ nước không giống nhau nhưng đa số các sông nhiều nước vào cuối hạ và cạn vào cuối đông - xuân

+ Các sông trên bán đảo Trung Ấn: mực nước lớn nhất thường vào cuối hạ và cạn nhất vào cuối đông, đầu xuân

+ Các sông trên quần đảo Mã Lai: sông nhiều nước quanh năm, chế độ nước sông rất điều hòa

- Lưu vực Ấn Độ Dương

Gồm các sông thuộc vùng Tây Nam Á, Nam Á và phần tây bán đảo Trung Ấn

Ở Tây Nam Á, mạng lưới sông rất thưa Trong đó, nhiều vùng rộng không có dòng chảy thường xuyên Có 2 sông lớn nhất khu vực là Tigro và Ophrat chảy từ sơn nguyên

Trang 38

Acmeni xuống Nguồn cung cấp nước là tuyết và mưa Các sông ở đây có 2 thời kỳ nước lớn, một vào mùa xuân do tuyết tan trên núi, một vào mùa đông do mưa trên đồng bằng Mùa hạ khô và nóng, nước bốc hơi mạnh nên mực nước rất thấp và lưu lượng càng về hạ lưu càng giảm

Các sông thuộc những khu vực còn lại đều chịu ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên có những đặc điểm chung tương tự như các sông của bán đảo Đông Dương Các sông đáng chú ý là Ấn, Hằng, Bramaput, Saluen và Iraoadi

- Lưu vực Đại Tây Dương

Gồm các sông chảy trên phần Âu đổ vào Địa Trung Hải, biển Bắc Hải và Baltica Mạng lưới sông thuộc lưu vực này khá phát triển, nhưng do kích thước lục địa nhỏ và bị chia cắt, đa số các sông đều ngắn và có diện tích lưu vực không đáng kể

Sông của lưu vực này được phân thành 3 nhóm:

+ Các sông Bắc Âu: Phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Scandinavi và đổ vào biển Baltica theo hướng tây bắc – đông nam Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan, còn mùa đông bị đóng băng từ 6 - 7 tháng

+ Các sông ở Trung Âu và quần đảo Anh: Đa số chảy trên các miền đồi núi thấp và đồng bằng bằng phẳng Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa (đối với các sông miền duyên hải phía tây) và do mưa cùng với tuyết (đối với các sông vùng nội địa)

+ Các sông thuộc lưu vực Địa Trung Hải: Phần lớn là những sông ngắn, lòng sông dốc, có nhiều thác ghềnh Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa, vì thế sông đầy nước về mùa đông và cạn về mùa hạ

- Lưu vực nội lưu

Chiếm một diện tích rộng lớn, gồm các vùng trung tâm bán đảo Ả Rập, sơn nguyên Iran, đồng bằng Trung Á và Nội Á

+ Vùng trung tâm bán đảo Ả Rập hoàn toàn không có dòng chảy thường xuyên mà chỉ

có các thung lũng khô, tương tự như các uađi ở Sahara Các uađi có thể dài tới hàng trăm

km nhưng chỉ có nước vào thời kỳ mưa lớn

+ Các vùng còn lại, các sông tồn tại được là nhờ có nước tuyết và băng tan từ trên núi cao xuống Một số sông tương đối lớn chảy vào các hồ như Vonga, Uran; còn một số nhỏ thường bị mất dần trong các hoang mạc cát

2.2.4.2 Hồ

Lục địa Á - Âu có khá nhiều hồ, nhưng phân bố không đồng đều Đa số các hồ lớn không nằm trong vùng ẩm ướt mà lại ở trong các vùng khô hạn: Tiểu Á, Trung Á và Nội Á

Về nguồn gốc phát sinh, các hồ có nhiều loại khác nhau, nhưng đa số các hồ lớn đều

do kiến tạo hoặc kiến tạo - băng hà phối hợp tạo thành Các hồ thuộc nguồn gốc khác phân bố rải rác ở nhiều nơi, nhưng diện tích không đáng kể Lục địa Á - Âu có 2 khu vực tập trung nhiều hồ nhất là:

+ Khu vực Bắc Âu: các hồ trong khu vực này có nguồn gốc kiến tạo và băng hà phối hợp nên có độ sâu khá lớn Đáng chú ý là các hồ Ladoga, Onega và Vanen

+ Khu vực khô hạn Tiểu Á, Trung Á và Nội Á: có nhiều hồ lớn và đa số có nguồn gốc kiến tạo như: Caspian, Aral, Balkhash, Các hồ khu vực này là rất sâu, mực nước một số hồ nằm thấp hơn mực đại dương, một số hồ có nồng độ muối cao tạo thành các hồ mặn, tiêu biểu nhất là hồ Chết

Ngoài ra, khu vực Bắc Á còn có hồ Baikan là hồ nước ngọt sâu nhất Trái Đất cũng do nguồn gốc kiến tạo (đứt gãy) mà thành

2.2.4.3 Băng hà

Lục địa Á - Âu có nhiều núi và sơn nguyên cao nằm trên các vĩ độ cận nhiệt và ôn

đới, đó là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các băng hà núi hiện đại Nhiều vùng núi

cao của lục địa hiện nay vẫn là những trung tâm băng hà núi lớn nhất Trái Đất như

Trang 39

Hymalaya, Tây Tạng, Thiên Sơn, Pamir,  Tuy nhiên, các vùng núi này do nằm sâu trong lục địa, có khí hậu khô hạn nên sự phát triển của băng hà bị hạn chế so với điều kiện khí hậu

ẩm của các núi gần biển Đường giới hạn tuyết vĩnh viễn trên các núi này thường ở độ cao trên 5.000m, các sườn phía bắc còn cao hơn nữa Đa số các băng hà có chiều dài vài km Các băng hà núi có vai trò lớn trong việc cung cấp nước cho các sông, nhất là các sông thuộc lưu vực nội lưu

- Các đảo ở phía bắc, do nằm trong đới khí hậu cực và cận cực, có băng hà kiểu lục

địa, tạo thành các lớp phủ băng dày và rộng Đáng chú ý là băng hà trên các đảo Novaia

Demlia, Sevecnaia Demlia, Spitsbergen và Iceland

2.2.5 SINH VẬT

2.2.5.1 Giới thiệu khái quát

Sự phân hóa về điều kiện vị trí địa lý, địa hình, khí hậu đã tạo ra sự phân hóa đa dạng về sinh vật cho lục địa Á – Âu từ các loài thực vật lá kim ở phía bắc (Bắc Á) đến các cách rừng cận nhiệt đới ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu nhất thế giới Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, cũng như loài động vật quý hiếm Trong khi đó, nhiều khu vực nằm sâu trong nội địa, lượng mưa thấp, nhiệt độ cao đã dẫn đến sự khô hạn, hình thành các hoang mạc, bán hoang mạc với hệ động – thực vật nghèo nàn

Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các loại rừng khác và savan, thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp Các khu rừng tự nhiên còn lại rất ít

2.2.5.2 Các đới sinh vật

* Rừng xích đạo ẩm thường xanh

Còn được gọi là rừng mưa nhiệt đới, phát triển trong điều kiện khí hậu xích đạo

(nhiệt độ trung bình 25 – 27oC, lượng mưa lớn: 2.000 – 2.500mm) và chịu ảnh hưởng sâu

sắc của biển nên rừng xích đạo ẩm thường xanh chỉ chiếm diện tích nhỏ, gồm phần nam

bán đảo Malacca và các đảo Sumatra, Calimantan, Sulavedi và phần tây đảo Java

Rừng xích đạo ẩm thường xanh ở Á - Âu có diện mạo và cấu trúc như ở Phi, nhưng thành phần loài phong phú hơn và có nhiều loài địa phương hơn Rừng thường có 5 tầng: vượt tán, tán, dưới tán, bụi và cỏ quyết Ngoài các loài cây gỗ lớn và quý, còn có rất nhiều cây họ dừa, tre nứa và dương xỉ thân gỗ Động vật cũng rất phong phú, gồm cả loài sống trên cây và dưới đất, loài ăn thực vật và ăn thịt

* Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

Phát triển trong các khu vực có lượng mưa và độ ẩm cao Ở các khu vực này, có lượng mưa trên 1.500 mm/năm, lại nằm gần biển nên độ ẩm không khí quanh năm cao trên 80% Rừng mọc rất rậm, có nhiều loài, phân thành nhiều tầng tán nhưng không bằng rừng xích đạo ẩm thường xanh Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như chò nâu, sao đen, lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây họ dừa, nhiều dây leo, phong lan, chuối, dương xỉ và các cây khác Dưới rừng hình thành đất feralit đỏ vàng Đất tuy ít mùn, nhưng giàu các khoáng dinh dưỡng

* Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thưa, savan và savan - cây bụi

Phân bố trong các đồng bằng, thung lũng nội địa có lượng mưa dưới 1.500mm/năm

Ở những nơi có mưa trên 1.000mm/năm, hình thành rừng nhiệt đới gió mùa Trong rừng

gió mùa, cấu trúc rừng cũng nhiều tầng tán nhưng phần lớn các cây rụng lá vào mùa khô

Ở những nơi mưa ít hơn (600 - 1.000mm/năm), rừng gió mùa chuyển thành rừng thưa và

savan Những nơi lượng mưa ít hơn (dưới 600mm/năm), phát triển kiểu savan - cây bụi

Dưới rừng gió mùa là đất feralit đỏ, dưới rừng thưa là đất nâu đỏ, còn ở savan và savan cây bụi là đất nâu xám Giới động vật nói chung phong phú và đa dạng Trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và rừng gió mùa có nhiều loài ăn lá, ăn hoa quả Trong các

Trang 40

rừng thưa và savan, savan - cây bụi có nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt Các loài chim, rắn, côn trùng phân bố trong tất cả các đới

* Bán hoang mạc, hoang mạc nhiệt đới

Chiếm toàn bộ bán đảo Ả Rập, phần nam sơn nguyên Iran và đồng bằng sông Ấn Ở đây có tổng bức xạ năm lớn nhất lục địa, nhưng lượng mưa lại thấp nhất lục địa Sự thừa

nhiệt và thiếu ẩm gay gắt là nguyên nhân hình thành nên đới bán hoang mạc và hoang

mạc nhiệt đới

Trong các đới này, phổ biến là những cánh đồng cát hoặc các bãi đá rộng Thực vật phổ biến là các loài cỏ hoà thảo cứng và các loài cây bụi gai Chỉ có các thung lũng hoặc những nơi thấp có nước ngầm lộ ra mới có thực vật phong phú Thực vật phổ biến là chà

là Trên các sườn núi phía tây và nam của Ả Rập và Iran, nhờ có lượng mưa khá lớn, tới 500mm/năm, phát triển rừng thưa, cây bụi Động vật trong các đới này cũng rất nghèo, các loài thường gặp là các loài bò sát, một vài loài ăn cỏ và ăn thịt

* Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

Phân bố chủ yếu ở các vùng ven bờ Địa Trung Hải Trong đới này, mùa mưa và mùa nhiệt không trùng nhau Về mùa đông, thời tiết ấm và ẩm, có mưa nhiều; nhưng đến mùa

hạ lại nóng và ít mưa nên bốc hơi mạnh, gây thiếu ẩm gay gắt Thổ nhưỡng dưới tán rừng

và cây bụi lá cứng cận nhiệt là đất nâu và nâu xám

Thực vật ở đây thường có lá cứng và xanh bóng, có lớp lông hoặc lớp sáp che phủ, thân cây có lớp vỏ xốp và dày hoặc có gai Lớp phủ thực vật ở đây được chia thành 2 kiểu

chính: Rừng phát triển trên các sườn phía tây, có lượng mưa tương đối nhiều, tạo thành kiểu rừng lá cứng thường xanh Truông cây bụi phát triển trên các sườn phía đông hoặc ở

những nơi khuất gió, lượng mưa thấp Động vật phổ biến là các loài bò sát, chim, …

* Bán hoang mạc, hoang mạc cận nhiệt

Phân bố ở khu vực Trung Á, Nội Á và các sơn nguyên Tiểu Á, Iran Đây là nhưng nơi có lượng mưa hàng năm ít Mùa đông lạnh, khô; mùa hạ nóng, khô Bồn địa là những

nơi khô hạn nhất, phát triển cảnh quan hoang mạc

Trong hoang mạc cận nhiệt, lớp phủ thực vật rất nghèo Mặt đất trơ trụi và buồn tẻ

Các vùng chân núi và các sườn núi quanh các bồn địa có độ ẩm khá hơn, phát triển bán

hoang mạc và thảo nguyên núi Thực vật phổ biến là các loài cỏ hoà thảo, tập đoàn cây

bụi, bán cây bụi chịu hạn Trên sơn nguyên Tây Tạng và các vùng núi cao khác, khí hậu

khô và lạnh, phát triển thảo nguyên và hoang mạc núi cao

* Rừng hỗn hợp cận nhiệt gió mùa

Hình thành trong khu vực khí hậu cận nhiệt gió mùa ở phía đông lục địa, gồm các vùng đông Trung Hoa, nam Triều Tiên và Nhật Bản Nhờ điều kiện khí hậu nóng ẩm về mùa hạ, hơi lạnh về mùa đông nên thực vật ở đây phát triển thuận lợi Rừng gồm các loại cây lá rộng, lá kim mọc xen nhau Động vật có các đại diện là khỉ, báo, gấu Hymalaya, lợn rừng Dưới tán rừng là đất feralit

* Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng ôn đới

Điều kiện khí hậu trong các đới này ấm, ẩm và ôn dịu Về mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 0oC, còn mùa hạ dưới 20oC Mưa hàng năm 500 - 1.000mm/năm và phân bố tương đối đều trong năm

Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng tuy là 2 đới, nhưng ranh giới giữa chúng không rõ rệt Các đới này phát triển trong điều kiện khí hậu ôn đới hải dương và chuyển tiếp nên chỉ thấy phân bố ở Trung Âu và vùng duyên hải Đông Á Trong đới rừng hỗn hợp, thực vật gồm các cây lá nhọn mọc hỗn hợp với cây lá rộng Rừng hỗn hợp là nơi có động vật phong phú Các cây lá rộng càng xuống phía nam càng tăng dần, và sau đó chiếm ưu thế hoàn toàn, tạo thành đới rừng lá rộng

Ngày đăng: 24/08/2017, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Địa lý 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[3]. Nguyễn Phi Hạnh (2010). Địa lý tự nhiên các lục địa – Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên các lục địa – Tập 1
Tác giả: Nguyễn Phi Hạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
[4]. Nguyễn Phi Hạnh (2011). Địa lý tự nhiên các lục địa – Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên các lục địa – Tập 2
Tác giả: Nguyễn Phi Hạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
[5]. Nguyễn Phi Hạnh, Ông Thị Đan Thanh, Nguyễn Đình Giang (2007). Giáo trình Địa lý các châu lục – Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lý các châu lục – Tập 1
Tác giả: Nguyễn Phi Hạnh, Ông Thị Đan Thanh, Nguyễn Đình Giang
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
[6]. Nguyễn Phi Hạnh, Ông Thị Đan Thanh (2007). Giáo trình Địa lý các châu lục – Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lý các châu lục – Tập 2
Tác giả: Nguyễn Phi Hạnh, Ông Thị Đan Thanh
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
[7]. World Atlas (2016), truy cập ngày 21/12/2016, đường dẫn: &lt;http://www.worldatlas.com/&gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w