Tư vấn chiến lược kinh doanh cho Prudential Việt Nam để đảm bảo duy trì thị phần hiện nay

32 737 3
Tư vấn chiến lược kinh doanh cho Prudential Việt Nam để đảm bảo duy trì thị phần hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu. Công ty Prudential là một công ty đa quốc gia kinh doanh trong lĩnh vực Bảo Hiểm nhân thọ. Công ty đã vào Việt Nam và cung cấp các sản phẩm của mình cho khách hàng là những người Việt Nam. Mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng với bề dày kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực Bảo Hiểm nhân thọ bước đầu công ty đã đạt được những thành công vượt trội và trở thành công ty thành công nhất tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Trong những yếu tố dẫn đến thành công của công ty thì chiến lược sản phẩm của công ty chiếm vai trò rất lớn và quan trọng hay có thể nói rằng chiến lược về sản phẩm đã mang lại thành công cho công ty . Công ty đã sử dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm mà từ đó khách hàng có được sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Mặc dù sản phẩm của công ty là đa dạng và phong phú so với các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh trong bảo hiểm nhân thọ nhưng liệu những sản phẩm của công ty đã thoả mãn được tối đa nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ hay chưa ? Còn những nhu cầu gì của khách hàng mà công ty chưa nhìn thấy? Liệu công ty có nên mở rộng loại hình sản phẩm của mình không? Chính những vấn đề này đã dẫn đến tầm quan trọng trong việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty điều đó sẽ giúp cho công ty khắc phục điểm yếu trong sản phẩm của mình, đề ra những chiến lược về sản phẩm mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh dựa trên sự thoả mãn một cách hoàn hảo nhu cầu của khách hàng và nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. A. Tư vấn chiến lược kinh doanh cho Prudential Việt Nam để đảm bảo duy trì thị phần hiện nay. Phần I. Cơ sở lý luận về chiến lược sản phẩm (dịch vụ) trong kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. I. Khái quát về dịch vụ trong kinh doanh bảo hiểm. 1) Giới thiệu dịch vụ: Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất. 2) Dịch vụ bảo hiểm: Lịch sử bảo hiểm Việt Nam bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Theo chân người Pháp vào Việt Nam, các đại lý bảo hiểm Pháp đã cung cấp những hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên. Nhưng bảo hiểm chỉ thực sự được biết tới như một tấm lá chắn kinh tế hữu hiệu khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và với sự ra đời của Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào năm 1964. Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Bảo hiểm kinh doanh: Trên góc độ tài chính, BHKD là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm. 3) Đặc trưng của dịch vụ bảo hiểm. Dịch vụ bảo hiểm là một dịch vụ có đặc trưng rất cao. Đây là một loại dịch vụ đặc biệt, để thoả mãn riêng một cấp độ nhu cầu của con người đó là nhu cầu về sự an toàn. Theo Abraham Moslow thì nhu cầu về sự an toàn là nhu cầu thứ hai sau nhu cầu sinh lý. Khi con người được thoả mãn nhu cầu về sự an toàn thì họ sẽ cảm thấy yên tâm và sẽ tập trung để theo đuổi thoả mãn những nhu cầu khác. Khi tham gia dịch vụ bảo hiểm mọi người phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm theo định kỳ. Đổi lại họ sẽ nhận được những bù đắp về mặt kinh tế khi có rủi ro xảy ra và họ sẽ nhận được toàn bộ số tiền đã đóng từ trước tới nay, cộng thêm với khoản bảo tức khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc đáo hạn hợp đồng. Ta thấy rằng tham gia bảo hiểm vừa là một hình thức tiết kiệm vừa thoả mãn được nhu cầu về sự đảm bảo rủi ro. Sự bù đắp kinh tế cho những rủi ro được các nhà kinh doanh bảo hiểm cung cấp trên mọi mặt của mọi lĩnh vực. Hầu như những lĩnh vực nào có hoặc tiềm tàng sự rủi ro thì đều xuất hiện các loại hình tương ứng. Không như những loại dịch vụ khác có thời gian tiếp xúc và sử dụng dịch vụ ngắn, thường thì khi kết thúc sử dụng cũng là lúc dịch vụ không còn sự tác động. Đối với dịch vụ bảo hiểm khi khách hàng tham gia nó họ sẽ phải gắn bó với nó mà thời gian đã được quy định sẵn trong hợp đồng. Đây cũng là một đặc điểm khác biệt của dịch vụ bảo hiểm so với các loại dịch vụ khác. Trong dịch vụ bảo hiểm thì sự xem xét của khách hàng về mặt lợi hay hại được thực hiện một cách kỹ lưỡng và người ta thấy rằng việc tham gia bảo hiểm là một hoạt động thoả mãn được nhu cầu về sự an toàn của khách hàng trong những hoạt động của mình mà không hề tốn kém. II. Khái quát về thị trường sản phẩm dịch vụ bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ ở VN. 1) Nhu cầu của khách hàng: Trong marketing nhu cầu của khách hàng được coi là chìa khóa dẫn đến thành công của mọi công ty. Người ta cần phải nhận biết được nhu cầu của khách hàng là gì và thứ gì sẽ đem lại giá trị để thỏa mãn nhu cầu đó. Một trong những nhu cầu quan trọng của con người đó là nhu cầu về sự an toàn và bảo hiểm là một trong những dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu đó. Trong hoạt động hằng ngày diễn ra,con người phải đối diễn với rất nhiều vấn đề và hầu như tất cả các vấn đề đó đều có nguy cơ xảy ra rủi ro và mỗi rủi ro lại cần có 1 sự đảm bảo riêng lẻ để tách rời. Chính điều này đã tạo nên nhiều loại hình ( sản phẩm) bảo hiểm khác nhau để thỏa mãn nhu cầu riêng lẻ của khách hàng. Những nhu cầu chính của khách hàng đó là: + Được bảo vệ an toàn chính suốt cuộc đời nhưng vẫn tích lũy được tài sản cho con cháu. (Phú – Trường An). + Thực hiện một kế hoạch tích lũy tài chính hiệu quả nhất để chăm lo tương lại cho con em mình. (Phú – Tương lai, Phú – Tích lũy giáo dục). + Tích lũy tài chính để an tâm vui sống trong những năm tháng hưu trí. (Phú - Bảo gia, Phú - Trường khang, Phú - Tích lũy an khang). + Tích lũy tài chính trong 15 năm cho những kế hoạch dài hạn,những vẫn được hưởng quyền lợi trả định kỳ mỗi 3 năm để chi tiêu cho các kế hoạch ngắn hạn. (Phú - Thành đạt, Phú - Tích lũy định kỳ). + Luôn có được sự chăm sóc hoàn hảo về tài chính cho từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời và một sự bảo về toàn diện trước bất chắc của ngày mai. (Phú - Hoàn mỹ). + Được bảo vệ an toàn về tài chính nhưng vẫn được hoàn phí khi đáo hạn. (Phú - Hòa nhân an). + Nhân viên luôn có được sự an tâm đem hết nhiệt tình chung sức vào sự phát triển của tổ chức công ty mình. (Phú - An nghiệp). + Được tăng cường khả năng bảo vệ an toàn tài chính khi chẳng may gặp tai nạn dẫn đến tử vong hoặc tàn tật. ( Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn). + Được tăng cường khả năng bảo vệ an toàn tài chính khi chẳng may gặp tai nạn dẫn đến tử vong. ( Bảo hiểm chết do tai nạn ) + Được trợ giúp tài chính khi chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo. (Bảo hiểm thu phí bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo). 2) Tiềm năng của thị trường Việt Nam. Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng để khai thác bảo hiểm với lượng dân số đông, cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ vẫn còn thấp. Tiềm năng của ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn rất lớn; nhận thức và nhu cầu của người dân về kế hoạch tài chính dài hạn ngày càng tăng. Điều này được chứng minh bằng con số cụ thể sau: Năm 2012, trong khi hầu hết doanh nghiệp khối dịch vụ tài chính, ngân hàng không hài lòng với kết quả kinh doanh, thì nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn đạt được kết quả hoạt động khả quan. Dấu ấn tăng trưởng: Số liệu của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho thấy, năm 2012 tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 18.390 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2011. Trong đó, các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là Prudential với 6.592 tỷ đồng, chiếm 35,5%; Bảo Việt Nhân thọ với 5.199 tỷ đồng, chiếm 28,3%; Manulife với 2.158 tỷ đồng, chiếm 11,7%. Số lượng hợp đồng khai thác mới trong năm 2012 đạt 1.004.875 hợp đồng, tăng 14% so với năm 2011. Trong đó, Prudential khai thác được 340.671 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ khai thác được 190.767 hợp đồng, Prevoir khai thác được 125.017 hợp đồng. Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong năm 2012 là 89.145 hợp đồng, tăng 5% so với năm 2011. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential với 73.196 hợp đồng, Manulife là 7.039 hợp đồng, Dai-ichi Life Việt Nam là 3.391 hợp đồng. Hai nhóm sản phẩm khôi phục nhiều nhất là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (45.373 hợp đồng) và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (37.051 hợp đồng). Tính đến hết năm 2012, thị trường bảo hiểm nhân thọ có sự tham gia của 14 doanh nghiệp. Năm 2013, khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa chấm dứt, tiếp tục là thách thức cho lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, nhưng vượt qua thách thức, những lợi thế của lĩnh vực này đã và đang được phát huy. Thực tế, khi mua bảo hiểm nhân thọ, khách hàng thường trả phí dần dần, chứ không phải trả một lúc, do đó tác động của lạm phát không thật sự lớn. Ngoài ra, năm 2013, lãi suất tiết kiệm ngân hàng giảm mạnh so với năm trước đã có tác động tốt đến thị trường, khi bảo hiểm nhân thọ được xem là cách vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ tài chính. Bất chấp khó khăn kinh tế còn bủa vây, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã có một quý kinh doanh đầu năm khá mãn nguyện. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng hợp đồng khai thác mới trong 3 tháng đầu năm 2013 đạt 244.797 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 36% so với cùng kỳ; trong đó Prevoir khai thác được 74.159 hợp đồng, Prudential là 68.892 hợp đồng và Bảo Việt Nhân thọ là 43.539 hợp đồng… Về phí bảo hiểm, tổng phí khai thác mới trong 3 tháng đầu năm cũng đạt 1.291,5 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 324 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 305 tỷ đồng và Manulife là 167 tỷ đồng… Trong 6 tháng đầu năm 2013 một số nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao như: bảo hiểm nghiệp vụ dầu khí đạt 45 triệu USD (tính theo năm nghiệp vụ), tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, hứa hẹn một năm đầy khả quan về công tác phát triển mỏ; bảo hiểm cháy nổ đạt 1.600 tỷ VND, tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ 2012, trong đó doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc đạt 417 tỷ VND, tăng hơn 60%; bảo hiểm xe cơ giới đạt 3.484 tỷ VND, tăng 9,96%; bảo hiểm tài sản thiệt hại tăng trưởng 8,8%, đạt 2.935 tỷ VND; bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người tăng 26,5%, đạt 2.063 tỷ VND. Năm 2013, một yếu tố được mong đợi sẽ đem đến cú hích cho lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đó là Bộ Tài chính đang ráo riết hoàn thiện các văn bản pháp luật để chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Đây là một thị trường rất lớn hiện chưa được khai thác và nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ chia sẻ, công ty sẽ không bỏ qua cơ hội này. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) dự báo, trong năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 44.685 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2012. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 24.942 tỷ đồng, tăng 10% và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 19.743 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012. Có thể thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa là “con gà đẻ trứng vàng” ngay như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, xét về tương lai dài hạn, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn được nhận định là điểm đến mơ ước, bởi dân số đông và trẻ, tỷ lệ sở hữu bảo hiểm của người dân còn rất thấp, trong khi nhận thức của người dân về bảo hiểm ngày càng được nâng cao. Trên bình diện chung, Việt Nam vẫn còn dư địa lớn cho sự bứt phá của các doanh nghiêp bảo hiểm, do tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ đang ở mức khiêm tốn với gần 6% dân số. Trong thời gian tới, có thể có thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhưng vẫn có nhiều lý do để kỳ vọng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ duy trì nhịp độ tăng trưởng tốt. Tất nhiên, để đạt được kỳ vọng còn phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp. Thị trường bảo hiểm Việt Nam luôn “mở cửa” chào đón các nhà đầu tư đủ điều kiện, đủ kiên nhẫn… Phần II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty 1. Giới thiệu chung về Prudential. a) Giới thiệu về công ty Prudential Việt Nam Công ty Prudential Việt Nam là một công ty 100% vốn nước ngoài do tập đoàn tài chính- BHNT Prudential Anh Quốc đầu tư, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Prudential Châu Á. Prudential có mặt tại thị trường Việt Nam năm 1995 thông qua việc mở văn phòng địa diện tại Hà Nội. Năm 1997 mở tiếp văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm nghiên cứu tiềm năng của thị trường Việt Nam, Prudential Anh Quốc quyết định đầu tư 15 triệu USD kinh doanh BHNT tại thị trường Việt Nam, và tháng 10/1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép thành lập Công Ty TNHH BHNT Việt Nam (gọi tắt là Prudential). Tự hào là một trong những công ty hàng đầu của ngành bảo hiểm Nhân thọ, Công ty Prudential Việt Nam hân hạnh phục vụ hàng triệu người dân Việt Nam thông qua hệ thống hơn 200 Trung Tâm phục vụ khách hàng, văn phòng chi nhánh và văn phòng Tổng đại lý trên toàn quốc. Prudential Việt Nam hiện đang dẫn đầu thị trường bảo hiểm Nhân thọ với hơn 40% thị phần doanh thu phí bảo hiểm. Phương châm của Prudential: “Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu”. Luôn luôn lắng nghe xem nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp tốt nhất cho việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của công ty. Sứ mệnh của công ty Prudential Việt Nam: Prudential Việt Nam cam kết củng cố vị trí dẫn đầu trong thị trường bảo hiểm nhân thọ thông qua phương thức hoạt động luôn luôn nhất quán, kỷ luật và của mọi nỗ lực nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng. Tầm nhìn của Công ty Prudential Việt Nam: Quyết tâm trở thành Công ty Bảo hiểm Nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam với chuẩn mực đạo đức và tính chuyên nghiệp cao nhất. b) Sản phẩm của công ty. Hiện nay danh mục sản phẩm của Prudential đã vượt qua con số 50, bao gồm các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm liên kết ngân hàng. Sản phẩm chính: Là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thể tham gia riêng lẻ mà không cần kèm theo bất kỳ một sản phẩm nào khác trong một hợp đồng bảo hiểm. Bao gồm: • Phú-An Gia Thành Tài • Phú-Thành Tài • Phú-Khởi Nghiệp • Phú-Thành Gia • Phú-Tích Lũy Định Kỳ Gia Tăng • Phú-An Khang Thịnh Kỳ • Phú-An Khang Tích Lũy Gia Tăng • Phú-An Khang Hưu Trí • Phú-An Khang Hưu Trí Toàn Diện • Phú-An Khang Trọn Đời • Phú-Trường An • Phú-Bảo nghiệp • Phú-Bảo An • Phú-Hòa Nhân An Trong đó, 12 sản phẩm đầu tiên thuộc loại có tham gia chia lãi (có bảo tức tích lũy – có giá trị hoàn lại). Riêng sản phẩm “Phú-Hòa Nhân An” thuộc loại không tham gia chia lãi (không có bảo tức tích lũy – không có giá trị hoàn lại). [...]... thống của mình để tập trung khai thác điểm mạnh, phát triển quy mô kinh doanh Nhờ đưa ra chiến lược đúng đắn mà Prudential vẫn chiếm thị phần lớn nhất và luôn tăng trưởng về doanh thu từ phí bảo hiểm trên toàn thị trường B Những rủi ro gì mà công ty bảo hiểm này phải lưu tâm khi kinh doanh tại Việt Nam? Sơ đồ 1:Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm Đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là "sự... Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) vừa công bố kết quả kinh doanh cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 Bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế, Prudential Việt Nam tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng với mức doanh thu phí khai thác mới đạt con số kỷ lục 1.471 tỷ đồng Tổng doanh thu phí tăng 9%, đạt 6.592 tỷ đồng, chiếm khoảng 36% tổng doanh thu phí toàn ngành bảo. .. nhân thọ Việt Nam Với những kết quả kinh doanh này, Prudential Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị trường về cả thị phần doanh thu khai thác mới và tổng doanh thu phí bảo hiểm Tính đến ngày 31/12/2012, Prudential Việt Nam có lợi nhuận chưa phân phối là 2.031 tỷ đồng, khả năng thanh toán tốt và bảng tổng kết tài sản mạnh, với tổng tài sản đạt 32.959 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước Prudential Việt Nam một... đẩy hợp tác quốc tế cũng sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho cả hai phía, tạo thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt Nam vươn ra với thế giới Với chiến lược tăng trưởng sẽ giúp Prudential mở rộng quy mô về thị trường, về sản phẩm, dịch vụ thực hiện được mục tiêu kinh doanh vừa phục vụ, chiếm ưu thế về thị phần cũng như ảnh hưởng tới khách hàng Cho phép Prudential tập hợp mọi nguồn lực của công ty vào... tại Việt Nam, Prudential đã góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân để đầu tư trở lại nền kinh tế đất nước, đồng thời góp phần chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Prudential Việt Nam là doanh nghiệp tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng Những nỗ lực của Prudential Việt Nam. .. trị văn hóa doanh nghiệp và yếu tố con người là nhân tố quan trọng quyết định cho sự thành công của Prudential tại Việt Nam Vì vậy việc nuôi dưỡng và duy trì văn hóa, các giá trị cốt lõi là chiến lược hàng đầu Văn hóa của Prudential từ lâu đã được biết đến với giá trị của lắng nghe và đáp ứng Công ty dùng nền tảng văn hóa lắng nghe để phục vụ khách hàng và cộng đồng Phần III Chiến lược kinh doanh của... rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây: - Mua trái phiếu chính phủ - Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp - Kinh doanh bất động sản - Góp vốn vào các doanh nghiệp khác - Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng Từ các đặc điểm, hoạt động kinh doanh được thực hiện công ty có thể gặp phải rủi ro khi kinh doanh tại Việt Nam: - Rủi ro... ruột thịt luôn được người Việt Nam hết sức coi trọng Có thể nói nét đặc trưng văn hoá này của người Việt Nam đã tạo nên một thị trường hết sức hấp dẫn cho bảo hiểm nhân thọ, bởi bảo hiểm nhân thọ là sự biểu lộ sâu sắc trách nhiệm và tình thương bao la đối với người thân, gia đình và xã hội Hơn thế nữa, người Việt Nam còn có nét đặc trưng về tính cách đó là tiết kiệm, “lo xa” để đảm bảo cuộc sống cho. .. hàng Năng lực: Nối tiếp sự thành công trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam được thành lập từ tháng 06/2005 cũng là một Công ty quản lý quỹ hàng đầu với số lượng nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam cùng với đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam hiện đang phục vụ hơn 11.000 khách hàng trên toàn... lượng tiền nhàn rỗi này để đầu tư Như vậy: Đầu tư tài chính của một doanh nghiệp bảo hiểm là việc doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư theo luật định Mỗi nước khác nhau thì có những quy định khác nhau về lĩnh vực đầu tư của DNBH Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư quỹ tài chính rất phức tạp do sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng đa . cho Prudential Việt Nam để đảm bảo duy trì thị phần hiện nay. Phần I. Cơ sở lý luận về chiến lược sản phẩm (dịch vụ) trong kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. I. Khái quát về dịch vụ trong kinh doanh bảo. tổng doanh thu phí toàn ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Với những kết quả kinh doanh này, Prudential Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị trường về cả thị phần doanh thu khai thác mới và tổng doanh. nghiên cứu tiềm năng của thị trường Việt Nam, Prudential Anh Quốc quyết định đầu tư 15 triệu USD kinh doanh BHNT tại thị trường Việt Nam, và tháng 10/1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép thành

Ngày đăng: 02/05/2015, 08:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan