1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS Mỹ Thành 2010-2011.

4 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 38 KB

Nội dung

Phòng GD – ĐT Phù Mỹ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010 – 2011 Trường THCS Mỹ Thành Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút Đề đề nghò: Câu 1: (8 điểm) Nghe thầy giáo đọc thơ,Trần Đăng Khoa ghi lại cảm nghó: “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa m êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.” Em hãy phân tích ý nghóa của đoạn thơ trên. Câu 2: (12 điểm) Bàn về truyện truyền kì “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, giáo sư Phan Trọng Luận có nhận xét: “Chi tiết nghệ thuật cái bóng nói lên nói lên cái ngẫu nhiên vô lí mà lại quyết đònh số phận con người” Em hiểu nhận xét trên như thế nào và phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ kiến trên. Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (8 điểm) A-Yêu cầu về kó năng: 2 điểm -Học sinh biết làm một bài văn nghò luận văn học(nghò luận một vấn đề trong bài thơ:ý nghóa của đoạn thơ ) kết hợp với biểu cảm. -Bài viết có kết cấu chặt chẽ,bố cục rõ ràng,diễn đạt tốt, -Có kó năng liên kết câu, đoạn văn;không mắc lỗi chính tả,lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. -Chữ viết cẩn thận,rõ ràng ;trình bày sạch đẹp. B- Yêu cầu về kiến thức: (6 điểm) HS phân tích được một số ý chính sau : a/ (2 điểm) Hai câu thơ đầu của bài thơ là một bức tranh sinh động của thiên nhiên. Trong bức tranh ấy, có những gam màu xanh dòu nhẹ của những hàng cây, có tiếng thơ “nắng đỏ” . Màu đỏ của nắng hay chính cái đỏ của tâm hồn nhà thơ? Tâm hồn ấy có khi lắng sâu trong một màu xanh dòu mát, nhưng cũng có khi sôi sục bên trong “những dòng thơ lửa cháy”, những dòng thơ màu đỏ. b/(1 điểm) Hai câu thơ sau miêu tả về âm thanh: “Mái chèo nghe vọng sông xa m êm nghe tiếng của bà năm xưa”… +Hai tiếng “xa xa”làm cho câu thơ như trải dài thêm ra . m điệu của câu thơ thánh thoát bay bổng. +Y Ùthơ mà người thầy đọc đã đưa tác giả trở về quá khứ tươi đẹp. Con người ta không thể sống thiếu quá khứ, phải biết đứng trên quá khứ mà vươn tới tương lai. + Cái tiếng “êm êm” của người bà có phải là tiếng kể chuyện cổ tích không? *HS có thể liên hệ được:-m thanh ấy đã đưa tác trở về tuổi thơ với những câu chuện cổ tích của người bà;với những câu ca dao ngọt ngào khi còn trên nôi;quá khứ ấy ai cũng trải qua một lần trong đời người. -Chính cái quá khứ xa xưa ấy đã chắp đôi cánh tâm hồn thơ ca cho tác giả,sẽ chỉ hướng cho người ta vươn tới cái chân ,cái thiện,cái mó.Và những tội ác xấu xa sẽ không còn chỗ để phát triển trên mảnh đất của quá khứ ấy nữa. c/(2 điểm) Hai câu thơ tiếp theo là thể hiện sự quan sát tinh tế của nhà thơ: “Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển,cơn mưa giữa trời” + “Nghe trăng thở”, một sự cảm nhận bằng cả tâm hồn về cái sự sống, một sự nhạy cảm đáng ngạc nhiên, cũng như trước đây tác giả đã từng cảm nhận: “Ngoài trời rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng tưởng là rơi nghiêng” +Thơ ca đã nâng tác giả lên, làm cho tác giả như hoà cảm với thiên nhiên, vạn vật. d/(1 điểm) Hai câu thơ kết thúc lắng đọng những cảm nghó sâu sắc: “Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.” -Điểm xuất phát của những dòng cảm xúc sâu sắc ấy la ønhà thơ đã từng đọc những bài thơ hay -Thơ ca đã mở ra cho tâm hồn tuổi thơ của tác giả một tình cảm dạt dào, yêu cái đẹp của thiên nhiên trời đất,yêu gia đình,yêu quê hương, yêu ruộng đồng cây cỏ v.v… Câu 2: (12 điểm) A. Mở Bài: (1,0 điểm) - “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: tiêu biểu về thể loại truyện truyền kì. Tác phẩm mang màu sắc hoang đường, kì lạ nhưng vẫn ẩn chứa ý nghóa nhân văn đẹp trong từng trang viết. - Chi tiết “cái bóng” được coi là chìa khoá để đưa câu chuyện lên đến đỉnh điểm với cái chết oan ức của Vũ Nương để rồi đưa ra kết thúc khiến người đọc bồi hồi, vấn vương cảm xúc. -Vì vậy, giáo sư Phan Trọng Luận có nhận xét: “Chi tiết nghệ thuật cái bóng nói lên cái ngẫu nhiên vô lí mà lại quyết đònh số phận con người”. B . Thân bài: - Tuy Nguyễn Dữ đã lấy tư liệu từ những chuyện li lỳ, hoang đường trong dân gian nhưng tác phẩm vẫn man một vẻ chân thực sâu sắc, phản ánh đúng xã hội sâu sắc lúc bấy giờ. (1,0 điểm) - Vũ Nương là điển hình cho cuộc sống số phận đầy cay đắng của bao người phụ nữ. Tác phẩm giúp người đọc hiểu và khâm phục tài năng của Nguyễn Dữ trong cách tiếp cận và dẫn dắt câu chuyện. (1,0 điểm) - Sự sáng tạo của tác giả thật đúng lúc và đúng chỗ: đã tạo nên chi tiết “cái bóng” – một nét đẹp trong nghệ thuật câu chuyện. + “Cái bóng” có sức gây chấn động mạnh trong lòng người đọc. “Cái bóng” đã làm cho câu chuyện bớt màu sắc cổ tích, li kì; đưa nhân vật gần hơn với cuộc sống để làm nổi bật một số phận, một con người, một lớp người trong xã hội phong kiến. + Giáo sư đã hoàn toàn đúng khi nói: “Cái bóng là quyết đònh số phận con người”. Không chỉ dừng lại ở chỗ li kì, vô lý thường gặp trong truyện kì, “cái bóng” còn là tượng trưng cho oan trái, khổ đau cho bất hạnh của bao người phụ nữ sống trong XH đương thời. Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái bóng mờ ảo, không bao giờ được sáng tỏ. Chính cái xã hội đen tối ấy đã vùi dập họ, đã phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân cách cao đẹp, đẩy họ đến đường cùng không lối thoát. Để rồi những người phụ nữ ấy trở thành “cái bóng” của chính mình, của gia đình, của xã hội. Chi tiết “cái bóng” được tác giả dùng để phản ánh số phận cuộc đời người phụ nữ đầy bất công ngang trái. (2,0 điểm) - Tuy nhiên, tác giả vẫn dành một khoảng trống cho tiếng lòng của chính nhân vật của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc. “Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con người. Bạn đọc căm phẩn cái XHPK u tối bao nhiêu thì càng mở lòng yêu thương, đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu. “Cái bóng” là sản phẩm tuyệt vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ, góp phần nâng câu chuyện lên một tầm mới: chân thực hơn và yêu thương hơn. (1,0 điểm) - Bạn đọc cảm phục, yêu q Vũ Nương bởi ở nàng có nét đẹp của tâm hồn tràng đầy tình yêu và nghò lực. Chồng đi lính xa nhà, sau khi mẹ chồnng mất, nàng dồn hết tình yêu cho đứa con bé bỏng. Nàng thường chỉ lên cái bóng của mình trên vách và nói “Cha Đản đến kìa!”. Tình mẫu tử vô tình dấn đến cái chết bi thương không báo trước. Nàng đâu có biết hành động vô tình ấy lại là dấu chấm hết cho cuộc đời nàng. Để rồi khi Trương Sinh về, con không nhận cha; vì trong ánh mắt ngây thơ ấy chỉ mang một người cha là cái bóng của Vũ Nương. “Cái bóng” là tình yêu nàng dành cho con, để bồi đắp tình phụ tử cho con. Vậy mà giờ đây lại là buộc tội cho số phận của nàng. Sự thuỷ chung của nàng dành cho chồng thật là cao cả nhưng lại bò chính Trương Sinh lăng nhục, ruồng rẫy. Giấc mơ gia đình đoàn viên biến mất, thay vào đó là sự lạnh lùng đến vô cảm của Trương Sinh. (2,0 điểm) - “Cái bóng” đã đẩy câu chuyện lên đến đỉnh điểm tạo mối mâu thuẩn sâu sắc giữa Vũ Nương và Trương Sinh. Mọi điều thanh minh đều vô nghóa với tâm trạng mù quáng của anh ta. Chúng ta căm phẫn Trương Sinh nhưng không khỏi suy nghó trước hiện thực đang được tác giaiõ bày ra trước mắt đến cùng, nỗi bất hạnh của Vũ Nương là do sự dồn đẩy của cuộc đời, của chiến tranh phong kiến. - “Cái bóng” đã quyết đònh số phận của con người. “Cái bóng” của nghiệt ngã ấy sẽ cò ám ảnh, phá nát hạnh phúc biết bao gia đình khác nữa? Đâu chỉ có Vũ Nương chết, mà còn bé Đản chòu cảnh mồ côi, Trương Sinh nhận ra sai lầm sẽ còn dằn vặt đến bao giờ? (1,0 điểm) C. Kết Bài: (1,0 điểm) - Tuy kết thúc câu chuyện không có cảnh đoàn viên, hạnh phúc nhưng lại là tiếng ca ngợi về tình yêu, sự thuỷ chung và nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ. - Giúp bạn đọc nhận ra một nét mới: tác phẩm không chỉ phơi bày hiện thực, đề cao cái đẹp tâm hồn biết yêu thương và hơn hết là thể hiện khác vọng và ước mơ về cuộc sống hạnh phúc cho những tâm hồn trân trọng. Chính vẻõ đẹp nhân văn ấy đã khẳng đònh giá trò tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kì bút”. -Hình thức: Trình bày sạch ,đẹp, đúng thể thức,có cảm xúc, bố cục bài nghò luận, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. (2,0 điểm) . Phòng GD – ĐT Phù Mỹ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010 – 2011 Trường THCS Mỹ Thành Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút Đề đề nghò: Câu 1: (8 điểm) Nghe thầy giáo. thế nào và phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ kiến trên. Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (8 điểm) A-Yêu cầu về kó năng: 2 điểm -Học sinh biết làm một bài văn nghò luận văn học( nghò. của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc. “Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con người. Bạn đọc căm phẩn

Ngày đăng: 02/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w