1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS Mỹ Thắng 2010-2011.

3 5,2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 37 KB

Nội dung

PHÒNG GD –ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-NĂM HỌC :2010-2011 Môn :Ngữ Văn Thời gian 150phút (Không kể phát đề) Câu 1:(6 điểm ) Cảm nhận về đoạn thơ sau : “Nếu là con chim ,chiếc lá Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho ,đâu chỉ nhận riêng mình “ (Một khúc ca xuân –Tố Hữu ) Câu 2:(14 điểm ) Trong bài viết :”Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn, “khi bàn đến ngôn ngữ “Truyện Kiều “,Hoài Thanh có viết : “Người đọc xưa nay vẫn xem “Truyện Kiều “như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi ,thêm bớt một tý gì ,như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung “ Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Dựa vào “Truyện Kiều “,hãy làm rõ tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du và lí giải vì sao Nguyễn Du đạt được những thành công ấy . ******* HƯỚNG DẪN CHẤM : Câu 1:Một số nội dung cần đạt : -Giới thiệu vài nét về nhà thơ Tố Hữu (Ông là cánh chim đầu đàn trong thơ ca cách mạng Việt Nam .Ông là cánh chim luôn muốn cống hiến ,cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho Cách mạng nước nhà .Với một mong muốn: mong muốn của tất cả dân tộc Việt Nam là ngày lá cờ Việt tự do bay trên bầu trời Việt .Điều đó đã được nói lên phần nào trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, đặc biệt là bốn câu : “Nếu là con chim ,chiếc lá Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho ,đâu chỉ nhận riêng mình“(1điểm ) -Hai câu đầu: là hai vế của câu giả thiết ,kết quả: nếu –thì.Tác giả đã nêu lên một sự thật rất hiển nhiên là chim thì phải hót ,lá thì phải xanh .(phân tích điệp từ :”phải” và nhịp thơ 4/4)để tăng thêm tính tự nhiên và tính dứt khoát của sự vật .(2điểm ) -Hai câu sau :là hai câu mà nét chính hiện ra “Lẽ nào vay mà không trả “.Bằng phép tiểu đối tác giả đã cho thấy qui luật của cuộc sống .Cuộc sống là vậy có vay ,có trả .Cụm từ “lẽ nào” mang tính chất nghi vấn ,nghi ngờ .Vay, trả :đó là hành động không thể cân ,đo ,đong ,đếm nên việc khẳng định có vay ,có trả có lẽ là hơi vội vàng .Lòng người ,bản tính con người quyết định tất cả .Nhưng đến câu cuối tính chắc chắn đã được khẳng định rõ ràng qua từ là ,chỉ .Có lẽ câu cuối là câu tâm hồn tác giả rộng mở nhất ,rộng mở như cái khát vọng cống hiến của ông cho Cách mạng .Đã bao lần vào tù ,đã bao lần rơi vào tay giặc nhưng trái tim ông vẫn bừng lên khát vọng cống hiến .(3điểm ) Câu 2 : *Yêu cầu chung : -Hiểu ý kiến của Hoài Thanh -Làm rõ được tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều “,lí giải được một số nguyên nhân để Nguyễn Du đạt được trình độ ngôn ngữ thơ ca như vậy. -Vận dụng kết hợp kiểu bài phân tích và chứng minh văn học ,biết lựa chọn ,phân tích những dẫn chứng tiêu biểu ,thể hiện năng lực cảm thụ văn học . *Yêu cầu cụ thể :Đạt những nội dung sau : I/Mở bài (1,5 điểm ) -Giới thiệu Truyện Kiều -Dẫn dắt ý kiến . II/Thân bài :(11điểm ) 1/ Giải thích ý kiến Hoài Thanh (2điểm ) a/ Giải thích các hình ảnh so sánh : -“Hòn ngọc quý “ cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt :ngôn ngữ “Truyện kiều “ đẹp đẽ đến mức hoàn thiện . -“Tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung “:ngôn ngữ “Truyện Kiều “phong phú ,chính xác ,sáng tạo ,đầy biến hoá . 2/Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong” Truyện Kiều “(7điểm ) “Truyện Kiều “ có nhiều con người ,nhiều sự kiện ,nhiều cảnh vật ,nhiều tâm trạng …khác nhau ,thậm chí đối lập lẫn nhau ,nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn liếng ngôn ngữ để biểu đạt con người ,sự kiện ,tâm trạng . a.Tả người (Tả theo bút pháp ước lệ tượng trưng và bút pháp cụ thể hoá ) b.Tả cảnh (Tả cảnh thiên nhiên ) c.Tả tâm trạng (Nhớ người yêu ,nhớ cha mẹ) d.Những điểm tinh vi ,tế nhị của ánh trăng ,cảnh chiều ,lòng người …trong từng hoàn cảnh ,tình huống . 3/Lí giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du (2điểm ) a.Nguyễn Du đã kế thừa ,phát huy những khuynh hướng sáng tạo ngôn ngữ khác biệt : -Tiếp tục kế thừa ngôn ngữ văn học dân gian ,đặc biệt là thành ngữ ,tục ngữ và ca dao . -Tiếp nhận ngôn ngữ văn học nước ngoài ,từ hệ thống thuật ngữ ,khái niệm triết học đến nguồn điển cố ,thi liệu giàu có ,phong phú của văn học Trung Quốc . -Dù tiếp thu từ nguồn truyền thống hay từ ngoại lai ,Nguyễn Du luôn có tính sáng tạo độc đáo . b.Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua quá trình học tập trau dồi .Với sự học hỏi và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du ,ngôn ngữ Truyện Kiều mang phong cách của một cá tính nghệ thuật ,đưa Nguyễn Du lên vị trí bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca cổ điển ,đồng thời để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá trong vận dụng và sáng tạo nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ nói riêng . III/ Kết bài :(1,5điểm ) -Khẳng định lại ý kiến . -Liên hệ . *Lưu ý:Điểm hình thức và kĩ năng được lồng ghép vào quá tŕnh triển khai nội dung bài viết. Giáo viên ra đề: Phạm Thị Thu . PHÒNG GD –ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-NĂM HỌC :2010-2011 Môn :Ngữ Văn Thời gian 150phút (Không kể phát đề) Câu 1:(6 điểm ) Cảm nhận về đoạn. ngôn ngữ khác biệt : -Tiếp tục kế thừa ngôn ngữ văn học dân gian ,đặc biệt là thành ngữ ,tục ngữ và ca dao . -Tiếp nhận ngôn ngữ văn học nước ngoài ,từ hệ thống thuật ngữ ,khái niệm triết học. trình độ ngôn ngữ thơ ca như vậy. -Vận dụng kết hợp kiểu bài phân tích và chứng minh văn học ,biết lựa chọn ,phân tích những dẫn chứng tiêu biểu ,thể hiện năng lực cảm thụ văn học . *Yêu cầu

Ngày đăng: 02/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w