ĐỀ TÀI: TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN 2011

20 1.2K 10
ĐỀ TÀI: TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS BÀN LONG A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. 1.Lí do khách quan Loài người đang ở thế kỉ thứ 21. Một thế kỉ có rất nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật. Khoa học càng tiến bộ thì nhu cầu học hỏi tìm hiểu kiến thức về khoa học của con người ngày càng cao. Đây là lí do làm cho các nhà khoa học về giáo dục càng đưa nhiều kiến thức vào trong giáo dục để đào tạo những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Kiến thức thì nhiều mà sự tiếp thu của học sinh thì có giới hạn. Những em học sinh có tư duy bẩm sinh hơi kém hơn các bạn đồng trang lứa không chịu nổi do áp lực công việc đè nặng sẽ dễ bị đuối sức trong quá trình tiếp thu. Do theo không kịp, các đối tượng này sẽ dễ chán nản, lơ là trong việc học tập. Lúc này, việc học xem ra không còn quan trọng nữa. Vào lớp, các em này không lo học mà phá phách các bạn trong lúc tiếp thu bài. Cá biệt hơn, ở những môn mà các em không ham thích học thì sẽ cúp tiết đi chơi, tìm các thú vui ở các tụ điểm bi da, banh bàn, các điểm chơi game, các điểm truy cập Internet ở gần trường. Những nơi này tạo phát sinh những tiêu cực trong việc hình thành nhân cách học sinh, các em dễ sa vào các thói xấu như: có máu mê cờ bạc, chửi tục, bắt chước các thói côn đồ…điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân, gia đình, xã hội. Đối với những học sinh tích cực do lượng kiến thức nhiều phải học ở trường, phải học thêm và thời gian phụ giúp gia đình sẽ làm cho các em mệt mỏi trong việc tiếp thu. Việc tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Ngoài hoạt động vui chơi do Đoàn, Đội tổ chức thì thư viện trường luôn tổ chức các hoạt Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 2 - động về đọc sách báo, đáp ứng nhu cầu giải trí, tìm hiểu thêm kiến thức từ các sách báo đã đọc được. Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thư viện nhà trường. 2.Lí do chủ quan. Bàn Long là một xã vùng xa của huyện Châu Thành. Các phương tiện vui chơi giải trí lành mạnh cho học sinh còn thiếu thốn. Khi khoa học kĩ thuật phát triển thì các trò chơi dân gian truyền thống lành mạnh gần như biến mất. Thay vào đó là các trò chơi mang tính hiện đại như bi da, các máy chơi game, đặc biệt hơn là game online ở các dịch vụ Internet thu hút một số em đến độ mê mẫn. Các em sẵn sàng bỏ ra các chi phí của cha mẹ cho như tiền ăn sáng, tiền mua tập sách… và cả thời gian học tập quý báu của mình để ngồi online trên máy hàng giờ. Hậu quả là mắt kém, kiến thức thì không có, tương lai mờ mịt, thể lực yếu kém… Hướng các em vào hoạt động học tập là hoạt động trọng tâm của nhà trường, muốn được vậy thì về cơ bản là các em phải có hứng thú đọc sách để giải trí và mở mang thêm kiến thức. Tạo hứng thú đọc sách để giải trí và mở mang thêm kiến thức là nhiệm vụ của thư viện, chính vì thế bản thân chọn đề tài này. II. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long” có chủ định: 1.Thực hiện chỉ thị của ngành giáo dục về công tác thư viện trong nhà trường. 2.Thực hiện theo tiêu chuẩn thi đua đăng kí: Thư viện tiên tiến. 3.Đánh giá những mặt đã thực hiện được và chưa thực hiện được để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. III. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 1.Nhiệm vụ Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 3 - Thấy được tầm quan trọng của công tác thư viện trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Khảo sát sự say mê đọc sách trong học sinh và số lượng học sinh đến thư viện trường để đọc sách. Khắc phục những thiếu sót để công tác phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn. 2.Phương pháp nghiên cứu So sánh đối chiếu các hình thức phục vụ bạn đọc như: phục vụ tại chỗ, cho mượn về nhà, giới thiệu sách mới, điểm sách… để thấy được mức độ luôn cuốn học sinh vào việc đọc sách nâng cao kiến thức. Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại để công tác phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn. IV. Phạm vi nghiên cứu Tất cả học sinh trường THCS Bàn Long là giới hạn của sự nghiên cứu, vì đặc trưng của mỗi địa phương có sự tiếp cận tri thức khác nhau. Thu hút được học sinh đến đọc sách là mục tiêu để thư viện trường học hoạt động có hiệu quả hơn. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Thông qua các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách theo từng chủ điểm chọn những nội dung phù hợp giới thiệu để tạo hứng thú đọc sách trong học sinh. Nghiên cứu kĩ nội dung sách giới thiệu, thời gian phục vụ trong tuần, tự học sinh giới thiệu sách với các bạn là những cách làm mà trước đây chưa từng thực hiện tại trường. Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 4 - B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN ĐỌC SÁCH I. Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông Đầu thế kỉ 21, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không? Mặc dù vài chục năm trở lại đây, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và kỹ thuật - nhất là kỹ thuật in ấn - đã cho phép người đọc rộng rãi có được những cuốn sách hay, sách đẹp, có chất lượng tốt. Nhưng ngày nay, người ta cũng đang nói tới một cuộc cách mạng về sách dưới dạng sách báo điện tử. Có thể sẽ là một triển vọng tốt và biết đâu nó cũng hết sức thuận lợi cho người đọc trong tương lai? Chẳng hạn ở nhiều nước phát triển, người đọc hôm nay có thể ngồi tại nhà hay tại công sở, chỉ cần vào mạng internet là có thể tìm đọc những cuốn sách mình muốn, không cần phải tới thư viện. Song chính điều đó cũng hàm chứa và tiềm ẩn một nguy cơ làm thay đổi hẳn diện mạo của cuốn sách truyền thống. Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuôn khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề. Còn khi truyền một tin tức hay một thông báo bằng hình ảnh, âm thanh thì phương tiện truyền tin sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến bản thân nội dung thông báo đó, tùy thuộc vào các phẩm chất ưu việt của phương tiện nghe nhìn Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 5 - ấy. Trong trường hợp này thì cuốn sách dẫu hay và đẹp đến mấy cũng không thể sánh nổi với màn hình ti vi màu hay băng video, VCD về sự hấp dẫn. Thêm vào đó, các phương tiện nghe nhìn (tivi, video, đài phát thanh…) ít làm tốn sức trí óc và thời gian hơn cho mọi người so với việc đọc sách báo. Và nói chung đọc sách thường phải tập trung tư tưởng, trí óc, còn thưởng thức nghệ thuật nghe nhìn, con người vẫn có thể kết hợp với những việc khác theo một hình thức và mức độ nào đó. Làm việc hay ăn uống, hai việc chính của con người, vẫn có thể phần nào kết hợp xem tivi hoặc nghe nhạc, nghe đài. Rõ ràng là so với việc đọc sách báo, phương tiện nghe nhìn có những lợi thế hơn và phù hợp, thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại, khi mà đối với con người hiện nay, quĩ thời gian cho việc nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ lao động, làm việc căng thẳng còn quá ít ỏi. Nói như vậy không có nghĩa là sách đang đánh mất dần vị trí của nó trong đời sống xã hội. Nói một cách công bằng, sách vẫn có những ưu thế tuyệt vời của nó. Bởi ngoài đặc tính vật chất, giá trị văn hóa, sách còn có những đặc tính tinh thần to lớn. Nếu những họa tiết, trang trí ở ngoài bìa mỗi cuốn sách thu hút tâm trí và sự tò mò của người đời bao nhiêu, thì cái cốt lõi nội dung tư tưởng và những kiến thức và cuốn sách đang chứa đựng bên trong mới đích thực là nguồn nam châm mạnh mẽ thu hút tâm trí của người đọc bấy nhiêu. II. Thực trạng xã hội Xã hội càng phát triển với nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật thì phạm vi ứng dụng của nó càng lúc càng rộng. Nếu trước đây các thiết bị điện tử chỉ có ở các trung tâm dân cư thì bây giờ đã lan tỏa khắp nơi đấn tận các vùng sâu, vùng xa. Những thiết bị này ngày càng trở nên phổ biến với người dân và là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ở mỗi địa phương luôn có các tụ điểm như: bi da, banh bàn, các phòng game, các dịch vụ internet với những game online thu hút nhiều người, nổi bật nhất là thanh thiếu niên và nhiều nhất vẫn là đối tượng học sinh. Trong Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 6 - mỗi gia đình đều có ti vi, đầu đĩa DVD kĩ thuật số… để đáp ứng giải trí của gia đình. Nhiều gia đình có điều kiện còn trang bị các máy vi tính desktop, laptop và còn nối mạng Internet để đáp ứng nhu cầu học tập sinh hoạt. Làm sao có thể quản lí hết khi trong học sinh vẫn lén lút trao đổi nhau những đĩa DVD, các thẻ nhớ flash, USB chứa nhiều thông tin, phim ảnh, nhạc, game…. Làm sao quản lí được thời gian giải trí của các em phù hợp mà không ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của mỗi gia đình. Với những học sinh ham chơi mà gia đình cho nhiều tiền thì hầu hết là các em đến các tụ điểm vui chơi hơn là đến trường, mê game online thì các em này không còn hứng thú học tập nữa. Cụ thể là ở khối 9, lớp 9 2 của trường trong năm học 2009 - 2010 có em lấy cắp của ba mẹ 2 triệu đồng, rủ bạn cùng lớp bỏ nhà đi 2 ngày 2 đêm. Khi em này đến trường thì giáo viên chủ nhiệm mời riêng em để nhắc nhở thì 2 em cho biết là trong 2 ngày đã tiêu thụ hết sáu trăm ngàn. Tiền thì các em mua cơm và ngồi ăn tại chỗ ngay trên máy vi tính, từ 7 giờ sáng các em ngồi chơi suốt đến tận 11 giờ đêm vì có người phục vụ không lo việc đói khát. Hỏi chơi game sao lại tốn nhiều tiền thì các em trả lời phải nạp tiền thật để có được tài khoản ảo trong trò chơi để cần gì thì mua. Mỗi thẻ nạp thấp nhất là hai mươi ngàn. Cũng trong lớp này có em còn đòi ba mẹ mỗi ngày đi học cho từ 10.000 đồng trở lên mới chịu đi học, em lấy tiền chơi games và bỏ tiết thường xuyên. Thương yêu con, ba mẹ đáp ứng mọi nhu cầu của con mà không biết con mình sử dụng đồng tiền đó vào mục đích gì. Làm thế nào để lôi kéo các em vào say mê đọc sách, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là nỗi trăn trở của giáo viên làm công tác thư việc. Học sinh đọc sách truyện ở thư viện càng nhiều, lượng kiến thức và nhu cầu giải trí của học sinh được nâng cao, đó chính là yêu cầu cần có ở một thư viện trường học. Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 7 - Chương II: THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS BÀN LONG I. Đánh giá về cơ sở vật chất Trường THCS Bàn Long trước đây là trường phổ thông cơ sở Bàn Long gồm cả cấp 1 và 2. Đến năm 1998 tách trường thì cơ sở vật chất của cả thư viện và thiết bị chỉ được ¼ phòng học. Vì thế rất khó khăn cho hoạt động của thư viện. Theo thời gian, cơ sở vật chất của trường được nâng cấp, thư viện có điều kiện hoạt động hơn. Diện tích cả phòng thư viện được theo tiêu chuẩn của một phòng học. Công tác hoạt động của thư viện trường ngày càng được tốt hơn, thư viện trường luôn nhận được các sách, truyện tài trợ cho những đơn vị vùng sâu, vùng xa do các đơn vị cấp tỉnh tài trợ. Những năm gần đây, trường được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, có nhiều phòng, thư viện hoạt động dễ dàng hơn một chút. Ngoài phòng thư viện, thư viện còn mượn phòng Truyền thống để bố trí thêm sách báo làm phòng đọc cho các em. Dù diện tích có tăng lên nhưng công tác quản lí bạn đọc của giáo viên thư viên gặp khó khăn vì 2 phòng tách biệt. Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, từng bước đưa ngôi trường THCS Bàn Long lên Trường chuẩn Quốc gia trong những năm tới. Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học này diện tích phòng thư viện theo tiêu chuẩn là 2 phòng học. Được độc lập với 2 phòng riêng biệt là niềm vui của người làm công tác thư viện, có điều kiện phục vụ tốt hơn cho cán bộ giáo viên và nhất là đối với học sinh. Hiện nay, thư viện trường có một phòng dùng làm kho sách và phòng đọc cho cán bộ giáo viên. Một phòng dùng làm phòng đọc cho học sinh. Khó khăn mà công tác thư viện còn gặp phải là do sử dụng 2 phòng học làm phòng thư viện nên giáo viên rất khó quản lí cả hai phòng. Thường thì giáo viên thư viện phải trực ở phòng đọc của học sinh là nhiều nhất. Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 8 - Để tăng thêm nguồn sách, truyện, hàng năm Bộ phận thư viện Phòng Giáo Dục có cấp thêm sách phục vụ cho công tác giảng dạy. Ban Giám Hiệu nhà trường chi hàng năm cho việc mua sách bổ sung cho giảng dạy, sách tham khảo các loại, truyện đọc, truyện tranh, các loại báo… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao, giải trí trong cán bộ giáo viên và toàn thể học sinh. Hiện nay, cơ sở vật chất khá hoàn thiện, tạo giáo viên thư viện hoạt động tốt hơn, từng bước đăng kí các danh hiệu thi đua cao hơn, góp phần để trường đạt danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia trong những năm học tới. II. Thực trạng đọc sách trong học sinh Ngay từ những ngày đầu tách trường phổ thông cơ sở thành trường THCS Bàn Long, thư viện nhận được một số lớn sách truyện phát cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa. Thư viện tiến hành cho các em mượn truyện. Số lượng các em đăng kí mượn truyện hàng tuần rất nhiều, tính trung bình mỗi lớp có khoảng 2/3 học sinh là mượn truyện thường xuyên. Hoạt động của thư viện rất khó khăn do chỉ có ¼ phòng học sử dụng chung văn phòng, sách báo, truyện đọc cho học sinh rất thiếu thốn. Phương tiện truyền thông chưa có nhiều, sách báo gần như là món ăn tinh thần đối với giáo viên và học sinh. Theo thời gian, cơ sở vật chất của phòng thư viện ngày càng được hoàn chỉnh hơn, phòng đọc thoáng mát, sạch, đẹp, số lượng đầu sách càng lúc càng nhiều, ngoài đọc truyện, mượn truyện về nhà đọc, học sinh có thể mượn thêm ở thư viện những sách tra cứu, tham khảo để phục vụ tốt hơn cho việc học tập. Thư viện luôn có lịch hoạt động phục vụ bạn đọc, quy định cho các khối lớp . (Tham khảo lịch phục vụ bạn đọc của thư viện) Buổi Sáng Chiều Ghi chú Thứ hai Phục vụ khối 6, 9 Phục vụ khối 7,8 Thứ ba Làm nghiệp vụ Làm nghiệp vụ Thứ tư Phục vụ khối 6, 9 Phục vụ khối 7,8 Thứ năm Làm nghiệp vụ Làm nghiệp vụ Thứ sáu Phục vụ khối 6, 9 Phục vụ khối 7,8 Thứ bảy Họp Hội đồng, tổ Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 9 - Cùng với sự phát triển của xã hội, các phương tiện truyền thông ngày càng lan rộng đến những vùng sâu, vùng xa. Công nghệ thông tin với nhiều cái mới lạ. Đặc biệt là với sự xuất hiện của Video Games ở các quán nước gần trường học đã lôi kéo một số học sinh mê games hơn đọc sách truyện. Những năm gần đây, ở địa phương bắt đầu có những phòng Internet. Công nghệ thông tin với nhiều phần mềm mới lạ. Chẳng hạn, phần mềm Yahoo! Mesenger có thể thu hút người chát qua chát voice; chát webcam. Ngoài trò chuyện với nhau qua việc gõ từng con chữ trên bàn phím, người chát có thể trò chuyện bằng giọng nói và thấy được hình ảnh của nhau qua webcam, gửi tài liệu trực tiếp cho nhau qua mạng; nhảy Audition trên mạng, và thu hút nhất vẫn là Games Online (games chơi trực tuyến). Qua tìm hiểu thăm dò ở các học sinh hay đi đến các tiệm Net thì chủ yếu là các em thích chơi games online hoặc chát Yahoo! Messenger. Rất hiếm có em đến đó để truy cập thông tin, tìm tài liệu liện quan phục vụ cho học tập. Việc mê games online và chát Yahoo! Messenger đã làm bộ phận học sinh này bị tác động xấu về nhân cách. Ngôn ngữ của tuổi teen trong Yahoo sử dụng không còn trong sáng nữa. Các cư dân mạng trong phòng Net thường dùng các từ ngữ thiếu văn hóa mà bất cứ một ai nghe thì cũng không thể nào chấp nhận được. Mê game, nhiều em bị ảnh hưởng đến thần kinh, cứ tưởng mình là anh hùng hào kiệt, một vị kiếm khách lừng danh, hay một vị Bang chủ nổi tiếng…. tiền của mà gia đình cho dùng vào việc ăn học thì các em này lại nướng hết vào các phòng Net. Khi thiếu nợ chủ tiệm tiền giờ thì có rất nhiều trường hợp xảy ra: có em gái gọi bạn chát đến cứu Net, sau cứu Net thì phải trả ơn người cứu hộ…, một vấn đề mà các báo đài thường đưa tin về hậu quả nghiêm trọng sau cứu Net. Có em thì về nhà lấy cấp tiền bạc của ba mẹ. Ở một đơn vị bạn, tôi có nghe nói có một em học sinh nam lớp 9 cạy tủ lấy trộm tiền của ông bà với số lượng lớn sau đó bỏ nhà đi, đến thời điểm tôi được nghe nói thì sự việc đã xảy ra hơn một tháng, em này vẫn chưa về, gia đình nhờ công an tỉnh tìm hộ nhưng vẫn chưa tìm được. Ở một đơn vị bạn Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 10 - khác, trong năm học này có em học sinh nam lớp 8, học khá lại mê games, gia đình nhắc nhở, em tự giam mình vào phòng và dùng khăn quàng đỏ tự vận chết, trước khi chết em còn để lại sơ đồ đánh chiếm thành trì trong thế giới ảo đó… Việc đến phòng Net thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các em: học tập sa sút, thiếu ăn, thiếu ngủ, dùng các từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa, có tính cộc cằn, tạo băng nhóm… gây ảnh hưởng đến bản thân, tạo gánh nặng cho gia đình, nhà trường và xã hội. Như ở phần thực trạng xã hội đã nêu ở trên, ở địa phương một số em cúp tiết, bỏ học, đi trể thường xuyên chủ yếu là ở các em nam. Các em thường trốn tiết chào cờ hay tiết sinh hoạt chủ nhiệm để không nghe bị nhắc nhở trước lớp, trước trường. Tôi cũng đã thấy trong tiết chào cờ giáo viên chủ nhiệm phải đến tiệm Net yêu cầu học sinh ngưng chơi game và trở về trường dự sinh hoạt chào cờ. Dù công nghệ thông tin có phát triển, nhu cầu đọc trong học sinh cũng dần có sự thay đổi. Trong xã hội thông tin hiện đại, đã bắt dầu tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng đọc sách và độc giả hình như bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn còn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách và thư viện như một bộ phận hữu cơ của hệ thống thông tin và giao lưu trong xã hội. Thấy được vai trò của thư viện trong trường học, tôi luôn tìm cách thu hút các đối tượng học sinh vào đọc sách, báo, truyện, tra cứu các sách tham khảo dùng cho học sinh… thậm chí có những em rủ nhau đến thư viện để cùng nhau thi đấu cờ vua. Có thể tham khảo Bảng thống kê số lượng bạn đọc qua các năm gần đây: Tháng Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010 Đọc tại thư viện Mượn về nhà Đọc tại thư viện Mượn về nhà Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 [...]... phục vụ bạn đọc và tạo được nguồn hứng thú đọc sách trong học sinh tôi có vài kiến nghị sau: *Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Cần quan tâm hơn đến công tác thư viện trường học Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 20 - Đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động của thư viện *Kiến nghị với Phòng Giáo Dục và Đào tạo: - Tạo điều kiện để cán bộ thư viện giao lưu... đến rất đông, vừa đọc tại chỗ, vừa mượn về nhà, giáo viên thư viện phải nhờ Đội học sinh thư viện học trái buổi hỗ trợ ghi đăng kí cho mượn truyện 3 Thư viện tổ chức trưng bày triển lãm sách báo theo chuyên đề, còn tổ chức trưng bày giới thiệu sách mới, biên soạn thư mục giới thiệu sách mới… Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 14 giúp cho bạn đọc cập nhật những... về sách, báo có trong Thư viện 4 Kế hoạch thực hiện mô hình thư viện xanh” - hay còn gọi là thư viện ngoài trời, thư viện treo” - đang ngày càng được nhân rộng ở các trường học Dự định khi sân trường xây dựng xong, thư viện sẽ tiến hành dùng thư viện “ống” để sách báo vào treo dưới tàng cây bóng mát để các em ngồi ở ghế đá có thể lấy đọc bất cứ lúc nào Cái khó là phải cử một số em trong đội thư viện. .. ngại đọc các tác phẩm văn học vì sách quá dày, tốn nhiều thời gian, không có tranh minh họa, vả lại, khi đọc đòi hỏi phải suy ngẫm, tìm tòi… Nhiệm vụ của thư viện là làm sao cần tạo cho các em yêu thích đọc các tác phẩm văn học hơn là thích đọc các thể loại truyện tranh Đọc và hiểu tác phẩm văn học sẽ giúp con người hoàn thiện hơn về nhân cách Chương III: TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH Tạo hứng thú. .. LUẬN Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 19 Qua công tác Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long” cho thấy: Công tác phục vụ bạn đọc rất quan trọng trong hoạt động của thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí cho học sinh Áp dụng nhiều phương pháp trong công tác giới thiệu sách, thời gian phục vụ cho các em hợp lí thì tỉ lệ bạn đọc. .. thực hiện viết Tập san thư viện trường học hoặc Báo tường… Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 15 Mỗi tuần vào tiết sinh hoạt dưới cờ, giáo viên thư viện điểm sách, biên soạn đề cương tỉ mĩ, hệ thống hóa các tài liệu, sắp xếp các phần cụ thể để giới thiệu với học sinh những quyển sách mới nhập vào thư viện Tranh thủ thời gian điểm sách trong những buổi họp... nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với từng chủ điểm, thời Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 13 gian đọc Xây dựng kế hoạch đọc theo chương trình của từng khối lớp và nhu cầu đọc của từng học sinh Việc đọc sách theo kế hoạch sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức và đạt kết quả cao ở các kì thi Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp tốt để... cách cần thiết, giáo viên thư viện tác động một cách chủ động, tích cực và khéo léo tới nội dung, phương pháp và kết quả lĩnh hội tri thức trong sách của các em Chủ thể thứ hai trong quá trình hướng dẫn đọc Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 18 là bạn đọc thiếu niên Mỗi bạn đọc thiếu niên có cách tiếp cận riêng tới sách, có hứng thú riêng và những quan điểm,... lớp tổ chức cho các thi vui đọc sách (tổ chức theo lớp) nhằm hệ thống hóa, củng cố và kiểm tra kiến thức về một vấn đề, một môn học, rèn luyện trí nhớ và khả năng diễn đạt cho học sinh Thi vui đọc sách có thể đề cập đến nhiều đề tài trong nhà trường, từ những đề tài nhỏ xung quanh một đề toán, một bài văn, bài thơ, tìm hiểu về Đội, Đoàn, về những ngày lễ lớn… Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường... các em hợp lí thì tỉ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu xây dựng thư viện trường học tiên tiến mà lãnh đạo ngành Giáo dục mong muốn Trên đây là những mặt đã làm được và chưa làm được của thư viện Trong thời gian tới thư viện sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền giới thiệu sách và cách phục vụ để tạo được niềm hứng thú đọc sách cho học sinh của trường Bài viết . bạn đọc và tạo được nguồn hứng thú đọc sách trong học sinh tôi có vài kiến nghị sau: *Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Cần quan tâm hơn đến công tác thư viện trường học. Tạo hứng thú đọc. em phải có hứng thú đọc sách để giải trí và mở mang thêm kiến thức. Tạo hứng thú đọc sách để giải trí và mở mang thêm kiến thức là nhiệm vụ của thư viện, chính vì thế bản thân chọn đề tài này. II 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010 Đọc tại thư viện Mượn về nhà Đọc tại thư viện Mượn về nhà Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011 - 11 - Tháng 9 881 762

Ngày đăng: 01/05/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan