MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT THÁNG 02/2011 G/v: Bùi Văn Tiến-Tổ Địa lí-Trường THPT Buôn Ma Thuột Email: buivantienbmt@gmail.com (Website: http://www.violet.vn/vantien2268) Page 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài : -Từ thực tiễn của việc giảng dạy địa lí cấp THPT ở trong trường THPT Buôn Ma Thuột; nhất là trong tình hình đổi mới nội dung, chương trình, SGK hiện nay; -Tâm lí học lệch các môn học trong học sinh, phụ huynh học sinh hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy-học của giáo viên và học sinh; đó chính là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này. 2/ Tình hình nghiên cứu : -Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, tuy nhiên những phương pháp, phương tiện dạy học mới chưa được tiếp cận và áp dụng một cách rộng rãi để nâng cao chất lượng dạy-học môn Địa lí. -Trong các tài liệu tham khảo, có rất ít tác giả đã đề cập đến cơ sở lí luận và cách thức, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học Việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đề tài này (Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy-học môn Địa lí ) có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách . 3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài: 3.1. Mục đích, đối tượng : * Mục đích : - Xác định cho giáo viên trong quá trình giảng dạy trực tiếp và học sinh trong quá trình tiếp thu bài học, làm bài tập, kiểm tra kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy-học. - Góp phần nâng cao kết qủa dạy và học của giáo viên và học sinh, tích cực tham gia vào việc mở rộng ứng dụng các biện pháp giáo dục, phương tiện dạy-học mới, hiện đại vào thực tiễn giáo dục của đất nước, nâng cao chất lượng dạy-học nói chung và môn Địa lí nói riêng. * Đối tượng nghiên cứu: - Giáo viên bộ môn trong việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp. - Học sinh trong việc học tập. 3.2. Nhiệm vụ : - Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn địa lí - Đưa ra những biện pháp chung và cụ thể cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, học sinh, các cấp quản lí giáo dục trong việc nâng cao chất lượng dạy-học môn địa lí. 3.3. Phạm vi của đề tài: - Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn địa lí. - Giới hạn trong các biện pháp dạy-học của giáo viên và học sinh. 3.4. Giá trị sử dụng của đề tài : - Đề tài dùng ứng dụng trực tiếp vào việc tập trung nâng cao chất lượng dạy-học của giáo viên THPT nói chung (trong đó có môn Địa lí) trong hệ thống giáo dục và giáo viên địa lí của Trường THPT Buôn Ma Thuột nói riêng. 4/ Phương pháp nghiên cứu : - Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy địa lí cấp THPT qua nhiều năm, đặc biệt là hơn 3 năm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện dạy-học mới. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT THÁNG 02/2011 G/v: Bùi Văn Tiến-Tổ Địa lí-Trường THPT Buôn Ma Thuột Email: buivantienbmt@gmail.com (Website: http://www.violet.vn/vantien2268) Page 2 - Kinh nghiệm của Tổ trưởng bộ môn-tham gia quản lí tổ chuyên môn nhiều năm liền. - Phương pháp thử nghiệm-thực tiễn. - Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học và biện pháp nâng cao chất lượng dạy-học bộ môn. PHẦN II: NỘI DUNG, KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT 1.1Thuận lợi: - Môn Địa lí được chú trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy đầy đủ cho tất cả các khối lớp với số tiết phân phối chương trình từ 1- 1,5 tiết/ tuần/ lớp. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn: bồi dưỡng thường xuyên, thay sách, chuẩn kiến thức, kỹ năng (của Sở và của Trường) - Được quan tâm trong các kỳ thi cấp cơ sở hay quốc gia: Olympic 30- 4, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, thi tốt nghiệp, thi cao đẳng-đại học… - Giáo viên đa số nhiệt tình trong giảng dạy, có đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin khá tốt. - Học sinh cố gắng trong học tập, vẫn còn nhiều học sinh yêu thích bộ môn này. 1.2 Khó khăn: - Theo quan niệm của của xã hội, của cha mẹ học sinh và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ; cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, từ đó không khuyến khích học sinh học tốt môn Địa lí. - Học sinh nhiều em học lệch, không quan tâm nhiều đến môn học (học đối phó để kiểm tra, thi tốt nghiệp) nhất là học sinh khối 12-Ban khoa học tự nhiên. - Thực tế của môn Địa lí chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề. - Tâm lý giáo viên giảng dạy bị hụt hẫng, dạy học không nhiệt tình. *Thống kê hàng năm ở trường THPT Buôn Ma Thuột cho thấy: Ban C có 1-2 lớp nhưng số học sinh 12 thi khối C rất ít (4-6 học sinh) 1.3 Nguyên nhân: - Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ) . Không phải là môn học thuộc lòng, môn học giao thoa giữa kiến thức tự nhiên và kiến thức kinh tế-xã hội. - Chương trình nặng, mang tính hàn lâm, thiếu thực tiễn. - Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp. - Hình thức kiểm tra-đánh giá chưa phù hợp. - Giáo viên chưa chủ động trong đổi mới phương tiện, phương pháp dạy học. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT 2.1. Về phía giáo viên: a) Giáo viên bộ môn: *Nội dung giảng dạy - Tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng bộ môn Địa lí do Bộ Giáo dục&Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT THÁNG 02/2011 G/v: Bùi Văn Tiến-Tổ Địa lí-Trường THPT Buôn Ma Thuột Email: buivantienbmt@gmail.com (Website: http://www.violet.vn/vantien2268) Page 3 BGD&ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 để truyền thụ đầy đủ các kiến thức cơ bản cho học sinh. - Về tích hợp một số nội dung trong dạy học địa lí: tiếp tục thực hiện việc lồng ghép và tích hợp các nội dung giáo dục ( môi trường, năng lượng, sức khỏe sinh sản vị thành niên, kĩ năng sống…) đã được tập huấn đưa vào nội dung giảng dạy để truyền thụ kiến thức, tăng tính sinh động và hứng thú cho học sinh. * Đổi mới phương pháp dạy học - Tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tạo sự chuyển biến rõ nét về việc phát huy tinh thần tự học, tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia học tập. - Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả; đặc biệt, hướng dẫn học sinh sử dụng ATLAT Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ bản của môn Địa lí (với khối 12) - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác kiến thức Địa lí và thực hiện việc đổi mới phương pháp nhằm tạo ra những tiết học sinh động có hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Thiết kế bài giảng khoa học ( chú ý bài giảng điện tử ), sắp xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào kiến thức trọng tâm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất kiến thức. - Tăng cường dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy ở tổ chuyên môn để nâng cao tay nghề giáo viên và hiệu quả giảng dạy. - Trong quá trình dạy học, giáo viên tập trung chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí, nhất là các mối quan hệ nhân quả; dành thời gian cho học sinh thu thập, xử lí thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ các bảng số liệu, tranh ảnh…để tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập Địa lí. - Thực hiện nội dung dạy học phù hợp với thực tế và yêu cầu của địa phương nhằm tăng tính hiệu quả của chương trình và năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh. Để thực hiện nội dung này giáo viên cần tăng cường các hoạt động sau: + Liên hệ thực tế địa phương với những nội dung bài học liên quan. + Tăng cường hoạt động ngoại khoá. + Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các tiết dạy địa lí địa phương . Đặc biệt, xây dựng cụ thể kế hoạch cho học sinh thực hiện các bài thực hành tìm hiểu địa lí địa phương. - Việc tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục vào môn học cần có sự chọn lọc nội dung phù hợp, tránh việc gây quá tải nội dung bài học. *Thực hiện đổi mới kiểm tra-đánh giá - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đổi mới kiểm tra-đánh giá. Trong quy trình ra đề kiểm tra phải thiết kế ma trận để đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa hình thức kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm khách quan; đảm bảo các yêu cầu kiểm tra về kiến thức và kĩ năng của bộ môn, đảm bảo các mức độ nhận thức. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT THÁNG 02/2011 G/v: Bùi Văn Tiến-Tổ Địa lí-Trường THPT Buôn Ma Thuột Email: buivantienbmt@gmail.com (Website: http://www.violet.vn/vantien2268) Page 4 +Giáo viên tăng cường đầu tư cho việc soạn các đề kiểm tra, nội dung kiểm tra đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình môn học (theo chuẩn kiến thức-kĩ năng) +Tổ chuyên môn cần tổ chức thảo luận để xác định các yêu cầu cụ thể về mức độ đánh giá kiến thức trong từng khối, từng chương… để xây dựng các ma trận đề và đề kiểm tra. +Nội dung kiểm tra đánh giá cần giảm các câu hỏi kiểm tra ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, tăng cường kiểm tra kiến thức ở các mức độ hiểu và vận dụng kiến thức. - Trong quá trình thực hiện các bài kiểm tra (kiểm tra miệng, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ), giáo viên cần tăng cường sử dụng các bảng số liệu thống kê, biểu đồ, lược đồ, AT LAT, trên cơ sở đó đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh quan sát, trình bày, giải thích. - Biết ứng dụng công nghệ thông tin cho từng tiết dạy một cách phù hợp, khai thác hết các kiến thức cơ bản, phát huy tính tư duy tích cực của các em. - Thường xuyên chú ý đến việc học bài, làm bài đối với các em học trung bình, yếu kém, kịp thời nhắc nhở, động viên cho các em học tốt hơn. - Phát hiện, bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu học môn Địa lí. Khuyến khích các em nâng cao ý thức học tập, làm cán sự nòng cốt cho bộ môn, tham gia đội tuyển học sinh giỏi các cấp. - Khen thưởng, khuyến khích đúng lúc, đúng chỗ sẽ kích thích các em trong quá trình học tập. * Một số vấn đề lưu ý trong việc tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 Giáo viên bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình lớp 12 môn Địa lí THPT để xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp. - Nội dung ôn tập thi tốt nghiệpTHPT môn Địa lí: thực hiện Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2009 tại công văn số 2535/BGD&ĐT-GDTrH ngày 27/3/2009 của Bộ Giáo dục&Đào tạo ban hành. - Trong nội dung ôn tập chú ý rèn luyện các kỹ năng : vẽ các loại biểu đồ, đọc và nhận xét bảng số liệu thống kê… Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng đọc ATLAT Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức. - Tổ chức ôn tập theo hình thức từng bài, từng chủ đề và ôn tập tổng hợp kiến thức. Nội dung ôn tập gồm kiến thức và kỹ năng của các bài, các chủ đề… - Phương pháp ôn tập: giáo viên hệ thống hóa kiến thức cơ bản cho học sinh; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập, hướng dẫn gợi ý trả lời để học sinh nắm vững kiến thức và phương pháp làm bài. - Kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập theo nhóm, ôn tập chung cả lớp, giáo viên tăng cường kiểm tra để đánh giá kết quả ôn tập của học sinh, từ đó có những điều chỉnh hợp lí. - Tổ chuyên môn cần có có sự trao đổi, thống nhất xây dựng kế hoạch và nội dung ôn tập. Đặc biệt, chú ý tập trung phụ đạo cho những học sinh học lực yếu kém. - Đối với lớp 12, giáo viên cần bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục &Đào tạo ban hành, trên cơ sở đó xây dựng các đề kiểm tra nhằm chuẩn bị cho học sinh làm quen với cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT sắp tới. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT THÁNG 02/2011 G/v: Bùi Văn Tiến-Tổ Địa lí-Trường THPT Buôn Ma Thuột Email: buivantienbmt@gmail.com (Website: http://www.violet.vn/vantien2268) Page 5 b.Giáo viên chủ nhiệm: - Thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn nhắc nhở, uốn nắn những học sinh lười biếng trong học tập, những học sinh học lệch. - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh nắm bắt tình hình học ở nhà, ở trường để theo dõi nhắc nhở các em sắp xếp thời gian học cho hợp lý, tránh tình trạng ham chơi bỏ học, không chịu làm bài, học bài. - Cùng với giáo viên bộ môn hướng dẫn phương pháp học tập cho các học sinh yếu kém hoặc lười học. 2.2 Chất lượng học tập của môn Địa lí hàng năm của trường sau khi áp dụng các biện pháp trên: - Kết quả học tập bộ môn /lớp/khối/học kỳ/năm học : tỉ lệ giỏi đạt từ 18-20 %, tỉ lệ khá thường trên 78 %, tỉ lệ yếu kém dưới 2 %. - Kết quả học sinh giỏi môn địa lí cấp tỉnh hàng năm (từ năm học 2005 đến 2010): 4-5 học sinh, đạt khoảng 98 % trên tổng số thí sinh dự thi (6 học sinh/môn) - Kết quả thi tốt nghiệp môn địa lí: không có học sinh điểm trung bình xét tốt nghiệp < 5 điểm, số điểm cao xếp thứ hạng 3 trong 6 môn thi tốt nghiệp hàng năm. PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1/KIẾN NGHỊ: * Đối với các giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí cấp THPT cần đầu tư nghiên cứu và ứng dụng đề tài này để nâng cao chất lượng dạy-học bộ môn. * Đối với các cấp quản lí cần: - Coi trọng vai trò của bộ môn trong việc nâng cao chất lượng học tập đại trà, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi bộ môn. - Tạo đầy đủ điều kiện về vật chất và kinh phí cho các hoạt động giảng dạy, thao giảng, tập huấn, ngoại khóa, ôn thi học sinh giỏi… - Đối với học sinh lớp 12 cần tăng tiết từ ngay đầu học kỳ 2 (tiết tăng cường vào buổi chiều). Sử dụng các tiết này cho việc tăng cường ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích số liệu, đọc Atlat… * Việc vận dụng và kết hợp các biện pháp nâng cao chất lượng dạy-học cũng như ứng dụng vào thực tiễn là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, vật chất…vì vậy cần triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, qua thực tế để rút kinh nghiệm và tiếp tục nhân rộng. 2/ KẾT LUẬN Việc áp dụng phương pháp dạy-học, phương tiện dạy-học mới, hiện đại và các biện pháp nâng cao chất lượng dạy-học môn Địa lí trong yêu cầu hiện nay là rất cấp thiết nhằm đảm bảo hiệu quả-chất lượng của giáo dục của tương lai; Đó là một qúa trình lâu dài cần có sự hợp tác tích cực của cả giáo viên và học sinh, của cả hệ thống giáo dục. Với mục đích này và trong khuôn khổ của đề tài này chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được hết những yêu cầu, mong muốn của quý thầy cô giáo và học sinh; tuy nhiên phần nào cũng mở ra những hướng, những gợi ý về biện pháp cần thiết để chúng ta tiếp tục hoàn thiện thêm đề tài này. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT THÁNG 02/2011 G/v: Bùi Văn Tiến-Tổ Địa lí-Trường THPT Buôn Ma Thuột Email: buivantienbmt@gmail.com (Website: http://www.violet.vn/vantien2268) Page 6 Nội dung đề tài không lớn, tuy nhiên nó đề cập đến một trong những vấn đề thời sự hiện nay, đó là: học tủ, học lệch; nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các bộ môn trong nhà trường (trong đó có môn Địa lí), bản thân cũng vừa áp dụng vừa đúc rút kinh nghiệm để viết nên đề tài này và như vậy nội dung bài viết có thể chưa thật đầy đủ Tất cả những điều này mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn. Tác giả thành thật cám ơn ! Buôn Ma Thuột, tháng 02 năm 2011