Tìm hiểu qui trình sản xuất thức ăn tôm cá

83 2K 15
Tìm hiểu qui trình sản xuất thức ăn tôm cá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIÊN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM Đề tài: TÌM HIỂU QUI TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN TÔM, CÁ Giảng viên hướng dẫn : Th.s. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ BÉ BẢY- 10374971 : NINH THI THÙY - 10360491 : LẠI THỊ ÁNH TUYẾT – 10373591 : TRẦN THỊ THANH – 10369851 : LÊ THỊ THANH TÂM - 10369851 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU 1 I. Giới thiệu 1 II. Nhóm nguyên liệu cung cấp protein 1 2.1. Nhóm protein động vật 1 2.2. Potein thực vật 4 2.3. Một số nhóm cung cấp protein khác 5 III. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng 5 3.1. Nhóm cung cấp tinh bột 5 3.2. Dầu động thực vật 6 IV. Các chất phụ gia 7 4.1. Chất kết dính CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU I. Giới thiệu (http://niemtin.free.fr/channuoithucanvn.htm) Chất lượng nguyên liệu là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản. Lựa chọn nguyên liệu thích hợp để phối chế thức ăn cho động vật thủy sản cần phải hội đủ hai điều kiện cơ bản là chất lượng và giá thành. Vì vậy việc hiểu biết về thành phần, tính chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết. Trong sản xuất thức ăn cho động vật người ta thường phân chia theo khối lượng và mục đích sử dụng. Trong công thức thức ăn, các nguồn nguyên liệu được phân chia như sau: • Nhóm cung cấp đạm: bột cá, bột tôm, bột đậu nành … • Nhóm cung cấp năng lượng: cám, tấm, bột mì… • Nhóm cung cấp chất khoáng: bột xương, bột sò, premix khoáng • Nhóm cung cấp vitamin: bao gồm nhiều loại vitamin có thể có trong nguyên liệu hoặc premix vitamin • Nhóm chất bổ sung: nhóm chất hỗ trợ dinh dưỡng, nhóm chất bảo quản và duy trì giá trị dinh dưỡng, nhóm chất hỗ trợ tiêu hóa, tăng trưởng…. II. Nhóm nguyên liệu cung cấp protein Nhu cầu protein của động vật thủy sản khoảng 25-55%, cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm. Chính vì vậy trong chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp protein luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Nguyên liệu cung cấp protein có hàm lượng protein lớn hơn 30%, được chia làm hai nhóm phụ thuộc vào nguồn gốc: protein động vật và protein thực vật. 2.1. Nhóm protein động vật Nguồn protein động vật có hàm lượng protein từ 50% trở lên và thường được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật. Các nguồn protein động vật thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản là: Bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể…., trong đó bột cá được xem là nguồn protein thích hợp nhất cho tất cả các loài tôm cá nuôi. 2.1.1. Bột cá Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho các loài tôm cá. Bột cá có hàm lượng protein cao, trung bình từ 45 –60%, có loại hơn 70% và chủ yếu được làm từ cá biển. Bột cá chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho động vật thủy sản (EAAI: >0.92). Đặc biệt trong thành phần lipid của bột cá có nhiều acid béo cao phân tử không no (HUFA). Trong bột cá có hàm lượng vitamin A và D cao và thích hợp cho việc bổ sung vitamin A trong thức ăn. Bột cá làm cho thức ăn trở nên có mùi hấp dẫn và tính ngon miệng của thức ăn. Hàm lượng khoáng trong bột cá luôn lớn hơn 16% và là nguồn khoáng được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả. Năng lượng thô của bột cá khoảng 4100-4200 kcalo/kg. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bột cá có chứa chất kích thích sinh trưởng, đây là nguyên nhân chính khi thay thế bột cá bằng các nguồn protein động vật khác kết quả không hoàn toàn đạt được như sử dụng bột cá. Tuy nhiên một vấn đề gặp phải ở bột cá trong chế biến thức ăn là: trong một số bột cá có thể chứa chất kháng vitamin B1 (thiaminase), giá thành cao và nguồn nguyên liệu rất biến động. Bột cá được chia làm hai loại: bột cá nhạt (độ mặn dưới 5%, protein >50%) và bột cá mặn. Trong chế biến thức ăn cho động vật thủy sản chỉ sử dụng bột cá nhạt. Bột cá thường được làm từ cá trích, cá mòi và cá cơm. Chất lượng bột cá phụ thuộc vào loài, độ tươi của nguyên liệu tươi, phương thức chế biến và bảo quản Bảng 1.1 : Thành phần sinh hóa (%) của một số loại bột cá Nguồn bột cá Protein Lipid Khoáng Xơ Ẩm độ Cá Anchovy 65 9 16 - 10 Cá trích 72.7 9.1 10.1 - 8.1 Cá mòi 62.6 10.1 19.2 0.7 8.1 Cá trắng 65 5 20 - 10 Bột cá Peru 66.9 0.67 15.2 0.13 8.7 Bột cá Kiên giang 59.2 8.24 24.5 0.12 8.2 2.1.2. Bột đầu tôm: Bột đầu đầu tôm là sản phẩm của các nhà máy chế biến thuỷ sản, bột đầu tôm cung cấp vào thức ăn ngoài mục đích cung cấp protein còn là nguồn cung cấp khoáng và một số chất dinh dưỡng khác. Bột đầu tôm không được xem là nguồn cung cấp protein chính cho động vật thủy sản do hàm lượng protein thấp 35-40%. Bột đầu tôm thường được sử dụng trong chế biến thức ăn cho tôm. Bột đầu tôm là nguồn cung cấp khoáng, chlesterol, astaxanthin cho tôm. Hàm lượng astaxanthin trong bột đầu tôm (>100ppp). Ngoài ra bột đầu tôm giàu chitin là chất cần thiết cho quá trình hình thành vỏ của tôm. Mục đích bổ sung bột đầu tôm vào thức ăn cũng nhằm cải thiện mùi vị hấp dẫn của thức ăn. Chất lượng của bột đầu tôm rất biến động phụ thuộc vào loài, phương thức chế biến và bảo quản. Đối với thức ăn cho tôm không nên bổ sung quá 15% vào công thức ăn. 2.1.3. Bột thịt, bột thịt xương Bột thịt có hàm lượng protein cao tương đương bột cá (50-60%). Bột thịt xương thì có hàm lượng protein thấp hơn. Hàm lượng protein của hai loại này phụ thuộc vào chất lượng nguồn gốc nguyên liệu chế biến. Bột thịt thường được chế biến từ sản phẩm của lò mổ, bao gồm tất cả những phần không dùng làm thức ăn cho người như: ruột già, gân, móng, thức ăn trong dạ dày, gân, móng và lông. Nhìn chung giá trị protein của cả hai loại bột này đều không cao, hàm lượng methionin thấp nên hiệu quả sử dụng không cao khi làm thức ăn cho động vật thuỷ sản. hàm lượng Ca ở bột thịt xương (8.8 –12%) cao hơn bột thịt (Ca <3%). Hàm lượng bột thịt xương được đề nghị sử dụng trong thức ăn cho tôm không quá 15%. 2.1.4. Bột huyết Bột huyết là sản phẩm của lò mổ gia súc. Bột huyết có hàm lượng protein rất cao, lớn hơn 80%. Bột huyết rất giàu lysine (9-11%), tuy nhiên thiếu Isoleusine và Methionin. Khả năng tiêu hóa bột huyết của động vật thuỷ sản thấp. Protein và acid amin trong bột huyết dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến. Bột huyết rất dễ bị hư trong quá trình tồn trữ. Hàm lượng bột huyết được đề nghị sử dụng trong thức ăn cho tôm không quá 10%. 2.1.5. Bột phụ phẩm gia cầm và bột lông vũ Bột phụ phẩm phẩm gia cầm là sản phẩm của lò mổ gia cầm: lông, ruột , phổi… Hàm lượng protein khoảng 58 –60%, lipid 13 –15%. Độ tiêu hóa protein thấp hơn 70%. Bột lông vũ có thành phần chủ yếu là protein nên hàm lượng protein đạt 80-85%. Tuy nhiên thành phần protein chủ yếu là keratin có độ tiêu hóa rất thấp, do đó bột lông vũ không qua xử lý hầu như không sử dụng được. Bột lông vũ qua xử lý bằng hơi nước hoặc acid có thể được sử dụng, tuy nhiên bột này thiếu methionin lẫn lysine. Protein của bột lông vũ mà cá có khả năng tiêu hóa thấp (khoảng 50%). Bảng 1.2: Thành phần sinh hoá một số nguồn protein động vật Bột thịt 94 50.9 9.7 2.4 29.2 Bột lông vũ 93 83.3 5.4 1.2 2.9 Bột đầu tôm 88 39.5 3.2 12.8 27.2 Bột máu 93 93 1.4 1.1 7.1 Bột nhuyễn thể 92 34.8 2.1 11.6 44.66 2.2. Potein thực vật Nguồn cung cấp protein thực vật quan trọng là những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải…Nhóm protein thực vật hiện nay được sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. Tuy nhiên khi sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysin và methionin. 2.2.1. Bột đậu nành Bột đậu nành được xem là nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong thức ăn cho động vật thuỷ sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy bột đậu nành có thể thay thế 60-80% bột cá trong khẩu phần thức ăn, ở cá rô phi O. niloticus có thể thay thế 100%. Trong thức ăn cho tôm bột đậu nành có thể được sử dụng đến 25%. Bột đậu nành được sử dụng làm thức ăn cho động vật hiện nay chủ yếu là bột đậu nành ly trích dầu có hàm lượng protein khoảng 47-50%, lipid không quá 2%. Bột đậu nành thiếu methionin, cystin, chỉ số acid amin thiết yếu (EAAI) của bột đậu nành đối với tôm sú là 0.87. Hạn chế của bột đậu nành là bột đậu nành chứa nhiều loại độc tố đặc biệt là chất ức chế enzime tiêu hóa protein : anti – trypsine, chất này ức chế hoạt động của enzime tiêu hóa protein là trypsin và chymontrypsine. Các anti-tripsine mất hoạt tính khi quan sử lý nhiệt ở 105 o C trong 30 phút, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của protein của đậu nành sẽ giảm. Việc sử lý này cũng giúp làm phân hủy chất haemagglutinin trong đậu nành, đây là chất có tác dụng gắn với Hb của hồng cầu làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển Oxy của Hb. 2.2.2. Bánh dầu đậu phộng (lạc) Bánh dầu đậu phộng là phụ phẩm của quá trình ép dầu. Tùy theo công nghệ ép mà chất lượng bánh dầu khác nhau. Hàm lượng protein của bánh dầu đậu phộng khoảng 45%. Hàm lượng chất béo khoảng 2% (ép công nghiệp ), 8-10% (ép thủ công). Thành phần và hàm lượng acid amin của bánh dầu đậu phộng không tốt bằng bánh dầu đậu nành. Bánh dầu đậu phộng thiếu methionin và lysis. Một hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng bánh dầu đậu phộng là dễ bị mọc nấm Aspergilus flavus. Nấm này tiết ra độc tố aflatoxine và hàm lượng aflatoxin trong bành dầu đậu phộng thường rất cao. Đây là loại độc tố làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỉ lệ sống và gây độc cho động vật thủy sản. 2.2.3. Bánh dầu bông vải Bánh dầu bông vải hiện đang được một số nơi sử dụng làm thức ăn cho động vật nuôi. Đặc điểm của bánh dầu bông vải là có hàm lượng protein 40 - 50%, hàm lượng lipid 4-5%, hàm lượng xơ khá cao (>12%). Hàm lượng acid amin Cystin, Methionin, lysine, Ca và PO 4 của bánh dầu bông vải thì thấp, nhưng giàu vitamin B1. Ngoài ra bánh dầu bông vải chứa 0.03-0.2% gossypol, chất này ức chế hoạt động của men tiêu hóa và giảm tính ngon miệng của thức ăn đối với động vật thủy sản. Bảng 1.3 : Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn protein thực vật Thành phần Bánh dầu đậu nành Bánh dầu bông vải Bánh dầu dừa Bánh dầu đậu phộng Trọng lượng khô 88 91 90 89 Protein 45-48 41 21.5 45-48 Lipid 1.9 1.4 1.6 1.1 Trích không đạm 28.5 29.1 43.9 - Khoáng 6.2 6.5 7.0 4.5 Năng lượng thô (MJ/kg) 17.5 17.9 16.1 - Năng lượng tiêu hóa (MJ/kg) 13.5 9.1 - - 2.3. Một số nhóm cung cấp protein khác Trong thức ăn sử dụng nuôi thủy sản, một số nguồn protein như nấm men, tảo đơn bào cũng là nguồn cung cấp protein cho động vật thủy sản. Các nguồn nguyên liệu này có thể được sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho động vật thủy sản hoặc gián tiếp thông qua việc làm nguồn thức ăn để nuôi các động vật sống làm thức ăn cho cá như luân trùng, artemia…. III. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng gồm có nhóm cung cấp carbohyrat (chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật) 3.1. Nhóm cung cấp tinh bột Tinh bột là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì… Đặc điểm chung của nhóm cung cấp tinh bột: - Hàm lượng protein thấp (không quá 20%), acid amin không cân đối - Lipid thấp khoảng từ 2-5%. Tuy nhiên cám gạo có hàm lượng lipid cao 10-15%. - Hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là cám gạo, hàm lượng xơ biến động từ 11- 20% tùy theo chất lượng cám do đó ít được sử dụng làm thức ăn cho tôm. - Hàm lượng khoáng trong nhóm này thấp và không thích hợp cho động vật thủy sản. Khả năng sử dụng các nguồn tinh bột làm thức ăn cho động vật thủy sản tùy thuộc vào đối tượng nuôi. Đối với nhóm ăn thiên về động vật, lượng tinh bột không sử dụng quá 20%. Trong các nguồn tinh bột thì nguồn tinh bột từ bột mì được xem là nguồn tinh bột tốt nhất làm thức ăn cho tôm. Hạn chế sử dụng bột bắp, cám gạo làm thức ăn cho tôm. Cám gạo li trích dầu hiện cũng đang được sử dụng làm thức ăn cho nuôi thủy sản. Ưu điểm của nó là có hàm lượng protein cao hơn và lipid thấp hơn so với cám gạo thường, do đó thuận lợi hơn cho việc phối chế vào công thức thức ăn cho động vật thủy sản. Bảng 1.4 : Thành phần sinh hóa một số nguồn thực vật cung cấp tinh bột: Nguồn Độ khô Protein Lipid Xơ Khoáng Bắp vàng 88 8.5 3.6 2.3 1.3 Gạo 90 12.8 4.6 5.3 7.4 Cám gạo 91 12.8 13.7 11.1 11.6 Khoai lang khô 87 3.2 1.7 2.2 2.6 Khoai mì 87 0.9 1.7 0.8 0.7 Tấm 87 9.5 1.9 0.8 2.1 Lúa mì 88 12.9 1.7 2.5 1.6 Bột mì 88 11.7 1.2 1.3 0.4 Cám lúa mì 89 16.4 4.0 9.9 5.3 3.2. Dầu động thực vật Dầu động thực vật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản. Tuy nhiên dầu động và thực vật được sử dụng trong thức ăn cho động vật thủy sản như là nguồn cung cấp các acid béo không no cần thiết cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn thiên về động vật, khả năng sử dụng tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm hạn chế việc sử dụng protein như là nguồn cung cấp năng lượng. Thường trong nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong công thức thức ăn chỉ bổ sung thêm khoảng từ 2-3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà nguồn dầu được bổ sung là dầu thực vật hay động vật, hoặc kết hợp cả hai Ngoài mục đích cung cấp năng lượng, acid béo, việc bổ sung dầu vào thức ăn cũng có tác dụng tạo mùi cho thức ăn. Ngoài ra lecithin (phospholipid) hay cholesterol cũng được bổ sung vào thức ăn thông qua nguồn dầu mực, dầu đậu nành hoặc trực tiếp sử dụng lecithin hay cholesterol tổng hợp. Bảng 1.5: Thành phần acid béo của một số nguồn dầu động thực vật Nguồn lipid 18:2n-6 18:3n-3 20:5n-3 22:6n-3 Dầu thực vật Dầu dừa 2 0 0 0 Dầu bắp 58 1 0 0 Dầu bông vải 53 1 0 0 Dầu cọ 10 1 0 0 Dầu đậu phộng 30 0 0 0 Dầu hướng dương 70 1 0 0 Nguồn động vật biển Dầu cá tuyết 5 1 16 14 Dầu mai mực 1 2 12 18 Dầu cá trích 1 1 8 5 Dầu cá hồi 3 0 10 10 Dầu cá mồi 3 1 13 10 Dầu mực ống 3 3 12 10 • Lecithin: Lòng đỏ trứng, dầu đậu nành • Cholesterol: Dầu mực, dầu cá biển IV. Các chất phụ gia Trong sản xuất thức ăn cho động vật thủy sản, ngoài các nguồn nguyên liệu chính, một số nguồn nguyên liệu khác được bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích như: tăng giá trị dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng, hạn chế sự biến chất thức ăn….Những chất này được gọi chung là chất phụ gia 4.1. Chất kết dính Để gia tăng độ kết dính của thức ăn, ngoài tinh bột trong thức ăn, trong chế biến thức ăn cho thủy sản còn sử dụng một số chất kết dính. Giá trị của chất kết dính bao gồm: đóng góp dinh dưỡng cho thức ăn, giảm sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền của thức ăn trong môi trường nước, giảm bụi trong quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên một số chất kết dính có thể làm ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn. Một vài loài cá không chấp nhận thức ăn quá cứng. Tinh bột được gelatine hóa là chất kết dính tự nhiên tốt nhất cho động vật thủy sản, tuy nhiên để tăng độ kết dính của thức ăn phải bổ sung thêm chất kết dính. Một số chất kết dính được sử dụng trong thức ăn thủy sản: - Nhóm có nguồn gốc tảo biển: Agar (1-2%), Alginate, Carrgeenan - Nhóm có nguồn gốc thực vật: tinh bột (10-25%), Gure gum, Hemicellulose, Carboxymethyl Cellulose – CMC ( 1-3%) - Nhóm có nguồn gốc động vật: Gelatin, Collagen, Chitosan… - Nhóm có nguồn gốc vô cơ: Bentonite… Hàm lượng chất kết dính sử dụng trong thức ăn phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn và thiết bị chế biến. Khi sử dụng các thiết bị thủ công thì chất kết dính sử dụng sẽ nhiều hơn so với hệ thống thiết bị ép viên hiện đại. 4.2. Chất chống oxy hóa Thức ăn thủy sản do có hàm lượng chất béo cao và thành phần của chất béo chứa nhiều acid béo cao phân tử không no nên dễ bị oxy hóa trong quá trong chế biến và bảo quản. Khi bị oxy hóa thức ăn sẽ hôi dầu và mất đi các acid béo thiết yếu, các vitamin tan trong dầu như A, D và E, carotenoids bị phá hủy làm giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị giảm. Do đó trong thức ăn thủy sản, cần bổ sung chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa phải đảm bảo không độc và có giá thành rẻ. Các chất chống oxy hóa thường được sử dụng là: - BHT (Butylated hydroxy toluene): 200 ppm - BHA (Butylated hydroxy Anisole): 200 ppm - Ethoxyquin (1,2 dihydro–6 ethoxy–2,2,4 trymethyl quinoline): 150 ppm 4.3. Chất kháng nấm Nhiệt độ và độ ẩm cao ở vùng nhiệt đới là nguyên nhân làm cho thức ăn thủy sản dễ bị nấm mốc phát triển. Trở ngại chính cho việc chế biến thức ăn thủy sản là sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavus, nấm mốc này sản xuất ra độc chất Aflatoxin, một loại độc tố nguy hiểm cho động vật thủy sản. Nấm này thường phát triển ở các loại hạt [...]... 4,2 Kcal 2.2 Năng lượng thức ăn ăn vào : (Intake of food energy – IE) Khi cho động vật thuỷ sản ăn, một phần thức ăn không được cá ăn vào mà bị mất đi vào môi trường Do đó năng lượng thức ăn ăn vào (IE) là năng lượng thô của thức ăn được động vật thực sự ăn vào dạ dày Tại đây một số chất nội sinh như: emzyme, tế bào chết, chất nhầy sẽ được thêm vào Các chất này cùng với một phần thức ăn không được... 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein 2.6.1 Năng lượng của thức ăn: Do động vật thuỷ sản có khả năng sử dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn nên nhu cầu protein của chúng có khả năng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn tăng lên Nhưng nếu thức ăn quá giàu năng lượng thì sẽ hạn chế sự tiêu thụ thức ăn của động vật thủy sản vì chúng sẽ ngưng bắt mồi khi thỏa mãn nhu cầu năng... nguồn năng lượng này được cá sử dụng hiệu quả Lipid có trong thức ăn còn làm tăng mùi vị và độ trơn láng của viên thức ăn Tuy nhiên, nếu lượng lipid cao sẽ gặp trở ngại trong khâu chế biến và bảo quản thức ăn Khả năng sử dụng carbohydrate làm năng lượng khác nhau tùy loài cá (cá ăn động vật có khả năng sử dụng carbohydrate kém hơn so với cá ăn thực vật) và tùy loại carbohydrate Dạng đường đơn được các... làm cho cá có khả năng sống một thời gian dài trong mùa đông Phần lớn các loài khi nhiệt độ môi trường tăng quá trình trao đổi chất tăng và cá cũng ăn một lượng thức ăn lớn hơn do đó sinh trưởng của cá cũng tăng lên Tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng quá cao cá sẽ giảm ăn và sinh trưởng sẽ chậm lại 5.3 Dòng chảy Tốc độ dòng chảy quá mạnh sẽ làm cho cá phải chi phí một lượng năng lượng rất lớn cho quá trình. .. lượng của nguồn cung cấp năng lượng khác, và ngay cả chất lượng của dầu Tỉ lệ protein và lipid được đề nghị cho tôm cá là 6-7:1 Bảng 2.8: Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn trên một số loài cá Giống loài % lipid thức ăn Giống loài % lipid thức ăn Chép 12-15 Cá hồi 18-20 Rô phi < 10 Cá chẽm 13-18 Cá trơn Mỹ 7-10 Cá mú 13-14 Cá trê phi 7-10 Cá vền biển 12-15 Cá tra 4-8 Cá bơn Atlantic . động vật thuỷ sản ăn, một phần thức ăn không được cá ăn vào mà bị mất đi vào môi trường. Do đó năng lượng thức ăn ăn vào (IE) là năng lượng thô của thức ăn được động vật thực sự ăn vào dạ dày tinh bột tốt nhất làm thức ăn cho tôm. Hạn chế sử dụng bột bắp, cám gạo làm thức ăn cho tôm. Cám gạo li trích dầu hiện cũng đang được sử dụng làm thức ăn cho nuôi thủy sản. Ưu điểm của nó là. thủy sản. Các nguồn nguyên liệu này có thể được sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho động vật thủy sản hoặc gián tiếp thông qua việc làm nguồn thức ăn để nuôi các động vật sống làm thức ăn cho cá

Ngày đăng: 30/04/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  •  Năng lượng hóa học trong thức ăn được đo bằng phương pháp trực tiếp khi đốt cháy một lượng thức ăn trong calorie kế, nhiệt lượng sinh ra do sự đốt cháy thức ăn này gọi là năng lượng thô. Năng lượng thô tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn và có thể được tính dựa vào năng lượng của protein, lipid và carbohydrate. Các thành phần khác như vitamin và khoáng thì cung cấp một lượng  năng lượng không đáng kể.

  • Protein

  • Unsaturated

    • Carbohydrate

    • Tinh bột thô

      • Bảng 2.3: Mức protein tối ưu cho  một số loài giáp xác

      • Bảng 2.4: Nhu cầu protein của một số loài cá

        • 3.2. Chức năng của các lipid

        • 3.2.1. Cung cấp năng lượng

        • Cá trơn Mỹ

        • Cá chẽm

        • He Nhật bản

        • Tôm càng xanh

        • Tôm sú

          • Bảng 2.10: Một số acid béo thông thường trên động vật thuỷ sản

          • Oleic

            • Bảng 2.11: Tóm tắt nhu cầu các acid béo thiết yếu của một số loài tôm cá

            • Nhu cầuacid béo

              • Tinh bột là một glucosan (glutan) có nhiều và là chất dự trữ trong thực vật. Trong hạt có thể chiếm đến 70%, trong trái, khoai củ có thể đến 30%. Tinh bột hiện diện trong tế bào thực vật dưới dạng các hạt tinh bột bao gồm amylose (20-30%) và amylopectin (70-80%).

              • Bảng 2.14: Hoạt lực amylase của một số loài cá khi so sánh với amylase cá diếc

              • Mè trắng

                • P. sitiferus

                  • Đa số các vitamin đều nhạy cảm với các điều kiện chế biến và bảo quản thức ăn.  Sự gia tăng nhiệt trong quá trình ép viên thức ăn thường phân hủy vitamin C, vitamin B12 và Pyridoxine. Việc sử dụng các vitamin kháng nhiệt  hay ép viên ở nhiệt độ thức ăn không quá cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ giảm sự hao hụt vitamin. Một phương pháp khácđược sử dụng là pha dung dịch “lipid-vitamin” và phun áo ngoài bề mặt của viên thức ăn sau khi gia nhiệt.

                  • Một số vitamin nhạy cảm với ánh sáng và tia UV như vitamin B12 hay vitamin E sẽ bị mất đi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K sẽ bị biến chất khi điều kiện chế biến thức ăn không tốt vì chất béo sẽ bị oxy hóa khi độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi thức ăn có hàm lượng lipid cao thì yêu cầu phải có hàm lượng vitamin E cao hạn chế quá trình oxy hóa lipid.

                  • 5.2.2. Khả  năng tổng hợp vitamin

                  • Khả  năng tổng hợp vitamin của động vật thủy sản là  rất kém, nhiều vitamin không thể tổng hợp được như vitamin C, do đó việc cung cấp đầy đủ nhu cầu các vitamin này là cần thiết. Một số vi sinh vật đường ruột của một số loài cá như  cá chép, rô phi, cá hồi có khả năng sinh tổng hợp vitamin nhóm B12 nếu trong thức ăn được cung cấp Co. Tuy nhiên khả năng sinh tổng hợp này có thể bị hạn chế nếu có chất kháng sinh trong thức ăn. Cá nước ấm có khả năng tổng hợp vitamin bởi vi sinh vật đường ruột tốt hơn ở cá vùng ôn đới.

                  • 5.2.3. Tập tính dinh dưỡng 

                  • 5.3. Tính chất và nhu cầu vitamin cho ĐVTS

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan