1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

sở giao dịch chứng khoán hà nội

25 795 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 412,4 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI : SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI GVHD: Trần Nguyễn Trâm Anh DANH SÁCH NHÓM : 1. Lê Thị Lệ Khanh lớp: 38H12K6.1B 2. Nguyễn Thị Duy lớp: 38H12K6.1B 3. Ngô Nha Trang lớp: 38K16 4. Nguyễn Thị Lệ Hằng lớp 38K16 5. Nguyễn Lệ Thùy Dung lớp 38H12K6.1B MỤC LỤC: 1. Lịch sử hình thành SGDCKHN 2. HNX-INDEX là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số HNX. 3. Cơ cấu tổ chức 4. Cơ chế giao dịch 5. Tổ chức hoạt động a. Tổ chức đấu giá cổ phần b. Tổ chức đấu thầu cổ phần 6. Quy định giao dịch chứng khoán niêm yết a. Thời gian giao dịch b. Giá tham chiếu của cổ phiếu c. Phương thức khớp lệnh d. Các loại lệnh e. Sửa, hủy lệnh f. Các điều kiện niêm yết 7. Hướng dẫn giao dịch chứng khoán niêm yết 8. Những lợi thế và bất lợi khi tham gia thị trường chứng khoán Hà Nội 1. Lịch sử hình thành: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu. Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM). Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường. • Dấu ấn nổi bật trong quá trình hoạt động của Sở GDCK Hà Nội: - 08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef), mở màn cho chương trình đấu giá CPH DNNN qua các SGDCK. - 14/07/2005:Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên. Phương thức giao dịch ban đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận. - 02/11/2005: Chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch báo giá trung tâm (khớp lệnh liên tục) song song với phương thức giao dịch thoả thuận. - 20/06/2006: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK Hà Nội. Theo đó, TTGDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu TPCP tại Việt Nam. - 19/11/2007: Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ 9h đến 11h). 19/03/2008:Trung tâm GDCK Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của TTCK, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. - 30/10/2008: Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các CTCK kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư. - 02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. - 24/06/2009: SGDCK Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trương vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM). - 24/09/2009: Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt chính thức vận hành, là cơ sở phát triển thị trường giao dịch TPCP thứ cấp theo chuẩn quốc tế. - Ngày 18/11/2009: Phiên giao dịch thứ 1000 chính thức được thực hiện tại Sở GDCK Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, với 1000 phiên giao dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ được trên 250 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tổng mức vốn hóa thị trường tại SGDCK Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm khai trương. - 08/02/2010: Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết, cho phép nhà đầu tư nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội, rút ngắn thời gian truyền lệnh, cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống. - 15/04/2010:Sở GDCK Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các SGDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF). - 21/6/2010:Sở GDCK Hà Nội đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVR). - 18/07/2010: Sở GDCK Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. - 19/07/2010:Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với thị trường UPCoM, bên cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận. - 11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở GDCK Hà Nội tham gia Diễn đàn thị trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trò là “thành viên chính thức cấp quốc gia”. - 30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở GDCK Hà Nội tham gia Liên đoàn các SGDCK Thế giới (WFE) và chính thức được kết nạp “thành viên thông tin” vào tháng 6/2011. - 2/12/2011:Sở GDCK Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc các SGDCK ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội. Hội nghị tuyên bố kết nối ASEAN Link vào tháng 6/2012. - 15/1/2012: Khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở mới của Sở GDCK Hà Nội. Đây là công trình trọng điểm của ngành tài chính, được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trường vốn và TTCK Việt Nam. - 05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00). - 09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết. - 06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép thành viên đấu thầu có thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu thầu theo diễn biến của thị trường, nhận kết quả đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn thể thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ. - 24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính phủ. - 1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội. - 18/03/2013: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ phiên bản 2, cho phép hỗ trợ giao dịch đa thị trường, đa tiền tệ, tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ cấp. - 18/03/2013: Triển khai hệ thống Đường cong lợi suất TPCP, một trong những chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường và định giá trái phiếu. - 29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch. - 29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ phiếu đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên thị trường cổ phiếu niêm yết. - 2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính). 2. HNX – INDEX là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số HNX – INDEX? Chỉ số chứng khoán được xây dựng để phản ánh sự biến động giá của toàn bộ hoặc một nhóm các chứng khoán được giao dịch trên thị trường. Mỗi thị trường chứng khoán đều công bố một hoặc một vài chỉ số chứng khoán, ví dụ như thị trường Mỹ có chỉ số DJIA, S&P500, -100…, thị trường Đức có chỉ số DAX, thị trường Pháp có chỉ số CAC… Hiện nay, HNX đang công bố chỉ số cổ phiếu HNX-Index.Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu trên thị trường niêm yết hiện đang giao dịch tạiHNX. Chỉ số này được tính trong phiên giao dịch mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện, như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số HNX-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số HNX-Index phản ánh sự biến động giá theo từng thời điểm. Cuối phiên giao dịch, HNX công bố chỉ số HNX-Index đóng cửa (vào cuối ngày giao dịch) là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu. Chỉ số HNX-Index được tính toán bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14/7/2005).Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết hiện đang giao dịch trên HNX.Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc (Ngày mở cửa phiên giao dịch đầu tiên). Do vậy, tại thời điểm phiên giao dịch đầu tiên của thị trường, chỉ số có giá trị = 100. 3. Cơ cấu tổ chức 4. Cơ chế giao dịch: Thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết Khai trương hoạt động từ ngày 14/07/2005, là thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện: là công ty đại chúng, vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên, và KQKD năm liền trước năm đăng ký niêm yết có lãi, có từ 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty. Chứng khoán niêm yết được giao dịch theo 2 phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận, thông qua các thành viên giao dịch của HNX. Trong đó, thành viên giao dịch là các công ty chứng khoán được UBCKNN cấp phép nghiệp vụ môi giới chứng khoán, được TTLKCK Việt Nam chấp thuận là thành viên lưu ký và đáp ứng các yêu cầu của HNX về thành viên giao dịch. Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) Dành cho các chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết, thị trường này chính thức đi vào hoạt động tại HNX từ ngày 24/06/2009. Chứng khoán UPCoM được giao dịch theo 2 phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận, thông qua các thành viên giao dịch UPCoM của HNX. Trong đó, thành viên giao dịch UPCoM là các công ty chứng khoán đã là thành viên giao dịch tại HNX, hoặc là công ty chứng khoán được UBCKNN cấp phép nghiệp vụ môi giới chứng khoán, được TTLKCK Việt Nam chấp thuận là thành viên lưu ký và đáp ứng các yêu cầu của HNX về thành viên giao dịch. Thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ Khai trương hoạt động từ ngày 24/09/2009, là thị trường giao dịch các loại trái phiếu Chính phủ (TPCP). Hàng hóa giao dịch trên thị trường giao dịch TPCP bao gồm các loại TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. TPCP được giao dịch theo phương thức thoả thuận với 2 công cụ là giao dịch thông thường (outright) và giao dịch mua bán l'ại (repos). Thành viên của thị trường giao dịch TPCP bao gồm thành viên thông thường (các CTCK) và thành viên đặc biệt (các ngân hàng thương mại). 5. Tổ chức hoạt động : HNX tổ chức các hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp với 2 hoạt động chính: - Tổ chức đấu giá cổ phần HNX tổ chức hoạt động đấu giá bán cổ phần cho doanh nghiệp phát hành lần đầu ra công chúng hoặc các công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng khi các công ty có nhu cầu bán đấu giá qua HNX. Hệ thống phần mềm đấu giá do chính HNX xây dựng, phát triển và đã vận hành an toàn trong rất nhiều phiên đấu giá từ năm 2005 đến nay. Năng lực hệ thống có khả năng đáp ứng những phiên đấu giá cổ phần với số lượng lớn người tham dự, cụ thể đã có phiên đấu giá thành công tại HNX với hơn 20.000 nhà đầu tư tham dự. Các công ty có giá trị cổ phần bán đấu giá từ 10 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải bán đấu giá qua SGDCK. Việc đấu giá được thực hiện thông qua Ban tổ chức đấu giá của HNX và các đại lý đấu giá là các công ty chứng khoán tham gia vào việc tổ chức đấu giá trên cơ sở hợp đồng đại lý với HNX. - Tổ chức đấu thầu trái phiếu HNX là đại lý cho các tổ chức phát hành trong việc xét duyệt thành viên tham gia đấu thầu, nhận đơn đặt thầu, xét thầu và công bố kết quả đấu thầu. HNX là nơi tập trung toàn bộ hoạt động đấu thầu TPCP. Cũng tương tự như hệ thống đấu giá cổ phần, hệ thống đấu thầu trái phiếu cũng do chính HNX xây dựng, phát triển và vận hành an toàn trong rất nhiều phiên đấu thầu. HNX tổ chức đấu thầu trái phiếu thông qua hệ thống thành viên đấu thầu, các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên đấu thầu có thể đặt thầu thông qua các thành viên đấu thầu. Hoạt động đấu thầu trái phiếu được thực hiện qua hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, toàn bộ phiếu tham dự thầu được nhập vào hệ thống, trên cơ sở đó hệ thống tự động tính toán lãi suất trúng thầu, khối lượng trúng thầu, kết quả thầu của từng thành viên dự thầu. 6. Quy định giao dịch chứng khoán niêm yết a.Thời gian giao dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ) Buổi sáng: 09h00-11h30 Buổi chiều: 13h00-14h15 Đối với thị trường giao dịch TPCP: thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật Lao động Đối với thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch (UPCoM): thời gian giao dịch từ 9h đến 14h15, thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật Lao động b. Giá tham chiếu của cổ phiếu: [...]... mua/bán chứng khoán không có giá xác định tại thời điểm nhập lệnh, giá chỉ được xác định sau khi lệnh đã vào sổ lệnh 7.Đơn vị giao dịch: Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu/trái phiếu − Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận Áp dụng khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thỏa thuận là 5.000 cổ phiếu hoặc 1.000 trái phiếu Giao dịch lô lẻ: Giao. .. tại HBS, khách hàng cần chú ý: Để đặt lệnh mua chứng khoán, khách hàng phải có số dư tiền mặt bằng 100% giá trị lệnh đặt mua chứng khoán trong tài khoản tiền mặt vào ngày giao dịch (T+0) Để đặt lệnh bán chứng khoán khách hàng phải có số dư chứng khoán bằng 100% số chứng khoán đặt bán trong tài khoản vào ngày giao dịch (T+0) b Đặt lệnh: a Bước 1: Quý khách lấy Phiếu lệnh tại Sàn giao dịch HBS Bao gồm:... phiếu ĐKGD không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp, trong ngày giao dịch trở lại, Sở GDCK Hà Nội sẽ áp dụng biên độ ± 40% so với giá tham chiếu của ngày có giao dịch gần nhất Biên độ dao động giá: Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu đang giao dịch là ±10% Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết và ngày đầu tiên giao dịch trở lại đối với... Giao dịch có khối lượng từ 1 đến 99 chứng khoán niêm yết có thể được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch của SGDCKHN hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật 9 Đơn vị yết giá: Đối với giao dịch cổ phiếu: 100 đồng Không quy định đối với giao dịch thỏa thuận và giao dịch trái phiếu 8.Phương thức và thời gian thanh toán: Quy định về thanh toán • Giao dịch. .. phiếu đang giao dịch là giá cơ sở của ngày giao dịch gần nhất trước đó Giá cơ sở là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối cùng của thời gian giao dịch trong ngày theo quy định Trường hợp không có giao dịch được thực hiện trong thời gian trên, giá cơ sở được xác định bằng mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch theo... yết giá * Khớp lệnh liên tục: − − − Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnhđược nhập vào hệ thống giao dịch Với phương thức khớp lệnh liên tục, ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống, lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá cả sẽ được xác định liên tục chứ... với trái phiếu: không quy định Mệnh giá chứng khoán: Đối với cổ phiếu: 10.000 đ/cp Đối với trái phiếu: 100.000 đ/tp Khối lượng giao dịch tối thiểu · Giao dịch khớp lệnh: Là bội số của 100 Cổ phiếu · Giao dịch thoả thuận: (không quy định đơn vị giao dịch) ≥ 5.000: Cổ phiếu ≥100.000.000 đồng (theo mệnh giá): Trái phiếu · Giao dịch lô lẻ: 1 – 99 Cổ phiếu: Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 1 đến 99 cổ... định lại giá tham chiếu Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 25 phiên, khi được giao dịch trở lại, giá tham chiếu do SGDCKHN quyết định sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá cơ sở của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá... trong ngày giao dịch đầu tiên được quy định như sau: Giá tham chiếu được áp dụng đối với chứng khoán mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ do tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) đề xuất và được SGDCKHN phê duyệt Nếu trong 3 ngày giao dịch liên tục kể từ ngày giao dịch đầu tiên chưa xác định được mức giá bình quân gia quyền được sử dụng là giá tham chiếu trong ngày giao dịch kế... với giá tham chiếu Trường hợp cổ phiếu niêm yết bị tạm ngừng giao dịch trên 25 phiên thì khi giao dịch trở lại, giá tham chiếu do Sở GDCK Hà Nội quyết định sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN và cũng áp dụng biên độ giá ± 30% như trên Đối với thị trường UPCoM, giá tham chiếu ngày đầu tiên do tổ chức đăng ký giao dịch đề xuất và được Sở GDCK Hà Nội phê duyệt Biên độ dao động giá ngày đầu tiên của cổ phiếu . giao dịch chứng khoán niêm yết 8. Những lợi thế và bất lợi khi tham gia thị trường chứng khoán Hà Nội 1. Lịch sử hình thành: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập. chủ giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư. - 02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở. thuận, thông qua các thành viên giao dịch UPCoM của HNX. Trong đó, thành viên giao dịch UPCoM là các công ty chứng khoán đã là thành viên giao dịch tại HNX, hoặc là công ty chứng khoán được UBCKNN

Ngày đăng: 30/04/2015, 13:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w