GIÁO ÁN SINH HỌC LỚP 10 CHƯƠNG I : THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO BÀI 5 : PRÔTÊIN Tiết :……………………………. Ngày soạn :…………… Tuần :………………………… Ngày dạy : ……………. Người soạn : Đặng Thị Tuyết Lan Lớp :………………… GV hướng dẫn : Phạm Đình Văn I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau khi học xong bài này, HS phải : 1. Kiến thức : - Trình bày được protein cấu tạo từ các đơn phân axit amin - Trình bày được công thức của axit amin - Trình bày được cấu trúc của protein - Trình bày được chức năng của protein 2. Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng phân tích hình ảnh - Vận dụng giải thích sự đa dạng về chức năng của protein 3. Về thái độ Cung cấp thế giới quan khoa học cho học sinh về protein II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Cấu trúc đơn phân của của protein - Cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 của protein III- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, tranh (Các bậc cấu trúc của protein) 2. Học sinh : vở ghi, sách giáo khoa. IV- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Biểu diễn tranh – tìm tòi - Hỏi đáp – tìm tòi - SGK – tìm tòi V- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp :( 1-2 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3-4 phút) 1.Trình bài cấu trúc và chức năng của cacbohidrat ? 2.Lipit gồm những loại nào và chức năng của từng loại? 3. Nội dung bài mới : Đặt vấn đề: Hàng ngày, trong khẩu phần thức ăn chúng ta cần bổ sung nhiều protein để cơ thể có đủ chất và có sức khỏe tốt. Protein đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể chúng ta. Vậy protein có cấu tạo và chức năng như thế nào để đãm nhận vai trò rất quan trọng như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay, bài 5 : Prôtêin Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 25 phút Protein là đại phân tử hữu cơ, là một trong những thành phần quan trọng nhất của động vật và thực vật, thể hiện ngay qua cái tên của nó (tiếng Hi Lạp là proteios có nghĩa là “Vị trí số 1”). Protein chiếm trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. * Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Protein I-Cấu trúc của protein Protein là một cấu trúc đa phân trong đó các đơn phân là axit amin. - Một axit amin gồm: + Gốc –COOH + Gốc –NH 2 + Gốc –R Công thức: NH 2 – CH – COOH R - Như chúng ta đã được học ở bài trước thì cacbohidrat, protein và axit nucleic là các đại phân tử hửu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Vậy em nào hãy nhắc lại cho cô thế nào là cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ? - Gọi HS trả lời. - Hỏi : Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân là sự kết hợp từ một số loại đơn phân nhất định. Vậy dựa vào SGK em nào hãy cho cô biết đơn phân của protein là gì? - Gọi HS trả lời - Cho HS xem 3 axit amin khác nhau ở gốc R - Hỏi: Dựa vào hình ảnh trên bảng em hãy tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các axit amin? - Gọi HS nhận xet - Hỏi :Vậy axit amin gồm những thành phần - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân :là được kết hợp từ nhiều đơn phân nhất định. - Là axit amin - Giống nhau: đều có nhóm :-COOH và nhóm NH 2 và khác nào? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 Hs khác nhận xét bổ sung. - Ghi công thức tổng quát của axit amin lên bảng. - Hỏi : Như chúng ta thấy ở thịt bò, thịt gà, lông, tóc hay sừng trâu, tơ nhện đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính. Vậy sự khác nhau này do đâu ? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 Hs khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét, chỉnh sửa. - Hỏi : Dựa vào thông tin trong SGK em nào hãy cho cô biết protein có mấy bậc cấu trúc? - Gọi HS trả lời - Cho HS xem cấu tạo một đoạn của phân tử protein gồm 3 aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit. nhau: Khác gốc -R - Axit gồm các gốc: -R, -NH 2 , -COOH - Các protein khác nhau về số lượng, thành phần và trật tư sắp xếp các axit amin. - Có 4 bậc cấu trúc ( Bậc 1, bậc 2, bậc 3 và 4) 1. Cấu trúc bậc 1: Là chuỗi polipeptit của các axit amin dạng mạch thẳng - Hỏi : Cho biết protein được cấu tạo như thế nào? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. - Cho HS xem tiếp sơ đồ phản ứng hình thành liên kết peptit và giảng giải: Liên kết peptit hình thành do gốc : –COOH của axit amin trước và gốc –NH 2 của axit amin sau kết hợp loại 1 phân tử H 2 O. Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên một chuổi các aa gọi là chuổi polipeptit. Vậy ở đây cấu trúc bậc 1 của protein là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại aa trong chuổi polipeptit. - Cho HS xem tranh về cấu trúc bậc 2 của protein. - Hỏi : Quan sát hình ảnh trên bảng và hình ảnh -Gồm nhiều aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit 2. Cấu trúc bậc 2: Có dạng xoắn trái hoặc xếp cuộn của chuỗi polipeptit 3. Cấu trúc bậc 3: trong SGK (hình 5.1) em nào hãy cho cô biết cấu trúc bậc 2 của protein có đặc điểm gì? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. - Hỏi: Làm thế nào mà ở cấu trúc bậc 2 chuỗi polipeptit có thể cố định ở dạng xoắn và gắp nếp như vậy ? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét, chỉnh sửa. (Nhờ vào liên kết hidro giửa nhóm NH và nhóm CO của các aa trong chuỗi polipeptit hay liên kết giửa các peptit gần nhau) - Cho HS quan sát hình ảnh cấu trúc bậc 3 của protein. - Hỏi : dựa vào hình ảnh trên đây em nào hãy cho cô biết cấu trúc bậc 3 có đặc điểm gì? - Chuỗi polipeptit sau khi tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn hoặc gắp nếp lại. - HS trả lời Là cấu trúc của phân tử protein trong không gian 3 chiều, xoắn cực đại tạo thành khối 4. Cấu trúc bậc 4: là phân tử protein gồm nhiều chuỗi polipeptit - Ví dụ: Phân tử Hemoglobin có 2 chuỗi polipeptit xoắn anpha và 2 chuỗi xoắn bêta - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1vài HS khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét, Chỉnh sửa - Tương tư cho HS xem hình ảnh cấu trúc bậc 4 của protein. -Hỏi : Cấu trúc bậc 4 của protein có đặc điểm gì? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét, chỉnh sửa. - Hỏi : Vậy có phải tất cả protein đều có cấu trúc bậc 4 không? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. -Nhận xét, chỉnh sửa - Cho HS xem lại hình ảnh về cấu trúc bậc 3 và 4 của protein. Giải thích khi protein ở trạng thái xoắn và gắp nếp nó sẻ hình thành nên một cấu trúc không gian quyết định chức năng của protein. - Chuỗi polipeptit tiếp tục xoắn và gắp nếp tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều. - Gồm nhiều cấu trúc bậc 3 liên kết lại với nhau. -Không phải tất cả protein đều có cấu trúc bậc 4 mà chỉ khi protein có cấu tạo từ 2 chuỗi polipeptit trở lên mới có cấu trúc bậc 4. - Hỏi: Cấu trúc không gian quyết định chức năng của protein. Vậy giả sử bằng một lí do nào đó protein bị mất cấu trúc không gian và trở thành dạng thẳng thì sẻ dẩn đến hiện tượng gì? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét, chỉnh sửa. - Người ta gọi đó là hiện tượng biến tính của protein. Vậy em nào hãy khái quát lại cho cô thế nào là hiện tượng biến tính của protein ? - Gọi HS trả lời - Hỏi : Những yếu tố nào sẽ làm cho protein bị biến tính? -Gọi HS trả lời - Hỏi : em nào có thể cho cô 1 ví du về hiện tượng biến tính protein mà các em thấy trong cuộc sống hằng ngày ? - Gọi 1 HS tra lời và gọi - Protein sẽ bị mất chức năng. - Hiện tượng Protein bị biến đổi cấu trúc không gian - Các yếu tố của MT : Nhiệt độ, độ pH - Ví dụ : + Khi ta luộc 8-10 phút 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét * Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của protein - Như lúc nảy tới giờ chúng ta nghiên cứu thì hình dạng của protein sẽ quyết định chức năng của protein . Vậy dựa vào thông tin trong SGK em nào hãy cho cô biết protein có những chức năng nào ? Cho ví dụ ? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ xung. - Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. - Hỏi : + Tại sao protein lại có nhiều chức năng như vậy? + Protein đa dạng là do thành phần nào? - Gọi 1 HS tra lời và gọi 1 vài HS khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét, chỉnh sửa. hột vịt thì ta thấy lòng trắng trứng sẻ trở nên trắng đục và rắn. + Bệnh nhân bị sốt cao có thể nguy hiểm vì nhiều protein trong máu bị biến tính. - HS tra lời - Vì : + Protein rất đa dạng + Do khác nhau về số lượng axit amin và II. Chức năng của protein Protein có các chức năng chính sau đây: - Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ : cologen tham gia cấu tạo mô liên kết. - Dự trử các aa. Ví dụ : Protein sữa - Vận chuyển các chất. Ví dụ : hemolopin - Bảo vệ cơ thể Ví dụ : các kháng thể - Thu nhận thông tin Ví dụ : Các thụ thể của tế bào - Xúc tác các phản ứng hóa sinh Ví dụ : Các enzim cách sắp xếp các gốc – R khác nhau. 4. Củng cố (4 – 5 phút) 1. Vì sau khi ăn Protein của nhiều loài động vật nhưng cơ thể người lại có thể tạo ra protein đặc trưng của người ? 2. Vì sau ta phải ăn protein từ nhiều loài thực ăn khác nhau ? 5. Dặn dò (1 phút) Đọc sách bài tiếp theo và trả lời các câu hỏi cuối bài. . năng của protein 3. Về thái độ Cung cấp thế giới quan khoa học cho học sinh về protein II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Cấu trúc đơn phân của của protein - Cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 của protein III-. nghĩa là “Vị trí số 1”). Protein chiếm trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. * Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Protein I-Cấu trúc của protein Protein là một cấu trúc. năng của protein - Như lúc nảy tới giờ chúng ta nghiên cứu thì hình dạng của protein sẽ quyết định chức năng của protein . Vậy dựa vào thông tin trong SGK em nào hãy cho cô biết protein