Trường Ngày 10 tháng 03 năm 2010 Người soạn: Phan Thị Cẩm Tú Lớp GIÁO ÁN BÀI 5: PROTEIN I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức - Phân biệt được mức độ cấu trúc của Protein: cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4. - Nêu được chức năng của các loại Protein và cho ví dụ minh hoạ. - Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của Protein. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng quan sát tranh, hình - Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát 3. Thái độ Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lí để đảm bảo cung cấp đủ Protein cho cơ thể phát triển tốt. II. Phương tiện - Mô hình cấu trúc bậc 2, 3 của Protein. - Sơ đồ axit amin và sự hình thành liên kết peptit. - Tranh, hình SGK. - Phiếu học tập. III. Phương pháp - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Trực quan IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1: Trình bài cấu trúc và chức năng của các loại cacbonhidrat? Câu 2: Có mấy loại lipit? Nêu cấu tạo và chức năng của từng loại? 3. Giảng bài mới (33’) Đặt vấn đề: Trâu, bò, hươu, nai đều là động vật ăn cỏ nhưng tại sao thịt của chúng lại khác nhau? Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Cấu trúc của Protein (25’) - GV cho HS đọc SGK trang 23. ?Protein có đặc điểm gì? - GV cho HS quan sát tranh vẽ sơ đồ axit amin và sự hình thành liên kết peptit Protein có cấu trúc đa dạng, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có đơn phân là các axit amin. 1 aa gồm những thành phần: I. Cấu trúc của Protein Đặc điểm chung của Protein - Protein là đại phân tử có cấu trúc đa dạng và được cấu tạo theo nguyên tắc đa 1 ?1 aa gồm những thành phần nào? ?Các aa liên kết với nhau bằng liên kết gì? ? Trâu, bò, hươu, nai đều là động vật ăn cỏ nhưng tại sao thịt của chúng lại khác nhau? - GV trả lời: vì chúng có bộ gen khác nhau. - Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập cho HS. Tổ chức cho HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 5.1 để hoàn thành phiếu học tập. - Tổ chức cho các nhóm nêu kết quả. - Hướng dẫn HS rút ra kết quả đúng ?Trong các bậc cấu trúc đó thì bậc nào quan trọng nhất? - GV trả lời: cấu trúc bậc1. ?Yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc của Protein? Tác hại của việc ảnh hưởng đó? ? Tại sao khi luộc lòng trắng trứng đông lại? Thế nào là hiện tượng biến tính? - GV bổ sung: khi luộc - NH2, - COOH và gốc R Liên kết peptit HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 5.1, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. HS không trả lời được. HS tham khảo SGK, trả lời phân. - Đơn phân của Protein là axit amin (có 20 loại axit amin ). - Protein đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin. 1. Cấu trúc bậc 1 Các axit amin liên kết liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo nên chuỗi Polipeptit có dạng mạch thẳng. 2. Cấu trúc bậc 2 Chuỗi Polipeptit xoắn lò xo hoặc gấp nếp nhờ liên kết hyđro giữa các nhóm peptit gần nhau. 3. Cấu trúc bậc 3 Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều. Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch Polipeptit. 4. Cấu trúc bậc 4 Prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi Polipeptit khác nhau phối hợp với nhau tạo phức hợp lớn hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc Protein - Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH có thể phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của Protein. - Tác hại: Prôtêin mất chức năng. - Hiện tượng biến tính là 2 lòng trắng trứng đông lại là do prôtêin lòng trắng trứng là albumin bị biến tính. hiện tượng Protein bị biến đổi cấu trúc không gian. Hoạt động 2: Chức năng của Protein (8’) ?Protein có chức năng gì? Cho VD? HS dựa vào SGK trả lời II. Chức năng của Protein - Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (Vd: nhân, màng sinh học, bào quan, sợi colagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết …) - Dự trữ các axit amin. (VD: anbumin,…) - Vận chuyển các chất. (Vd: Hemoglobin). - Bảo vệ cơ thể. (Vd: kháng thể). - Thu nhận thông tin. (Vd: các thụ thể). - Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. (Vd: enzim lipaza, prôtêaza,…). - Điều hòa trao đổi chất (Vd: insulin điều hoà đường trong máu,…). 4. Củng cố (4’) - Tại sao các vi sinh vật sống được ở suối nước nóng gần 100 0 C? Prôtêin có cấu trúc đặc bịêt không bị biến tính. - Tại sao có những người khi ăn những thức ăn như nhộng tằm, tôm, cua lại bị dị ứng? Do các prôtêin khác nhau trong thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá thành các axit amin được hấp thụ qua ruột vào máu. Nếu prôtêin không được tiêu hoá mà xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ gây dị ứng. 5. Dặn dò về nhà (2’) - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài trong sgk. - Tham khảo thông tin mục (Em có biêt). - Đọc nội dung bài mới. 3 . tính. hiện tượng Protein bị biến đổi cấu trúc không gian. Hoạt động 2: Chức năng của Protein (8’) ?Protein có chức năng gì? Cho VD? HS dựa vào SGK trả lời II. Chức năng của Protein - Tham. động 1: Cấu trúc của Protein (25’) - GV cho HS đọc SGK trang 23. ?Protein có đặc điểm gì? - GV cho HS quan sát tranh vẽ sơ đồ axit amin và sự hình thành liên kết peptit Protein có cấu trúc. có đơn phân là các axit amin. 1 aa gồm những thành phần: I. Cấu trúc của Protein Đặc điểm chung của Protein - Protein là đại phân tử có cấu trúc đa dạng và được cấu tạo theo nguyên tắc