Nghiên cứu quan niệm về bản chất nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Khi trình bày quan niệm về nhận thức, trong lịch sử triết học đã xuất hiệnnhiều quan niệm khác nhau Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rấtphức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hình thức khác nhau.Song đây chính là con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “ đi từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Vớiviệc đưa nội dung này vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ nghĩaMac - Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học nóichung và trong lý luận nhận thức nói riêng
Khi đưa ra một vấn đề nào đó, mỗi người có một khả năng nhận thức khácnhau, từ đó đưa ra những quan điểm, nhận định của riêng cá nhân mình Để xétxem bản thân những tri thức ấy có chân thực hay không thì nhận thức nhất thiếtphải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo đánh giá,đồng thời cải tạo thực tiễn, giúp cho nhận thức ngày càng trở nên đúng đắn hơn
Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp conngười nhận thức sáng suốt hơn, từ đó thực hiện những hành động đúng đắn, phùhợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tuân theo các quy luật khách quan nhằmcải thiện đời sống con người ngày càng phát triển và ổn định hơn Vấn đề nàyđược nghiên cứu dưới hình thức lý luận triết học có liên hệ thực tiễn
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Quang Thọ đã hướng dẫn emthực hiện đề tài này Trong quá trình hoàn thành, em vẫn còn rất nhiều thiếu sót,rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy
Trang 2NỘI DUNG
I BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC
1 Quan niệm về nhận thức của các trào lưu triết học trước Mác
Xuất phát từ chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, chủnghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giáccủa con người Còn chủ nghĩa duy tâm khách quan lại coi nhận thức là sự “hồitưởng lại” của linh hồn bất tử về “thế giới các ý niệm” mà nó đã từng chiêmngưỡng được nhưng đã bị lãng quên, hoặc cho rằng nhận thức là sự “tự ý thức vềmình của ý niệm tuyệt đối”
Khác với chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan,những người theo thuyết hoài nghi coi nhận thức là trạng thái hoài nghi về sự vật
và biến sự nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhậnthức Đến thời kì cận đại, khuynh hướng này phủ nhận khả năng nhận thức đượcthế giới của con người hoặc hạn chế ở cảm giác bề ngoài của sự vật
Đối lập với những quan điểm đó, chủ nghĩa duy vật thừa nhận khả năngnhận thức được thế giới của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thựckhách quan vào trong đầu óc của con người Tuy nhiên, do sự hạn chế bởi tínhtrực quan, siêu hình, máy móc mà chủ nghĩa duy vật trước Mác đã coi nhận thức
là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất độngcủa sự vật Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Chính vìthế mà C.Mác đã nhận xét rằng: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩaduy vật từ trước tới nay, kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là sự vật, hiệnthực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hìnhthức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người,
là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan”
Như vậy có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệmsai lầm hoặc phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận thức chưađược giải quyết một cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò củathực tiễn đối với nhận thức
2 Quan niệm về bản chất nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra cuộc cách mạng trong
lý luận nhận thức Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sángtạo và được minh chứng bởi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, của thựctiễn xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duyvật về nhận thức Học thuyết này ra đời dựa trên những nguyên tắc cơ bản sauđây:
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với cảmgiác, tư duy và ý thức của con người
Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người Không
có cái gì là không thể nhận thức được, mà chỉ có cái con người chưa nhận thứcđược nhưng sẽ nhận thức được Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực kháchquan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiệnthực khách quan Nhờ có nhận thức, con người mới có ý thức về thế giới, ý thức
Trang 3về cơ bản là kết quả của quá trình nhận thức về thế giới Thế giới vật chất tồn tạikhách quan ở ngoài và độc lập với ý thức của con người, tác động vào các giácquan sinh ra cảm giác, từ đó đi tới hình thành ý thức Con người (cá nhân, nhómngười, giai cấp, dân tộc và cả nhân loại) là chủ thể tích cực sáng tạo của nhậnthức Khi nhận thức, các yếu tố của chủ thể như lợi ích, lí tưởng, tài năng, ý chí,phẩm chất đạo đức,… đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độkhác nhau và ảnh hưởng đến kết quả nhận thức Còn khách thể nhận thức là một
bộ phận nào đó của hiện thực khách quan mà nhận thức hướng tới, nắm bắt, phảnánh, nó nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức Do vậy, khách thểnhận thức không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực khách quan Phạm vi củakhách thể được mở rộng đến đâu là tuỳ theo sự phát triển của nhận thức, củakhoa học Như vậy, không chỉ chủ thể nhận thức mà cả khách thể nhận thức cũngmang tính lịch sử - xã hội
Ba là, nhận thức không phải là một hành động tức thời, giản đơn, máymóc và thụ động, mà là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo con đường “Từ trực quan sinh động đến tưduy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Đó cũng chính là quá trìnhnhận thức đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng đếnbản chất và từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn Vì vậy, trong lýluận nhận thức, cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suyluận một cách biện chứng Nghĩa là đừng giả định nhận thức của chúng ta là bất
di bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự khônghiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thànhđầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào
Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, làđộng lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó, chủ nghĩa duy vật biện chứngkhẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sángtạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn
II BIỆN CHỨNG CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
Nhiệm vụ của nhận thức là đạt đến chân lý, nghĩa là đến tri thức có nộidung phù hợp với hiện thực khách quan Vì vậy, nhận thức phải dựa trên cơ sởthực tiễn Nhưng nhận thức diễn ra theo quá trình như thế nào, vấn đề này đượcLênin diễn tả qua luận điểm: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn” - đó là con đường biện chứng của sự nhận thứcchân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan
Áp dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức, chúng ta nhận thấy rằng,nhận thức không phải là một sự phản ánh ngưng đọng, sao chép máy móc hiệnthực, mà là một quá trình phát triển theo từng giai đoạn, những giai đoạn này liên
hệ với nhau và giai đoạn này nhất thiết phải là tiền đề của giai đoạn kia
1 Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
Trực quan sinh động hay nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quátrình nhận thức Đó là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan để tác độngtrực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt các sự vật ấy Trực quan sinh động đượcbiểu hiện dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng
Trang 4Khi các sự vật trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta thì gâynên trong ta những cảm giác Mỗi cảm giác giúp ta nhận biết một thuộc tính nào
đó của sự vật Khi tiếp xúc với sự vật, sự vật thường cùng một lúc tác động lênnhiều giác quan của chúng ta, giúp ta cảm nhận nhiều thuộc tính của nó Cảmgiác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những nănglượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức Chính vì thế, Lênin đãviết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”
Nhưng nếu dừng lại ở cảm giác thì nhận thức mới chỉ hiểu biết được từngthuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng Điều đó là không đủ Bởi vì, muốntìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng phải nắm được một cách tương đối toànvẹn các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng ấy Đây là một điều tất yếu của quátrình nhận thức và cũng là một mâu thuẫn giữa bộ phận và toàn bộ trong nhậnthức cần phải giải quyết Vì thế, nhận thức không dừng lại ở cảm giác mà phảitiến lên tri giác
Sự tổng hợp của những cảm giác phản ánh những thuộc tính trong mốiliên hệ hữu cơ với nhau về sự vật được gọi là tri giác So với cảm giác thì tri giácđem lại cho chúng ta tri thức về sự vật đầy đủ hơn, phong phú hơn, hoàn chỉnhhơn Tuy nhiên, nhận thức vẫn chưa thể dừng lại ở tri giác Bởi vì đến tri giác,con người mới chỉ có được hình ảnh trực quan và tương đối hoàn chỉnh về đốitượng Trong khi đó, nhận thức không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có các sựvật xuất hiện trước các giác quan, mà nhiều khi nó chỉ xuất hiện một lần rồi biếnđổi, nhưng con người vẫn phải nhận thức về nó Như vậy, ở đây xuất hiện mộtmâu thuẫn giữa sự vật hiện có với thực tế sự vật không hiện có trước các giácquan của con người Khi giải quyết mâu thuẫn đó, nhận thức phải chuyển lên mộtnấc thang cao hơn đó là biểu tượng
Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạntrực quan sinh động Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lạitrong bộ óc con người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vàocác giác quan Tuy là hình ảnh cảm tính nhưng biểu tượng đã chứa đựng nhữngyếu tố gián tiếp Bởi vì, nó được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung lẫn chonhau của các giác quan nhưng đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổnghợp và ít nhiều mang tính chất trừu tượng hoá
Như vậy, cảm giác, tri giác và biểu tượng là những giai đoạn kế tiếp nhaucủa hình thức nhận thức cảm tính Giai đoạn nhận thức cảm tính đem lại cho tanhững hiểu biết còn dừng lại ở cái bề ngoài, cái hiện tượng, cái đơn nhất mà ítnhiều còn mang tính chất ngẫu nhiên Những cảm giác, tri giác và biểu tượng tự
nó không thể nào phản ánh được những thuộc tính bản chất, những quy luật vậnđộng của sự vật
Do đó, dừng lại ở nhận thức cảm tính sẽ gặp phải mâu thuẫn giữa một bên
là thực trạng chưa phân biệt được đâu là cái bản chất, tất yếu, bên trong, đâu làcái không bản chất, ngẫu nhiên bên ngoài với một nhu cầu tất yếu phải phân biệtđược những cái đó thì con người mới có thể nắm được quy luật vận động và pháttriển của sự vật Khi giải quyết mâu thuẫn ấy, nhận thức sẽ vượt lên một trình độmới, cao hơn về chất Đó là trình độ nhận thức lý tính hay còn gọi là giai đoạn tưduy trừu tượng
Trang 5Tư duy trừu tượng bắt nguồn từ nhận thức cảm tính, nhưng phản ánh hiệnthực sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn, tức là có thể phản ánh đượcnhững thuộc tính và mối quan hệ bản chất mang tính quy luật của sự vật Sở dĩ cóđược sức mạnh đó là vì tư duy trừu tượng đã sử dụng phương pháp trừu tượnghoá và khái quát hoá những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp Tư duy trừutượng được thể hiện ở các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy luận
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh nhữngthuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Khái niệm
là kết quả của quá trình trừu tượng hoá và khái quát hoá những tài liệu do nhậnthức cảm tính đem lại Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tínhchủ quan Mọi khái niệm khoa học đều được hình thành, bổ sung và phát triểntrên cơ sở phản ánh những thành tựu của khoa học và thực tiễn Có thể xemnhững khái niệm đã hình thành như những vật liệu để xây dựng nền tri thức khoahọc, hệ thống lý luận
Phán đoán là một trong những hình thức của tư duy trừu tượng, liên kếtcác khái niệm đã có lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, mộtthuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng Theo trình độ phát triển của nhận thức,phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù
và phán đoán phổ biến Trong đó phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự baoquát rộng lớn nhất về đối tượng Nếu như khái niệm phản ánh những thuộc tínhchung, bản chất của sự vật, hiện tượng thì phán đoán phản ánh những mối quan
hệ, liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và các mặt giữa chúng Như vậy phánđoán là một hình thức biểu đạt các quy luật khách quan Một phán đoán phản ánhđúng đắn hiện thực khách quan sẽ mang lại giá trị chân thực, nếu phản ánh khôngchân thực là giả dối Như vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở phán đoán mà nhấtthiết phải có suy luận
Suy luận là sự liên kết một số phán đoán đã biết lại với nhau để rút ra mộtphán đoán mới Trong suy luận, chúng ta nhận thức thế giới một cách gián tiếpdựa trên việc sử dụng những tri thức đã đạt được để suy ra tri thức mới Tuỳ theo
sự kết hợp các phán đoán theo trật tự nào (từ phán đoán đơn nhất qua phán đoánđặc thù, rồi tới phán đoán phổ biến hoặc ngược lại) mà người ta có được hìnhthức suy luận quy nạp hay diễn dịch
Như vậy tư duy trừu tượng phản ánh hiện thực khách quan thông quanhững hình thức như khái niệm, phán đoán và suy luận Những hình thức nàykhông tách rời nhau, chúng có mối liên hệ biện chứng, tác động và quy định lẫnnhau Tư duy trừu tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếpmang tính trừu tượng và khái quát Đó là sự phản ánh sâu sắc, là sự nhận thứcbằng khái niệm Khái niệm là sản phẩm cao nhất của bộ óc con người bởi vì kháiniệm phản ánh được những thuộc tính, bản chất, tính quy luật của sự vật
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thànhchu trình nhận thức Chúng có những đặc điểm khác nhau nhưng thống nhất biệnchứng với nhau Mỗi giai đoạn, mỗi yếu tố có vị trí và vai trò của nó trong quátrình nhận thức Chúng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, đem lại cho con người nhữnghiểu biết sâu sắc về sự vật Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn cảm tính thìcon người sẽ không thể nào khám phá ra được bản chất, quy luật của sự vật.Ngược lại, nếu tư duy trừu tượng không bắt nguồn từ cảm tính thì sẽ không có cơ
Trang 6sở và khả năng phản ánh đúng đắn sự vật được Cho nên nhận thức cảm tính vànhận thức lý tính là hai giai đoạn, hai yếu tố không thể tách rời nhau của một quátrình nhận thức thống nhất Từ nhận thức cảm tính đến lý tính là sự chuyển hoábiện chứng, là sự nhảy vọt từ sự hiểu biết cụ thể cảm tính đến sự hiểu biết kháiquát về bản chất sự vật.
2 Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng cơ bản của triếthọc Mác - Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói riêng Trong lịch
sử triết học không phải mọi trào lưu đều đã đưa ra quan niệm một cách đúng đắn
về phạm trù này Theo chủ nghĩa duy tâm, thực tiễn như là hoạt động tinh thầnsáng tạo ra thế giới của con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất.Ngược lại, chủ nghĩa duy vật trước Mác mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hànhđộng vật chất của con người, nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện,bẩn thỉu Nó không có vai trò gì đối với nhận thức của con người
Khắc phục những yếu tố sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu
tố hợp lí trong những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó,C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn
và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người Hai ông cho rằng: thực tiễn là toàn bộ những hoat động vậtchất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tựnhiên và xã hội Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạngtrong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng
Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụngnhững công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổichúng theo những mục đích của mình Những hoạt động ấy là những hoạt độngđặc trưng và bản chất của con người Nó được thực hiện một cách tất yếu kháchquan và không ngừng được phát triển bởi con người qua các thời kì lịch sử.Chính vì vậy mà thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích vàmang tính lịch sử - xã hội
Hoạt động thực tiễn rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú,song có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xãhội và hoạt động thực nghiệm khoa học Hoạt động sản xuất vật chất là hình thứchoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn Đây là hoạt động mà trong đó conngười sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra củacải và những điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại của mình và xã hội Cònhoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khácnhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hộiphát triển Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn , đượctiến hành nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiêncứu
Mỗi hình thức hoạt động có một chức năng quan trọng khác nhau, songgiữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, hoạtđộng sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối vớicác hoạt động khác Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có cáchình thức hoạt động khác Ngược lại, các hình thức hoạt động chính trị và thực
Trang 7nghiệm khoa học cũng không hoàn toàn thụ động, lệ thuộc một chiều vào hoạtđộng sản xuất vật chất Chúng cũng có tác động kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạtđộng sản xuất phát triển
Như vậy, chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thức hoạt động
cơ bản đó làm cho thực tiễn vận động, phát triển không ngừng và ngày càng cóvai trò quan trọng đối với nhận thức
Mặt khác, quá trình nhận thức, mục đích của nó không phải chỉ là để nhậnthức Hơn nữa, tư duy trừu tượng là sự phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan,muốn biết kết quả của nhận thức đúng hay sai lầm buộc phải trở về thực tiễn đểkiểm nghiệm, đồng thời áp dụng vào thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn cóhiệu quả
Do đó, thực tiễn chính là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và làtiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Bởi vì, thực tiễn là những hoạt động vật chất cótính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức Nó luôn luôn vậnđộng và phát triển trong lịch sử, nhờ đó mà thúc đẩy nhận thức cùng vận động,phát triển Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài
sự kiểm tra của thực tiễn C.Mác đã viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của conngười có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn
đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phảichứng minh chân lý”
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đếnthực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý mà thực tiễn là điểmbắt đầu và cũng là điểm kết thúc của một quá trình Như thế, sự kết thúc này lại
là sự bắt đầu của một quá trình mới và cứ thế vận động mãi mãi, làm cho nhậnthức của con người ngày càng sâu sắc hơn, nắm bắt được bản chất và các quyluật của thế giới khách quan, phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người
III THỰC TIỄN VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
1 Kinh tế Việt Nam thời kì 10 năm đầu sau khi đất nước được thống nhất (1976 – 1985)
Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975), dưới
sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta bắt đầu tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi cả nước Giữa thập niên 70, với nền kinh tế phổ biến là sảnxuất nhỏ, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, Việt Nam đặt mục tiêu tiếnthẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tronghoàn cảnh đất nước vừa mới hoà bình thống nhất Các nước xã hội chủ nghĩaĐông Âu bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển, Liên Xô xây dựng cơ
sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa cộng sản Hoàn cảnh đó tạo nhiều thuận lợicho Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội Tại đại hội IV (12/1976) của Đảng đãxác định đường lối chung và đường lối xây dựng nền kinh tế - xã hội chủ nghĩatrong thời kì mới ở nước ta
Đường lối xây dựng nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa do đại hội IV đề ra nhưsau: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩthuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuấtlớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên
cơ sở phát triển công nghiệp và nông nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp
Trang 8và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh
tế Trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốcdân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiệnquan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng”
Đường lối đó được cụ thể hoá bằng việc xác định miền Bắc trên cơ sở đẩymạnh công nhiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tiép tục củng cố và hoàn thiện quan hệsản xuất mới, xây dựng và cải tiến chế độ quản lý, mở rộng và củng cố thànhphần kinh tế quốc doanh về mọi mặt Việc các hợp tác xã nhanh chóng mở rộngquy mô, tổ chức lại thành quy mô lớn trên địa bàn cấp huyện đã trở thành mộtphong trào rầm rộ và rộng khắp Ở miền Nam, phấn đấu đến năm 1980 về cơ bản
đã hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các
tư bản tư doanh thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và tiểu thương được tiến hànhmạnh mẽ, ồ ạt trong hai năm 1977 và 1978 Mô hình hợp tác xã quy mô lớn ởmiền Bắc được áp dụng rộng rãi vào các tỉnh miền Nam, nên đến năm 1980, việcđưa nông dân vào hợp tác xã đã trở nên phổ biến
Tuy nhiên với một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranhtàn phá nặng nề, chủ yếu bằng việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tổ chức lại sản xuất
và mở rộng quy mô hợp tác xã, áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với
hy vọng có nhiều chủ nghĩa xã hội hơn, chúng ta đã bộc lộ tư tưởng chủ quan,nóng vội, duy ý chí cả trong lý luận lẫn chỉ đạo thực tiễn Điều đó đã dẫn đến kếtquả thực tế trái với ý định và dự kiến tốt đẹp ban đầu Các mục tiêu đại hội IV đề
ra đều không đạt được Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất chậm chạp, thậmchí đến cuối những năm 70 đã bước vào khủng hoảng, sản xuất trì trệ, giá cả tăngnhanh, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn Trước tình hình đó, Hội nghịTrung ương 6 khoá IV năm 1979 đã đánh giá lại tình hình, chỉ ra những sai lầmtrong lãnh đạo kinh tế, chủ yếu là trong viêc xây dựng kế hoạch mang tính tậptrung quan liêu, chưa kết hợp kế hoạch với thị trường, chưa sử dụng đúng đắncác thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc ở miền Nam, chậm khắc phục sựtrì trệ, bảo thủ trong việc xây dựng các chính sách cụ thể về kinh tế, tài chính đểkhuyến khích sản xuất, có biểu hiện giản đơn trong công tác cải tạo xã hội chủnghĩa ở miền Nam
Vì vậy, tháng 3 năm 1982, tại đại hội lần V của Đảng đã xác định nhữngchủ trương lớn, đề ra đường lối kinh tế trong chặng đường trước mắt bao gồmthời kì 5 năm 1981 - 1985 và kéo dài đến năm 1990: “trong 5 năm 1981 - 1985
và những năm 80, cần tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp làmặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số nghànhcông nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng
và công nghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý Quyết tâm đẩymạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, hoàn thành về cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp ởcác tỉnh phía Nam với hình thức phổ biến là tập đoàn sản xuất Phấn đấu hoànthành về cơ bản cải tạo thương nghiệp, vận tải công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp ở các tỉnh phía Nam bằng cách làm và hình thức thích hợp trong một thờigian nhất định, ở miền Nam vẫn còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể,công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân)”
Trang 9Trong thời kì này, tuy có nhiều khó khăn trở ngại, nhưng nước ta cũng đãđạt được một số thành tựu quan trọng, một số chỉ báo có mức tăng trưởng kháhơn so với thời kì 1976 - 1980 So với năm 1976, tổng sản phẩm xã hội năm
1980 chỉ tăng 4,2% thì trong giai đoạn 1981 - 1985 tổng sản phẩm xã hội đã tăng42,3%, bình quân tăng 7,3%/ năm, riêng năm 1985 tăng 50,5% Hàng trăm côngtrình xây dựng tương đối lớn trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giaothông vận tải, văn hoá xã hội… đã được xây dựng trên khắp các miền của đấtnước, góp phần phát triển thêm một bước lực lượng sản xuất Tài sản cố định củanền kinh tế quốc dân cũng đã được tăng lên đáng kể, so với năm 1976 thì năm
1980 là 129,2% nhưng đến năm 1985 đã tăng 205,3% (tính theo giá năm 1982)
Sau khi thực hiện chủ trương tập trung cao độ cho sản xuất nông nghiệp,coi “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” do Đại hội lần V đề ra cùng với chế độ
“khoán 100”, chúng ta đã ngăn chặn được tình hình giảm sút của những nămtrước Nông dân nhiệt tình và đầu tư nhiều hơn cho sản xuất Đầu tư của Nhànước cho ngành nông nghiệp cũng được tăng cao Trong thời kì này, Nhà nước
đã thực hiện chủ trương khai hoang, phục hoá, tăng vụ, diện tích gieo trồng đãđược tăng thêm 1,5 triệu ha, đã cung ứng thêm cho nông nghiệp gần 10.000 máykéo các loại, đưa tỉ lệ cơ giới hoá làm đất lên 25% diện tích gieo trồng Do vậy,sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1981 - 1985 đã đạt một bước phát triểnquan trọng Năm 1985, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 126,9% so vớinăm 1980, bình quân hàng năm tăng 4,9% Sản lượng lương thực tăng 27%, đạt18,2 triện tấn, bình quân đầu người đạt 304 kg (so với mức 268 kg năm 1980).Nhờ những cố gắng trên mặt trận nông nghiệp mà lương thực, thực phẩm vànhững yêu cầu bức thiết của đời sống nhân dân cơ bản đã được đảm bảo
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề phát triểncông nghiệp, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội Đểtiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước trong những năm qua, Nhà nước đãđầu tư vào các ngành công nghiệp gần 65 tỉ đồng (tính theo giá năm 1982),chiếm trên 40% tổng số vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, có tốc độ tăngcao hơn mức tăng bình quân của toàn bộ khu vực vật chất Trong đó chúng ta đãđầu tư vào nhóm A trên 70% và nhóm B dưới 30% Trong giai đoạn này, nhiềucông trình tương đối lớn đã được xây dựng như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷđiện Hoà Bình, khu dầu khí Vũng Tàu… Do đó, giá trị tài sản cố định của toànngành công nghiệp đã tăng lên đáng kể, đạt 18,6 tỉ đồng, bằng 40% tổng giá trịtài sản cố định mới tăng thuộc khu vực này Giá trị tổng sản lượng công nghiệptăng 57,4%, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 9,5% Kết quả một mặt là donhững cải tiến quản lí trong công nghiệp quốc doanh theo tinh thần quyết định25/CP, làm cho các xí nghiệp quốc doanh trở nên năng động, sản xuất côngnghiệp được “bung ra”, cơ cấu công nghiệp điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh hơncác ngành công nghiệp nhẹ, nên năm 1985 tỷ trọng của công nghiệp nhẹ tronggiá trị tổng sản lượng công nghiệp chiếm 67,3% (so với 56,9% năm 1980)
Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong giai đoạn này, nhưng nhìn chungcông nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé, năm 1985 mới thu hút được 10,7%tổng số lao động xã hội, chủ yếu là lao động thủ công với năng suất thấp Tuychiếm 41% giá trị tài sản cố định của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng công
Trang 10nghiệp chỉ tạo ra được 28,2% thu nhập quốc dân, hiệu quả sản xuất trên mộtđồng vốn đầu tư rất thấp Công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, nền kinh tế nước ta trong thời kìnày cũng bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lầnthứ hai và thứ ba không đạt được Tất cả 15 chỉ tiêu kế hoạch đặt ra thì chỉ có 7chỉ tiêu đạt 50 - 80% so với kế hoạch, còn 8 chỉ tiêu khác chỉ đạt 25 - 48% Điều
đó đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân laođộng
Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có của nền kinh tế quốc dân còn yếu kém,thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ kĩ thuật nói chung còn lạc hậu (phổ biến là trình
độ kĩ thuật của những năm 1960 trở về trước); công nghiệp nặng còn xa mới đápứng được nhu cầu tối thiểu; công nghiệp nhẹ bị phụ thuộc 70 - 80% nguyên liệunhập khẩu Do đó, đại bộ phận lao động xã hội vẫn đang còn là lao động thủcông Nền kinh tế chủ yếu vẫn còn là sản xuất nhỏ Phân công lao động xã hộikém phát triển Năng xuất lao động xã hội rất thấp
Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng.Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ
ra Sản xuất không đủ tiêu dùng, làm không đủ ăn, phải dựa vào nguồn bên ngoàingày càng lớn Năm 1985, dân số cả nước là gần 59,9 triệu người, tăng bình quân2,3%/ năm trong 10 năm Để đảm bảo việc làm và thu nhập của dân cư khônggiảm thì ít nhất nền kinh tế phải tăng bình quân 7%/ năm Nhưng thực tế nềnkinh tế không đạt được như vậy, nên sản xuất trong nước luôn không đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư Trong 10 năm này, thu nhập quốcdân sản xuất trong nước chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng Toàn bộquỹ tích luỹ lớn ( rất nhỏ bé) và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồnnước ngoài (riêng lương thực đã phải nhập 5,6 triệu tấn trong thời gian 1976 -1980) Năm 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ rúp - USD Các hố ngăn cách giữanhu cầu và năng lực sản xuất ngày càng sâu
Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhất là đối với cán bộ, công nhânviên, lực lượng vũ trang và một bộ phận nông dân Tiền lương thực tế bình quânhàng tháng của cán bộ công nhân viên chức so với năm 1975 thì năm 1980 chỉbằng 51,1%; năm 1984 bằng 32,7% Do đó, tiêu cực và bất công xã hội tăng lên.Trật tự xã hội bị giảm sút Những điều đó chứng tỏ trong thời gian này nước ta bịkhủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng
Sở dĩ nền kinh tế nước ta còn có những hạn chế yếu kém như trên, mộtphần là do chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sảnxuất nhỏ, lại bị 30 năm chiến tranh tàn phá nặng nề với hậu quả rất nghiêm trọng.Mặt khác, trong công tác xây dựng và quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nướccũng đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm như sau:
+)Về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi
Sau khi nước nhà được thống nhất, việc đánh giá tình hình cụ thể về cácmặt kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu xót Do đó, trong 10 năm qua
đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ
sở vật chất, kĩ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý (có tư tưởng chủ quan,nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết…Trong 5 năm 1976 - 1980, trên
Trang 11thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủcác tiền đề cần thiết)
+) Về bố trí cơ cấu kinh tế
Ta có sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, thường chỉ xuất phát từ lòngmong muốn đi nhanh không tính tới điều kiện và khả năng thực tế Trong các kếhoạch 5 năm đã thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy môlớn, không tập trung sức giải quyết về vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp
+) Về cải tạo xã hội chủ nghĩa
Trong lĩnh vực này cũng có sai lầm biểu hiện ở chỗ nóng vội, muốn xoá
bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tưbản tư nhân thành quốc doanh Trong cải tạo, cách làm thường gò ép, chạy theo
số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả, sau những đợt làm nóng vội lại buônglỏng quản lý Do đó, không ít tổ chức được gọi là công tư hợp doanh, hợp tác xã,
tổ hợp tác sản xuất chỉ là hình thức, không có thực chất của quan hệ sản xuấtmới
+) Về cơ chế quản lí kinh tế
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp được duy trì quá lâu, đãgây tác hại trong nhiều năm, nhưng chưa bị xoá bỏ Nhiều chính sách thể chế đãlỗi thời chưa được thay đổi Trong thời gian này tuy có một số cải tiến quản lýnhưng còn chắp vá, thiếu đồng bộ, không ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau
Về cơ chế mới, chúng ta chỉ mới đưa ra được phương hướng, còn nộidung, hình thức, bước đi, cách làm cụ thể còn chưa rõ Đặc biệt khi lĩnh vực phânphối lưu thông căng thẳng và rối ren, thâm hụt ngân sách nặng nề dẫn đến lạmphát trầm trọng, dẫn đến cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năn 1985,nhưng đã phạm sai lầm về các giải pháp cụ thể trong việc định giá, định mứclương, đổi tiền, xác định bước đi trong điều chỉnh giá - lương - tiền thiếu chuẩn
bị chu đáo
Do chậm đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý, lại điều hành không nhạybén, nên từ trên xuống dưới hành động không thống nhất Một số người và cơ sởlợi dụng sơ hở của cơ chế mới để mưu lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ (đục nướcbéo cò)
Rõ ràng về mặt quản lý, ta còn thiếu hiểu biết và ít kinh nghiệm quản lý,lại chưa chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và học tập kinh nghiệm của cácnước anh em
+) Về thực hiện quản lý
Quản lý bị buông lỏng, pháp luật và kỉ cương của Nhà nước bị vi phạmngày càng phổ biến Ngoài ra chúng ta còn thấy rằng: “Những sai lầm và khuyếtđiểm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạtđộng tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng Đây là nguyên nhân củamọi nguyên nhân”
Như vậy thời kì 1976 - 1985, trên phạm vi cả nước đã áp dụng mở rộng
mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp mà miền Bắc đã xây dựng trướcđây Những nhược điểm của mô hình kinh tế này đã trở thành sức cản lớn đối với
sự phát triển đất nước, làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trởnên gay gắt Cuộc sống đòi hỏi cấp thiết phải thay đổi mô hình cũ bằng mô hình