Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

43 332 0
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân hàng nhà nước việt nam Học viện ngân hàng  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DÔNG NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH PHÔ - TỈNH THÁI BÌNH Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tiến Thắng Líp : NHA - CD21 Khoa : Ngân hàng Hà Nội - 6/2007 1 LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn hai mươi năm thực hiện công tác đổi mới, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trên cả các mặt: Kính tế, chính trị, văn hoá - xã hội, ngoại giao… Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Những thành tựu này đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Cùng với sự thay dổi của đất nước, ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng chuyên doanh có sự phát triển mạnh và có phần đóng góp hết sức quan trọng, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nghiệp vụ, nâng cao về chất lượng bởi vì đó không chỉ là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế mà còn là cơ sở quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nông nghiệp nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì vấn đề năng xuất - chất lượng - hiệu quả trở thành một nội dung quan trọng mang tính sống còn của mỗi đơn vị, tổ chức kinh tế. Đối với NHNo & PTNT do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của nó trong nề kinh tế nên chất lượng hoạt động, mà cụ thể là chất lượng tín dụng được bảo đảm thì ngân hàng mới có thể đứng vững trong cạnh tranh, thực hiện tốt chức năng của mình góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển. Thực hiện mục tiêu định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là tập trung huy động vốn và đầu tư có hiệu quả, thúc đẩy về sản xuất góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với địa bà huyện theo hướng CNH - HĐH. Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp nói chung, ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ nói riêng mà đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp, địa bàn hoạt động là nông thôn, khách hàng chủ yếu là hộ nông dân lại hoạt động trong điều kiện cùng tồn tại của nhiêu tổ chức tín dụng khác, môi trường kinh tế và pháp luật chưa đầy đủ, không đồng bộ nên hoạt động của ngân hàng gặp càng nhiều khó khăn, tiềm Èn rủi ro trong tín dụng là rất lớn, Do đó mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chất chiến lược của ngành ngân hàng. Vì vậy tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng tín dụng đề ra các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đã trở thành một vấn đề 2 nóng bỏng thu hót sự quan tâm không những của các nhà quản lý ngân hàng mà còn là của các nhà nghiên cứu kinh tế khác. Là mét sinh viên khoa Ngân Hàng - Học Viện Ngân Hàng, được thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phô - tỉnh Thái Bình. Bản thân muốn kết hợp giữa kiến thức lý luận học tại trường và thực tiễn tại đơn vị để làm sáng tỏ tầm quan trọng trong việc nâng cao tín dụng chất lượng Ngân hàng đối với sự đổi mới phát triển của Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ. Chính vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dông Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình" để đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của Ngân hàng. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức lý luận và thực tiến còn hạn chế nhất định, nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn ! CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC CHIA LÀM 3 CHƯƠNG CHƯƠNG 1: Tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng Ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG I TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TÍN DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm tín dụng 3 Trước tiên ta hiểu thế nào là tín dụng? Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói một cách khác tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng hay một giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay một tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi. Trải qua quá trình phát triển đã có nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Đầu tiên là tín dụng nặng lãi xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ. Trong thời kỳ này do lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội mở rộng, xã hội mở rộng, xã hội đã có sự phân chia giai cấp kẻ giầu, người nghèo. Trong quá trình đầu tiên chủ yếu là cho vay bằng tiền. Đây là hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất cao, không có thời hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng, chủ yếu để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Sù ra đời của phương thức sản xuất tư bản cho thấy tín dụng nặng lãi không còn phù hợp nữa, nó cản trở sự phát triển nền kinh tế bởi các nhà tư bản kinh doanh với mục đích lợi nhuận không thể vay với mức lãi suất cao hơn tỷ suất lợi nhuận. Vì vậy hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và tín dụng thương mại xuất hiện. đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau do đó chủ thể tham gia quá trình vay mượn này cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn giá bán bằng tiền mặt, phần chênh lệch này chính là lãi của hàng hoá đem bán chịu. Quan hệ mua bán chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị liên quan trực tiếp với nhau.Vì vậy nó không đáp ứng được nhu cầu vay mượn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá và tín dụng ngân hang ra đời. Mặt khác do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất, xã hội thường xuyên xuất hiện hiện tượng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức cá nhân này và nhu cầu thiếu vốn ở các tổ chức cá nhân khác. Hiện tượng thừa, thiếu vốn phát sinh do sự chênh lệch về thời gian. Trong khi đó số lượng các khoản thu nhập và chi tiêu ở các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành một cách liên tục. Vậy 4 để khắc phục tình trạng này thì chỉ có ngân hàng - mét tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết được những mâu thuẫn đó. Vậy tín dụng ngân hàng là gì? "Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên là ngân hàng - mét tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay". Đây là hình thức tín dụngchủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời. Thật vậy, chúng ta xem xét trường hợp sau: Trong những năm qua chính phủ Việt Nam và các bộ ngành ký một số hiệp định thương mại với giá trị rất lớn trong việc xuất khẩu nông sản phẩm. Ta đựơc biết trong đó xuất khẩu rau quả chế biến rất lớn. Nếu nhà đầu tư tận dụng cơ hội này hợp tác với bà con nông dân sản xuất rau quả của bà con nông dân và xây dựng nhà máy chế biến của nhà đầu tư sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Song để xây dựng được nhà mày, hỗ trợ nhân dân sản xuất rau quả cần một lượng vốn lớn mà tự mình thì không đủ vốn. Song để xây dựng được nhà máy, hỗ trợ nhân dân sản xuất rau quả cần một lượng vốn lớn mà tự mình thì không đủ vốn. Trong khi đó có một số người khác có một món tiền tiết kiệm do tích luỹ được trong nhiều năm. Nếu tôi những người đó gặp nhau và những người đó cung cấp vốn cho tôi thì kế hoạch của tôi sẽ trở lên khả thi hơn. Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu tôi - người thiếu vốn và những người đang có tiền nhàn rỗi đó có gặp nhau không? và trong nền kinh tế thị trường hàng ngày diến ra không biết bao nhiêu mối quan hệ nh vậy? Nó đã hình thành lên: một bên là những người có tích luỹ, có khả năng cung cấp và phía bên kia là những người có nhu cầu vay cho đầu tư phát triển. Nh vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để họ có thể gặp được nhau và làm thế nào để cùng một lúc thoả mãn được nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi nguồn tiết kiệm còn đang nằm phân tán trong xã hội. Không phải bất kỳ ai cũng có khả năng đầu tư hoặc vay vốn trên thị trường tài chính, ngoài ra khi giao dịch trên thị trường tài chính đòi hỏi chi phí về tiền bạc vàthời gian rất lớn. Do đó các ngân hàng thương mại với chức năng cơ bản là trung gian tài chính, hoạt động như một chiếc cầu nối liền giũa khả năng cung ứng và nhu cầu về vốn, tiền tệ trong xã hội đã cơ bản 5 giải quyết được những vấn đề nảy sinh trên. Đồng thời với tư cách là một trung gian, tín dụng ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là người có nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng các phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại tiên tiến ngân hàng có khả năng thu hót hầu hết những nguồn vốn tiền tệ tiết kiệm dự trữ trong xã hội để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc phù hợp nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh. Chính nhờ có tín dụng ngân hàng mà những đồng tiền phân tán thành nguồn vốn tập trung phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển. 1.1.2. Các hình thức tín dụng của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do, các ngân hàng phải luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của quá trình tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá danh mục đầu tư để mở rộng tín dụng, thu hót khách hàng, tăng lợi nhuận và thực hiện phân tán rủi ro. Dùa vào các tiêu thức khác nhau mà chúng ta tiến hành phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng. - Căn cứ vào mục đích sử dụng có các hình thức tín dụng sau: + Cho vay bất động: Là loại vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. + Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ. + Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nh: Thuốc trừ sâu, thức ăn gia sóc, lao động… + Cho vay tiêu dùng cá nhân: - Căn cứ vào tài sản thế chấp có các hình thức tín dụng ngân hàng sau: + Cho vay có tài sản thế chấp: Ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng để đảm bảo cho việc trả nợ của khác hàng. Cho vay có tài sản thế chấp có hai hình thức: Cho vay cầm cố Cho vay thế chấp + Cho vay không có tài sản thế chấp (Tín chấp). 6 VD: Hội nông dân, hội phụ nữ … - Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng có các hình thức tín dụng ngân hàng sau: + Cho vay tiền mặt + Cho vay bằng tài sản - Căn cứ vào xuất sứ tín dụng có các hình thức sau: + Cho vay trực tiếp. + Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn lại trong thời hạn thanh toán của các hình thức sau: * Chiết khấu thương mại * Mua các khoản nợ của các doanh nghiệp. * Tín dụng chứng từ. - Căn cứ vào thời hạn cho vay có các hình thức tín dụng sau: + Tín dụng ngắn hạn + Tín dụng trung hạn + Tín dụng dài hạn. 1.2. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: Cho đến hiện nay, mọi người đều thống nhất ý kiến cho rằng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo ra động lực lớn, đẩy nhay sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đem lại phồn vinh kinh tế cho nươc ta, trong những năm qua. Và để đạt được những kết quả như vậy thì phải kể đến một nhân tổ góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước, đó chính là tín dụng ngân hàng. Khác so với tín dụng trước đây trong thời kỳ bao cấp tín dụng được coi như là một công cụ cấp phát thay thế ngân sách, vì lẽ đó mà đã xảy ra tình trạng có nơi cần có sản xuất thì không có hoặc khogn kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi đó vẫn có nơi lại có một nguồn vốn tương đối lớn trong xã hội. Ngày nay khi chóng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì tín dụng ngân hàng được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu một cách hiệu quả, giúp ch nền kinh tế ngày một phát triển. 7 1.2.1. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Nguồn vốn nhàn rỗi mà ngân hàng huy động bao gồm: + Vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế: Đó là thu nhập bằng tiền của xí nghiệp để bù đắp hao phí vật chất trong quá trình sản xuất, thu nhập thuần tuý sáng tạo từ các xí nghiệp sản xuất… - Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng líp dân cư bằng các hình thức khác nhau ngân hàng đã đầu tiên, tập trung các nguồn đó về một mối. Trên cơ sở các nguồn tài chính tạm thời ngân hàng sẽ tiến hành khai thác và sử dụng một cách triệt để nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trách tình trạng vốn chết, góp phấn phảttiển kinh tế đất nước. Thông qua công tác tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời được tập trung vào phân phối tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa đến nơi thiếu. Bên cạch việc đáp ứng vốn kịp thời đầy đủ cho các doanh nghiệp, các ngân hàng còn có những ý kiến đóng góp cho phương án sản xuất kinh doanh, lùa chọn đối tác thông qua quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp… 1.2.2. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh đầu tư phát triển. Thực tế cho thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt đồng và sản xuất kinh doanh cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, trong trường hợp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn lớn hơn. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và mở rộng sản xuất. Vậy lấy vốn ở đâu? Và tín dụng ngân hàng là nguồn vốn cơ bản hình thành lên vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Thông qua việc đầu tư tín dụng ngân hàng sẽ góp phần hình thành cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp. 1.2.3. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ. 8 Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, có ngân hàng và đã huy động và tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời rót ra khỏi lưu thông một bộ phận tiền tệ không cần thiết góp phần giảm lạm phát. Bởi việc ngân hàng nhà nước phát hành tiền tệ để tạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, gây gây mất cân đối trong quan hệ tiền hàng dẫn đến lạm phát cho nền kinh tế. Mặt khác, dùa vào quy luật của lưu thông tiền tệ trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu cầu vay mà ngân hàng nhà nước trung ương thực hiện Pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông. Do đó sự vận động của vốn tín dụng dùa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ. Hơn nữa quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền với việc thanh toán không dùng tiền mặt lưu thông trôi nổi trên thị trường và không có sự quản lý của nhà nước nhằm mục đích ổn định lưu thông tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm lạm phát - mét vấn đề mà nền kinh tế phải đương đầu khi có tốc độ tăng trưởng gia tăng nhanh. Như vậy tín dụng ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hoà vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.2.4.Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch toán trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong quá trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trước khi cho vay ngân hàng có nghiệp vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch vay vốn dùa trên cơ sở các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính. Khi xét duyệt cho vay ngân hàng còn căn cứ vào tình hình châp hành các nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng ngân hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đối với các đơn vị bạn cũng như tôn trọng các quy chế thủ tục cho vay. Đặc biệt cần phải có các báo cáo tài chính kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó nêu rõ mục đích và khảng định tính khả thi và mức sinh lợi của dự án. Như vậy muốn vay được vốn các doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ hạch toán thật tốt. Tất cả những công tác trên giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn. 1.2.5. Tín dụng ngân hàng là công cụ chủ yếu để đầu tư, tài trợ cho các ngành kinh tế then chốt và các ngành vùng kinh tế kém phát triển. 9 Hoạt động tín dụng của ngân hàng là tập trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội của các tổ chức, cá nhân để cho các đơn vị kinh tế vay. Nhưng không phải tất cả các chủ thể có nhu cầu vay đều đưọec ngân hàng đáp ứng, bởi để tránh rủi ro tín dụng các ngân hàng chỉ thực hiện đầu tư tập trung vào một các đơn vị có triển vọng sản xuất kinh doanh. 1.2.6. Tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Thông qua cơ chế tín dụng ưu tiên và ưu đãi chúng ta đang dần dần khắc phục được các vấn đề xã hội . Tín dụng ưu tiên là hình thức tập trung nguồn vốn cho mọtt vùng, giới, ngành trong một thời gian nhất định nhằm đạt tới một mục tiêu nào đó. Tín dụng ưu đãi là cho vay các đối tượng cần ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường gọi là lãi suất ưu đãi. Bằng cách các ngân hàng cung câp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cho người nghèo, người khó khăn để họ có đủ điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng kỹ thuật mới, mở rộng thị trường từ đó tăng thu nhập. Với mức lãi suất ưu đãi, tín dụng ngân hàng có vai trò lớn trong việc giúp người nghèo tự vươn lên, tự giải quyết được tình trạng nghèo đói của mình. Đồng thời chúng ta phải khẳng định rằng giúp người nghèo bằng tín dụng là giải quyết vấn đề công bằng theo quan điểm hiện đại, coi trọng nỗ lực và tham gia của bản thân người nghèo. Đó là sự giúp đỡ tích cực " Cho cần câu chứ không cho xâu cá". Song để đạt được mục đích trên các ngân hàng cần phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ bởi thực tế cho thấy do lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường, cán bộ tín dụng quyền hạn để cho vay với những đòi hỏi ngoài lãi suất làm cho người nghèo khó lòng đáp ứng. Trong điều kiện hiện nay chóng ta hy vọng rằng tín dụng ngân hàng sẽ phát huy tốt vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội theo hường chủ động, tích cực, phù hợp với kinh tế thị trường. 1.2.7. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại. Ngày nay khi tất cả các quốc gia tren thế giới đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì việc phát triển kinh tế không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước mình phải hoà vào sự phát triển chung của các quốc gia, trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của hoạt động tín dụng giữa các tổ chức tài chính Quốc tế, các quỹ tiền tệ quốc tế và các ngân hàng nước ngoài với chính phủ Việt Nam đã góp phần to lớn 10 [...]... Chi ngoi lói Chi khỏc hot ng kinh doanh (809) CH TIấU Chi hoa hng cho vay Chi dch v TT & NQ ( 81) Chi kinh doanh ngoi t ( 82) Chi nộp thu (83) Chi cho cỏn b cụng nhõn viờn T.ú: Chi lng Chi hot ng QL & CC ( 86) Cỏc ch tiờu TW qun lý 20.929 15.890 159 991 3.889 11.810 9.894,9 1.483 431,7 9.119,4 400 136 33 199 32 K PHN TCH TNG GIM SO VI K TRC S tin +, - SO KH % 23 5.7 5.8 5.9 5.10 6 Chi ti sn ( 87) Chi. .. mi nõng cao cỏc hot ng thớch nghi v ỏp ng c nhng ũi hi ca nn kinh t ng thi nhm nõng cao cht lng v hiu qu hot ng tớn dng Khi hiu qu ấy t mc cao thỡ bn thõn nhng ni dung kinh t v xó hi ca nú s to cho hot ng kinh doanh ca Ngõn hng tin trin tt p Do vy, vic tng cng qun lý nõng cao cht lng tớn dng ti cỏc Ngõn hng thng mi luụn l yờu cu bc thit cho ngnh Ngõn hng v rng hn l cho ton b nn kinh t Nõng cao cht... SO VI K TRC S tin +, - SO KH % THU NHP CHI PH 1 K PHN TCH 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 2 2.1 2.2 2.3 3 4 4.1 4.2 4.3 4.4 5 5.1 TT 5.2 5.3 5.4 5.5 5.6 lói Thu lói cho vay Thu lói tin gi Thu lói tớn phiu, trỏi phiu Tng lói d thu ó hch toỏn thu nhp Thu khỏc v hot ng tớn dng Thu phớ tha vn Thu cp bự lói sut Chi tr lói Chi tr lói tin gi ( 801) Chi tr lói tin vay ( 802) Chi tr lói phỏt hnh KP ( 803) Thu nhp lói... vay ca Ngõn hng vi kh nng huy ng vn 1.3.2.2 Hiu qu tớn dng Hệ số sử dụng vốn Hiệu quả tín dụng của 1 đồng tài sản có = Hệ số sử dụng vốn Ch tiờu ny tớnh toỏn hiu qu tớn dng ca1 ng ti sn cú v quy mụ kinh doanh ca Ngõn hng 1.3.2.3 T l n quỏ hn Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng d nợ Ch s ny ỏnh giỏ cht lng cụng tỏc tớn dng, nu ch s ny cng cao thỡ cht lng tớn dng cng gim v ngc li 1.3.2.4 T l n quỏ hn theo... núi chung, cỏn b tớn dng núi riờng ó c nõng cao, ỏp dng tt cỏc nghip v mi ca Ngõn hng hin i, cht lng tớn dng cao v tng hiu qa kinh doanh ca Ngõn hng Nm l: Khỏch hng ca Ngõn hng ó nõng cao v trỡnh sn xut hng hoỏ, vn t cú khỏ nhu cu xin vay ln, cỏn b tớn dng thm nh k lng h s d ỏn do ú tỡnh trng n quỏ hn thp, cht lng v hiu qu tớn dng cao CHNG III GII PHP NNG CAO CHT LNG TN DNG TI NGN HNG NễNG NGHIP HUYN... Kh nng bo ton vn v phỏt trin vn Mc ớch: Xem xột cỏc doanh nghip cú bo ton v phỏt trin vn m bo cho vic duy trỡ v phỏt trin hot ng sn xut kinh doanh hay khụng Hệ số bảo toàn vốn = Số vốn Ngân hàng hiện có Số vốn Ngân hàng bảo toàn Nu h số = 1 thỡ Ngõn hng bo ton c vn Nu h số > 1 thỡ Ngõn hng phỏt trin c vn Nu h s . thôn huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái. " ;Giải pháp nâng cao chất lượng tín dông Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình& quot; để đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của Ngân. Ngân hàng nhà nước việt nam Học viện ngân hàng  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DÔNG NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH PHÔ - TỈNH

Ngày đăng: 29/04/2015, 09:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

    • Hà Nội - 6/2007

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan