Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia, liên hệ P&G

58 1.3K 3
Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia, liên hệ P&G

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING oOo TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài: Đề tài: Nghiên cứu chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn Procter & Gamble (P&G) TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2010 Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 I/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 4 1.Khái niệm: 4 2.Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia: 4 3.Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia: 4 4. Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia: 5 II/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY PROCTER & GAMBLE 9 1.Lịch sử phát triển 9 2.Triết lý kinh doanh - Mục đích - Giá trị - Nguyên tắc hoạt động: 12 3.Cơ cấu tổ chức, quy mô và hệ thống chi nhánh 14 5.Thành công đạt được 19 III/ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY P&G 21 1.Tìm kiếm thêm thị trường - P&G áp dụng chiến lược quốc tế: 22 2.“Khách hàng là chủ” - P&G áp dụng chiến lược đa nội địa 27 3.Sáng tạo và cải Iến – P&G áp dụng chiến lược xuyên quốc gia: 37 IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 52 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 2 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu LỜI MỞ ĐẦU Đối với các công ty trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, đặc biệt là công ty đa quốc gia thì việc toàn cầu không còn là một lựa chọn nữa mà là một tất yếu. Mở rộng toàn cầu mang nhiều lợi ích to lớn cho công ty , giúp công ty khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình. Những lợi ích đó tập trung vào các vấn đề cơ bản như : Thu khoảng lợi lớn hơn từ sự khác biệt về kỹ năng, chiến lược kinh doanh hợp lý hoặc cạnh tranh đặc biệt, nhận ra kinh tế vùng bằng sự phân tán tạo giá trị cho những địa phương mà công ty có thể thực hiện hiệu quả nhất,thu thập được những kinh nghiệm để giảm chi phí của việc tạo giá trị. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới tinh thần phiêu lưu của các doanh nghiệp lại sống động và vươn xa như hiện nay. Thương mại thế giới làm tăng doanh thu và lợi nhuận, đẩy mạnh uy tín doanh nghiệp, tạo việc làm và giúp đặt ra mức biến động theo mùa. Nhưng, khó khăn là ở chỗ các doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp với những nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng trên toàn cầu cũng như sự thay đổi liên tục về phong cách sống, thị hiếu của họ,… Chiến lược quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh. Để bắt kịp xu hướng kinh doanh toàn cầu, công ty P&G đã có sự thay đổi khôn ngoan về chiến lược kinh doanh quốc tế, từng bước tiếp cận các thị trường khác nhau và dần dần trở thành một trong những công ty đa quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường hàng tiêu dùng trên thế giới. Tập đoàn P&G xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế dựa trên những cơ sở khác nhau dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc tổ chức và các chức năng của công ty. Trong quá trình thực hiện mỗi chiến lược, công ty đã nhận thấy ưu cũng như nhược điểm của từng chiến lược thông qua những thành công đạt được và những thất bại vấp phải. Từ đó, P&G có sự chọn lựa và cải tiến chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp hơn. 3 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu I/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Khái niệm: Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia; có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế khi chúng có những tác động kinh tế lớn đến một vài khu vực cùng với những nguồn lực tài chính dồi dào, phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị. Công ty đa quốc gia hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty quốc tế, chỉ là tên gọi chung với những công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó). Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với quá trình toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. 2. Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia: Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau. Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh. 3. Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia: Thứ nhất, đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ. Thứ hai, đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao. 4 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC. Hoạt động của các MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau: - Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác… - Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ… 4. Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia: 4.1 Chiến lược quốc tế ( The international Strategy) Sản phẩm được sản xuất tại thị trường nội địa và bán ra thị trường các quốc gia khác với sự điều chỉnh tối thiểu theo yêu cầu của địa phương. Từng SBU có quyền chủ động áp dụng chiến lược này. Chiến lược này ít chịu sức ép giảm chi phí và sức ép của yêu cầu địa phương (vì hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra trong nước). Nhưng nó nhạy cảm cao đối với các rủi ro về tỷ giá và rủi ro về chính trị Đặc trưng: - Khai thác lợi thế so sánh, vị trí trong nước để biến thành lợi thế cạnh tranh - Đi vào những thị trường thiếu kĩ năng của MNC. Giá trị được tạo ra bằng sự chuyển đưa những cốt lõi cạnh tranh từ chính quốc ra nước ngoài – nơi mà đối thủ cạnh tranh không có khả năng phát triển, đáp ứng, duy trì - Thường theo một kiểu mẫu giống nhau khi mở rộng thị trường nước ngoài 5 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu - Tập trung hóa những chức năng phát triển sản phẩm như R&D tại chính quốc, sản xuất sản phẩm theo chuwnr mực nhu cầu thị trường nội địa. - Thiết lập các bộ phận sản xuất, marketing tại những khu vực, quốc gia trọng yếu, nơi họ kinh doanh quốc tế - Trụ sở chính kiểm soát chặt chẽ những chiến lược mark và sản phẩm, sự thích ứng địa phương thực hiện giới hạn. - Hoạt động quốc tế xếp thứ 2 sau thị trường tại chính quốc Hạn chế: có thể bỏ sót cơ hội tại thị trường địa phương 4.2 Chiến lược xuyên quốc gia ( The Transnational Strategy ) Là chiến lược mà MNC tìm cách đạt hiệu quả toàn cầu và đáp ứng địa phương, có chia sẻ sứ mệnh chung của MNC nhưng có những hoạt động thay đổi theo yêu cầu của địa phương ( chuẩn hóa nơi có thể , thích ứng nơi bắt buộc ) Chọn được một địa điểm tối ưu không thể đảm bảo chắc rằng chất lượng và chi phí cho các yếu tố đầu vào ở đó cũng sẽ tối ưu. Chuyển giao kinh nghiệm có thể là một nguồn lực cốt lõi của lợi thế cạnh tranh, nhưng kinh nghiệm không thể tự động được chuyển giao. Đặc trưng: - Lợi thế cạnh tranh có thể phát triển ở bất kì đơn vị hoạt động nào của MNC - Cố gắng đạt chi phí thấp dựa trên kinh tế vùng ,tính kinh tế của quy mô, học tập hiệu quả cũng như tạo sản phẩm khác biệt cho khách hang ở những khu vực khác nhau, khuyến khích mở cửa ở những nơi phát triển kĩ năng hoạt động trong hoạt động toàn cầu - Dòng sản phẩm và kĩ năng có thể chuyển đưa giữa các đơn vị trong MNC, tập trung thúc đẩy phát triển các kĩ năng tại các cơ sở học tập toàn cầu - Giá trị tạo ra bằng sự đổi mới củng cố và trao đổi ý tưởng ,sản phẩm và quy trình Hạn chế : Thực hiện chiến lược này có nhiều khó khăn vì đáp ứng địa phương làm tăng chi phí Cần tránh 2 khuynh hướng: tập trung hoạt động của công ty quá lớn vào một vị trí trung tâm, hoặc vì muốn tăng mức độ thích nghi theo địa phương mà phân tán hoạt động của công ty trên quá nhiều địa điểm khác nhau 6 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu 4.3 Chiến lược toàn cầu ( The Global Strategy) MNC mở rộng thị trường nước ngoài dựa trên sự chuẩn hóa và chi phí có tính cạnh tranh; giá trị được tạo ra dựa trên việc thiết kế sản phẩm cho thị trường toàn cầu và sản xuất, marketing hiệu quả nhất. Quy mô sản xuất, phân phối sản phẩm được nâng cao, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển và giảm chi phí rất tích cực; nhưng khó đáp ứng nhu cầu địa phương. Đặc trưng: - Liên kết SBU ở nhiều nước để chia sẻ nguồn tài nguyên giá rẻ, nhấn mạnh đến vấn đề đảm bảo qui mô lợi suất kinh tế. - Chuẩn hóa sản phẩm toàn cầu để tối đa lợi nhuận vì khai thác tính quy mô, học tập kinh tế vùng (vị trí chiến lược) - Không cố gắng đáp ứng địa phương - Thích hợp cho sản phẩm công nghiệp - Mục tiêu chiến lược là theo đuổi chiến lược chi phí thấp trên phạm vi toàn cầu để hỗ trợ “ chiến lược giá công kích ” (aggressive pricing) trên thế giới - Phân tán vài hoạt động chủ yếu và hỗ trợ như sản xuất ,marketing ,R&D ở vài vị trí thuận lợi nhất trên phạm vi toàn cầu (outsource) - Quyết định tập trung hóa tại trụ sở chính Hạn chế: không phù hợp tại những thị trường cần sự thích ứng cao 4.4 Chiến lược đa nội địa (The multi-domestic Strategy) Những quyết định chiến lược và hoạt động phân chia theo đơn vị kinh doanh từng quốc gia. Chiến lược này có cơ hội khách hàng hóa cao nhưng hạn chế khai thác quy mô kinh tế, học tập và phối hợp thông tin Đặc trưng: - Tập trung sự cạnh tranh tại từng thị trường - Thu lợi bằng việc khách hàng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị hiếu của những thị trường quốc gia khác nhau, dẫn đến gia tăng giá trị sản phẩm tại thi trường quốc gia địa phương và đẩy giá sản phẩm lên cao - Mức độ phân quyền cho địa phương cao (gần gũi về vị trí và văn hóa ) - Giá trị được tạo ra bằng việc giao quyền cho nhà QT địa phương để thích ứng với môi trường kinh tế luật pháp văn hóa địa phương 7 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu - Thích hợp khi có nhiều chi nhánh tại các quốc gia và áp lực giảm chi phí không lớn - Thích hợp cho sản phẩm tieu dùng Hạn chế: chi phí cao 8 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu II/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY PROCTER & GAMBLE 1. Lịch sử phát triển - Cái tên Procter & Gamble (P&G) được biết đến như một “người khổng lồ” trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ và thế giới. P&G được thành lập vào 31/10/1837 tại Cincinnati bang Ohio bởi William Procter và James Gambler - những người dân nhập cư đến từ Anh và Ailen, bằng cách sáp nhập công ty sản xuất nến Procter với cơ sở sản xuất xà phòng Gamble. - Vào khoảng đầu những năm 1860, công ty đạt doanh thu gần một triệu đô- la. Tại thời điểm này, có khoảng tám mươi nhân viên làm việc cho P&G. Trong cuộc nội chiến Mỹ, công ty đã kí được hợp đồng cung cấp xà bông và nến cho Quân đội. Ngoài những kinh nghiệm, lợi nhuận gia tăng trong thời gian chiến tranh, các hợp đồng này cũng đã giới thiệu sản phẩm của mình đến những người lính khắp nơi trên thế giới. - Năm 1879, James Norris Gamble, con trai của James Gamble đã tổ chức nghiên cứu và phát triển ra loại xà phòng trắng giá rẻ nhưng có chất lượng cao và đã xuất khẩu sang những khu vực phía trung Tây Ban Nha. Sản phẩm này có tên là Ivory và tên này là do ý tưởng của Harley Procter - con trai của William Procter. Ivory gắn liền với sự sạch sẽ, thuần khiết, nhẹ nhàng và hương thơm còn lưu mãi. Năm 1882, P&G sử dụng 11000$ để quảng cáo cho Ivory trên tờ tuần báo. Năm 1886, Ivory bắt đầu được sản xuất tại nhà máy Ivorydale. - Năm 1887, P&G bắt đầu chương trình phân phối lợi nhuận cho công nhân dựa vào phần vốn góp của họ vào công ty, điều này gắn liền với sự sống còn của họ với sự thành công của công ty. Chương trình này được đề xuất bởi William Cooper Procter. Thông qua việc chia cho các công nhân cổ phần trong công ty, ông nghĩ rằng họ sẽ ít có khả năng đi vào các cuộc đình công. - Năm 1890, P&G tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng công ty. William Alexander Procter đã thành lập phòng nghiên cứu tại Ivorydale để nghiên cứu và phát triển quá trình sản xuất xà phòng. Đó là một trong những phòng 9 | Logo ban đầu của P&G (1851) Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu nghiên cứu về sản phẩm đầu tiên ở America. - Sau khi William Alexander Procter qua đời. Năm 1907, William Cooper Procter trở thành giám đốc điều hành của P&G - Năm 1911, P&G giới thiệu Crisco, là một trong những loại dầu thực vật đầu tiên trên thế giới, nó là giải pháp cho sức khỏe khi không còn nấu ăn bằng mỡ động vật và tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng bơ. - Năm 1915, P&G xây dựng nhà máy đầu tiên ngoài nước Mỹ. Công ty đặt tại Canada với 75 công nhân, sản xuất Ivory và Crisco. - Năm 1924, thành lập phòng nghiên cứu thị trường để nghiên cứu về sở thích và hành vi mua của khách hàng. - Năm 1930, dựa vào công ty Thomas Hedley, P&G đã mua lại Newcastle upon Tyne và trở thành công ty quốc tế. sau sự sáp nhập này, P&G đã trở thành cầu nối vững chắc giữa Mỹ và Tây Bắc nước Anh - Công ty mở rộng việc sản xuất và bán sản phẩm của mình ra các nước khác. Rất nhiều sản phẩm và nhãn hiệu mới đã được tung ra thị trường. P&G tiếp tục mở thêm chi nhánh ở nhiề khu vực khác. Năm 1935, công ty mở rộng kinh doanh toàn cầu, Philippine Manufacturing Company là công ty đầu tiên được thành lập ở các nước Châu Á. Năm 1950, thành lập chi nhánh đầu tiên ở Venezuela. - Năm 1946, P&G giới thiệu sản phẩm giặt tẩy Tide, một sản phẩm hơn hẳn những sản phẩm hiện đang có mặt trên thị trường. Tide đã vượt lên dẫn đầu thị trường vào năm 1950. - Năm 1960, P&G mở văn phòng đầu tiên ở Frankfurt, Đức với 15 nhân công. Trong năm này P&G cũng giới thiệu sản phẩm nước xả vải Downy, sản phẩm làm mềm vải đầu tiên của P&G. 10 | [...]... tác Theo những đánh giá của chuyên gia, Chempol® MPS là 1 sáng tạo công nghệ với việc sử dụng những hợp chất kết dính lấy từ dicarboxylic acids 20 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu III/ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY P&G Trong quá trình hoạt động kinh doanh toàn cầu, P&G đã có sự chuyển biến linh hoạt trong chiến lược kinh doanh quốc tế để thích nghi với... 3: Sử dụng chiến lược xuyên quốc gia nhằm tận dụng tối đa những ưu điểm của 3 loại chiến lược kia không những chuyển giao năng lực đa chiều hiệu quả (chiến lược quốc tế) , đề cao trách nhiệm của các chi nhánh (chiến lược đa nội địa) mà còn tăng tính sinh lợi nhờ giảm tối đa chi phí và tăng lợi ích theo quy mô (chiến lược toàn cầu) P&G s strategies 21 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S... không thể tách rời, P&G tin rằng những thành công của công ty cũng chính là những thành công của các cá nhân Công ty khuyến khích các cá nhân liên tục phát triển khả năng sáng tạo của mình Sự tập trung trong công việc là điều cần thiết để liên kết các mục tiêu và chiến 13 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu lược, nhằm tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp P&G thường quan... lập công ty con đầu tiên ở nước ngoài là Hedley & Co Ltd tại Anh, công ty này chỉ bán dòng sản phẩm xà phòng Fairy Các công ty con ở nước ngoài hoạt động như một bản sao của công ty mẹ Tất cả chiến lược của công ty con dù từ định hướng, hình ảnh, cơ cấu, kế hoạch kinh doanh, giá cả, Marketing, quảng cáo,… đều do công ty mẹ đặt ra, chi phối và kiểm soát nghiêm ngặt Chiến lược quốc tế đã ảnh hưởng đến các. .. động của công ty như sau: - Định hướng của công ty con: được quyết định chỉ từ một nguồn duy nhất là công ty mẹ của P&G tại Mỹ, theo đó công ty con chỉ phát triển, sản xuất hay kinh doanh những sản phẩm, dòng sản phẩm mà công ty mẹ lựa chọn - Hình ảnh của công ty con: là một bộ phận gắn chặt mật thiết với hình ảnh của công ty mẹ Các chi nhánh này không cần quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh riêng của. .. chủ” - P&G áp dụng chiến lược đa nội địa Hiểu ra văn hóa kinh doanh ở mỗi quốc gia đều khác nhau, P&G thực hiện chiến lược đa nội địa Lấy việc giao quyền và nghĩa vụ cho các chi nhánh làm trọng tâm, P&G mong muốn hiểu rõ hơn những thị trường khác, từ đó làm tiền đề đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của địa phương .Chiến lược đa nội địa đã ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như sau: - Định hướng của công ty con:... cho hệ thống dễ dàng hơn khi liên kết việc sản xuất và chế tạo vào văn hóa đổi mới Chiến dịch thương hiệu kết hợp không đơn giản, nó đứng đầu các danh mục chiến lược của toàn công ty như một dấu hiệu nhận biết của tập đoàn P&G được biết đến là một tập đoàn có nhiều chiến lược thương hiệu và thương hiệu P&G bao trùm tất cả các hoạt động của công ty Dựa theo chiến lược kinh doanh về nhu cầu tiềm ẩn cho...Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu - Năm 1973, P&G bắt đầu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của mình tại thị trường Nhật Bản - Năm 1988, P&G liên doanh với nhà sản xuất ở Trung Quốc, nơi có thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới - Năm 1992, P&G nhận World Environment Center Gold Medal cho những thành tựu về kinh doanh quốc tế mà công ty đạt được Giới thiệu... trường - P&G áp dụng chiến lược quốc tế: Cho đến tận những năm 1940, P&G tuy đã có nhiều chi nhánh ở các quốc gia khác nhau nhưng vai trò của những chi nhánh này lại rất mờ nhạt Các công ty con được thành lập tại các quốc gia khác chủ yếu để mở rộng thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận Tất cả doanh thu bán hàng được chuyển về Mỹ là nơi đặt công ty mẹ của P&G Một ví dụ điển hình là vào năm 1930, P&G thành... bậc của xã hội Tùy thời điểm và đặc thù mà công ty lựa chọn hình thức chiến lược sao cho phù hợp nhất, có thể tóm tắt như sau: - Giai đoạn 1: Sử dụng chiến lược quốc tế nhằm chuyển giao những nguồn lực đặc biệt từ công ty mẹ đến các chi nhánh ở quốc gia khác - Giai đoạn 2: Sử dụng chiến lược đa nội địa nhằm trao quyền và trách nhiệm tối đa cho các chi nhánh, từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu đặc thù của . VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 4 1.Khái niệm: 4 2.Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia: 4 3.Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia: 4 4. Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa. tiến chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp hơn. 3 | Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu I/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Khái niệm: Công ty đa quốc gia,. 14 5.Thành công đạt được 19 III/ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY P&G 21 1.Tìm kiếm thêm thị trường - P&G áp dụng chiến lược quốc tế: 22 2.“Khách hàng là chủ” - P&G áp dụng chiến lược

Ngày đăng: 28/04/2015, 21:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • I/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

    • 1. Khái niệm:

    • 2. Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia:

    • 3. Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia:

    • 4. Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia:

    • II/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY PROCTER & GAMBLE

      • 1. Lịch sử phát triển

      • 2. Triết lý kinh doanh - Mục đích - Giá trị - Nguyên tắc hoạt động:

      • 3. Cơ cấu tổ chức, quy mô và hệ thống chi nhánh

      • 5. Thành công đạt được

      • III/ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY P&G

        • 1. Tìm kiếm thêm thị trường - P&G áp dụng chiến lược quốc tế:

        • 2. “Khách hàng là chủ” - P&G áp dụng chiến lược đa nội địa

        • 3. Sáng tạo và cải tiến – P&G áp dụng chiến lược xuyên quốc gia:

        • IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

        • KẾT LUẬN

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan