I. Mở đầu 2 II. Thực trạng và nguyên nhân 2 1. Tôn trọng 3 2. Giản dị 4 3. Trung thực và thật thà 6 4. Tự tin 7 5. Tiết kiệm 9 6. Chăm chỉ 9 7. Độc lập và tự chủ 10 8. Những vấn đề khác 11 III. Giải pháp. 11 1. Giáo dục 12 2. Sinh viên 13 IV. Kết luận 14 I. Mở đầu Với những thông tin báo chí đăng tải, với những nỗi lo lắng có thật của nhiều gia đình, với sự quan tâm của xã hội, với chính bản thân đang là sinh viên... Thực trạng đạo đức học đường của sinh viên làm nhiều nhà trí thức và nhà trường quan tâm, lo lắng. II. Thực trạng và nguyên nhân Ê... Mày làm chưa, tao chép nữa. Có thể chúng ta đã trải qua tình huống này, đã từng nghe thấy điều này trong các giờ kiểm tra, kỳ thi nào đó. Và trong số rất nhiều sinh viên chúng ta, nhiều người coi đó là bình thường. Nhưng điều đó lại có mối liên hệ lớn
Trang 1
Lương Xuân Hoàng Long Nguyễn Văn Mạnh
Hoàng Thế Nam Phạm Tiến Nam Nguyễn Hữu Nghĩa Bùi Thị Ngọc Trần Thị Nhung
Trang 2I Mở đầu 2
II Thực trạng và nguyên nhân 2
1 Tôn trọng 2
2 Giản dị 4
3 Trung thực và thật thà 6
4 Tự tin 8
5 Tiết kiệm 10
6 Chăm chỉ 11
7 Độc lập và tự chủ 12
8 Những vấn đề khác 13
III Giải pháp 13
1 Giáo dục 13
2 Sinh viên 14
IV Kết luận 15
I Mở đầu Với những thông tin báo chí đăng tải, với những nỗi lo lắng có thật của nhiều gia đình, với sự quan tâm của xã hội, với chính bản thân đang là sinh viên Thực trạng đạo đức học đường của sinh viên làm nhiều nhà trí thức và nhà trường quan tâm, lo lắng II Thực trạng và nguyên nhân Ê
"Mày làm chưa, tao chép nữa" Có thể chúng ta đã trải qua tình huống này, đã từng nghe thấy điều này trong các giờ kiểm tra, kỳ thi nào đó Và trong số rất nhiều sinh viên chúng ta, nhiều người coi đó là bình thường Nhưng điều đó lại có mối liên hệ lớn với đạo đức của sinh viên Vì đạo đức được biểu hiện rõ ở những hành vi ứng xử hàng ngày ở những thói quen
1 Tôn trọng
Một điều ta có thể bàn tới là sự "tôn trọng" Có nhiều người nói ngày nay do con người ta chú trọng vào những giá trị vật chất, vào những lời nói hoa mỹ
Trang 3êm tai, ngon ngọt và bề ngoài mà chúng ta kém tôn trọng nhau, chúng ta ích kỷ, làm những gì chúng ta thích và rất ít quan tâm tới cảm xúc và suy nghĩ của những người xung quanh
Ví dụ:
Bật nhạc quá to, làm bạn cùng phòng hoặc cùng xóm không học bài được, ảnh hưởng tới người lớn tuổi, bật nhạc quá khuya, vất rác, xả rác bừa bãi, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung
Khi giao tiếp thì dùng nhiều từ ngữ bạo lực, đả kích
Nói chuyện riêng trong giờ, nghe nhạc, ngủ gục kệ thầy cô giảng bài gì thì giảng
Mỗi người trong chúng ta là những cá thể độc lập, nhưng giữa chúng ta có những mối liên hệ, mối quan hệ, có những sự ràng buộc do sự độc lập mà mỗi người một khác, tính cách khác, sở thích khác, quan điểm khác, thói quen khác
Nhưng do sự u tối của quan điểm của nhận thức mà có thể nhiều sinh viên chẳng thể tôn trọng người bạn của mình, vì "nó đâu có giống mình, nó luôn trái ngược mình thì mình để ý nó làm gì, quan tâm, tôn trọng nó làm gì"
Trang 4Chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của nhau, tôn trọng người khác, thì sẽ nảy sinh những bất đồng và từ đó lại này sinh những bất hòa Làm môi trường sinh viên của chúng ta bị ngăn trở trên đường tiến triển
Nếu không nhận thức đúng và kiểm soát được bản thân, sinh viên này có thể
sẽ xúc phạm sinh viên khác, gây những hiềm khích, gây mất đoàn kết và ảnh hưởng tới học tập và các hoạt động rèn luyện
2 Giản dị
Một đức tính mà Người là một tấm gương, Người đã sống cuộc đời của mình với nó Bác Hồ và sự giản dị
Sự giản dị còn xuất hiện ở nhiều nhà giáo, nhiều nhà trí thức, nhiều con
Trang 5người Vệt Nam khác Nó tồn tại trong văn hóa của dân tộc ta.
Giản dị là một nội dung nằm trong đạo đức của con người Chúng ta, những sinh viên và toàn thể con người trong xã hội đang sống trong một xã hội vội
vã, đề cao nhiều giá trị vật chất, coi trọng vẻ ngoài, nên tính giản dị là một niềm ao ước dường như "xa xỉ" Người ta chẳng thể giản dị và vì với họ ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, nên họ cần tô vẻ thật sống động cho vẻ bề ngoài, cho cách ăn mặc, cho đầu tóc, cho mùi nước hoa, cho đôi giầy cho những món trang sức này nọ
Hình ảnh
mang tính
chất minh họa
Chúng
không
xấu,
nhưng
chúng bị
đề cao
thái quá và chúng ta lại quá chú trọng về nó thì những giá trị sẽ bị lệch lạc, những giá trị bị bao bọc bởi sự giả dối, vì vậy mà đạo đức cũng bị ảnh hưởng phần nào nhất định
Với sinh viên, có thể gọi một tầng lớp trí thức mới của tương lai, những con người này sẽ nghĩ ra sao về giản dị, nó có còn phù hợp với xã hội ngày nay không, với tương lai không Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời khi nhìn vào những gì họ có và mang theo ra khỏi nhà hàng ngày Cách ăn mặc và cách sống của sinh viên
Trang 6Và tất nhiên, có nhiều sinh viên có cách sống giản dị Nhưng đó là do sinh viên ý thức được về sự giản dị hay là do điều kiện kinh tế hiện tại của họ không cho phép họ làm khác đi?
Giữa đời sống sinh viên với nhau, họ có nhìn qua vẻ bề ngoài mà đánh giá người khác? Họ sẽ chơi với sinh viên nào có cùng cái "mức" bề ngoài giống
họ hay là khác?
Và tất nhiên, nhiều người có thể bảo rằng" tôi có điều kiện thì tôi ăn mặc, tôi làm gì tôi thích " Không sai Không ai có thể ép buộc bạn phải làm gì trái với đạo đức của bạn trừ bạn Nhưng bạn cũng đang sống trong cùng một môi trường với những sinh viên khác, bạn cùng họ học tập và trau dồi kiến
thức bạn cần hài hòa với môi trường, và tất nhiên để hài hòa với môi trường bạn học tập, bạn cũng đâu cần đánh mất bản sắc của bạn đâu, bạn vẫn thể hiện được nó Với một cách nào đó thích hợp
Vì bản sắc của bạn là những gì bạn suy nghĩ, là những gì thuộc về kiến thức
và hiểu biết của bạn Đạo đức của bạn
Giản dị không đồng nghĩa là có cách ăn mặc xấu và lạc hậu
Và bạn chú trọng đến hình thức bên ngoài nhiều hơn hay là những kiến thức, những hiểu biết của bạn?
3 Trung thực và thật thà
Thật thà và trung thực Cùng với sự vội vã của đời sống, với sự chú trọng quá mức đến những lợi ích đến sự hưởng thụ, đến cách sống dễ dãi, hời hợt Mà hiện nay, nhiều sinh viên thiếu trung thực, thiếu thật thà trong các giao tiếp giữa thầy cô và sinh viên, giữa bạn bè với nhau Nhiều sinh viên
sẽ nói dối, nói vòng vo nếu điều đó giúp ích được bản thân, giúp cho mình không bị phạt, bị điểm kém Điều đó nếu được duy trì lâu, nếu sử dụng
Trang 7nhiều thì đạo đức của sinh viên đó đã bắt đầu có những vấn đề phát sinh, dối thầy cô, dối bạn bè thì có thể dẫn dến sự giả dối trong các mối quan hệ ở đời sống, ở gia đình, ở xã hội và mai sau có thể trở thành một tấm gương xấu cho con cái
Nhưng cũng sẽ có nhiều sinh viên bảo rằng" tôi chỉ nói dối, nói đùa với bạn
bè để vui mà thôi" Nếu điều đó ít xảy ra thì thực nó cũng chẳng nguy hại gì đâu, những nếu "nói dối, nói đùa "nhiều thì nó đã dần giúp bạn hình thành một thói quen xấu "Bạn coi nói dối, nói đùa( nói đùa thường là không đúng
sự thật) là những việc bình thường"
Niềm vui giữa bạn bè với nhau vẫn luôn có với những câu nói chân thật và tốt đẹp của bạn
Thật thà và trung thực với bạn nó có ý nghĩa gì không? Nó có là sự ngu dốt của kẻ khác, là sự khờ dại của họ khi mà ở "xã hội này" mà lại thật thà? Một
xã hội vật chất
Bạn có trung thực trong các hoạt động giao tiếp, bạn có trung thực với bản
Trang 8thân của chính các bạn hay không?
Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo, có sao nói vậy Bạn có như thế?
Tất nhiên, đó cũng là quan điểm khi đứng ở một góc nhìn khác, tôi tin rất nhiều sinh viên, sinh viên Việt Nam có tính trung thực và thật thà
Sinh viên, những con người quan trọng của Đất Nước mà lại không có tính trung thực và thật thà thì đó quả là một thảm họa cho dân tộc
Tục ngữ có nói "khôn ngoan chẳng lọ thật thà"? Liệu chăng với thế kỷ 21 thì câu nói ấy có còn giá trị?
4 Tự tin
Tự tin Nhiều sinh viên sẽ bảo rằng "tự tin thì có gì mà liên quan tới đạo đức học đường"
Trang 9Tự tin là một yếu tố quan trọng đối với bất cứ ai, với giới sinh viên thì nó lại càng quan trọng, vì sinh viên là tầng lớp dựng xây và phát triển Đất Nước trong tương lai Nếu không có sự tự tin thì sao làm nổi
Sinh viên có tự tin để đứng lên để trả lời rõ ràng các câu hỏi của thầy cô, có dám tự tin đứng lên và trình bày quan điểm của mình dù nó có thể trái ngược với số đông, với thầy cô?
Sinh viên có tự tin vào bản thân và lập những kế hoạch để phát triển bản thân để làm giàu cho chính mình, cho gia đình và xã hội
Hay họ sẽ luôn cửa miệng nói" cái đấy khó bỏ mẹ, thôi làm cái khác" "Cái đấy thì sao mà làm được, thôi bỏ đi"
Trang 10Với tầm nhìn còn nhiều hạn hẹp của tôi, tôi thấy sinh viên chúng ta có tự tin, nhưng cũng còn nhiều bạn còn e ngại, dụt dè, như khi đi lên thuyết trình, trình bày quan điểm của mình với cả lớp và không tự tin vào bản thân ở nhiều điểm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó, từ phương pháp giáo dục, các
kỹ năng mềm cho tới thói quen đời sống ở gia đình, nhưng dù sao trong sự rèn luyện và nỗ lực, sinh viên sẽ trở nên tự tin vào chính mình hơn Và từ đó cũng tự tin vào cộng đồng, xã hội hơn nữa Trước những thông tin mà báo chí đưa ra hàng ngày Báo chí muốn nói xã hội như đang "loạn" vậy?
Mặt khác, sinh viên cần tự tin vào chính mình thì những người khác mới có thể tôn trọng bạn, yêu quý bạn một cách chân thật, không vụ lợi, không tính toán
Nhiều người đi du học nước ngoài có chia sẻ " Không phải là nói xấu chúng
ta đâu, nhưng sinh viên nước ngoài rất tự tin, tự tin hơn hẳn chúng ta, những sinh viên Việt Nam"
Và tôi tự hỏi, tại sao lại vậy? Do nền văn hóa ư?
Sinh viên chúng ta không hề yếu kém, với sự tự tin đúng mực, sinh viên sẽ làm được rất nhiều chuyện tốt đẹp và có lợi cho bản thân và xã hội
Có thể làm lên các công trình mang tầm cỡ thế giới
5 Tiết kiệm
Tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp của Bác Hồ Và có ở ông cha ta và nhiều con người Việt Nam khác Vậy sinh viên có cần tiết kiệm hay không?
Tôi tin rằng là có, và nó cũng rất cần thiết là khác Từ việc ở trên lớp thì có thể tiết kiệm bằng việc tắt bớt đèn nếu không dùng, ra về thì tắt điện, tắt quạt, máy chiếu Đến tiết kiệm nước ở nhà vệ sinh
Trang 11Dù không xét ở môi trường đại học, tính tiết kiệm vẫn rất quan trọng ngoài đời sống, nó giúp con nười ta biết sử dụng hợp lý tài nguyên sẵn có của bản thân hơn, của xã hội tốt hơn, nó giúp tích lũy lên những giá trị đáng trân trọng mà lại không mất công bỏ vốn đầu tư
Sinh viên có thể tiết kiệm sách, giáo trình Mỗi một năm qua đi, các tài liệu của bạn đã dùng xong trong năm vừa qua, hỡi các sinh viên, các bạn sẽ làm
gì với chúng, bán giấy vụn, hay vứt sọt rác, hay là làm giấy lau tay
Một cuốn sách, một giáo trình sẽ rất hữu ích nếu được sử dụng hợp lý bằng các đem nó cho sinh viên khác mượn, đem cho, đem tặng
6 Chăm chỉ
Chăm chỉ Nó cũng là một phần của đạo đức và với môi trường học đường
nó lại càng rất quan trọng Mọi thành công hay thất bại đều từ chăm chỉ hay không chăm chỉ mà ra
Số sinh viên "chăm chỉ" là bao nhiều, đông như thế nào? Họ chăm chỉ thì tại sao họ thi lại, học lại nhiều như vậy? Khi ra trường họ lại bị thất nghiệp, do
họ bị học sai ngành, sai trường hay họ không có động lực, không có mục đích để học Hay họ không chăm chỉ
Với những bài tập lớn, mà sinh viên lại hay có những bài tập lớn, số thành viên trong nhóm đó có tham gia đầy đủ vào các buổi trao đổi và cùng làm bài tập nhóm với mọi người hay không, hay họ lười và ỉ lại vào 1 số thành viên nào đó? Họ có chăm chỉ học trước bài trước khi đến lớp hay khi học về,
họ học lại bài để vững kiến thức
Thú thật nói đến đây, mà trong suy nghĩ của tôi hiện lên nhiều khinh bỉ dành cho chính bản thân, đơn giản vì tôi có nhiều thời gian và tôi lười Tôi đã lười học
Cái lười sẽ nhấn chìm tôi và bạn vì lười là thói quen xấu tệ hại nhất Khi
Trang 12chúng ta lười, chúng ta không thể hoàn thành việc gì có giá trị hữu ích.
Để sinh viên có thể chăm chỉ, thì chính sinh viên cần biết mình muốn gì, không muốn gì? Mình cần làm cái gì? Phải làm cái gì? Điều gì là quan trọng với bản thân, điều gì không thể để đến ngày mai
Chăm chỉ là một cách hữu hiệu để sinh viên có thể trở thành những con người tài giỏi
7 Độc lập và tự chủ
Tự chủ và độc lập Với môi trường phát triển không ngừng và lượng kiến thức sau mỗi năm lại được nhân đôi Thì một người thật khó để nắm bắt được đủ thông tin và kiến thức mà bản thân cần để làm gì đó
Vâng, làm việc nhóm là rất quan trọng Với một đội nhóm chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm có giá trị, tầm cỡ, và hữu ích cho xã hội Nhưng trước hết, mỗi sinh viên cần chứa trong mình sự độc lập và tự chủ
Kiên định nhưng không cứng nhắc với những hiểu biết của bản thân, tự chủ nhưng vẫn biết hài hòa các yếu tố khác Độc lập nhưng không tách biệt với giảng đường với môi trường sống
Sự độc lập là cần thiết để mỗi sinh viên rèn luyện tư duy Để rèn luyện khả năng làm việc chủ động sau này, tính độc lập sẽ mang lại cho sinh viên sự tự tin, sự chủ động với các hoạt động, công việc Để rồi khi tham gia vào một đội nhóm nào đó sinh viên sẽ dung hòa sự độc lập của mình trong các công việc được giao với tinh thần làm việc nhóm, mỗi người hoàn thành những công việc của mình và trong quá trình làm việc lại có thể tham khảo ý kiến
và trao đổi với người khác nhưng trước hết, sinh viên cần sự độc lập vì không có nó, khi tham gia vào một nhóm nào đó, chúng ta sẽ ỉ lại và cản trở sự tiến lên Của đội nhóm, của công ty
Sinh viên cần tính tự chủ, tự chủ giúp sinh viên kiểm soát được những suy
Trang 13nghĩ và hành động của mình tốt hơn, tránh những hành động xấu, bất hảo
Tự chủ là yếu tố giúp cho sinh viên trưởng thành và trở thành một công dân thực sự của xã hội
8 Những vấn đề khác
Còn nhiều chuyện khác để ta có thể nói về sinh viên, trao đổi với sinh viên như: ý thức trong các kỳ thi, ý thức nghe thầy cô giảng bài, ham chơi, ngôn ngữ học đường, thói quen của sinh viên Sự đoàn kết, lý tưởng, năng động và
sự sáng tạo của họ Văn hóa lịch sự và thể hiện sự biết ơn với ai đó
III Giải pháp.
1 Giáo dục
Giải pháp cần được nhắc tới hàng đầu là giáo dục Giáo dục là công cụ là đòn bẩy uy lực nhất, giáo dục có thể giúp lột xác cả một dân tộc, giáo dục mang lại sức mạnh cho Quốc gia và Đất nước
Nhìn vào mỗi quốc gia trên thế giới ta có thể thấy sự phát triển của giáo dục luôn đồng hành cùng với sự phát triển của kinh tế của văn hóa xã hội trên Quốc gia đó
Do vậy, giáo dục được đổi thay là điều kiện cần để ta có thể tìm thấy những giải pháp cho những vấn đề của xã hội Cụ thể ở đây là vấn đề "Đạo đức học đường của sinh viên"
Giáo dục có thể giúp thay đổi tư duy, mà "chẳng phải mọi vấn đề đều xuất phát từ tư duy" Vậy là ta đã đến rất gần cái gốc của mọi vấn đề
Nhưng cũng vì nó nằm trong cùng một môi trường xã hội, nên giáo dục cũng
bị ảnh hưởng xấu hoặc tốt từ các lĩnh vực khác: Kinh tế- Chính trị Văn hóa- Phong tục- Thói quen Và nhận thức của mỗi con người trong xã hội
Giáo dục có thể xóa bỏ những cái xấu, đồng thời giáo dục có thể tạo ra
Trang 14những cái tốt, những cái tốt sẽ tự lấn át những cái xấu còn tồn tại Và tự khi
đó, cái xấu đã dần bị biến mất
Giáo dục có thể tác động tới căn nguyên của những vấn đề, giáo dục sẽ luôn
có những giải pháp hợp lý nếu nó được hoạt động độc lập với những sự ảnh hưởng khác như chính trị và kinh tế nhưng dù sao, chính trị và kinh tế cũng có thể tác động tích cực trở lại với giáo dục, giúp giáo dục được đổi mới, được phát triển, giáo dục tự nó sẽ phù hợp hơn với thời đại Tóm lại chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau
Xét ở một góc nhìn quan trọng, tôi thiết nghĩ:
"Giáo dục không chỉ là công việc truyền đạt lại kiến thức cho người học, hay cho điểm học trò với thang điểm trong tay mà nó khơi dậy niềm đam
mê của họ, "dạy" họ biết cách tư duy, "dạy" họ biết cách cảm nhận "
2 Sinh viên
Yếu tố thứ hai là chính bản thân của sinh viên Là những nỗ lực là những khát khao của họ, là mong muốn của họ, quyết tâm của họ Họ là đối tượng hàng đầu trong sự đổi mới, họ là nguồn gốc sinh ra những cái xấu và đồng thời của những cái tốt
Khi nói về họ, hai điều rất quan trọng để bàn về là tư duy và thói quen
Từ hai yếu tố này mà những vấn đề nảy sinh và cũng từ nó mà nó giúp cho sinh viên có thể làm được việc gì đó có ích
Để thay đổi những thói quen không còn phù hợp thì cần rèn luyện những thói quen mới và thay thế vào đó Để tạo dựng những thói quen mới cần sự quyết tâm, cần sự ủng hộ, cần sự kiên trì Và trên hết là cần biết tại sao ta cần thay đổi
Để thay đổi tư duy thì không dễ như thói quen, tư duy là cái khó biển đổi, vì